Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 2 TÊN NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số 216/QĐ-CĐNVL, ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long (Lưu hành nội bộ) NĂM 2018 1
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH LONG GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 2 NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NĂM 2018 2
  3. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................................... 2 BÀI 1: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ, DỤNG CỤ .............................................. 3 1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ...................................................... 3 1.1. Khái niệm ................................................................................................................................ 3 1.2. Nhiệm vụ ................................................................................................................................. 4 2. Phân loại, nguyên tắc và phương pháp tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ................................. 4 2.1. Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ ......................................................................................... 4 2.1.1. Phân loại vật liệu .................................................................................................................. 4 2.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ .................................................................................................... 5 2.2. Nguyên tắc tính giá và phương pháp tính giá .......................................................................... 5 2.2.1. Nguyên tắc tính giá ............................................................................................................... 5 2.2.2. Phương pháp tính giá ............................................................................................................ 6 3.2. Phương pháp hoạch toán kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ........................................ 8 3.2.1. Phương pháp ghi thẻ song song ............................................................................................ 8 3.2.2. Phương pháp ghi sổ số dư .................................................................................................... 8 3.2.3. Phương pháp đối chiếu luân chuyển ..................................................................................... 9 4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên ................................................................................................................................ 10 4.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán........................................................................................... 10 4.2. Kết cấu tài khoản sử dụng .................................................................................................... 11 4.3. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu ........................................................................ 13 5. Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ ...................................................................................................................................................... 18 5.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán........................................................................................... 18 5.2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu ................................................................................ 18 5.3. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu ........................................................................ 19 6. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ................................................................................. 19 6.1. Khái niệm .............................................................................................................................. 19 6.2. Nguyên tắc kế toán ................................................................................................................ 19 6.4. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu ........................................................................ 20 7.Thực hành kế toán nguyên liệu, công cụ dụng cụ ..................................................................... 21 7.1. Lập chứng từ .......................................................................................................................... 21 7.1.1. Lập phiếu nhập kho ............................................................................................................ 21 7.1.2. Lập phiếu xuất kho ............................................................................................................. 23 7.1.5. Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa...................................................... 28 3
  4. 7.1.6. Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06 -VT) ................................................................................. 32 7.1.7. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Mẫu số 07 - VT) ................................. 34 7.2. Ghi sổ chi tiết ........................................................................................................................ 35 7.2.1 Sổ chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ .................................................................................... 35 7.2.2. Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa .......................................... 39 7.3.2. Nhật ký chứng từ số 6 (Mẫu số S04a6 -DN) .................................................................... 47 7.3.3. Nhật ký - Chứng từ số 8 (Mẫu số S04a8-DN) ................................................................... 51 7.3.4. Bảng kê số 3 (Mẫu số S04b3-DN):.................................................................................... 55 7.3.4 Bảng kê số 4 (Mẫu số S04b4-DN):..................................................................................... 59 7.3.5. Bảng kê số 5 (Mẫu số S04b5-DN):.................................................................................... 65 7.3.6 Bảng kê số 8 (Mẫu số S04b8-DN):..................................................................................... 70 7.3.7. Bảng kê số 9 (Mẫu số S04b9-DN):.................................................................................... 74 BÀI 2: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ...................... 77 1. Ý nghĩa nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương................................ 78 1.1. Ý nghĩa .................................................................................................................................. 78 1.2. Nhiệm vụ............................................................................................................................... 78 2. Hình thức tiền lương, quỹ lương và các khoản trích theo lương ............................................. 78 2.1. Các hình thức tiền lương....................................................................................................... 78 2.1.1 Hình thức tiền lương theo thời gian: ................................................................................... 78 2.1.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm ................................................................................... 79 2.2.3 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương: .................................................................... 80 2.2. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN ........................................................... 80 2.2.1. Nội dung quỹ tiền lương .................................................................................................... 80 2.2.2 Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN ................................................................................... 81 2.3. Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất .............. 82 3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương .................................................... 83 3.1. Nguyên tắc kế toán ............................................................................................................... 83 3.2. Tài khoản sử dụng................................................................................................................. 83 3.3. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng ........................................................................................ 84 2.4. Bài thực hành ứng dụng ........................................................................................................ 85 BÀI 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM...................... 89 2.1. Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm............................................... 89 2.1.1. Chi phí sản xuất.................................................................................................................. 89 2.5. Bài thực hành ứng dụng ........................................................................................................ 99 BÀI 4. THỰC HÀNH ỨNG DỤNG ......................................................................................... 114 1. Lập chứng từ kế toán ............................................................................................................. 115 4
  5. 2.2. Ghi sổ kế toán chi tiết .......................................................................................................... 115 2.2.1 Ghi sổ chi tiết phân hệ kế toán vật liệu dụng cụ ................................................................ 119 2.2.2 Ghi sổ chi tiết kế toán tiền lương....................................................................................... 119 2.2.3 Ghi sổ chi tiết kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ......................................... 119 2.3. Ghi sổ kế toán tổng hợp ....................................................................................................... 119 2.3.1. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức nhật ký sổ cái..................................................... 125 2.3.2. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức nhật ký chung .................................................... 125 2.3.3. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức chứng từ ghi sổ .................................................. 125 2.3.4. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức nhật ký chứng từ................................................ 125 2.4. Ứng dụng kế toán trên phần mềm kế toán doanh nghiệp .................................................... 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 127 5
  6. 1
  7. LỜI GIỚI THIỆU Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu về kế toán doanh nghiệp, kết hợp với các chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn, cùng với thực tế nghề nghiệp của nghề Kế toán Doanh nghiệp, giáo trình này được biên soạn có sự tham gia tích cực của các giáo viên có kinh nghiệm, cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia về lĩnh vực kế toán. Mối quan hệ của tài liệu với chương trình, mô đun/môn học: Căn cứ vào chương trình đào tạo nghề Kế toán Doanh nghiệp cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản kế toán doanh nghiệp, từ đó người học có thể vận dụng những kiến thức này để học các môn về thực hành kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, và ứng dụng thực tế trong nghề kế toán doanh nghiệp Giáo trình được biên soạn trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước và tham khảo nhiều tài liệu liên quan có giá trị. Song chắc hẳn quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban biên soạn mong muốn và thực sự cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô đóng góp cho việc chỉnh sửa để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. 2
  8. BÀI 1: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và nhiệm vụ của kế toán vật liệu công cụ, dụng cụ; - Phân loại và cách tính giá vật liệu công cụ dụng cụ; - Xác định được các chứng từ kế toán vật liệu công cụ dụng cụ và tài sản cố định; - Lập và phân loại được chứng từ kế toán kế toán vật liệu công cụ dụng cụ; - Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán vật liệu công cụ dụng cụ; - Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng; - Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp. Nội dung: 1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ 1.1. Khái niệm - Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm. - Vật liệu có thể mua ngoài hoặc tự chế biến. Trong các doanh nghiệp sản xuất, giá trị vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm... - Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Theo quy định hiện hành những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 10.000.000 đ hoặc thời gian sử dụng dưới một năm đều xếp vào công cụ, dụng cụ nhỏ. - Riêng những tư liệu lao động sau không phân biệt tiêu chuẩn giá trị, thời gian sử dụng nhưng vẫn hạch toán là công cụ, dụng cụ: + Các loại bao bì để đựng vật tư hàng hoá trong quá trình mua bán, bảo quản, dự trữ + Các loại trại tạm thời, đà giáo, công cụ dụng cụ gá lắp chuyên dùng trong xây dựng cơ bản + Các loại bao bì bán kèm hàng hoá có tính tiền riêng + Những dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ, quần áo chuyên dùng để làm việc + Trong nghề nuôi trồng, khai thác thuỷ sản lưới cá tuy có giá trị lớn nhưng do khai thác vướng mắc dễ hỏng, rách nên xếp vào công cụ, dụng cụ. 3
  9. 1.2. Nhiệm vụ - Tổ chức ghi chép, theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ cả về số lượng, chất lượng, giá trị. Tính giá trị của vật liệu xuất kho theo phương pháp thích hợp, phương pháp tính giá phải sử dụng nhất quán ít nhất là trong một niên độ kế toán. - Tính toán và phân bổ giá trị của vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng vào chi phí sản xuất theo đúng chế độ quy định - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất kho vật liệu. Kiểm tra hướng dẫn việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho, thường xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho để xác định số tồn kho thực tế của từng thứ vật liệu. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu, công cụ, dụng cụ; phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, ứ đọng kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng vật liệu, công cụ, dụng cụ lãng phí. - Tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ của nhà nước. Lập các báp cáo kế toán về vật liệu dụng cụ phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành và phân tích kinh tế. 2. Phân loại, nguyên tắc và phương pháp tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ 2.1. Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ 2.1.1. Phân loại vật liệu - Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. 4
  10. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. - Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất... - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. 2.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ - Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; - Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì; - Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ; - Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; - Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,... 2.2. Nguyên tắc tính giá và phương pháp tính giá 2.2.1. Nguyên tắc tính giá a. Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa trên phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc. Nội dung giá gốc của vật liệu, CCDC, hàng hóa được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập. Giá gốc của vật liệu, CCDC, hàng hóa mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,... nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có), riêng giá gốc của hàng hóa mua vào được tính theo từng nguồn nhập và phải theo dõi, phản ánh riêng biệt trị giá mua và chi phí thu mua hàng hóa: Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của vật liệu, CCDC, hàng hóa mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào bao gồm cả thuế GTGT. 5
  11. b. Đối với vật liệu, CCDC, hàng hóa mua bằng ngoại tệ th× ph¶i ®-îc quy ra §ång ViÖt Nam hoÆc ®¬n vÞ tiÒn tÖ chÝnh thøc sö dông trong kÕ to¸n theo tû gi¸ giao dÞch thùc tÕ hoÆc tû gi¸ giao dÞch b×nh qu©n trªn thÞ tr-êng ngo¹i tÖ liªn ng©n hµng do Ng©n hµng Nhµ n-íc c«ng bè t¹i th-êi ®iÓm ph¸t sinh nghiÖp vô. - Giá gốc của vật liệu, CCDC tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến. - Giá gốc của vật liệu, CCDC, hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của vật liệu, CCDC, hàng hóa xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến. - Giá gốc của nguyên liệu, CCDC, hàng hóa nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận. 2.2.2. Phương pháp tính giá a. Việc tính trị giá của vật liệu, CCDC, hàng hóa tồn kho, được thực hiện theo một trong các phương pháp sau: - Phương pháp giá đích danh; - Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ; - Phương pháp nhập trước, xuất trước. Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán. b. Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức: Hệ số chênh lệch Giá thực tế của NVL Giá thực tế của NVL giữa giá thực tế = tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ và giá hạch toán của Giá hạch toán của NVL Giá hạch toán của NVL (1) tồn kho đầu kỳ + NVL nhập kho trong kỳ 6
  12. Giá thực tế của Giá hạch toán của NVL Hệ số chênh lệch giữa NVL xuất dùng = xuất dùng trong kỳ x giá thực tế và giá hạch trong kỳ toán của NVL (1) 3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 3.1. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng Theo luật kế toán số 88/2015/QH13, thì các chứng từ kế toán về vật tư, hàng hoá bao gồm: - Phiếu nhập kho: Mẫu số - 01 - VT - Phiếu xuất kho: Mẫu số - 02 - VT - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá, sản phẩm: Mẫu số - 05 - VT - Thẻ kho: Mẫu số - 06 - VT - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ: Mẫu số - 07 - VT - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá: Mẫu số - 08 - VT Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp, có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toấn hướng dẫn khác. Đối với các chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mọi chứng từ kế toán phải về vật tư, hàng hoá phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự hợp lý, do kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan. - Sổ kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá Tuỳ thuộc phương pháp kế toán chi tiết doanh nghiệp áp dụng mà sử dụng các sổ kế toán chi tiết sau: - Sổ ( thẻ ) kho. - Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá. - Sổ đối chiếu luân chuyển. - Sổ số dư. Sổ (thẻ) kho được sử dụng để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật tư, hàng hoá theo từng kho. Thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ tiêu: Tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, ... Sau đó giao cho thủ kho để hạch toán các nghiệp vụ ở kho, không phân biệt kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá theo phương pháp nào. 7
  13. Các sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá, sổ dối chiếu luân chuyển, sổ số dư vật tư, hàng hoá được sử dụng để hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá về mặt giá trị hoặc cả số lượng và giá trị tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết ấp dụng trong doanh nghiệp. Ngoài các sổ kế toán chi tiét nêu trên, doanh nghiệp còn có thể mở thêm các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê luỹ kế, tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá phục vụ cho việc ghi sổ kế toán được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời. 3.2. Phương pháp hoạch toán kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ 3.2.1. Phương pháp ghi thẻ song song - Tại kho: Thủ kho dùng “thẻ kho” để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật tư, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do phòng kế toán mở và được mở cho từng thứ vật tư, hàng hoá. Sau khi ghi những chỉ tiêu ở phần trên, kế toán giao cho thủ kho giữ. - Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết để ghi chép hàng ngày tình hình nhập -xuất cho từng vật tư, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng và giá trị của từng thứ vật tư, hàng hoá. Cuối tháng, thủ kho và kế toán tiến hành đối chiếu số liệu giữa thẻ kho và sổ chi tiết. Mặt khách căn cứ vào sổ chi tiết kế toán lập bảng kê tổng hợp nhập- xuất - tồn để đối chiếu với kế toán tổng hợp. Phương pháp này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, hàng hoá, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít diễn ra không thường xuyên. Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ kế toán chi tiết Bảng kê tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn Ghi ngày tháng Ghi chú: Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu 3.2.2. Phương pháp ghi sổ số dư 8
  14. Theo phương pháp này thủ kho chỉ ghi chép phần số lượng còn kế toán chỉ ghi chép phần giá trị. - Tại kho: Thủ kho vẫn mở thẻ kho và ghi chép như phương pháp thẻ song song. Cuối tháng thủ kho phải ghi chuyển số tồn kho trên thẻ kho vào sổ số dư ở cột số lượng. - Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất để ghi chép định kỳ hoặc hàng ngày theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng lập bảng tổng nhập - xuất - tồn. Khi nhập được sổ số dư do thủ kho gửi đến kế toán phải tính và ghi vào cột số tiền trên sổ số dư. Cuối tháng kế toán đối chiếu giữa sổ số dư và bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn. Phương pháp này được áp dụng trong các đơn vị có chủng loại vật tư, hàng hoá, trình độ chuyên môn cán bộ kế toán vững vàng và đã xây dựng được hệ thống danh điểm vật tư, hàng hoá. Sơ đồ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp sổ số dư Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ số dư Bảng kê nhập Nhập – Xuất – Tồn Ghi chú: Ghi ngày tháng Ghi cuối tháng Đốichiếu số liệu 3.2.3. Phương pháp đối chiếu luân chuyển - Tại kho thủ kho sử dụng “thẻ kho” để ghi chép giống như phương pháp ghi thẻ song song. - Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng “sổ đối chiếu luân chuyển” để ghi chép theo chỉ tiêu số lượng và giá trị cho từng loại vật tư, hàng hoá theo từng tháng. Cuối tháng, số liệu trên sổ đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp. 9
  15. Phương pháp này được áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại vật liệu ít, không nhiều nghiệp vụ nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hoá, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá, do vây không có điều kiện ghi chép theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày. Sơ đồ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập Bảng kê nhập Thẻ kho Sổ đối chiếu luân Bảng tổng hợp chuyển N-X-T Phiếu xuất Bảng kê xuất Kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi ngày tháng Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu 4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên 4.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá. Vì vậy, giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hoá tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp, ... ) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như: máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật cao, chất lượng, ... Trường hợp cụng cụ, dụng cụ, bao bỡ luõn chuyển, đồ dựng cho thuờ xuất dựng hoặc cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ kế toỏn 10
  16. thỡ được ghi nhận vào tài khoản 242 “Chi phớ trả trước” và phõn bổ dần vào chi phớ sản xuất, kinh doanh. 4.2. Kết cấu tài khoản sử dụng - TK 151: Hàng đang đi đường - TK 152: Nguyên vật liệu - TK 153: Công cụ dụng cụ - TK 157: Hàng gửi bán Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường Bên Nợ: - Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường; - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng vật tư mua đang đi đường cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Bên Có: - Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng; - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa về nhập kho doanh nghiệp). Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê; 11
  17. - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ Bên Nợ: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn; - Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho; - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn; - Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng; - Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá; - Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho. Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ, có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1531 - Công cụ, dụng cụ: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại công cụ, dụng cụ. - Tài khoản 1532 - Bao bì luân chuyển: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại bao bì luân chuyển sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bao bì luân chuyển là các loại bao bì sử dụng nhiều lần, cho nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Trị giá của bao bì luân chuyển khi xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán. - Tài khoản 1533 - Đồ dùng cho thuê : Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại công cụ, dụng cụ doanh nghiệp chuyên dùng để cho thuê. Chỉ hạch toán vào tài khoản này những công cụ, dụng cụ doanh nghiệp mua vào với mục đích cho thuê, trường hợp không phân biệt được thì hạch toán vào tài khoản 1531. Trường hợp cho thuê công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh 12
  18. nghiệp thì ngoài việc hạch toán trên tài khoản cấp 1 còn phải hạch toán chuyển công cụ, dụng cụ trên tài khoản cấp 2. - Tài khoản 1534 - Thiết bị, phụ tùng thay thế: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại thiết bị, phụ tùng thay thế không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trị giá của thiết bị, phụ tùng thay thế khi xuất dùng được ngay một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh nếu được sử dụng như công cụ, dụng cụ. 4.3. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu * Phương pháp kế toán nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; 1. Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho: - Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán). - Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm cả thuế GTGT. 2. Kế toán nguyên vật liệu trả lại cho người bán, khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được khi mua nguyên vật liệu: - Trường hợp trả lại nguyên vật liệu cho người bán, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. - Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua nguyên, vật liệu (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của nguyên vật liệu để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số nguyên vật liệu còn tồn kho, số đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ: Nợ các TK 111, 112, 331,.... Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (nếu NVL còn tồn kho) Có các TK 621, 623, 627, 154 (nếu NVL đã xuất dùng cho sản xuất) Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (nếu NVL đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng) 13
  19. Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm do NVL đó cấu thành đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ) Có các TK 641, 642 (NVL dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có). 3. Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu chưa về nhập kho doanh nghiệp thì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”. - Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. - Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi nhận theo giá tạm tính: Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc Có các TK 111, 112, 141,... - Sang tháng sau, khi nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường. 4. Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán). 5. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu: - Khi nhập khẩu nguyên vật liệu, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu Có TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ) Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu). Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường. - Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ 14
nguon tai.lieu . vn