Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 3 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU, CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Mục tiêu: Chương này giúp sinh viên nắm được: - Nội dung và nguyên tắc kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong đơn vị sự nghiệp; - Phương pháp kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp và thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong các đơn vị sự nghiệp. Hiện nay, Nhà nước đã trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp trong tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động; huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Thực hiện cơ chế trên, các đơn vị sự nghiệp công lập đã chú trọng tới các khoản thu sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn nhằm từng bước tự đảm bảo kinh phí cho các khoản chi sự nghiệp, gồm: Chi hoạt động chuyên môn; chi chương trình, dự án... Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động dịch vụ cũng được phép huy động vốn và vay vốn tín dụng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Vì vậy, kế toán các khoản 147
  2. thu, chi trong đơn vị sự nghiệp sẽ gồm hai nội dung cơ bản: Kế toán các khoản thu, chi của hoạt động sự nghiệp; và kế toán các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ. 3.1. Kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp 3.1.1. Kế toán các khoản thu sự nghiệp 3.1.1.1. Nội dung các khoản thu sự nghiệp Các khoản thu trong đơn vị sự nghiệp là các khoản thu theo chức năng nhiệm vụ, chuyên môn hoạt động và các khoản thu khác phát sinh tại đơn vị sự nghiệp. Nội dung các khoản thu hoạt động sự nghiệp gồm: - Các khoản thu về phí, lệ phí theo chức năng và tính chất hoạt động của đơn vị được Nhà nước cho phép như: Lệ phí chứng thư, lệ phí cấp phép, lệ phí công chứng, phí kiểm định, phí phân tích, án phí… - Thu sự nghiệp là các khoản thu gắn với hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo qui định của chế độ tài chính như: Học phí, viện phí, thuỷ lợi phí, thu về hoạt động văn hoá, thể thao, văn nghệ, vui chơi, giải trí, thu về thông tin quảng cáo của các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình…) và không phải là các khoản thu từ hoạt động SXKD. - Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước. - Các khoản thu khác như: Thu lãi tiền gửi, lãi mua kỳ phiếu, trái phiếu; thu thanh lý, nhượng bán tài sản, thu tiền từ bán hồ sơ thầu, phí dự thầu… của đơn vị không phân biệt hình thành từ nguồn kinh phí hay nguồn vốn kinh doanh. 3.1.1.2. Nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán các khoản thu sự nghiệp Kế toán các khoản thu sự nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Khi thu tiền các đơn vị phải sử dụng chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận cho in và sử dụng như phiếu thu, biên lai thu tiền. 148
  3. - Tất cả các khoản thu của đơn vị phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào tài khoản các khoản thu. Theo dõi chi tiết cho từng tài khoản thu để xử lý theo chế độ tài chính hiện hành. Để quản lý chặt chẽ các khoản thu sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của các cơ quan Nhà nước và đơn vị, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ các khoản thu của đơn vị sự nghiệp; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Tổ chức kế toán chi tiết cho từng hoạt động, từng loại thu riêng đối với từng nghiệp vụ theo yêu cầu quản lý của ngành, của đơn vị, để làm căn cứ tính chênh lệch thu, chi vào thời điểm cuối kỳ kế toán. - Cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý các khoản thu nhằm sử dụng các nguồn thu đúng mục đích trên cơ sở hiệu quả, tiết kiệm 3.1.1.3. Phương pháp kế toán các khoản thu sự nghiệp a) Chứng từ kế toán sử dụng Kế toán các khoản thu sử dụng các chứng từ cơ bản sau: - Phiếu thu (C30 - BB). - Biên lai thu tiền (C38-BB). - Biên bản thanh lý TSCĐ (C51 - HD). - Và các chứng từ liên quan khác. b) Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán các khoản thu sự nghiệp sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: - TK 511- Các khoản thu: Dùng để phản ánh tất cả các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các khoản thu khác phát sinh tại đơn vị sự nghiệp theo chế độ quy định và được phép của Nhà nước, và tình hình xử lý các khoản thu đó. Không phản ánh vào TK này các khoản thu chưa qua ngân sách, các khoản thu từ hoạt động SXKD. 149
  4. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 511- Các khoản thu: Bên Nợ: - Số thu phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước; - Kết chuyển số thu được để lại đơn vị để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí và số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhưng được để lại chi khi có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ghi bổ sung nguồn kinh phí hoạt động; - Kết chuyển số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhưng được để lại chi sang TK 521- Thu chưa qua ngân sách, do cuối kỳ chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách; - Số thu sự nghiệp phải nộp lên cấp trên (nếu có); - Kết chuyển số chi thực tế theo ĐĐH của Nhà nước được kết chuyển trừ vào thu theo ĐĐH của Nhà nước để xác định chênh lệch thu, chi theo ĐĐH của Nhà nước; - Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi về thực hiện theo ĐĐH của Nhà nước sang TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý; - Kết chuyển thu về lãi tiền gửi và lãi cho vay vốn thuộc các dự án viện trợ sang các TK có liên quan; - Chi phí thanh lý, nhượng bán NVL, CCDC, TSCĐ; - Chi trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác theo chế độ tài chính quy định; - Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động sự nghiệp, hoạt động khác và hoạt động thanh lý nhượng bán tài sản sang các TK liên quan. Bên Có: - Các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu sự nghiệp khác; - Các khoản thu theo ĐĐH của Nhà nước theo giá thanh toán khi nghiệm thu bàn giao khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành; - Các khoản thu khác như thu lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn thuộc các chương trình, dự án viện trợ; thu thanh lý, nhượng bán tài sản; 150
  5. - Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu theo ĐĐH của Nhà nước, hoạt động sự nghiệp, hoạt động khác và hoạt động thanh lý nhượng bán tài sản sang các TK liên quan. Về nguyên tắc, cuối mỗi kỳ kế toán phải tính toán số thu để kết chuyển sang các TK có liên quan, do đó TK 511 cuối kỳ không có số dư. Tuy nhiên trong một số trường hợp TK này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có (nếu có): Phản ánh các khoản thu chưa được kết chuyển. Tài khoản 511 - Các khoản thu, có 3 TK cấp 2: - TK 5111 - Thu phí, lệ phí: Phản ánh các khoản thu phí, lệ phí và việc sử dụng số thu đó; - TK 5112 - Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước: Sử dụng cho các đơn vị thực hiện ĐĐH của Nhà nước để phản ánh số thu theo ĐĐH của Nhà nước về khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành được nghiệm thu thanh toán; - TK 5118 - Thu khác: Phản ánh các khoản thu sự nghiệp và các khoản thu khác như: Thu thanh lý, nhượng bán tài sản; các khoản thu về giá trị còn lại của TSCĐ thuộc nguồn NSNN và CCDC đang sử dụng phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý… các khoản thu do các đơn vị trực thuộc nộp từ phần thu sự nghiệp để chi cho các hoạt động chung của đơn vị theo qui chế chi tiêu nội bộ; thu lãi TGNH và các khoản thu khác. - TK 521 - Thu chưa qua ngân sách: Sử dụng để phản ánh các khoản tiền, hàng viện trợ không hoàn lại đã tiếp nhận và các khoản phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhà nước được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 521 - Thu chưa qua ngân sách: Bên Nợ: - Ghi giảm thu chưa qua ngân sách, ghi tăng các nguồn kinh phí có liên quan (TK 461, 462, 441) về các khoản tiền, hàng viện trợ khi có chứng từ ghi thu, ghi chi của ngân sách; 151
  6. - Các khoản phí, lệ phí được ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động (TK 461) khi có chứng từ ghi thu, ghi chi của ngân sách. Bên Có: - Các khoản tiền, hàng đã nhận nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi của ngân sách; - Các khoản phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhưng được để lại chi mà đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi của ngân sách. Số dư bên Có: Các khoản tiền, hàng viện trợ và các khoản phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhưng được để lại chi mà đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi của ngân sách, chưa được kết chuyển ghi tăng nguồn kinh phí. Tài khoản 521- Thu chưa qua ngân sách, có 2 TK cấp 2: - TK 5211- Phí, lệ phí: Dùng để phản ánh các khoản phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhưng được để lại chi mà đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi của ngân sách. - TK 5212 - Tiền, hàng viện trợ: Dùng để phản ánh các khoản tiền, hàng viện trợ không hoàn lại đơn vị đã tiếp nhận nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi của ngân sách. Các TK liên quan: 111 - Tiền mặt, 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc, TK 333 - Các khoản phải nộp NN, TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động… c) Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu A. Đối với các khoản thu sự nghiệp, thu phí và lệ phí 1- Khi phát sinh các thu phí và lệ phí Nợ các TK 111, 112 Có TK 511 (5111) - Thu phí, lệ phí 2- Xác định số thu phải nộp ngân sách Nhà nước hoặc phải nộp cấp trên để lập quĩ điều tiết ngành (nếu có) về các khoản thu phí, lệ phí, kế toán ghi: 152
  7. Nợ TK 511 (5111) - Thu phí, lệ phí Có TK 333 (3332) - Các khoản phải nộp NN (phí, lệ phí) Có TK 342 - Thanh toán nội bộ 3- Xác định các khoản thu được bổ sung nguồn kinh phí theo chế độ tài chính quy định để lại đơn vị để trang trải chi phí cho việc thu phí và lệ phí, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5111) - Thu phí, lệ phí Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động 4- Số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhưng được để lại chi khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi của ngân sách thì kế toán ghi bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5111) - Thu phí, lệ phí Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động 5- Cuối kỳ, kế toán xác định số phí, lệ phí đã thu trong kỳ phải nộp ngân sách nhưng được để lại chi nhưng do cuối kỳ chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5111) - Thu phí, lệ phí Có TK 521 - Thu chưa qua ngân sách (5211- Thu phí, lệ phí) 6- Sang kỳ kế toán sau, khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về các khoản phí, lệ phí đã thu của kỳ trước phải nộp ngân sách được để lại chi, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5111) - Thu phí, lệ phí Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động B. Đơn vị thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước 1- Khi khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu, xác định đơn giá thanh toán và khối lượng thực tế được nghiệm thu thanh toán theo từng đơn đặt hàng của Nhà nước, kế toán ghi: 153
  8. Nợ TK 465- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước Có TK 511 (5112) - Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước Kết chuyển chi phí thực tế theo đơn đặt hàng vào tài khoản 5112, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5112) - Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước Có TK 635 - Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước. 2- Kết chuyển chênh lệch giữa thu theo giá thanh toán lớn hơn chi thực tế của đơn đặt hàng về TK 4213, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5112) - Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước Có TK 421 (4213) - Chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước 3- Trích lập các quĩ hoặc bổ sung nguồn kinh phí hoạt động từ số chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 421 (4213) - Chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước Có TK 431 - Các quỹ Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động C. Thu về lãi tiền gửi, cho vay thuộc vốn các chương trình, dự án 1- Thu về lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn thuộc các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại phát sinh, kế toán ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 511 (5118) - Thu khác 2- Cuối kỳ, số thu về lãi tiền gửi và lãi cho vay khi có chứng từ ghi thu, ghi chi cho ngân sách của các dự án viện trợ không hoàn lại được kết chuyển sang các TK có liên quan theo qui định của từng dự án, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có TK 461 (46121) - Nguồn kinh phí hoạt động Có TK 462 - Nguồn kinh phí dự án 154
  9. D. Các đơn vị có các khoản thu sự nghiệp và các khoản thu khác 1- Khi thu được tiền về các khoản thu sự nghiệp và các khoản thu khác của chế độ tài chính, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 511 (5118) - Thu khác 2- Đối với các khoản thu được coi là tạm thu, khi thu tiền, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 311 (3118) - Các khoản phải thu (thu khác) + Khi xác định số tiền các đối tượng phải nộp chính thức, ghi: Nợ TK 311 (3118) - Các khoản phải thu (thu khác) Có TK 511 (5118) - Thu khác + Trường hợp nộp thừa thì xuất quĩ trả lại: Nợ TK 311 (3118) - Các khoản phải thu (thu khác) Có TK 111 - Tiền mặt + Trường hợp nộp thiếu thì thu bổ sung, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 311 (3118) - Các khoản phải thu (thu khác) 3- Khi phát sinh các khoản chi trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác theo chế độ tài chính (nếu có), kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có TK 111, 112 4- Cuối kỳ, kết chuyển số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động sự nghiệp và các hoạt động khác theo qui định của chế độ tài chính vào các TK liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có các TK 333, 342, 461, 431, 421 (4218) 155
  10. E. Kế toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định 1- Đối với tài sản cố định do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc ngân sách 1.1. Ghi giảm TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 211, 213 1.2. Số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có các TK 111, 112, 331... 1.3. Số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ phát sinh, kế toán ghi: Nợ các TK 111, 112, 152 Có TK 511 (5118) - Thu khác 1.4. Kết chuyển chênh lệch thu > chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ theo qui định của chế độ tài chính vào các TK liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có các TK 333, 342, 461, 431 (4314) 1.5. Kết chuyển chênh lệch thu < chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ theo qui định của chế độ tài chính vào các TK liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 661, 662 Có TK 511 (5118) - Thu khác 2- Đối với tài sản cố định thuộc nguồn vốn vay hoặc nguồn vốn kinh doanh 2.1. Ghi giảm TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Nợ TK 511 (5118) - Phần nguyên giá còn lại Có TK 211, 213 - Nguyên giá TSCĐ 156
  11. 2.2. Số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ phát sinh, ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Nợ TK 311 (3113) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331... 2.3. Số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ phát sinh, ghi: Nợ các TK 111, 112, 152, 311 Có TK 511 (5118) - Thu khác Có TK 333 (3331) - Thuế GTGT phải nộp (nếu có) 2.4. Kết chuyển chênh lệch thu > chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có TK 421 (4212) - Chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD 2.5. Kết chuyển chênh lệch thu < chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 421 (4212) - Chênh lệch thu, chi hoạt động SXKD Có TK 511 (5118) - Thu khác F. Kế toán các khoản thu về giá trị còn lại của TSCĐ (thuộc nguồn vốn NSNN) và CCDC, đang sử dụng phát hiện thiếu, chờ xử lý 1- Khi CCDC đang sử dụng phát hiện thiếu khi kiểm kê, ghi: Có TK 005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng + Đồng thời phản ánh giá trị còn lại chờ xử lý: Nợ TK 311 (3118) - Các khoản phải thu (phải thu khác) Có TK 511 (5118) - Thu khác 2- Khi phát hiện TSCĐ thuộc nguồn NSNN thiếu, mất, ghi: + Giảm TSCĐ 157
  12. Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Nợ TK 466 - Phần nguyên giá còn lại Có TK 211 - Nguyên giá TSCĐ + Đồng thời phản ánh giá trị còn lại chờ xử lý: Nợ TK 311 (3118) - Các khoản phải thu (phải thu khác) Có TK 511 (5118) - Thu khác 3- Khi thu hồi tiền bồi thường theo quyết định, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 311 (3118) - Các khoản phải thu (phải thu khác) 4- Nếu quyết định cho phép xóa bỏ số thiệt hại, ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có TK 311 (3118) - Các khoản phải thu (phải thu khác) 5- Khi kết chuyển số thu bồi thường về tài sản thiếu, mất đã xử lý vào các TK liên quan theo qui định của cơ chế tài chính, ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có TK 461, 333... G. Kế toán thanh lý nguyên liệu, vật liệu, CCDC không sử dụng 1- Đối với nguyên liệu, vật liệu, CCDC đã quyết toán từ những năm trước, khi xuất kho, ghi: Nợ TK 337 (3371) - Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (VL, CCDC) Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ 2- Đối với nguyên liệu, vật liệu, CCDC thuộc nguồn kinh phí năm nay hoặc thuộc nguồn vốn kinh doanh, khi xuất kho để nhượng bán, ghi: 158
  13. Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có TK 152, 153 3- Phản ánh số chi về hoạt động thanh lý, nhượng bán nguyên liệu, vật liệu, CCDC, ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có TK 111, 112... 4- Phản ánh thu về thanh lý nguyên liệu, vật liệu, CCDC bán ra, ghi: Nợ các TK 111, 112, 311 Có TK 511 (5118) - Thu khác Có TK 333 (3331) - Thuế GTGT phải nộp (nếu có) 5- Kết chuyển chênh lệch thu > chi về thanh lý, nhượng bán nguyên liệu, vật liệu, CCDC theo qui định của chế độ tài chính vào các TK liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) - Thu khác Có các TK 333, 342, 461, 431 (4314) 6- Kết chuyển chênh lệch thu < chi về thanh lý, nhượng bán nguyên liệu, vật liệu, CCDC theo qui định của chế độ tài chính vào các TK liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 661, 662 Có TK 511 (5118) - Thu khác 159
  14. Sơ đồ 3.1: Kế toán tổng hợp các khoản thu sự nghiệp 511 - Các khoản thu 111, 112 111, 112, 311 - Thu phí, lệ phí Chi trực tiếp cho hoạt động sự - Thu lãi cho vay nghiệp và hoạt động khác - Thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ 635 3331 Chi phí thực tế theo ĐĐH của NN khi được thanh toán Thuế GTGT (nếu có) 333 465 Số phí, lệ phí phải nộp NSNN Giá trị khối lượng theo ĐĐH của NN được nghiệm thu theo giá thanh toán 521, 461, 421, 342… 661, 662 Kết chuyển chênh lệch chi>thu do - Số để lại đơn vị nhưng chưa đủ thanh lý, nhượng bán theo QĐ của thủ tục ghi thu/chi NS CQ có thẩm quyền - Số để lại chi ở đơn vị đã đủ thủ tục ghi thu/chi NS - Kết chuyển chênh lệch thu>chi theo ĐĐH 421 - Số phí, lệ phí phải nộp cấp trên Kết chuyển chênh lệch chi>thu do thanh lý, nhượng bán thuộc NVKD 160
  15. H. Kế toán thu chưa qua ngân sách 1. Các khoản thu phí, lệ phí 1.1. Khi phát sinh các khoản thu phí, lệ phí, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 511 (5111) - Thu phí, lệ phí 1.2. Số phí, lệ phí đã thu được Nhà nước cho để lại đơn vị để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí, ghi: Nợ TK 511 (5111) - Thu phí, lệ phí Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động 1.3. Xác định số phí, lệ phí đã thu trong kỳ phải nộp ngân sách Nhà nước được để lại sử dụng khi đã có chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN Nợ TK 511 (5111) - Thu phí, lệ phí Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động 1.4. Cuối kỳ kế toán, xác định số phí, lệ phí đã thu trong kỳ phải nộp ngân sách Nhà nước được để lại sử dụng nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN Nợ TK 511 (5111) - Thu phí, lệ phí Có TK 521 - Thu chưa qua ngân sách 1.5. Sang kỳ kế toán sau, khi số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách Nhà nước được để lại sử dụng đã có chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN Nợ TK 521 - Thu chưa qua ngân sách Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động 2. Tiếp nhận hàng, tiền viện trợ 2.1. Khi nhận các khoản tiền, hàng viện trợ nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi, ghi: Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 241, 331, 661, 662... Có TK 521 (5212) - Thu chưa qua ngân sách (tiền, hàng viện trợ) 161
  16. - Trường hợp tiếp nhận TSCĐ, thì đồng thời ghi: Nợ TK 661 - Chi hoạt động Nợ TK 662 - Chi dự án Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - Khi đơn vị đã có chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN về các khoản hàng, tiền viện trợ, ghi: Nợ TK 521 (5212) - Thu chưa qua ngân sách (tiền, hàng viện trợ) Có các TK 461, 462, 441 2.2. Khi phát sinh các khoản tiền, hàng viện trợ mà đơn vị đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay lúc tiếp nhận, ghi: Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 241, 331, 661, 662... Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động Có TK 462 - Nguồn kinh phí dự án Có TK 441 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ - Trường hợp tiếp nhận TSCĐ, thì đồng thời ghi: Nợ TK 661 - Chi hoạt động Nợ TK 662 - Chi dự án Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 162
  17. Sơ đồ 3.2: Kế toán tổng hợp các khoản thu chưa qua ngân sách 461, 462, 441 521 - Thu chưa qua ngân sách 511 Kỳ kế toán sau ghi tăng nguồn Cuối kỳ, ghi số phí, lệ phí đã thu kinh phí khi đơn vị có chứng từ trong kỳ phải nộp NS được để ghi thu, ghi chi NS về các khoản lại ghi chi nhưng chưa có chứng phí, lệ phí đã thu kỳ trước phải từ ghi thu/chi NS nộp NS được để lại chi tại đơn vị 111, 152, 153, Ghi tăng nguồn kinh phí khi đơn vị 211, 241, 661,.. có chứng từ ghi thu, ghi chi NS về Khi tiếp nhận tiền, hàng viện trợ các khoản tiền, hàng viện trợ phi nhưng chưa có chứng từ ghi dự án đã tiếp nhận thu, ghi chi NS 466 661, 662 Ghi nhận kinh phí đã hình thành TSCĐ 163
  18. d) Sổ kế toán sử dụng + Sổ kế toán tổng hợp: Tùy thuộc hình thức kế toán áp dụng mà đơn vị có thể sử dụng các sổ kế toán tổng hợp khác nhau. - Đơn vị áp dụng hình thức Nhật ký chung: Sổ Cái, Nhật ký chung. - Đơn vị áp dụng hình thức Nhật ký - Sổ Cái: Nhật ký - Sổ Cái. - Đơn vị áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái. + Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các khoản thu (Mẫu số S52-H, Biểu 3.1) dùng để theo dõi các khoản thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí, thu theo đơn đặt hàng, thu lãi tiền gửi, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ,... và việc xử lý các khoản thu này. Căn cứ ghi là các Biên lai thu phí, lệ phí, các phiếu thu và các chứng từ có liên quan tới các khoản thu của đơn vị. 164
  19. Biểu 3.1: Sổ chi tiết các khoản thu Bộ…………. Mẫu số S52-H Đơn vị……… (Ban hành theo QĐ 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) SỔ CHI TIẾT CÁC KHOẢN THU Năm……… Tên khoản thu………….. Ngày Chứng từ Đã phân phối Tổng Ghi tháng Số Ngày Diễn giải Nộp số thu ….. …. …. chú ghi sổ hiệu tháng NS A B C D 1 2 3 4 5 6 Cộng - Sổ này có…trang, đánh số từ trang 01 đến trang… - Ngày mở sổ……. Ngày ... tháng ... năm...... Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 165
  20. 3.1.2. Kế toán các khoản chi sự nghiệp 3.1.2.1. Nội dung các khoản chi sự nghiệp Các khoản chi sự nghiệp trong đơn vị sự nghiệp bao gồm các khoản chi hoạt động, chi chương trình, dự án, đề tài… Trong đó: - Chi hoạt động: Bao gồm các khoản chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên, theo dự toán chi đã được duyệt, như chi cho công tác hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang, các hội, liên hiệp hội, tổng hội do Ngân sách Nhà nước cấp, do thu phí, lệ phí, hoặc do các nguồn tài trợ, viện trợ, thu hội phí và do các nguồn khác đảm bảo. - Chi chương trình, dự án, đề tài: Là những khoản chi có tính chất hành chính, sự nghiệp thường phát sinh ở những đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện chương trình, dự án, đề tài và được cấp kinh phí hoặc do các nguồn tài trợ, viện trợ, và do các nguồn khác đảm bảo để thực hiện chương trình, dự án, đề tài của Nhà nước, của địa phương, của ngành như: o Các chương trình, dự án, đề tài quốc gia, địa phương hoặc của ngành. o Các dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế… 3.1.2.2. Nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán các khoản chi sự nghiệp Kế toán các khoản chi sự nghiệp cần tôn trọng các nguyên tắc sau: - Phải tổ chức hạch toán chi tiết từng loại hoạt động (thường xuyên, không thường xuyên)/(quản lý dự án, thực hiện dự án) theo từng nội dung chi và theo dự toán được duyệt, theo mục lục ngân sách. - Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, giữa công tác hạch toán với việc lập dự toán chi về nội dung chi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu… 166
nguon tai.lieu . vn