Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Chủ biên: PGS.TS. Phạm Đức Hiếu Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ Hà Nội, 2014 1
  2. 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Kế toán đơn vị sự nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của Hệ thống kế toán công, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin và kiểm tra về tình hình tiếp nhận và sử dụng, quyết toán kinh phí; tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công; tình hình chấp hành các dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp. Nội dung cơ bản của công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp là tổ chức áp dụng chế độ kế toán hành chính - sự nghiệp phù hợp với phân cấp quản lý tài chính, mức độ tự chủ tài chính, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. Tính đa dạng và phức tạp trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cũng như yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo an toàn, và hiệu quả cho các khoản thu, chi của Ngân sách Nhà nước đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp phát huy mọi khả năng để tăng nguồn thu, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ Ngân sách Nhà nước đã có ảnh hưởng nhất định tới công tác kế toán tại các đơn vị này. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy, học tập của Trường Đại học Thương mại, phù hợp với nội dung chương trình và quỹ thời gian của học phần, Bộ môn Kế toán quản trị đã tổ chức biên soạn cuốn “Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp”. Trong quá trình biên soạn giáo trình, tập thể tác giả đã nghiên cứu các quy định của Luật Kế toán, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Hệ thống Chuẩn mực kế toán công quốc tế, tham gia vào nhiều đợt Hội thảo về Chuẩn mực kế toán công quốc tế và Hội thảo về xây dựng Chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam, cập nhật các văn bản pháp lý trong quản lý tài chính - kế toán đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp để nội dung của giáo trình đáp ứng được các yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn, đảm bảo phù hợp với cơ chế quản 3
  4. lý tài chính của Nhà nước theo hướng tăng cường tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp và giảm dần bao cấp qua Ngân sách. Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp là một công trình khoa học của tập thể giảng viên Bộ môn Kế toán quản trị, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Thương mại. Tham gia biên soạn gồm: - PGS.TS. Phạm Đức Hiếu - Chủ biên, biên soạn Chương 1 và Chương 3 - PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai - Biên soạn Chương 4 và Chương 6 - Ths. Nguyễn Thị Minh Giang - Biên soạn Chương 5 - Ths. Nguyễn Thị Nhinh - Biên soạn Chương 2 Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của tập thể giảng viên Bộ môn Kế toán quản trị, các chuyên gia kế toán và các nhà khoa học mà tập thể tác giả đã trao đổi trong nhiều đợt Hội thảo về Chuẩn mực kế toán công thời gian qua. Tập thể tác giả cũng hy vọng Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp không chỉ sử dụng cho đào tạo của trường Đại học Thương mại, mà còn là tài liệu tham khảo chuyên môn hữu ích cho các nhà quản lý, cán bộ kế toán cũng như giảng viên và sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có đào tạo kế toán. Chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài trường, các chuyên gia kế toán đã có những ý kiến quý báu giúp chúng tôi hoàn chỉnh giáo trình này. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! TẬP THỂ TÁC GIẢ 4
  5. MỤC LỤC Lời mở đầu 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 13 1.1. Đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp 13 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp 13 1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị sự nghiệp 24 1.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp 27 1.2. Vai trò và nguyên tắc kế toán trong đơn vị sự nghiệp 35 1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ kế toán trong đơn vị sự nghiệp 35 1.2.2. Cơ sở kế toán trong đơn vị sự nghiệp và chuẩn mực kế toán công quốc tế 36 1.3. Nguyên tắc và nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp 42 1.3.1. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán 42 1.3.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp 44 1.4. Câu hỏi ôn tập chương 1 57 Danh mục tài liệu tham khảo Chương 1 58 CHƯƠNG 2 KẾ TOÁN TÀI SẢN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 60 2.1. Kế toán tiền 60 2.1.1. Yêu cầu quản lý và nguyên tắc của kế toán tiền 60 2.1.2. Phương pháp kế toán tiền 64 2.2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ 85 2.2.1. Nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ 85 2.2.2. Đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ 86 2.2.3. Phương pháp kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ 87 2.3. Kế toán sản phẩm, hàng hóa 97 2.3.1. Nguyên tắc kế toán sản phẩm, hàng hóa 97 2.3.2. Phương pháp kế toán sản phẩm, hàng hóa 98 5
  6. 2.4. Kế toán tài sản cố định 106 2.4.1. Đặc điểm và tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định 106 2.4.2. Phân loại tài sản cố định 107 2.4.3. Đánh giá tài sản cố định 109 2.4.4. Phương pháp kế toán tài sản cố định 113 2.5. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 2 138 2.5.1. Câu hỏi ôn tập 138 2.5.2. Bài tập 138 Danh mục tài liệu tham khảo Chương 2 146 CHƯƠNG 3 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU, CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 147 3.1. Kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp 148 3.1.1. Kế toán các khoản thu sự nghiệp 148 3.1.2. Kế toán các khoản chi sự nghiệp 166 3.2. Kế toán các khoản thu, chi hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ 198 3.2.1. Kế toán các khoản thu hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ 198 3.2.2. Kế toán chi hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ 206 3.3. Kế toán xử lý chênh lệch thu, chi 214 3.3.1. Nguyên tắc kế toán 214 3.3.2. Phương pháp kế toán chênh lệch thu, chi 214 3.4. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 3 219 3.4.1. Câu hỏi ôn tập 219 3.4.2. Bài tập 220 Danh mục tài liệu tham khảo Chương 3 227 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP VÀ QUĨ ĐƠN VỊ 228 4.1. Kế toán nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp 228 4.1.1. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp 228 4.1.2. Phương pháp kế toán nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp 230 6
  7. 4.2. Kế toán nguồn kinh phí dự án 242 4.2.1. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí dự án 242 4.2.2. Phương pháp kế toán nguồn kinh phí dự án 243 4.3. Kế toán nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước 250 4.3.1. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước 250 4.3.2. Phương pháp kế toán nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước 251 4.4. Kế toán nguồn kinh phí đầu tư XDCB 255 4.4.1. Nguyên tắc kế toán nguồn kinh phí đầu tư XDCB 255 4.4.2. Phương pháp kế toán nguồn kinh phí đầu tư XDCB 256 4.5. Kế toán các quĩ đơn vị 261 4.5.1. Nguyên tắc kế toán các quĩ đơn vị 261 4.5.2. Phương pháp kế toán các quĩ đơn vị 263 4.6. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 4 267 4.6.1. Câu hỏi ôn tập 267 4.6.2. Bài tập 267 Danh mục tài liệu tham khảo Chương 4 272 CHƯƠNG 5 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 273 5.1. Kế toán các khoản phải thu 273 5.1.1. Nguyên tắc kế toán 273 5.1.2. Phương pháp kế toán các khoản phải thu 275 5.2. Kế toán các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng 283 5.2.1. Nguyên tắc kế toán 283 5.2.2. Phương pháp kế toán tạm ứng và thanh toán tạm ứng 284 5.3. Kế toán các khoản phải trả 286 5.3.1. Nguyên tắc kế toán 286 5.3.2. Phương pháp kế toán các khoản phải trả 287 7
  8. 5.4. Kế toán các khoản thanh toán trong nội bộ 304 5.4.1. Kế toán kinh phí cấp cho cấp dưới 304 5.4.2. Kế toán thanh toán nội bộ 308 5.5. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 5 314 5.5.1. Câu hỏi ôn tập 314 5.5.2. Bài tập 314 Danh mục tài liệu tham khảo Chương 5 321 CHƯƠNG 6 BÁO CÁO KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 322 6.1. Những vấn đề chung về báo cáo kế toán trong đơn vị sự nghiệp 322 6.1.1. Khái niệm và bản chất báo cáo kế toán 322 6.1.2. Phân loại báo cáo kế toán 324 6.1.3. Mục đích của lập báo cáo kế toán trong đơn vị sự nghiệp 326 6.1.4. Nội dung của hệ thống báo cáo kế toán trong đơn vị sự nghiệp 326 6.2. Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách trong đơn vị sự nghiệp 330 6.2.1. Qui định về lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách 330 6.2.2. Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách 338 6.3. Phương pháp lập và trình bày báo cáo kế toán quản trị trong đơn vị sự nghiệp 362 6.3.1. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo 362 6.3.2. Phương pháp lập và trình bày báo cáo 362 6.4. Câu hỏi ôn tập và bài tập Chương 6 366 6.4.1. Câu hỏi ôn tập 366 6.4.2. Bài tập 366 Danh mục tài liệu tham khảo Chương 6 370 8
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG GIÁO TRÌNH BCTC : Báo cáo tài chính BH : Bán hàng BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BTC : Bộ Tài chính CCDC : Công cụ dụng cụ ĐĐH : Đơn đặt hàng ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng HCSN : Hành chính sự nghiệp HĐND : Hội đồng nhân dân HĐTX : Hoạt động thường xuyên IPSAS : Chuẩn mực kế toán công quốc tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn KPHĐ : Kinh phí hoạt động NN : Nhà nước NS : Ngân sách NSNN : Ngân sách Nhà nước NVL : Nguyên vật liệu QL : Quản lý SXKD : Sản xuất kinh doanh TGKB : Tiền gửi kho bạc TGNH : Tiền gửi ngân hàng TK : Tài khoản TNCN : Thu nhập cá nhân TSCĐ : Tài sản cố định UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản 9
  10. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 1.1 : Sự khác nhau giữa ĐVSN công lập và ĐVSN ngoài công lập 17 Bảng 1.2 : Cơ chế quản lý tài chính theo dự toán năm và cơ chế tự chủ tài chính 28 Bảng 1.3 : Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) 40 Biểu 2.1 : Sổ quỹ tiền mặt 71 Biểu 2.2 : Sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ 72 Biểu 2.3 : Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc 79 Biểu 2.4 : Sổ chi tiết các tài khoản 84 Biểu 2.5 : Sổ kho (Thẻ kho) 103 Biểu 2.6 : Sổ chi tiết NL, VL, CCDC, SP, hàng hóa 104 Biểu 2.7 : Bảng tổng hợp chi tiết NL, VL, CCDC, sản phẩm, hàng hóa 105 Biểu 2.8 : Sổ tài sản cố định 125 Biểu 2.9 : Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng 126 Biểu 3.1 : Sổ chi tiết các khoản thu 165 Biểu 3.2 : Sổ chi tiết hoạt động 178 Biểu 3.3 : Sổ chi tiết dự án 186 Biểu 3.4 : Sổ theo dõi chi phí trả trước 194 Biểu 3.5 : Sổ chi phí quản lý chung 197 Biểu 3.6 : Sổ chi tiết doanh thu 205 Biểu 3.7 : Sổ chi phí SXKD (hoặc đầu tư XDCB) 213 Biểu 4.1 : Giấy rút dự toán ngân sách 231 10
  11. Biểu 4.2 : Lệnh chi tiền 232 Biểu 4.3 : Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí 240 Biểu 4.4 : Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí 241 Biểu 5.1 : Sổ chi tiết các tài khoản 282 Biểu 5.2 : Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc 303 Biểu 6.1 : Bảng cân đối tài khoản 341 Biểu 6.2 : Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị 347 Biểu 6.3 : Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi 350 Biểu 6.4 : Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang 352 Biểu 6.5 : Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh 355 Biểu 6.6 : Báo cáo tổng hợp thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD 357 Biểu 6.7 : Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ 359 Biểu 6.8 : Báo cáo phân tích biến động chi phí cho bộ phận/hoạt động 363 Biểu 6.9 : Báo cáo phân tích sự khác biệt giữa các phương án hoạt động 365 11
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1 : Quyết toán thu, chi tại đơn vị sự nghiệp 34 Sơ đồ 1.2 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung 45 Sơ đồ 1.3 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán 47 Sơ đồ 1.4 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán 48 Sơ đồ 2.1 : Kế toán tổng hợp tiền mặt, tiền gửi ngân hàng 80 Sơ đồ 2.2 : Kế toán tổng hợp NVL, công cụ dụng cụ 96 Sơ đồ 2.3 : Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ 127 Sơ đồ 2.4 : Kế toán tổng hợp sửa chữa lớn TSCĐ trong đơn vị sự nghiệp 137 Sơ đồ 3.1 : Kế toán tổng hợp các khoản thu sự nghiệp 160 Sơ đồ 3.2 : Kế toán tổng hợp các khoản thu chưa qua ngân sách 163 Sơ đồ 3.3 : Kế toán tổng hợp chi thường xuyên 175 Sơ đồ 3.4 : Kế toán tổng hợp chi không thường xuyên 176 Sơ đồ 3.5 : Kế toán tổng hợp chi dự án 184 Sơ đồ 3.6 : Kế toán tổng hợp chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước 190 Sơ đồ 3.7 : Kế toán tổng hợp thu hoạt động sản xuất kinh doanh 203 Sơ đồ 3.8 : Kế toán tổng hợp chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 211 Sơ đồ 3.9 : Kế toán các khoản chênh lệch thu, chi chưa xử lý 218 Sơ đồ 4.1 : Kế toán tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động 238 Sơ đồ 4.2 : Kế toán tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí dự án 249 Sơ đồ 4.3 : Kế toán tổng hợp tình tình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí theo ĐĐH của Nhà nước 254 Sơ đồ 4.4 : Kế toán tổng hợp nguồn kinh phí đầu tư XDCB 260 Sơ đồ 4.5 : Kế toán tổng hợp quĩ đơn vị 266 Sơ đồ 5.1 : Kế toán tổng hợp nợ phải thu 280 Sơ đồ 5.2 : Kế toán tổng hợp các khoản nợ phải trả 301 Sơ đồ 5.3 : Kế toán tổng hợp kinh phí cấp cho cấp dưới 307 12
  13. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Mục tiêu: Chương này giúp sinh viên: - Nhận diện và phân biệt được các loại đơn vị sự nghiệp; sự khác biệt cơ bản giữa đơn vị sự nghiệp với doanh nghiệp hay các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; - Nắm được đặc điểm tổ chức quản lý và đặc điểm quản lý tài chính có chi phối đến kế toán và tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp; - Nắm được nguyên tắc kế toán cơ bản trong đơn vị sự nghiệp, xu hướng lựa chọn cơ sở kế toán trong đơn vị sự nghiệp theo Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS); - Nắm được nguyên tắc và nội dung tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp. 1.1. Đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đơn vị sự nghiệp Khái niệm đơn vị sự nghiệp Với mọi quốc gia trên thế giới, Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý và điều hành các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Để thực thi vai trò này, Nhà nước tiến hành tổ chức bộ máy các cơ quan trực thuộc bao gồm các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp cùng với các đơn vị sự nghiệp. 13
  14. Theo quan điểm trước đây các cơ quan này được gọi chung là đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, cụm từ “đơn vị hành chính sự nghiệp” được hiểu là từ gọi tắt cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các đoàn thể, hội quần chúng. Theo chế độ kế toán Việt Nam (2006) thì đơn vị hành chính sự nghiệp là: Đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho từng giai đoạn. Như vậy, việc gọi tắt như trên xuất phát từ bản chất hoạt động các đơn vị HCSN nói chung là hoàn toàn khác biệt so với doanh nghiệp. Trên cơ sở quyết định thành lập của Nhà nước, nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động của các đơn vị HCSN do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. Các hoạt động này chủ yếu được tổ chức để phục vụ xã hội do đó chi phí chi ra không được trả lại trực tiếp bằng hiệu quả kinh tế mà được thể hiện bằng hiệu quả xã hội nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các quan điểm trên đây đã đồng nhất các cơ quan hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp. Về bản chất, cần hiểu đơn vị hành chính sự nghiệp là một từ ghép để phản ánh hai loại tổ chức khác biệt nhau: cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, hành chính là “hoạt động quản lý chuyên nghiệp của Nhà nước đối với xã hội. Hoạt động này được thực hiện bởi một bộ máy chuyên nghiệp”. Do đó, cơ quan hành chính là các tổ chức cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính công cho người dân khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình. Cơ quan hành chính Nhà nước là các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, thuộc các cấp chính quyền, các ngành, các lĩnh vực (gồm các cơ quan quyền lực Nhà nước như Quốc hội, HĐND các cấp, các cấp chính quyền như Chính phủ, UBND các cấp, 14
  15. các cơ quan quản lý Nhà nước như các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương, các Sở, ban, ngành ở cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, các phòng ban ở cấp huyện và các cơ quan tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp…). Cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp hoặc các nguồn khác theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp không phải là cơ quan quản lý Nhà nước mà là các tổ chức cung cấp các dịch vụ công về y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ… đáp ứng nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu về đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất phát từ sự khác biệt đó, việc phân định rõ cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp là hết sức cần thiết, đặc biệt trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân các tổ chức và đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội. Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, nhiệm vụ cụ thể đặt ra là phải đổi mới nhằm tiết kiệm chi hành chính, tinh giản bộ máy biên chế để nâng cao chất lượng công vụ, đơn giản hóa thủ tục, giảm cơ chế “xin-cho” và nâng cao chất lượng, trình độ công tác chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước. Đối với các đơn vị sự nghiệp, bằng việc tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động, sắp xếp bộ máy tổ chức và lao động hợp lý đồng thời góp phần tăng thu nhập, phúc lợi cho người lao động. Như vậy, dưới góc độ một tổ chức cung ứng dịch vụ công có thể rút ra khái niệm về đơn vị sự nghiệp như sau: Đơn vị sự nghiệp là thuật ngữ chỉ chung cho các đơn vị thuộc khu vực Nhà nước và đơn vị ngoài khu vực Nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có đủ điều kiện và chức năng 15
  16. cung ứng dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với yêu cầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nước. Theo khái niệm trên, đơn vị sự nghiệp sẽ bao gồm đơn vị sự nghiệp thuộc khu vực Nhà nước và đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Trong đó: Đơn vị sự nghiệp thuộc khu vực Nhà nước (còn gọi là đơn vị sự nghiệp công lập) là các đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập. Theo điều 9, Luật Viên chức (58/2010/QH12), đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (còn gọi là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập) là các đơn vị do các tổ chức, cá nhân tự đầu tư, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và hoạt động theo quy định của pháp luật. Dịch vụ sự nghiệp công là hoạt động cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu chung của xã hội và phục vụ các quyền, nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức, cá nhân do Nhà nước trực tiếp đảm nhiệm hoặc uỷ nhiệm cho các tổ chức ngoài khu vực Nhà nước thực hiện. Giữa đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) công lập và ĐVSN ngoài công lập có sự khác biệt nhất định trên những nội dung cơ bản sau (Bảng 1.1). 16
  17. Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa ĐVSN công lập và ĐVSN ngoài công lập Tiêu thức ĐVSN công lập ĐVSN ngoài công lập Quyết định thành lập Cơ quan Nhà nước trực tiếp Cơ quan Nhà nước cho ra quyết định thành lập phép thành lập Mục đích hoạt động Phục vụ nhu cầu chung của Cung cấp dịch vụ công trên chủ yếu toàn xã hội cơ sở tìm kiếm lợi nhuận Cơ chế hoạt động Do Nhà nước quy định: Theo cơ chế hoạt động của - Mang tính tuân thủ doanh nghiệp, mang tính tự chủ - Theo cơ chế tự chủ Cơ chế tài chính Được quyền tự chủ kinh phí Được quyền tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên theo hoạt động các mức độ khác nhau nhưng không được quyền tự chủ kinh phí hoạt động không thường xuyên Nguồn kinh phí hoạt - Ngân sách Nhà nước cấp - Tự huy động động chủ yếu - Nguồn thu sự nghiệp - Nguồn thu sự nghiệp - Tự huy động (góp vốn, - Nguồn khác vay…) - Nguồn khác Trong khuôn khổ của giáo trình, các nội dung trình bày được giới hạn cho đơn vị sự nghiệp công lập, sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp Như trên đã xác định, đơn vị sự nghiệp là các tổ chức thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu chung của toàn xã hội. Do đó, các đơn vị sự nghiệp dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều mang những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp không nhằm mục đích lợi nhuận trực tiếp. Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, 17
  18. dịch vụ do đơn vị sự nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hoá cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, việc cung ứng những hàng hoá này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như doanh nghiệp. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho người dân nhằm thể hiện vai trò của Nhà nước khi can thiệp vào thị trường. Thông qua đó Nhà nước hỗ trợ các ngành kinh tế hoạt động bình thường, tạo điều kiện nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Thứ hai, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là cung cấp những sản phẩm mang lại lợi ích chung, lâu dài và bền vững cho xã hội. Kết quả của hoạt động sự nghiệp là tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khoẻ, tri thức, văn hoá, khoa học, xã hội… do đó có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Đây chính là những “hàng hoá công cộng” phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội. Nhờ sử dụng những hàng hoá công cộng do các đơn vị sự nghiệp tạo ra mà quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Vì vậy hoạt động của các đơn vị sự nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội. Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia như: Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chương trình xoá mù chữ, chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình… Những chương trình, mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước với vai trò của mình thông qua các đơn vị sự nghiệp thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả. Như vậy, các đơn vị sự nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện những công việc có lợi ích chung và lâu dài cho cộng đồng xã hội. Hoạt động của các đơn vị này mặc dù không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng tác động đến lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Kết quả của các hoạt động đó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động xã hội do đó có liên quan đến toàn bộ hoạt động của xã hội. 18
  19. 1.1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp Để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, cần có sự phân loại các đơn vị sự nghiệp. Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà nước… mà các đơn vị sự nghiệp được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. Các cách phân loại tuy khác nhau về hình thức đôi khi không có ranh giới cụ thể song tựu trung lại đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá đưa ra các định hướng, mục tiêu phát triển của mỗi loại hình đơn vị phù hợp với từng thời kỳ. Theo lĩnh vực hoạt động, đơn vị sự nghiệp được chia thành: - Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế: Gồm các cơ sở khám chữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các bộ, ngành và địa phương; cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đào tạo y dược; các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, các trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, các đơn vị có chức năng kiểm định vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế, kiểm nghiệm thuốc, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, kiểm dịch y tế thuộc các bộ, ngành, địa phương … - Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo: Gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như các trường mầm non, tiểu học, trung học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học, học viện… - Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hoá thông tin nghệ thuật: Gồm các đoàn nghệ thuật, trung tâm chiếu phim, nhà văn hoá thông tin, thư viện công cộng, bảo tàng, trung tâm thông tin triển lãm, đài phát thanh, truyền hình… - Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực thể dục thể thao: Gồm các trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao… - Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế: Gồm các viện tư vấn, thiết kế, quy hoạch đô thị, nông thôn; các trung tâm nghiên cứu khoa 19
  20. học và ứng dụng về nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, công nghiệp, địa chính… Theo phân cấp quản lý ngân sách, các ĐVSN công lập trong cùng một ngành theo hệ thống dọc được chia thành các đơn vị dự toán sau: - Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm do các cấp chính quyền giao, phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có trách nhiệm quản lý kinh phí của toàn ngành và trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh phí với cơ quan tài chính. Thuộc đơn vị dự toán cấp I là các Bộ ở trung ương; các Sở ở tỉnh, thành phố hoặc các phòng ở cấp huyện, quận. - Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III, tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới. Đơn vị dự toán cấp II là các đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I và là đơn vị trung gian thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với các đơn vị dự toán cấp III. - Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách, nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp dưới (nếu có). Đơn vị dự toán cấp III là các đơn vị dự toán cấp cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí để thỏa mãn nhu cầu hoạt động của mình đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dưới sự hướng dẫn của đơn vị dự toán cấp trên. - Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III: được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán với đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II và cấp II với cấp I. 20
nguon tai.lieu . vn