Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Tên tác giả : Phan Thị Kim Hên Năm ban hành: 2018 0
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. GIỚI THIỆU Doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp góp nhần không nhỏ vào GDP cho quốc gia. Và kế toán là một phận không thể tách rời của doanh nghiệp, là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Với mong muốn cung cấp tài liệu học tập cho môn học này Khoa Kinh tế - Trường Cao đẳng Nghề An Giang đã chủ trương cho biên soạn giáo trình Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tài liệu được biên soạn trên cơ sở các nghiệp vụ của từng phần hành kế toán cơ bản, giúp cho người học tiếp cận dễ dàng hơn về công tác kế toán tài chính và hạch toán theo đặc thù của loại hình doanh nghiệp này. Bên cạnh đó giáo trình cũng đề cập đến các loại Báo cáo tài chính và Báo cáo thuế hiện hành để giúp người học thuận lợi hơn khi tiếp cận công tác kế toán thực tế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nội dung trình bày của giáo trình Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 4 chương: Chương 1: Quy định về việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Kế toán hàng tồn kho Chương 3: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Chương 4: Báo cáo tài chính, thuế Mỗi chương bao gồm những nội dung sau: - Mục tiêu học tập - Nội dung chính của chương Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng của đồng nghiệp, các bạn sinh viên - học sinh để tài liệu được hoàn thiện hơn. An Giang, ngày tháng năm 2018 Biên soạn Th.s Phan Thị Kim Hên 1
  3. MỤC LỤC GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 2 CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC 3 CHƢƠNG 1: QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5 I. Thủ tục thành lập doanh nghiệp 5 II. Thủ tục kê khai thuế ban đầu đối với doanh nghiệp mới thành lập 7 III. Các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp 8 IV. Nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 11 CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO 17 I. Những vấn đề chung về hàng tồn kho 17 II. Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ 20 III. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 26 IV. Kê toán hàng hóa 43 CHƢƠNG 3: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 55 I. Những vấn đề chung về tiêu thụ 55 II. Kế toán bán hàng 57 III. Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh 65 CHƢƠNG 4: BÁO CÁO TÀI CHÍNH, THUẾ 81 I. Hệ thống báo cáo tài chính 81 II. Hệ thống báo cáo thuế 116 2
  4. CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Mã môn học: MH25 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 27 giờ, thực hành, thí nghiệm, thảo luận: 5 giờ, bài tập: 25 giờ, kiểm tra: 3 giờ). Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Môn kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, được học sau các môn tài chính doanh nghiệp, thuế; là cơ sở để học môn kế toán quản trị và thực hành kế toán. - Tính chất: + Môn học kế toán doanh nghiệp cung cấp những kiến thức về nghiệp vụ thành lập doanh nghiệp, nghiệp vụ kế toán cơ bản, là môn chuyên môn chính của nghề kế toán doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. + Thông qua kiến thức chuyên môn về kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, người học thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Môn học kế toán doanh nghiệp có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mục tiêu môn học -Về kiến thức + Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng phần hành kế toán; + Vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán được giao tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Về kỹ năng + Giải quyết được những vấn đề về chuyên môn kế toán và tổ chức được công tác kế toán – tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; + Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp; + Lập được các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định; + Kiểm tra đánh giá được công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành; + Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe; + Tự tin và chủ động tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp. 3
  5. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Thời gian (giờ) Tổng Lý Thực hành, Kiểm Số Tên chƣơng mục số thuyết thí nghiệm, tra TT thảo luận, bài tập I Chƣơng 1: Quy định về việc 5 2 3 thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa I. Thủ tục thành lập doanh nghiệp II. Thủ tục kê khai thuế ban đầu đối với doanh nghiệp mới thành lập III. Các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp IV. Nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. II Chƣơng 2: Kế toán hàng tồn kho 20 9 10 1 I. Những vấn đề chung về hàng tồn kho II. Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ III. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành III Chƣơng 3: Kế toán tiêu thụ và 15 7 7 1 xác định kết quả kinh doanh I. Những vấn đề chung về tiêu thụ II. Kế toán bán hàng III. Kế toán kết quả hoạt động IV Chƣơng 4: Báo cáo tài chính, 20 9 10 1 thuế I. Hệ thống báo cáo tài chính II. Hệ thống báo cáo thuế Cộng 60 27 30 3 4
  6. CHƢƠNG 1 QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Thời gian: 5 giờ Mục tiêu: - Trình bày được thủ tục để thành lập doanh nghiệp và kê khai thuế ban đầu đối với doanh nghiệp mới thành lập; - Trình bày được nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Vận dụng được vào thực tế khi tiến hành thành lập doanh nghiệp; - Thực hiện được thủ tục thành lập doanh nghiệp và kê khai thuế ban đầu đối với doanh nghiệp mới thành lập; - Chấp hành đúng các quy định về công tác kế toán. Nội dung I. Thủ tục thành lập doanh nghiệp 1. Quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa Căn cứ Luật số: 04/2017/QH14 ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017 xác định tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: - Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: + Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; + Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. - Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Cụ thể Khu vực\Quy mô Doanhnghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp siêu nhỏ nhỏ vừa 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản Số lao động (người) ≤ 10 từ >10 → 200 từ >200 → 300 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) ≤ 20 từ > 20 → 100 2. Công nghiệp và xây dựng Số lao động (người) ≤ 10 từ >10 → 200 từ >200 → 300 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) ≤ 20 từ > 20 → 100 3. Thƣơng mại và dịch vụ Số lao động (người) ≤ 10 từ > 20 → 50 từ >50 → 100 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) ≤ 10 từ > 10 → 50 2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới được chia làm 03 giai đoạn: Chuẩn bị thành lập; Thực hiện thủ tục hành chính; Hoàn thành thủ tục sau thành lập. a. Chuẩn bị thành lập doanh nghiệp 5
  7. - Lựa chọn trụ sở chính hợp pháp: Hiện tại thủ tục đặt in hóa đơn công ty đã được thắt chặt, theo đó có phát sinh việc kiểm tra địa điểm trong thủ tục đăng ký đặt in hóa đơn. Vì vậy cần lựa chọn địa chỉ trụ sở có đủ giấy tờ và đủ điều kiện. - Lựa chọn mức vốn: Từ 01/03/2014 không được góp vốn bằng tiền mặt do đó khi lựa chọn mức vốn cần lưu ý khả năng góp vốn của mình trước khi đăng ký. b. Thực hiện thủ tục hành chính - Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Thẩm quyền cấp phép: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc. Đầu mục hồ sơ: + Giấy giới thiệu kèm giấy CMDN người được giới thiệu; + Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp; + Dự thảo điều lệ công ty; + Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông; + Bản sao công chứng CMND/hộ chiếu của thành viên/ cổ đông công ty; - Khắc dấu công ty. Từ 01/7/2015, doanh nghiệp đã có thể tự làm lấy con dấu của mình hoặc tự do sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường. Doanh nghiệp và công ty kinh doanh khắc dấu hoàn toàn có thể chủ động thực hiện giao dịch liên quan đến việc làm con dấu doanh nghiệp như một giao dịch dân sự thông thường. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. - Đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (300.000 đồng/lần) và treo biểu hiện tên doanh nghiệp tại trụ sở doanh nghiệp. c. Hoàn thành thủ tục sau thành lập - Nộp tờ khai đăng ký phương pháp tính thuế theo hình thức khẩu trừ để được phép sử dụng hóa đơn GTGT; - Tiến hành thủ tục xin đặt in hóa đơn; - Kê khai và nộp lệ phí môn bài; - Lập tài khoản ngân hàng và bổ sung thông tin tài khoản cho chi cục thuế quản lý trực tiếp. Hoàn thành 03 bước này doanh nghiệp có thể bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Lưu ý: Sau khi thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. II. Thủ tục kê khai thuế ban đầu đối với doanh nghiệp mới thành lập 1. Hồ sơ đăng ký thuế 6
  8. Sau khi nhận giấy phép đăng ký kinh doanh và làm thủ tục khắc dấu, các doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục kê khai thuế ban đầu để hoàn tất quy trình thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ khai báo thuế ban đầu gồm: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế (có chứng thực). - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, kế toán trưởng (bản chính). - Bản sao giấy CMND của Giám đốc và Kế toán (có chứng thực). - Đăng ký hình thức kế toán, hình thức sử dụng hóa đơn, phương pháp đánh giá tồn kho, phương pháp trích khấu hao TSCĐ. - Tờ khai thuế môn bài + Giấy nộp tiền - Đăng ký phương pháp tính thuế (Mẫu 06) - Hợp đồng thuê hoặc mượn địa chỉ trụ sở Công ty. Sau khi chuẩn bị xong doanh nghiệp đến Chi cục thuế gặp bộ phận một cửa (trong phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế) để được hướng dẫn đăng ký thuế ban đầu. Ghi chú : Ngoài ra, sau khi Doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng ký với Cơ quan thuế thì doanh nghiệp phải lập hệ thống thang bảng lương, đăng ký lao động gửi lên phòng lao động TBXH Quận, Huyện và làm hồ sơ đăng ký bảo hiểm ban đầu. 2. Thủ tục khai báo thuế ban đầu a. Thuế môn bài - Thời hạn kê khai: Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế (NNT) mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hồ sơ khai thuế môn bài: Tờ khai thuế môn bài (Mẫu 01/MBAI - Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013). - Thời hạn nộp: Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Nếu người nộp thuế thành lập trong 6 tháng đầu năm thì nộp 100% mức thuế phải nộp + Nếu người nộp thuế thành lập trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thếu môn bài phải nộp b. Thuế giá trị gia tăng b1. Thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ Đối tƣợng áp dụng: + Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm > 1 tỷ đồng + Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Doanh nghiệp có thể đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm: + Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm < 1 tỷ. + Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của DN đang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. 7
  9. + Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. b2. Thuế GTGT theo phƣơng pháp tính trực tiếp trên doanh thu Đối tượng áp dụng: + Hộ, cá nhân kinh doanh; + Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm < 1 tỷ đồng (Trừ trường hợp đăng ký kê khai theo phương pháp khấu trừ) + Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập. + Tổ chức kinh tế khác (trừ trường hợp đăng ký kê khai theo phương pháp khấu trừ) b3.Thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp trên GTGT: Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. III. Các khoản thuế, lệ phí doanh nghiệp phải nộp 1. Lệ phí môn bài a. Khái niệm Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạnh đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Lệ phí môn bài được thu hằng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào vốn đăng ký kinh doanh hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước. Kể từ ngày 01/01/2017 trở đi mức thuế môn bài được áp dụng theo Thông tư 302/2016/TT-BTC như sau: BIỂU LỆ PHÍ MÔN BÀI STT Vốn điều lệ, Mức lệ phí môn vốn đầu tƣ bài cả năm 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 2 Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm 3 kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh 1.000.000 tế khác Đối với người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp lệ phí môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp. Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi. Đối với cơ sở kinh doanh đã thành lập từ năm trước thì thời điểm nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính (đối với trường hợp NNT đang kinh doanh) 8
  10. -Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, địa điểm kinh doanh: + Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng...) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế. + Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. + Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC 2. Thuế giá trị gia tăng a. Khái niệm Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. b. Căn cứ tính thuế GTGT: Là giá bán chưa thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ và thuế suất của hàng hóa dịch vụ đó. Thuế suất có ba mức quy định là 0%, 5% và 10%. c. Cách tính số thuế GTGT phải nộp Công thức tính Thuế GTGT = Tổng số thuế GTGT - Tổng số thuế GTGT đầu phải nộp đầu ra vào được khấu trừ Trong đó: - Thuế giá trị gia tăng đầu ra = giá tính thuế của HHDV chịu thuế bán ra (x) thuế suất thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ. - Trường hợp đặc biệt: Đối với những hoá đơn đặc thù như tem, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết, trên hoá đơn có thể hiện giá đã bao gồm thuế GTGT thì kế toán phải tách thuế theo công thức: Giá chưa thuế = Giá thanh toán / 1 + thuế suất (%) 3. Thuế thu nhập doanh nghiệp a. Khái niệm Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp. b. Căn cứ tính thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập chịu thuế và thuế suất. Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất (%) Thu nhập = Doanh thu - Chi phí + Thu nhập chịu thuế tính thuế thu nhập hợp lý chịu thuế khác 9
  11. 4. Thuế thu nhập cá nhân a. Khái niệm Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân và cá nhân kinh doanh. b. Các khoản thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng, c. Căn cứ tính thuế và thuế suất Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể: Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế (-) các khoản giảm trừ sau: Các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định cụ thể như sau: Bậc Phần thu nhập tính Thuế suất thuế thuế/tháng (triệu đồng) (%) 1 Đến 5 5 2 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 80 35 5. Các loại thuế, phí khác Tuỳ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Doanh nghiệp phải nộp Thuế tài nguyên, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, phí, lệ phí,...(nếu có). Lƣu ý: Mẫu biểu kê khai được thực hiện theo Thông tư 156/2013/TT- BTC; Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế trên phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản mới nhất (hiện tại là phiên bản HTKK 3.8.1 ngày 12/01/18). Đối với loại thuế khai theo tháng, quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo quy định. IV. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 1. Tổ chức công tác kế toán 10
  12. a. Chứng từ kế toán - Chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung. - Các loại chứng từ kế toán tại danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. - Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC để ghi chép chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. b. Sổ kế toán và hình thức sổ kế toán Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. Sổ kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Sổ kế toán tổng hợp: + Sổ Nhật ký: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp. + Sổ Cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được chi tiết trên sổ Nhật ký và Sổ Cái. Số lượng, kết cấu các sổ, thẻ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn tại Chế độ kế toán về sổ, thẻ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp. - Các hình thức sổ kế toán + Hình thức kế toán Nhật ký chung. Bao gồm các loại sổ: Sổ Nhật ký chung; Sổ Nhật ký đặc biệt;Sổ Cái; Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. + Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái. Bao gồm có các loại sổ: Nhật ký - Sổ Cái; Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. + Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.Bao gồm có các loại sổ kế toán sau: Chứng từ ghi sổ; Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; Sổ Cái; Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 11
  13. c. Tài khoản kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng danh mục hệ thống tài khoản kế toán ban hành kèm theo thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của bộ tài chính (Phụ lục đính kèm) 2. Nhiệm vụ của kế toán - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. PHỤ LỤC DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Ban hành kèm theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) Số SỐ HIỆU TK TÊN TÀI KHOẢN TT Cấp 1 Cấp 2 1 2 3 4 LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN 01 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ 02 112 Tiền gửi Ngân hàng 1121 Tiền Việt Nam 1122 Ngoại tệ 03 121 Chứng khoán kinh doanh 04 128 Đầu tƣ nắm giữ đến ngày đáo hạn 1281 Tiền gửi có kỳ hạn 1288 Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn 05 131 Phải thu của khách hàng 06 133 Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ 1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ 07 136 Phải thu nội bộ 1361 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 1368 Phải thu nội bộ khác 08 138 Phải thu khác 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý 1386 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược 12
  14. 1388 Phải thu khác 09 141 Tạm ứng 10 151 Hàng mua đang đi đƣờng 11 152 Nguyên liệu, vật liệu 12 153 Công cụ, dụng cụ 13 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 14 155 Thành phẩm 15 156 Hàng hóa 16 157 Hàng gửi đi bán 17 211 Tài sản cố định 2111 TSCĐ hữu hình 2112 TSCĐ thuê tài chính 2113 TSCĐ vô hình 18 214 Hao mòn tài sản cố định 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 2141 Hao mòn TSCĐ vô hình 2147 Hao mòn bất động sản đầu tư 19 217 Bất động sản đầu tƣ 20 228 Đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác 2281 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 2288 Đầu tư khác 21 229 Dự phòng tổn thất tài sản 2291 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 2292 Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 2293 Dự phòng phải thu khó đòi 2294 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 22 241 Xây dựng cơ bản dở dang 2411 Mua sắm TSCĐ 2412 Xây dựng cơ bản 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ 23 242 Chi phí trả trƣớc LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ 24 331 Phải trả cho ngƣời bán 25 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 33311 Thuế GTGT đầu ra 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3335 Thuế thu nhập cá nhân 3336 Thuế tài nguyên 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất 3338 Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác 13
  15. 33381 Thuế bảo vệ môi trường 33382 Các loại thuế khác 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 26 334 Phải trả ngƣời lao động 27 335 Chi phí phải trả 28 336 Phải trả nội bộ 3361 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 3368 Phải trả nội bộ khác 29 338 Phải trả, phải nộp khác 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3385 Bảo hiểm thất nghiệp 3386 Nhận ký quỹ, ký cược 3387 Doanh thu chưa thực hiện 3388 Phải trả, phải nộp khác 30 341 Vay và nợ thuê tài chính 3411 Các khoản đi vay 3412 Nợ thuê tài chính 31 352 Dự phòng phải trả 3521 Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa 3522 Dự phòng bảo hành công trình xây dựng 3524 Dự phòng phải trả khác 32 353 Quỹ khen thƣởng phúc lợi 3531 Quỹ khen thưởng 3532 Quỹ phúc lợi 3533 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ 3534 Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty 33 356 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 3561 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 3562 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ LOẠI TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU 34 411 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 4111 Vốn góp của chủ sở hữu 4111 Thặng dư vốn cổ phần 4118 Vốn khác 35 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 36 418 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 37 419 Cổ phiếu quỹ 38 421 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 4211 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước 4212 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU 14
  16. 39 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5111 Doanh thu bán hàng hóa 5112 Doanh thu bán thành phẩm 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ 5118 Doanh thu khác 40 515 Doanh thu hoạt động tài chính LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 41 611 Mua hàng 42 631 Giá thành sản xuất 43 632 Giá vốn hàng bán 44 635 Chi phí tài chính 45 642 Chi phí quản lý kinh doanh 6421 Chi phí bán hàng 6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp LOẠI TÀI KHOẢN THU NHẬP KHÁC 46 711 Thu nhập khác LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ KHÁC 47 811 Chi phí khác 48 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 49 911 Xác định kết quả kinh doanh 15
  17. CHƢƠNG 2 KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO Thời gian: 20 giờ Mục tiêu - Trình bày được nội dung và nguyên tắc và phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo chế độ kế toán hiện hành; - Tính toán được trị giá thực tế hàng tồn kho xuất kho hàng tồn kho; - Tính được giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành; - Hạch toán được các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho; - Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; - Vận dụng kiến làm được bài thực hành ứng dụng; - Vận dụng được các phương pháp kế toán vào công việc kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Chấp hành đúng các nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho. Nội dung I. Những vấn đề chung về hàng tồn kho 1. Khái niệm, đặc điểm a. Khái niệm Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán, gồm: - Vật liệu, dụng cụ; - Sản phẩm dở dang; - Thành phẩm, hàng hoá; - Hàng gửi bán. Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho. b. Đặc điểm -Hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán vì vậy ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong năm. - Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản lưu động trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều chủng loại và quá trình quản lý rất phức tạp. - Hàng tồn kho được đánh giá thông qua số lượng chất lượng, tình trạng hàng tồn kho. - Hàng tồn kho đượ bảo quản cất trữ ở nhiều nới khác nhau nhiều đối tượng quản lý khác nhau có đắc điểm bảo quản khác nhau điều này dẫn tới kiểm soát đối với hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn. 2. Yêu cầu quản lý Xuất phát từ những đặc điểm của hàng tồn kho, tuỳ theo điều kiện quản lý hàng tồn kho ở mỗi doanh nghiệp mà yêu cầu quản lý hàng tồn kho có những 16
  18. điểm khác nhau. Song nhìn chung, việc quản lý hàng tồn kho ở các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau: - Hàng tồn kho phải được theo dõi ở từng khâu thu mua, từng kho bảo quản, từng nơi sử dụng, từng người phụ trách vật chất (thủ kho, cán bộ vật tư, nhân viên bán hàng,...) +Trong khâu thu mua, một mặt phải theo dõi nắm bắt thông tin về tình hình thị trường, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, các chính sách cạnh tranh tiếp thị được các nhà cung cấp áp dụng, tính ổn định của nguồn hàng,... mặt khác, phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất, chủng loại giá mua, chi phí mua và tiến độ thu mua, cung ứng phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Trong khâu bảo quản dự trữ, phải tổ chức tốt kho, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản; xác định được định mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại hàng tồn kho đảm bảo an toàn, cung ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ với chi phí tồn trữ thấp nhất. Đồng thời, cần có những cảnh báo kịp thời khi hàng tồn kho vượt qua định mức tối đa, tối thiểu để có những điều chỉnh hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Trong khâu sử dụng, phải theo dõi, nắm bắt được hình thành sản xuất sản phẩm, tiến độ thực hiện. Đồng thời, phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí, tiến độ sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Việc quản lý hàng tồn kho phải thường xuyên đảm bảo được quan hệ đối chiếu phù hợp giữa giá trị và hiện vật của từng thứ, từng loại hàng tồn kho, giữa các số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp về hàng tồn kho, giữa số liệu ghi trong sổ kế toán với số liệu thực tế tồn kho. 3. Nhiệm vụ của kế toán - Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, CCDC. - Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, các kho và các phòng ban thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, mở sổ sách cần thiết và hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ đúng chế độ, đúng phương pháp. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ và tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ; phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ ứ đọng, kém phẩm chất để có biện pháp thu hồi vốn nhanh. Tính toán và phân bổ chính xác giá trị vật liệu và công cụ dụng cụ xuất sử dụng cho các đối tượng có liên quan. - Thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu, lập các báo cáo về vật liệu và phân tích tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu. 4. Phƣơng pháp tính giá a. Nguyên tắc hạch toán - Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá. - Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá nhận được sau khi mua hàng tồn kho phải được phân bổ cho số hàng tồn kho trong kho, hàng đã bán, đã sử dụng cho sản xuất kinh doanh để hạch toán cho phù hợp: 17
  19. + Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho; + Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán; + Nếu hàng tồn kho đã sử dụng cho hoạt động nào thì ghi giảm chi phí của hoạt động đó. - Khoản chiết khấu thanh toán khi mua hàng tồn kho được hạch toán vào thu nhập khác. - Khi bán hàng tồn kho (kể cả trường hợp xuất hàng tồn kho để trả lương cho người lao động), giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là giá vốn hàng bán. Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền (kể cả trường hợp có kèm theo điều kiện khách hàng phải mua hàng hay không) thì toàn bộ giá trị hàng tồn kho được hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh; Trường hợp dùng hàng tồn kho biếu tặng cho người lao động được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi thì giá trị hàng tồn kho biếu tặng được ghi giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi. Khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng khi bán hàng tồn kho được hạch toán vào chi phí khác. - Khi xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ, HTX áp dụng theo một trong các phương pháp sau: Giá đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước, xuất trước - Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ, giá mua hàng tồn kho phải căn cứ vào tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi HTX thường xuyên có giao dịch tại thời điểm có quyền sở hữu hàng tồn kho để ghi nhận. - Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu có) khi lập báo cáo tài chính được thực hiện theo cơ chế tài chính hiện hành. - Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Trường hợp hàng tồn kho thừa phát hiện khi kiểm kê của đơn vị khác nếu xác định được là của HTX khác thì không ghi tăng hàng tồn kho tương ứng với khoản phải trả khác. - Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho phát sinh trong quá trình mua hàng hoặc tiếp tục quá trình sản xuất, chế biến thì được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho. Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho liên quan đến việc tiêu thụ hàng tồn kho (kể cả chuyển hàng tồn kho đi gửi bán) thì được tính vào chi phí quản lý kinh doanh. - Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng hoặc cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán thì được ghi nhận vào TK 242 “Tài sản khác” và phân bổ dần vào giá vốn hàng bán hoặc chi phí sản xuất kinh doanh theo từng bộ phận sử dụng. b. Phƣơng pháp tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa - Giá thực tế nhập kho 18
  20. Giá thực tế nhập kho được xác định theo từng trường hợp cụ thể: Mua ngoài; Tự chế biến; Thuê ngoài gia công, chế biến; Nhận vốn góp; Được cấp, tặng biếu... - Giá thực tế xuất kho Giá trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp được tính theo một trong ba phương pháp sau: Phương pháp nhập trước - xuất trước, phương pháp đích danh, phương pháp bình quân gia quyền. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, các doanh nghiệp cần phải dựa vào đặc thù quản lý, yêu cầu thông tin của đơn vị mình để lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp. II. Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ 1. Các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vật liệu bao gồm: + Vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm vật liệu, dụng cụ chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. + Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. + Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. + Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất... + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công tác xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. - Dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy dụng cụ được quản lý và hạch toán như vật liệu. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là dụng cụ: + Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; + Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì; + Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ; + Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; 19
nguon tai.lieu . vn