Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Kế Toán Du Lịch Và Khách Sạn NGHỀ QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số:630 /QĐ-CĐN ngày 05 tháng 04 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) An Giang, 2022
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Kinh tế dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn được chú trọng trong sự phát triển kinh tế hiện nay. Trọng tâm của kinh tế dịch vụ là ngành dịch du lịch, khách sạn, nhà hàng. Vì vậy, khuynh hướng tăng số lượng các doanh nghiệp kinh doanh các ngành dịch vụ này là tất yếu. Trong doanh nghiệp, kế toán vốn là bộ phận góp phần quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng. Vì vậy kế toán du lịch khách sạn thật sự cần thiết trong đào tạo nghề quản trị khách sạn Môn kế toán du lịch khách sạn được phân bổ vào các môn chuyên ngành, sau khi học xong các môn đại cương và cơ sở, sinh viên đã được trang bị các kiến thức cơ bản về môi trường làm việc của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch khách sạn Kế toán du lịch, khách sạn là một trong những công cụ quan trọng để quản lý kinh tế - tài chính, nó có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch khách sạn. Công việc của Kế toán là thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Thông tin kế toán cung cấp không chỉ quan trọng và cần thiết đối với đơn vị kế toán mà còn cần thiết cho các đối tượng có liên quan như cơ quan thuế, thống kê, các nhà đầu tư,… Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành ngành quản trị khách sạn của Trường Cao đẳng Nghề An Giang chúng tôi đã tiến hành biên soạn quyển giáo trình ‘Kế toán du lịch khách sạn ‘ Nội dung trình bày trong cuốn sách này được thực hiện trong 4 chương: Chương 1 : Tổng quan về kế toán Chương 2 : Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép Chương 3 : Phương pháp tính giá Chương 4 : Kế toán các hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn Chương 5 : Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Chương 6 : Báo cáo tài chính Mỗi chương được kết cấu theo trình tự sau đây: Mục tiêu của chương Nội dung từng phần hành có kèm theo ví dụ minh họa Bài tập cho từng phần hành và bài tập tổng hợp 1
  3. Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, quyển giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được những đóng góp của bạn đọc để lần biên soạn sau được tốt hơn. An Giang, ngày tháng năm 2022 Giảng viên biên soạn Ths. Lê Thị Mỹ Dung 2
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Mục lục 4 Giáo trình môn học 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 6 I. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN: 6 1. Vai trò của kế toán: 6 2. Nhiệm vụ của kế toán: 6 II. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOAN: 7 1. Phân loại tài sản theo kết cấu: 7 2. Phân loại tài sản theo nguồn hình thành: 7 3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn : 8 CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP 10 I. PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN: 10 1. Khái niệm: 10 2. Ý nghĩa: 10 3. Đặc trưng của phương pháp tài khoản : 10 II. KẾT CẤU TÀI KHOẢN KẾ TOÁN: 11 1. Khái niệm : 11 2. Nội dung và kết cấu tài khoản : 11 III. CÁCH GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN: 16 1. Ghi kép vào tài khoản kế toán: 16 2. Kết chuyển tài khoản: 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ 29 I. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ: 29 1. Khái niệm: 29 2. Ý nghĩa của việc tính giá: 29 3. Yêu cầu của việc tính giá: 29 4. Tính giá một số đối tượng kế toán chủ yếu: 29 II. TRÌNH TỰ TÍNH GIÁ TÀI SẢN 34 Chương 4 : KẾ TOÁN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3
  5. CHỦ YẾU CỦA KHÁCH SẠN 37 I. KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP : 37 1. Kế toán quá trình mua hàng: 37 2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm: 39 3. Kế toán quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: 46 II. VẬN DỤNG VÀO KẾ TOÁN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA KHÁCH SẠN 53 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn 53 2. Chứng từ kế toán sử dụng 53 3. Nguyên tắc hạch toán 53 4. Các phương pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn 53 CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN 64 I. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN 64 II. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN 65 1. Chứng từ kế toán 65 2. Tài khoản kế toán 65 3. Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 65 Chương 6: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 67 I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH 67 1. Khái niệm 67 2. Ý nghĩa của báo cáo tài chính 67 II. CÁC BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 68 PHỤ LỤC 1: BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH 69 1. Bảng cân đối kế toán 69 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 72 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 4
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KẾ TOÁN DỊCH VỤ DU LỊCH – NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Mã môn học: MH14 Thời gian môn học: 60 giờ ( Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí Môn kế toán du lịch và khách sạn là môn duy nhất bổ trợ kiến thức về kế toán tài chính cho ngành quản trị khách sạn - Tính chất Môn học này sẽ trang bị cho học sinh trung cấp ngành quản trị khách sạn những kiến thức kế toán, từ căn bản định khoản kế toán đến khái quát được các nghiệp vụ kế toán du lịch khách sạn - Ý nghĩa và vai trò của môn học Thông qua kiến thức của môn kế toán du lịch khách sạn, học sinh ngoài nghiệp vụ chuyên môn về quản lý còn có khả năng kiểm soát được hoạt động kế toán tài chính của doanh nghiệp như chứng từ, sổ sách, số liệu báo cáo tài chính trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch nhà hàng khách sạn Mục tiêu môn học - Về kiến thức: + Nhận biết được các loại chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch khách sạn + Hiểu được các từ ngữ chuyên môn của kế toán cũng như nguồn phát sinh các số liệu đó như: doanh thu, chi phí, nguyên vật liệu, tài sản, nguồn vốn… - Về kỹ năng: + Lập được chứng từ kế toán trong phạm vi công việc được phân công. + Có thể ghi chép được một vài sổ kế toán đơn giản. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự tin trong công việc + Rèn uyện tính cẩn thận, chính xác trong công tác ghi chép số liệu Nội dung môn học 5
  7. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN Mục tiêu: + Về kiến thức - Trình bày được vai trò và nhiệm vụ của kế toán. - Xác định được đối tượng của hạch toán kế toán. - Phân loại được toàn bộ tài sản của đơn vị kế toán. +Về kỹ năng - Phân tích được khái niệm của từng phương pháp trong hệ thống phương pháp kế toán. +Về năng lự tự chủ và trách nhiệm - Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập. I. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN: 1. Vai trò của kế toán: Vai trò của kế toán là cung cấp thông tin về tình hình tài chính có ích để cho những người sử dụng căn cứ vào đó mà ra các quyết định - Đối với doanh nghiệp: Giúp cho nhà doanh nghiệp theo dõi tiến trình sản xuất kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp, điều hòa tài chính của doanh nghiệp, bảo đảm vững chắc trong sự giao dịch buôn bán, chứng từ kế toán là cơ sở giải quyết tranh chấp kiện tụng, là bằng chứng về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Đối với nhà nước: Số liệu kế toán đóng vai trò trọng tài kinh tế để giải quyết quyền lợi hai bên, nhà nước tìm ra cách tính thuế đúng nhất hạn chế thất thu thuế, hạn chế sai lầm trong chính sách thuế, cung cấp các dữ kiện hữu ích cho các quyết định kinh tế, chính trị, xã hội. 2. Nhiệm vụ của kế toán: Thu nhập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật về tài chính, kế toán. 6
  8. Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụcông tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế. II. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOAN: Đối tượng của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán phân loại tài sản theo hai mặt: - Về mặt kết cấu cấu tài sản; - Về nguồn hình thành của tài sản. 1. Phân loại tài sản theo kết cấu: Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào hình thái biểu hiện và tính luân chuyển của tài sản để sắp xếp. Theo cách này toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chia thành hai loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản: Là các nguồn lực do doanh nghiệp nắm quyền sở hữu hoặc nắm quyền kiểm soát lâu dài và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: a) Tài sản loại 1 (tài sản ngắn hạn): Là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn nhanh trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tư và các khoản nợ phải thu. Bao gồm: Vồn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản khác. b) Tài sản loại 2 (tài sản dài hạn): Là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trên một chu kỳ kinh doanh hoặc trên một năm. Bao gồm: các khoản phải thu, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính và các tài sản khác. 2. Phân loại tài sản theo nguồn hình thành: Nguồn vốn: Được biểu hiện là nguồn gốc hình thành nên các tài sản của DN. Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: a) Nợ phải trả: là những khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà Nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác. 7
  9. b) Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các doanh nghiệp mà chủ sở hữu không phải cam kết thanh toán. Bao gồm : - Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp - Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa xử lý và các quỹ được hình thành trong hoạt động kinh doanh. 3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn : Tài sản và nguồn vốn là 2 mặt biểu hiện khác nhau của chính 1 đối tượng là tài sản chung của đơn vị. Tài sản nào cũng do một hoặc nhiều nguồn hình thành nên, ngược lại nguồn vốn nào cũng là nguồn hình thành nên 1 hay nhiều loại tài sản khác nhau. Phương trình kế toán cơ bản : Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn. Hay : Tổng Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Hay : Vốn chủ sở hữu = Tổng Tài sản – Nợ phải trả Bài tập 1 1. Tiền mặt 200.000.000 2. Tiền gởi ngân hàng 1.000.000.000 3. Nguồn vốn kinh doanh 6.000.000.000 4. Nợ phải trả người bán X 5. Nợ phải thu khách hàng 300.000.000 6. Tài sản cố định hữu hình 2.500.000.000 7. Lợi nhuận chưa phân phối 200.000.000 8. Hao mòn tài sản cố định (150.000.000) 9. Hàng hoá 1.200.000.000 10. Công cụ dụng cụ 100.000.000 Yêu cầu: 4. Phân loại tài sản và nguồn vốn 5. Tìm X 8
  10. Bài tập 2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: 1.000 ĐVN TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền A. Tài sản lưu động và đầu tư 240.000 A. Nợ phải trả 150.000 ngắn hạn - Vay ngắn hạn 30.000 - Tiền mặt 20.000 - Phải trả người bán 10.000 - Tiền gởi ngân hàng 80.000 - Phải trả công nhân viên 10.000 - Phải thu khách hàng 30.000 - Thuế phải nộp X - Nguyên vật liệu 40.000 - Vay dài hạn 100.000 - Công cụ, dụng cụ 10.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 240.000 - Hàng hóa 60.000 - Nguồn vốn kinh doanh 200.000 B. Tài sản cố định và đầu tư 150.000 -Quỹ khen thưởng và phúc lợi Y dài hạn - Lợi nhuận chưa phân phối 40.000 - Tài sản cố định hữu hình 100.000 - Tài sản cố định vô hình 50.000 Tổng cộng tài sản 390.000 Tổng cộng nguồn vốn 390.000 Yêu cầu: Căn cứ vào phương trình kế toán cơ bản và bảng cân đối kế toán trên tìm X và Y (cho biết X=2Y) 9
  11. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP Mục tiêu: + Về kiến thức - Trình bày được khái niệm phương pháp tài khoản kế toán, tài khoản kế toán, định khoản kế toán. - Mô tả được kết cấu chung của tài khoản kế toán. - Phân loại được kết cấu chung của một số loại tài khoản kế toán chủ yếu. + Về kỹ năng - Vận dụng được cách ghi chép vào tài khoản kế toán - Lập được định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Thực hiện được việc kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán chi tiết và tài khoản kế toán tổng hợp. + Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập. - Tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp. I. PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN: 1. Khái niệm: Phương pháp tài khoản là một phương pháp kế toán phân loại các đối tượng kế toán để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động từng loại tài sản, nguồn vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Ý nghĩa: - Giúp cho kế toán có phương pháp lưu trữ các thông tin của kế toán một cách tốt nhất, phân loại cụ thể các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một kỳ kế toán; - Giúp công tác kế toán thuận lợi trong việc tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính 3. Đặc trưng của phương pháp tài khoản : - Tài khoản mở ra là để theo dõi từng đối tượng kế toán cụ thể. - Tài khoản chỉ theo dõi các đối tượng kế toán bằng thước đo giá trị. Phương pháp tài khoản kế toán được thể hiện dưới hai nội dung: Các tài khoản kế toán sử dụng và cách ghi chép trên tài khoản kế toán. 10
  12. II. KẾT CẤU TÀI KHOẢN KẾ TOÁN: 1. Khái niệm : Tài khoản kế toán là phương tiện để tóm tắt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng tới từng đối tượng kế toán riêng biệt 2. Nội dung và kết cấu tài khoản : a. Kết cấu chung của tài khoản: Mỗi tài khoản được trình bày trong một trang sổ tài khoản (sổ cái) và được minh họa với kết cấu đơn giản là một chữ “T” được chia làm hai bên để phản ảnh hai hướng vận động biến đổi khác nhau của các đối tượng kế toán trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp là tăng lên hay giảm xuống. Kết cấu chung của tài khoản gồm có: - Tên của tài khoản. - Bên trái của tài khoản quy ước gọi là bên Nợ; - Bên phải của tài khoản quy ước gọi là bên Có Nợ Tài khoản …. Có (Bên trái) (Bên phải) Danh từ Nợ, Có chỉ là quy ước để gọi tên cho bên trái và bên phải của tài khoản, chứ không có ý nghĩa gì khác b. Kết cấu các tài khoản cơ bản : - Tài khoản thường xuyên: Là những tài khoản luôn có số dư. Số dư này chuyển từ kỳ này sang kỳ khác, nghĩa là chúng ít khi bị kết chuyển bằng không lúc cuối kỳ. Bao gồm: + Tài khoản tài sản: (Phân theo bảng hệ thống tài khoản là từ loại 1 đến loại 2) + Tài khoản nguồn vốn: (Phân theo bảng hệ thống tài khoản là từ loại 3 đến loại 4) - Tài khoản tạm thời: Là những tài khoản mở ra để ghi nhận số phát sinh trong kỳ, đến cuối kỳ chúng sẽ được kết chuyển hết vào các tài khoản có liên quan và có số dư bằng không. Bao gồm: + Tài khoản doanh thu: (Phân theo bảng hệ thống tài khoản là loại 5 và loại 7) 11
  13. + Tài khoản chi phí: (Phân theo bảng hệ thống tài khoản là loại 6 và loại 8) + Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: (Phân theo bảng hệ thống tài khoản là loại 9)  Tài khoản tài sản: Nợ Tài khoản Tài sản Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm Cộng số phát sinh tăng Cộng số phát sinh giảm Số dư cuối kỳ SDCK = SDĐK + SPS tăng – SPS giảm Trên tài khoản này cung cấp cho chúng ta những thông tin như sau:  Số dư đầu kỳ bên Nợ: Phản ánh tình hình tài sản hiện còn lúc đầu kỳ kinhdoanh  Số phát sinh trong kỳ: Phản ảnh tình biến động tăng giảm của từng loại tài sản phát sinh trong kỳ kinh doanh. Cụ thể: o Số phát sinh Nợ: Phản ảnh các nghiệp vụ làm tăng giá trị của tài sản o Số phát sinh Có: Phản ảnh các nghiệp vụ làm giảm giá trị của tài sản  Số dư cuối kỳ bên Nợ: Phản ảnh tình hình tài sản hiện còn lúc cuối kỳ. Số dư cuối kỳ của kỳ này chính là số dư đầu kỳ của kỳ sau. Thuộc loại này bao gồm các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, tài sản cố định, phải thu của khách hàng…(Tài khoản loại 1,2) Ví dụ 1: Số dư ngày 01/01/N về khoản tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp là 40.000.000đ. Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh: 1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt : 100.000.000 đ 2. Chi tiền mặt thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp : 20.000.000 đ 3. Dùng tiền mặt trả lương cho công nhân viên : 30.000.000 đ 4. Thu tiền bán sản phẩm bằng tiền mặt nhập quỹ : 50.000.000 đ 5. Dùng tiền mặt mua nguyên vật liệu trị giá : 20.000.000 đ Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khóa tài khoản “ Tiền mặt” 12
  14.  Tài khoản nguồn vốn: Nợ Tài khoản Nguồn vốn Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh giảm Số phát sinh tăng Cộng số phát sinh giảm Cộng số phát sinh tăng Số dư cuối kỳ SDCK = SDĐK + SPS tăng – SPS giảm Trên tài khoản này cung cấp cho chúng ta những thông tin như sau:  Số dư đầu kỳ bên Có: Phản ánh tình hình nguồn vốn hiện còn lúc đầu kỳ kinh doanh  Số phát sinh trong kỳ: Phản ảnh tình biến động tăng giảm của từng loại nguồn vốn phát sinh trong kỳ kinh doanh. Cụ thể: o Số phát sinh Nợ: Phản ảnh các nghiệp vụ làm giảm giá trị của nguồn vốn o Số phát sinh Có: Phản ảnh các nghiệp vụ làm tăng giá trị của nguồn vốn  Số dư cuối kỳ bên Có: Phản ảnh tình hình nguồn vốn hiện còn lúc cuối kỳ. Số dư cuối kỳ của kỳ này chính là số dư đầu kỳ của kỳ sau. Thuộc loại tài khoản này bao gồm các tài khoản: Phải trả cho người bán, vay ngắn hạn, vay dài hạn, nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ đầu tư phát triển…(Tài khoản loại 3,4) Ví dụ 2: Giả sử số dư ngày 01/01/N khoản phải trả cho người bán của doanh nghiệp là 500.000.000đ. Trong tháng 01 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến khoản phải trả cho người bán như sau: 1. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền cho người bán 120.000.000đ 2. Thanh toán tiền hàng cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng 200.000.000đ 3. Mua hàng hóa nhập kho chưa trả tiền cho người bán 80.000.000đ 4. Chi tiền mặt trả tiền cho người bán 100.000.000đ Yêu cầu: Mở, ghi và khóa tài khoản “Phải trả cho người bán”  Tài khoản doanh thu và chi phí: Nợ TK Doanh thu, thu nhập Có Nợ TK Chi phí Có - Các khoản làm - Các khoản doanh Chi phí phát sinh Chi phí phát sinh giảm doanh thu. thu, thu nhập tăng tăng giảm - Cuối kỳ kết Kết chuyển chi phí chuyển DT, TN Cộng SPS Cộng SPS Cộng SPS Cộng SPS 13
  15. Trên tài khoản này cung cấp cho chúng ta Trên tài khoản này cung cấp cho chúng ta những thông tin như sau: những thông tin như sau: - Số phát sinh Nợ: Phản ảnh các nghiệp - Số phát sinh Nợ: Phản ảnh các nghiệp vụ làm giảm giá trị các khoản thu vụ làm tăng giá trị các khoản chi phí - Số phát sinh Có: Phản ảnh các nghiệp - Số phát sinh Có: Phản ảnh các nghiệp vụ làm tăng giá trị các khoản thu vụ làm giảm giá trị các khoản chi phí Thuộc loại này bao gồm các tài khoản: Thuộc loại tài khoản này bao gồm: Chi Doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân tài chính, thu nhập khác…(Tài khoản loại công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi 5,7) phí bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp … (Tài khoản loại 6,8) Hai loại tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Ví dụ 3: Hoạt động bán hàng tại một cửa hàng bách hóa tổng hợp trong tháng phát sinh như sau: 1. Bán hàng chưa thu tiền giá bán 10.000.000đ 2. Bán hàng thu ngay bằng tiền mặt 15.000.000đ 3. Bán hàng chưa thu tiền giá bán 20.000.000đ 4. Giảm giá hàng bán ở nghiệp vụ (3), số tiền giảm là 1.000.000đ 5. Kết chuyển doanh thu thuần trong tháng để xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “Doanh thu bán hàng” Ví dụ 4: Chi phí quản lý của một công ty trong tháng phát sinh như sau: 1. Chi tiền mua văn phòng phẩm sử dụng ngay trong tháng trị giá 1.000.000đ 2. Phải trả tiền cho dịch vụ bảo trì thiết bị làm việc tại ngân hàng công ty 500.000đ 3. Phải trả lương cho nhân viên quản lý công ty 7.000.000đ 4. Chi tiền gởi ngân hàng trả hóa đơn tiếp khách cho công ty 2.000.000đ 5. Phải trả tiền điện, điện thoại theo hóa đơn 1.000.000đ 6. Cuối tháng kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “Chi phí quản lý doanh nghiệp” 14
  16.  Tài khoản xác định kết quả kinh doanh : Nợ Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh Có - CP kết chuyển về - DT kết chuyển về - Lãi từ HĐKD - Lỗ từ HĐKD Cộng SPS Cộng SPS Trên tài khoản này cung cấp cho chúng ta những thông tin như sau: o Số phát sinh Nợ: Phản ảnh các khoản chi phí (chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, giá vốn hàng bán, chi phí khác) o Số phát sinh Có: Phản ảnh doanh thu (doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác) Tài khoản này không có số dư cuối kỳ Ví dụ 5: Cuối tháng kết chuyển doanh thu, thu nhập và chi phí trong tháng để tính kết quả hoạt động kinh doanh như sau: 2. Doanh thuần từ bán hàng : 100.000.000đ 3. Giá vốn hàng bán : 70.000.000đ 4. Thu nhập từ hoạt động tài chính : 12.000.000đ 5. Chi phí từ hoạt động tài chính : 9.000.000đ 6. Thu nhập từ hoạt động bất thường : 5.000.000đ 7. Chi phí từ hoạt động bất thường : 7.000.000đ 8. Chi phí bán hàng trong tháng : 4.000.000đ 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp : 6.000.000đ 10.Kết chuyển lãi (lỗ) cuối tháng Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “Xác định kết quả kinh doanh”. Tóm tắt Loại tài khoản Phát sinh tăng Phát sinh giảm Số dư 1,2 Nợ Có Nợ 3,4 Có Nợ Có 5,7 Có (tập hợp DT, TN) Nợ (kết chuyển) Không có số dư 6,8 Nợ (tập hợp CP) Có (kết chuyển) Không có số dư Loại 9 (TK911): - Doanh thu kết chuyển về, ghi bên Có - Chi phí kết chuyển về, ghi bên Nợ - Lãi ghi bên Nợ 15
  17. - Lỗ ghi bên Có - Không có số dư III. CÁCH GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN: 6. Ghi kép vào tài khoản kế toán: a. Khái niệm: Ghi sổ kép hay kế toán kép là cách ghi vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong đó mỗi một nghiệp vụ kinh tế khi phát sinh phải khi vào ít nhất 2 tài khoản kế toán có liên quan theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán. Ví dụ 6: Khách hàng trả tiền còn thiếu kỳ trước cho doanh nghiệp 50.000.000đ bằng tiền mặt. Nợ Phải thu khách hàng Có Nợ Tiền mặt Có 50.000.000 50.000.000 b. Định khoản kế toán : Định khoản là công việc phân định ghi Nợ tài khoản nào, ghi Có tài khoản nào với số tiền bao nhiêu. - Định khoản đơn giản : Là định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản Ví dụ 7: Với ví dụ 8 ta định khoản như sau : Nợ TK 111- Tiền mặt: 50.000.000 Có TK 131 - Phải thu khách hàng: 50.000.000 - Định khoản phức tạp : Là định khoản liên quan đến 3 tài khoản trở lên. Ví dụ 8: Doanh nghiệp chi tiền mặt 20.000.000 đồng và chuyển tiền gửi ngân hàng 30.000.000 đề trả nợ cho người bán. Nợ TK 331 – Phải trả người bán: 50.000.000 Có TK 111- Tiền mặt: 20.000.000 Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng: 30.000.000 Ví dụ 9: Công ty mua nguyên vật liệu giá mua là 10.000.000 đồng và mua công cụ dụng cụ giá mua là 5.000.000 đồng, tất cả đã chi trả bằng tiền mặt Nợ TK152 - Nguyên liệu, vật liệu : 10.000.000 Nợ TK153 - Công cụ, dụng cụ: 5.000.000 Có TK 111 - Tiền mặt : 15.000.000 c. Một số quy định về định khoản: - Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau 16
  18. - Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải ghi vào ít nhất 2 tài khoản kế toán. - Tổng số tiền ghi Nợ phải bằng tổng số tiền ghi Có. - Không nên gộp các định khoản giản đơn thành định khoản phức tạp. Gây khó khăn cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán - Có thể tách định khoản phức tạp thành nhiều định khoản giản đơn. d. Tác dụng của định khoản kế toán: Định khoản kế toán được tiến hành trước khi ghi sổ kế toán, nên tránh được sự nhầm lẫn có thể xảy ra trong công tác ghi sổ và tạo điều kiện cho phân công lao động kế toán. Ví dụ 10: Trong tháng 01/N, tại một doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: Đồng) 1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng, số tiền 30.000.000 2. Mua một số công cụ, dụng cụ về nhập kho, trị giá 3.000.000 đã thanh toán bằng tiền tạm ứng. 3. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên đi mua nguyên liệu, vật liệu là 5.000.000 4. Trích lợi nhuận chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh, số tiền 20.000.000 5. Chi tiền mặt 20.000.000 và chuyển tiền gửi ngân hàng 50.000.000 để trả nợ vay ngân hàng. 2. Kết chuyển tài khoản: Kết chuyển tài khoản là chuyển một số tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Nghiệp vụ kết chuyển thường được thực hiện vào cuối một định kỳ kế toán với mục đích là để xác định kết quả hoạt động trong một kỳ kế toán và phục vụ công việc tổng hợp lập báo cáo. Khi chuyển một số tiền từ bên Nợ tài khoản A sang bên Nợ tài khoản B thì trước hết thực hiện ghi số tiền đó vào bên Có tài khoản A rồi ghi Nợ tài khoản B và ngược lại. Ví dụ 11: Ta có định khoản sau : Nợ TK 627: 1.000.000 Có TK 111 : 1.000.000 Muốn kết chuyển bên Nợ TK 627 sang bên Nợ TK 154 kế toán ghi : Nợ TK 154 : 1.000.000 Có TK 627 : 1.000.000 17
  19. BẢNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN SỐ HIỆU TÀI KHOẢN Tên tài khoản Cấp 1 Cấp 2 Tài khoản loại 1: (BCĐKT:TÀI SẢN NGẮN HẠN) 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ 1113 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý 112 Tiền gửi ngân hàng 1121 Tiền Việt Nam 1122 Ngoại tệ 1123 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý 113 Tiền đang chuyển 1131 Tiền Việt Nam 1132 Ngoại tệ 121 Chứng khoán kinh doanh 1211 Cổ phiếu 1212 Trái phiếu 1218 Chứng khoán và công cụ tài chính khác 128 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 1281 Tiền gửi có kỳ hạn 1282 Trái phiếu 1383 Cho vay Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo 1288 hạn 131 Phải thu của khách hàng 133 Thuế GTGT được khấu trừ Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch 1331 vụ 1332 Thuế GTGT đượckhấu trừ của TSCĐ 136 Phải thu nội bộ 1361 Vốn kinh doanh của các đơn vị trực thuộc 1368 Phải thu nội bộ khác 138 Phải thu khác 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý 1385 Phải thu về cổ phần hoá 1388 Phải thu khác 141 Tạm ứng 151 Hàng mua đang đi đường 152 Nguyên liệu, vật liệu 18
  20. 153 Công cụ, dụng cụ 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 155 Thành phẩm 156 Hàng hóa 1561 Giá mua hàng hoá 1562 Chi phí thu mua hàng hoá 1567 Hàng hóa bất động sản 157 Hàng gửi đi bán 158 Hàng hóa kho bảo thuế 161 Chi sự nghiệp 1611 Chi sự nghiệp năm trước 1612 Chi sự nghiệp năm nay Tài khoản loại 2: TÀI SẢN DÀI HẠN 211 Tài sản cố định hữu hình 2111 Nhà cửa, vật kiến trúc 2112 Máy móc. Thiết bị 2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý 2115 Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm 2118 Tài sản cố định hữu hình khác 212 Tài sản cố định thuê tài chính 213 Tài sản cố định vô hình 2131 Quyền sử dụng đất 2132 Quyền phát hành 2133 Bản quyền, bằng sáng chế 2134 Nhãn hiệu hàng hóa 2135 Phần mềm máy vi tính 2136 Giấy phép và giấy phép nhượng quyền 2138 Tài sản cố định vô hình khác 214 Hao mòn tài sản cố định 2141 Hao mòn tài sản cố định hữu hình 2142 Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính 2143 Hao mòn tài sản cố định vô hình 2147 Hao mòn bất động sản đầu tư 217 Bất động sản đầu tư 221 Đầu tư vào công ty con 222 Đầu tư vào công ty liên doanh,liên kết 228 Đầu tư khác 2281 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 2288 Đầu tư khác 229 Dự phòng tổn thất tài sản 2291 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 2292 Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 19
nguon tai.lieu . vn