Xem mẫu

  1. Chương 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT HOA Mục đích của chương: hiểu thêm một số biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp trong việc canh tác và bảo quản hoa. 5.1 Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán - Bấm ngọn: nhằm tạo ra nhiều nhánh, từ đó làm cơ sở cho việc nhiều bông - Tỉa những cành chết, cành yếu, cành đâm vào trong, hoặc đâm xéo vào cành khác từ đó tạo sự thông thoáng giúp cho cây trồng hạn chế sâu bệnh hại. - Tỉa nụ nhằm giúp cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi nụ, nuôi hoa. Do đó hoa sẽ to và đẹp - Tỉa lá để tạo dáng cây bonsai 5.2 Một số ứng dụng của chất điều hòa sinh trưởng trong nghề trồng hoa * Kích thích sự ra rễ trong giâm cành Cành giâm cây hoa hồng Nhung có số rễ, chiều dài rễ và tỉ lệ ra rễ và sống cao nhất khi giâm cành khoảng 30 ngày tuổi và có xử lý 1.000 ppm NAA hoặc xử lý 1.000 ppm IBA. *Kích thích ra hoa nhiều và đẹp (cúc, hồng, cẩm chướng, thược dược...) Hỗn hợp Gibberellin và các chất vi lượng làm cho cuống hoa to và dài ra, làm cho cây nhiều nụ, hoa và ra hoa tập trung. Một gói chế phẩm pha với 8 lít nước hay 4-5 lít nước được sử dụng đối với cây hoa thân mềm hay cây hoa thân cứng. Dùng chế phẩm kích thích ra lá phát chồi (phun vào thời kỳ cây non và thời kỳ trước khi cắt bán 5-7 ngày). * Kích thích rụng lá Phun KClO3 vào lá, trước rằm tháng chạp bốn ngày với nồng độ 2‰ để kích thích rụng lá hoặc phun Thiourea vào lá, trước rằm tháng chạp 5 ngày với nồng độ 2% để kích thích rụng lá mai. * Xử lý hoa lâu tàn Phun NAA 20 ppm để giữ hoa mai lâu hơn. Thời gian hoa nở kéo dài hơn 3 ngày. 42
  2. * Xử lý cho hoa loa kèn ra hoa trái vụ Hoa loa kèn trồng tháng 9-10 âm lịch cho hoa tháng 4 năm sau, để tăng giá trị của hoa cần thực hiện các bước như sau: - Phá bỏ tính ngủ nghỉ để rút ngắn thời gian nằm trong đất (từ trồng đến lúc mọc 45-50 ngày). Dùng dung dịch Gibberellin 10-15 mg/lít, phun ướt đẫm hoặc ngâm củ hoa, sau đó cho vào sọt đem xử lý lạnh trong một thời gian nhất định. - Khi cây hoa phát triển cao 10 cm thì phun chế phẩm ra lá phát chồi, cứ ngày phun một lần. - Khi cây chuẩn bị ra hoa có thể phun chế phẩm kích thích ra hoa. 5.3 Thu hoạch, đóng gói, bảo quản hoa 5.3.1 Thu hoạch Trước khi thu hoạch hoa, cây cảnh phải lập được kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm hoa, cây cảnh như: địa điểm, khoảng cách vận chuyển và thời gian tiêu thụ. * Xác định giai đoạn thu hoa thích hợp Hoa, cây cảnh là một sản phẩm đặc biệt. Giá trị của chúng phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hoạch để bán. Các sản phẩm hoa, cây cảnh lúc bán phải đảm bảo các yêu cầu thẩm mỹ người tiêu dùng. Do đó quyết định thời điểm thu hoa để bán có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao giá trị của hoa. Kinh nghiệm đối với thị trường thu, bán ngay có thể thu hoạch hoa theo Bảng 5.1 Bảng 5.1: Thời điểm thu hoạch hoa thích hợp để bán ngay ra thị trường STT Tên hoa Giai đoạn nở hoa 1 Hồng Hai cánh hoa đầu tiên bắt đầu nở ra 2 Cúc Cánh tràng phía ngoài xòe hết 3 Cẩm chướng Nở 1/2 hoa 4 Lay ơn 1 - 5 búp xuất hiện màu 5 Lan 3 - 4 ngày sau khi hoa nở 6 Huệ Các hoa trong chùm bắt đầu nở 7 Đồng tiền Hàng bên ngoài hoa xuất hiện màu 8 Loa kèn Hầu hết búp hoa xuất hiện màu 43
  3. 9 Anthurium Cánh mo nở đầy đủ Thời điểm thu hoạch của tất cả các loại hoa đảm bảo nguyên tắc: - Thu hoạch vào ngày nắng ráo, không mưa, thu hoạch vào buổi sáng. - Đảm bảo cho hoa nở đúng lúc tuỳ theo từng giống loài - Trước khi thu hoạch từ 20-30 ngày tiến hành các biện pháp kỹ thuật đặc biệt như: + Làm cỏ sạch sẽ, phòng trừ sâu bệnh, bón phân, đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ. Có thể phun một số hoá chất kéo dài tuổi thọ của hoa như MH, Cuferon (dần xuất của MH) nồng độ 200 ppm để phun cho hoa trước khi cắt 2-3 ngày, có thể kéo được 10-20 ngày. + Dùng SADH 500ppm, QC (Hydroquinon cirat) 30-500ppm phun cho cành lá và cuống hoa. + Dung dịch cắm hoa: Nitrat bạc, K2MnO4, CuSO4: 0,5g/lít nước, đường 10g/lít nước. Cắm ngập 5cm cành vào dung dịch đã pha thì sẽ kéo dài được thời gian tươi của hoa. Ví dụ: Thời gian thu hái đối với hoa Đồng tiền có ảnh hưởng rất lớn tới độ bền của hoakhi cắm bình. Thời gian thu hái thích hợp nhất là khi cuống hoa đứng thẳng, các cánh hoa ngoài mở phẳng ra. Cây lấy hoa đang ở tình trạng sinh trưởng mạnh. Trong ngày, thời điểm cải hoa tốt nhất là vào sáng sớm và chiều mát, lúc này cuống hoa chứa đầy nước, tránh cắt vào lúc cây bị héo hoặc ban đêm lúc hoa ở trạng thái nửa khép. Cách thu hái và lấy tay cầm gốc cuống hoa bẻ nghiêng cho gãy tại chỗ sát gốc cuống hoa (phần tiếp xúc giữa gốc cuống hoa và thân). Bảng 5.2. Tiêu chuẩn phân cấp hoa Đồng tiền Chỉ tiêu Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Sự cân đối giữa hoa, Rất cân đối, không Tương đối cân Bình thường cánh và lá cong, gãy đối, không cong, không cong, gãy gãy Hình dáng, màu sắc Hình dáng màu sắc Hình dáng màu Hình dáng màu hoa hoa rất đẹp, đúng sắc hoa rất đẹp, sắc hoa bình giống đúng giống 44
  4. thường, đúng giống Sâu bệnh Không có vết sâu Có vết sâu bệnh Có vết nhưng bệnh nhưng không có không nghiêm rõ trọng Khuyết tật Không gãy, dập, Không gãy, dập, Không có các không cong queo, không cong vênh vết gãy, dập, không phai màu, rõ, không có vết không cong biến dạng, bụi bẩn, bẩn, không có queo, thôi màu, không có đốm, đốm, không có vết biến dạng, bụi không có vết cháy, cháy, vết thuốc trừ bẩn, không có vết thuốc trừ sâu, sâu, cho phép 5% đốm, không có cho phép 3% hoa hoa có khuyết tật vết cháy, cho có khuyết tật nhẹ nhẹ. phép 10% hoa có khuyết tật nhẹ Chiều dài (cm) < 40 40 - 50 50 Đường kính (cm) 10 - 13 > 13 - 15 > 15 - 18 Đặng Văn Đông và cs, 2003 5.3.2 Đóng gói Nếu đưa hoa đi bán ở xa, hoa cần được đóng gói cẩn thận để đảm bảo không khô, héo, dập nát trong quá trình vận chuyển. Mỗi loại hoa khác nhau được đóng gói theo phương pháp khác nhau. Thường hoa được đóng gói trong bao carton theo kích thước Bảng 5.3 Bảng 5.3: Các kích thước bao carton sử dụng trong đóng gói hoa Loại hộp Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) Chiều cao (cm) A 100 40 10 B 100 40 14 C 100 40 19 45
  5. D 120 50 15 Ví dụ: Hoa Đồng Tiền là loại hoa to, cuống dài nên cần phải có cách bao gói đặc biệt. Nếu bảo quản thời gian ngắn hoặc cự ly vận chuyển gần thể xử lý bảo quản khô, cắm hoa vào bao nhận hình phễu, bao lại cho vừa vặn, bao kín hoa chú ý không làm cho cánh hoa gãy. Quá trình bảo quản vận chuyển phải giữ cho đoạn gốc (có màu nâu đỏ) dài 3-6cm, cứ 10 hoa bó thành một bó rồi đóng thùng vận chuyển. Vận chuyển đường dài thì cho hoa vào thùng giấy bìa cứng dài 60 - 70cm, rộng 40cm, trên nắp khoan 50 lỗ nhỏ thành 5 hàng, đường kính lỗ khoảng 2cm. Sau khi xử lý, bảo quản, đóng thùng để vận chuyển thông thường mỗi thùng 50 bó chia làm 5 lớp. 5.3.3 Bảo quản Hoa thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng hoặc vào cuối buổi chiều. Không nên thu hoa vào buổi trưa. Hoa cần được thu đúng vào thời kỳ thu hoạch. Thời kỳ thu hoạch của hoa tùy thuộc vào loài, giống hoa và việc xử lý hoa sau thu hoạch (như thu để bán ngay, hay thu vận chuyển đi xa mới bán,...). Sau khi cắt hoa, hoa vẫn còn sống, nhưng hoa sẽ nhanh chóng thối nếu hoa không được xử lý cẩn thận. Các loài hoa khác nhau được xử lý bằng cách thức khác nhau, các loài hoa sẽ tươi lâu, bền hơn nếu hoa được ngâm trong nước. Một số nguyên nhân và hướng khắc phục để hoa được tươi lâu trình bày ở Bảng 5.4 Bảng 5.4: Những nguyên nhân và hướng khắc phục để hoa cắt được tươi lâu Nguyên nhân làm hoa héo nhanh Hướng khác phục 1. Hoa hô hấp mạnh làm hết dinh - Hạ nhiệt độ để giảm hô hấp dưỡng dự trữ trong cành hoa và lá - Dùng các chất kìm hãm hô hấp bộc mang hoa phát do Etylen, dùng chất hấp thụ Etylen 2. Hết dinh dưỡng dự trữ - Chăm sóc tốt cây mẹ để cành hoa cắt có nhiều chất dự trữ. - Hoa có khả năng hút đường, vitamin là nguyên liệu trực tiếp của hô hấp. Có thể cung cấp bổ sung sau khi cắt. 46
  6. 3. Hoa bốc hơi nước mạnh dẫn đến - Thay nước sạch hàng ngày nhanh héo và cánh hoa bị táp - Cắt lại vết cắt thông dẫn. 4. Vi khuẩn nấm gây hại vẻ đẹp thẩm - Thay nước sạch hàng ngày mỹ hoặc làm tắc mạnh dẫn - Dùng chất kháng khuẩn, kháng nấm 5. Sức sống của hoa kém so với các bộ - Chăm sóc cây mang hoa, hoa khỏe, phận khác thu hoạch hoa đúng tuổi - Trưng bày cả cây Axit citric và các hóa chất khác pha thêm vào nước làm giảm pH xuống 3-3,5. Hóa chất được dùng rộng rãi để giữ hoa STS (Silver thiosulphate). Hóa chất có tác dụng ức chế một số ảnh hưởng có hại của khí Ethylen. Bó hoa có thể rửa bằng thuốc tẩy để trừ diệt các loại vi khuẩn có hại. Hoa cắt thỉnh thoảng “ốm”, có nghĩa là đưa nhúng vào dung dịch chữa bệnh có đường 8-24h (phụ thuộc vào loại hoa). Dung dịch bao gồm thuốc diệt khuẩn. Nó có thể diệt các vi khuẩn có hại. Nếu thêm chất điều hòa sinh trưởng vào dung dịch cắm hoa sẽ có tác dụng làm hoa lá giữ được lâu hơn. Sau khi thu hoạch, đưa hoa vào giữ lạnh càng sớm càng tốt. Có thể dùng hệ thống điều hòa lạnh để hạ nhiệt độ xuống. Độ ẩm có thể giữ cao. Mức độ giữ nhiệt độ phụ thuộc vào loại hoa. Như hoa cẩm chướng có thể giữ nhiệt độ từ 0-30C. Ở nhiệt độ đó, hoa giữ được 3-4 tuần. Hoa lay ơn giữ ở nhiệt độ 3-100C, hoa có thể giữ được 7-8ngày. Các loại hoa, đặc biệt là hoa ôn đới như hoa hồng, có thể giữ lạnh trong cả quá trình vận chuyển và thời gian bán hoa. Có thể dùng xe lạnh để vận chuyển, phòng lạnh để đóng gói. Cửa hàng hoa thường có buồng lạnh để giữ hoa trong suốt quá trình bán (Bảng 5.5) Bảng 5.5: Thời gian tối đa giữ hoa trong kho lạnh Loại hoa Nhiệt độ kho (0oC) Thời gian giữ tối đa (tuần) 1. Hồng 0,5 - 3 2 2. Cúc 1 3 47
  7. 3. Cẩm chướng 0–1 16 - 24 4. Lay ơn 4 4 5. Loa kèn 1 6 6. Anthurium 13 4  Dung dịch giữ hoa Hoa giữ được tươi lâu nếu hoa được cắm trong dung dịch giữ hoa. Hiện nay trên thị trường hoa có bán các dung dịch giữ hoa như trong Bảng 5.6 Bảng 5.6: Một số dung dịch giữ hoa tươi thông dụng Loại hoa Thành phần dung dịch Cách dùng 1. Hồng 1)200g/l Su + 400mg/l HQS Nhúng, ngâm 12 giờ 2﴿ 50g/l Su + 200mg/l HQS Cắm vào dung dịch 3﴿ 50g/l Su + 1ml/l Physan Cắm vào dung dịch 2. Cúc 1﴿ 50g/l Su + 600mg/l AgNO3 Nhúng vào 30 phút 2﴿ 50g/l Su + 200mg/l HQS Cắm vào dung dịch 3﴿ 50g/l Su + 4ml/l Physan Cắm vào dung dịch 3. Cẩm chướng 1﴿ 50g/l Su + 3ml/l Physan Nhúng, ngâm 24 giờ 2﴿ 50g/l Su + 1ml/l Physan Cắm vào dung dịch 4. Lay ơn 50g/l Su + 200mg/l HQS Cắm vào dung dịch 5. Đồng tiền 50g/l Su + 30mg/l AgNO3 Cắm vào dung dịch 6. Dendrobium 40g/l Su + 225mg/l HQC + 30mg/l Cắm vào dung dịch AgNO3 7. Oncibium 50g/l Su + 300mg/l HQC + 5mg/l CCC Cắm vào dung dịch 48
  8. 8. Anthurium 1﴿ 679,56 mg/l AgNO3 Nhúng, ngâm 40 phút 2﴿ 194,78 mg/l COCl2 Cắm vào dung dịch 3﴿ 2% Ethanol Cắm vào dung dịch Ghi chú: HQS: 8 -hydroxyquinoline sulphate; HQC: 8 -hydroxyquinoline citrate; CCC: Chlormequat; Su: Sucrose. Ví dụ: + Bảo quản hoa cúc đồng tiền Trong trường hợp không tiêu thụ ngay thì đặt trong kho lạnh 1-20C có thể giữ được hoa tươi khoảng 2 tuần, để giữ được hoa tươi cần phải dùng dung dịch bảo quản Phương pháp bảo quản như sau: Ngâm cuống hoa cắt vào dung dịch Nitrat bạc nồng độ 120mg/lít trong 20 phút, dùng dung dịch axit citric (nồng độ 150mg/1ít) để điều chỉnh pH của dung dịch trong phạm vi từ 3,5 - 3,7. Pha chế dung dịch bảo quản: Muối 8 - Hyđroxyl Furin sunfat: 300mg/lít - Muối Natri benzen methylic 300mg/lít. -4 - AminHyđroxyl Acetic: 1x10 -4 - 3,4,5 Trichlorua phenoxyl aciticacid 1x10 . Ngoài ra mỗi lít dung dịch thêm 20g đường saccaroza + Bảo quản hoa Hồng Muốn cành hồng tươi lâu, thì cắt cành khi nụ hoa còn mềm, tốt nhất là khi 2 cánh hoa gần cuống mới nở ra. Cần giữ lại một số lá trên cành cung cấp dinh dưỡng cho hoa nở sau khi cắt, không để lá tiếp xúc với nước. Người ta có thể sử dụng một số hóa chất để kéo dài tuổi thọ của hoa, ngăn chặn tác hại của vi khuẩn và trung hòa độ pH trong nước như: 1 lít nước + 2 thìa canh nước chanh + 1 thìa canh đường + 1/2 thìa canh chất tẩy sạch (bleach) hoặc 1 thìa canh đường + 1 thìa cà phê dấm. Khi thấy cành hồng bị héo (nụ gục xuống) thì ngâm cả cành hồng vào trong nước lạnh để cho cành hồng tươi trở lại, khi cắm hồng trong nước ấm thì cành hồng sẽ mau nở hơn. Không vận chuyển hồng cùng với các loại hoa trái bởi vì hồng rất mẫn cảm với etylen tỏa ra từ các loại hoa trái này. 49
  9. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Mục đích của việc tỉa cây tạo tán là gì? 2. Nêu những ứng dụng về chất điều hòa sinh trưởng trên hoa cây cảnh? 3. Trình bày những điều cần lưu ý khi thu hoạch hoa? 4. Tại sao cần phải bảo quản hoa? 5. Những biện pháp bảo quan hoa chủ yếu là gì? 50
  10. Chương 5 KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH Mục đích của chương: biết được một số kỹ thuật trồng những loại hoa phổ biến. 6.1 Kỹ thuật trồng hoa cúc đồng tiền Đồng tiền là loài hoa có màu sắc tươi sáng phong phú, đa dạng với đầy đủ các loại mầu từ đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím... trên bông hoa có thể có một màu đơn hoặc nhiều màu xen kẽ. Hoa to, cuống cứng là loại hoa lý tưởng để làm hoa bó, hoa lẵng và cắm hoa nghệ thuật. Ngoài ra, đồng tiền cũng có thể trồng trong chậu để chơi hoa thời gian dài khi đặt trong phòng làm việc, phòng khách rất phù hợp. Đồng tiền là một loại hoa có sản lượng và giá trị cao, ở điều kiện thích hợp có thể ra hoa quanh năm, tỷ lệ cành cắt và tỷ lệ hoa thương phẩm (có chất lượng tốt) cao, hình dáng hoa cân đối, hài hòa, giá trị thẩm mỹ cao, tươi lâu là một trong 10 loại hoa được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Đồng tiền ra hoa quanh năm thích nghi rộng nên hiện nay được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Trung Quốc, Hoa đồng tiền còn có tên là Phu lang và thường được dùng trang trí cho xe hoa và phòng cưới. 6.1.1 Giống Theo Đặng Văn Đông năm 2003 thì hiện nay ở nước ta có khoảng trên 30 giống hoa đồng tiền, trong đó hiện nay trong sản xuất thường trồng các giống đồng tiền do Hà Lan lai tạo, nhưng do các cơ sở của Trung Quốc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. - Giống Thanh Tú Giai nhân (F123) Là giống có nguồn gốc từ Hà Lan, hoa kép màu cánh sen, nhị màu xanh, đường kính 12- 15cm. Cánh hoa ngoài hình thìa, có 3 lớp, tiếp đến là một lớp cánh nhỏ hơn, hơi uốn cong vào phía trong Cuống hoa dài 45-50cm, lá dài màu xanh đậm. Năng suất 50- 60 hoa/khóm/năm - Giống Thảo nguyên nhiệt đới (F125) Là giống có nguồn gốc từ Hà Lan, cánh hoa màu đỏ tươi, nhị màu đen, bao quanh nhị là lớp nhuỵ màu trắng. Cánh hoa gồm 3 lớp, đường kính hoa từ 11- 12cm. Lá ngắn, cây sinh trưởng, phát triển khoẻ, năng suất hoa cao (55-60 hoa/khóm/năm) 51
  11. - Giống Kim hoa sơn Là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoa có 2 màu, lớp cánh ngoài màu vàng đỏ, nhị màu đen, đường kính hoa 13-14cm. Cuống hoa dài 40-45cm, lá hơi tròn, màu xanh đậm, cây sinh trưởng phát triển trung bình, năng suất hoa 45-50 hoa/khóm/năm. - Giống Yên Hưng (F160) Là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa màu đỏ nhung, có nhiều lớp cánh xếp xít nhau, nhị màu xanh. Cuống hoa dài 50-55cm, sinh trưởng khoẻ, năng suất trung bình 50-55 hoa/khóm/năm. Ngoài các giống trên hiện nay còn rất nhiều các giống có nhiều màu sắc khác nhau tạo nên một tập đoàn hoa đồng liền rất phong phú. 6.1.2 Mật độ, khoảng cách Đồng tiền kép phát triển khỏe, lá rộng to nên trồng hàng kép (một luống trồng 2 hàng), khoảng cách 30 x 25cm, với khoảng cách này mật độ sẽ là 60.000 cây/ha. Trồng đóng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối thân. 6.1.3. Nước tưới Đối với cây hoa đồng tiền nên tưới nước vừa đủ, tốt nhất lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt vào giữa 2 hàng cây mỗi ngày tưới 1 - 2 giờ. 6.1.4 Bón thúc Hoa đồng tiền mẫn cảm với phân bón, phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Tuy nhiên cần bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ 1:2:2. Liều lượng phân thương phẩm bón thúc một lần cho 1 ha: 20kg đạm, 40kg lân, 40 kg kali, định kỳ 15 - 20 ngày bón 1 lần. Ngoài việc bón phân qua rễ cần phun thêm phân bón lá như Komic, Thiên Nông... 6.1.5 Ngắt bỏ lá già Hoa đồng tiền sau khi trồng 5 tháng sẽ ra hoa, khi đó sẽ có tranh chấp dinh dưỡng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu lá quá nhiều, qua tốt thì hoa ra ít hoặc chất lượng kém. Nếu ít lá hoặc lá xấu thì lá không đủ sức nuôi hoa, thiêu dinh dưỡng hoa sẽ ít hoặc cuống hoa ngắn. Vào thời kỳ ra hoa nếu bón đạm quá nhiều lá to rậm rạp, các nụ phía dưới không đủ ánh sáng sẽ trở thành "nụ ẩn". Vì vậy trong suốt quá trình sinh trưởng mỗi tháng cần định kỳ ngắt bỏ lá 52
  12. già, hạn chế sinh trưởng quá mạnh làm cho cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực được thuận lợi, đồng thời còn làm cho ruộng thông thoáng hơn, ánh sáng đầy đủ hơn và giảm được sâu bệnh. Số lá, số nụ và số cành hoa của mỗi cây cần có tỷ lệ hợp lý. Để đảm bảo cho 1 nụ phát dục bình thường, ra hoa cần phải có 5 lá công năng cung cấp dinh dưỡng. Cây trong 1 năm có 3-4 nhánh cần từ 15-20 lá công năng, có như vậy mới đảm bảo được trong 1 tháng vào lúc hoa rộ có thể được 5-6 hoa, cây 2-3 năm tuổi số lá cần có là 20-25 lá mới đảm bảo được trong 1 tháng hoa rộ có 7-8 hoa. Ngắt bỏ lá già không đơn giản là ngắt bỏ lá phía ngoài mà cần phải xem cây cụ thể để quyết định. Nói chung trước hết ngát bỏ lá bị sâu bệnh, lá vàng, căn cứ vào số lá và số nụ để tính toán số lá để lại và số lá cần ngắt bỏ. Số lá thừa cần phải ngắt bỏ trên từng nhánh của mỗi cây, trước hết ngắt bỏ lá chờm lên nhau, lá che lấp, chen chúc với nụ. Những nụ già nhiều cũng cần ngắt bỏ bớt. Số hoa để lại trên cây cũng càn xem xét cụ thể. Hoa quá nhiều tuy lãng được sản lượng nhưng do không đủ dinh dưỡng hoa nhỏ, cuống ngắn, số hoa dị dạng nhiều, tỷ lệ hoa thương phẩm ít. Nếu khi cây ra nụ cây vẫn gày yếu hoặc nụ quá nhiều thì có thể ngắt bớt nụ Ngắt nụ xấu, giữ nụ tốt, những nụ để lại cũng cần có mức độ phát triển khác nhau làm cho ra hoa theo thứ tự, đảm bảo cung ứng đều dặn cho thị trường. Mùa hè nhiệt độ cao ảnh hướng đến ra hoa, chất lượng tương đối thấp, giá cả thấp, ít người mua nên phải khống chế sự ra hoa để tích luỹ dinh dưỡng cho cây đến mùa Đông có hoa đẹp. 6.1.6 Trồng lại Hoa đồng tiền cho hoa rộ vào năm thứ hai, thứ ba, lúc này chất lượng hoa đẹp. Tuỳ theo giống khác nhau môi cây mỗi năm có thể cho 40-80 hoa, sau đó giảm dần. Nói chung trồng trong nhà ngon có thể được 4 năm thì phải trồng lại, chăm sóc tốt có thể kéo dài hơn. 6.1.7 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ - Sâu hại: Đồng tiền thường có các loại sâu hại như: Bọ phấn trắng, rệp nhảy, nhện chân tơ, nhện đỏ, bọ trĩ… Biện pháp phòng trừ chung nhất là: Vặt bỏ lá già, lá bị bệnh, nụ, hoa bị hại để tiêu hủy, làm cỏ vườn sạch sẽ, sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu bệnh. - Bệnh hại: 53
  13. Nguồn nấm là mối nguy hiểm nhất với hoa Đồng tiền, có một số bệnh như: bệnh đốm lá, phấn trắng, nấm hạch, mốc tro, thối gốc. Biện pháp phòng trừ: Tiêu độc đất trước khi trồng, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, vặt bỏ lá già, nhờ bỏ cây bị bệnh, tiêu độc đất nơi cây bị bệnh hoặc thay bằng đất khác. Sử dụng thuốc hóa học để trừ nấm bệnh (Đặng Văn Đông và cs, 2003) 6.2 Kỹ thuật trồng hoa hồng 6.2.1 Các giống phổ biến trong sản xuất Hiện nay, hồng có rất nhiều giống có nguồn gốc từ nhiều nước trên thế giới di thực vào nước ta theo 2 con đường vào Đà Lạt và vào miền Nam nước ta rồi phổ biến khắp cả nước, hoặc các Viện nghiên cứu ở miền Bắc (Viện Rau quả hoa, Viện Di truyền,...) trực tiếp nhập nội tập đoàn giống ở các nước Hà Lan, Pháp, Trung Quốc để nghiên cứu và khu vực hóa các giống có triển vọng ở các vùng trồng hoa truyền thống, và đưa vào trồng thử nghiệm ở các vùng trồng hoa theo công nghệ mới cho thu nhập cao. Những giống hồng địa phương dần bị thay thế do chúng có nhiều nhược điểm cành ngắn, hoa bé, chóng tàn như các giống hồng bạch, hồng đỏ. Những giống hồng địa phương đã bị thoái hóa tuy hiện nay phẩm chất hoa không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người trồng và người tiêu dùng về năng suất, chất lượng hoa, nhưng dù sao các giống này cũng vẫn cần được bảo tồn tính đa dạng sinh học của chúng. Các giống hoa hồng trồng phổ biến và có triển vọng hiện nay được tổng kết và trình bày qua Bảng 6.1 Bảng 6.1: Một số giống hoa hồng đang trồng phổ biến hiện nay Tên giống hoa Màu sắc hoa ĐK Đặc điểm sinh trưởng phát triển hoa (cm) 1. Đỏ Pháp Đỏ nhung 6-11 Cành ít gai, ST khỏe, thích hợp khí hậu miền Bắc 2. Đỏ Ý Đỏ tươi Hoa to Thích hợp khí hậu ở Đà Lạt, Sapa 54
  14. 3. Trắng Mỹ Trắng trong Cành dài 60-80cm, sinh trưởng khỏe, trồng được ở nhiều vùng. 4. Phấn hồng Tầu Phấn hồng Cành dài 80-100cm, nhiều cành, ít (TQ) gai, sinh trưởng khỏe, NS cao 5. VR1 Đỏ tươi Các giống này có đặc điểm sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu 6. VR2 Đỏ thẫm sâu bệnh tốt, màu sắc đẹp và hấp dẫn 7. VR6 Trắng viền đỏ 8. VR9 Trắng kem Giống hoa hồng nổi tiếng trên thế giới 9. Macolin Sargent Đỏ tươi ửng Lá xanh bóng, cuống hoa thẳng và HT hồng cứng 10. The Mac Đỏ thẫm 12 Mùi thơm ngát, sinh trưởng phát Cartney Rose HT triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, màu sắc đẹp và hấp dẫn 11. Sophia Phấn hồng 12 Cành dài 60-80cm, sinh trưởng khỏe, năng suất đạt 160-180 hoa/m2/năm. 12. Gold Emblem Vàng da cam 10 Cành dài 50-60cm, sinh trưởng khỏe, đạt 120 hoa/m2/năm. 13. White Success Trắng, nhiều 12-14 Cành dài 50-60cm, sinh trưởng cánh khỏe, ít gai 14. Black Dearl Nụ đen, tím đỏ Hoa to Hoa có mùi thơm 15. Blue Ribbon Xanh tím Hoa to Hoa có mùi thơm 16. Moon Shadow Xanh tím 10-12 Thơm đậm, cây cao 1,2m 6.2.2 Chuẩn bị đất Thời vụ: Phụ thuộc vào thời kỳ giâm hay chiết. Thời vụ giâm vào mùa xuân (tháng 2-3) và mùa thu (tháng 8-9), sau giâm 1 tháng thì hồng ra rễ và đem trồng. 55
  15. Cây hồng là cây ưa sáng, cho hoa 3-5 năm liên tục, nên chọ đất tốt, thoát nước, đất phải trảng nắng, đất hơi chua hoặc trung tính. Cày vỡ đất phơi ải cho khô, bừa cho nhỏ đất, dọn sạch cỏ, lên luống rộng 1,2- 1,5m, cao 20-25cm. Sau khi cành chiết, hom giâm ra rễ hoặc đã ra ngôi đủ tiêu chuẩn thì đem trồng. Khoảng cách trồng: Tùy thuộc giống, hồng nhung, hồng phấn cây cách cây 40-50cm mật độ khoảng 50.000cây/ha. Đối với giống hồng sinh trưởng yếu như hồng trắng, hồng cá vàng thì khoảng cách là 30-40cm mật độ 70.000cây/ha. Sau trồng cần che nắng mưa trong 7ngày, khi cây bén rễ hồi xanh không cần che. Bón lót trước trồng 7-10ngày, nếu cần trồng nhanh thì cũng phải bón trước trồng ít nhất 3 ngày. Liều lượng bón cho 1ha như sau: 30 tấn phân chuồng (15-20 tấn phân chim cút) + 300-400kg phân lân super hoặc lân nung chảy Văn Điển + 300-400kg phân KCl, nếu đất chua bón thêm 300- 400kg vôi bột (đất trồng hoa hồng cần bổ sung thêm đất phù sa hoặc than bùn). 6.2.3 Bón phân Tùy thuộc tình hình sinh trưởng của cây hoa hồng mà bón. Sau trồng 1-2 tháng tưới phân hỗn hợp sau đây: 1000kg phân hữu cơ + 150kg phân vi sinh + 100kg đạm urê + 600lít nước ngâm kỹ trước khi sử dụng ít nhất 1 tháng tưới cho 1ha hồng. 15ngày tưới 1 lần. Có thể dùng nước ngâm bã mắm rồi pha với tỷ lệ 1/10 để tưới cho hồng rất tốt. 6.2.4 Tỉa nụ, tỉa cành, cắt sửa Tạo dáng cho tán lá đẹp, cần thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh hư khô, nhánh mọc không cần thiết. Thường 15ngày cắt sửa 1 lần và cắt sao cho tán đều với cành để hoa phải có ánh sáng. Tỉa nụ: Tùy số hoa cần để lại mà tỉa nụ. Tỉa bớt các nụ để tập trung dinh dưỡng cho hoa nở to đúng vào dịp bán. Đốn phớt: Mỗi năm cần đốn phớt một lần. Đốn đau: Sau vài ba năm đốn đau một lần (chặt sâu xuống dưới gốc). Thời gian từ cắt sửa cành đến khi ra nụ và hoa được cắt là 40-50ngày. Bảo vệ cánh hoa: Khi nụ hồng đã to cần dùng giấy quấn hình tổ sâu chụp lên che giữ cho cánh hoa không bị táp bởi nắng gió và khi hoa nở thì xòe cánh rất mượt mà. 56
  16. 6.2.5 Kỹ thuật điều khiển hồng ra hoa vào dịp tết Nguyên Đán Muốn hồng có nhiều hoa trong dịp tết Nguyên Đán, vào khoảng cuối tháng 11 âm lịch tiến hành cắt đầu cành sâu xuống từ 4-6 mắt lá tính từ ngọn xuống, các cành nên có độ chênh lệch nhau không nhiều về chiều cao. Trường hợp cây hồng ít lá, cành thì tiến hành dùng cọc cột các cành phía dưới thấp xuống khoảng 30- 40ngày thì các tược mới từ gốc sẽ phát triển nhanh và cho hoa. Đối với những giống cành dài, mới ra hoa thì tiến hành cắt cành trước tết khoảng 40-45ngày. Nếu muốn tán cây thấp thì tiến hành cắt sâu xuống và thời gian ra hoa sẽ kéo dài hơn 10-15ngày nữa. 6.2.6 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trị * Sâu xanh (Helicoverpa armigera) - Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non, ở nụ hoa, đài hoa và hoa. - Biện pháp phòng trừ: Dùng biện pháp canh tác, ngoài ra có thể dùng các loại thuốc như Supracide 40 ND liều lượng 1-1,5 lít/ha (10-15ml/bình 8lít). Karate 2,5 EC, Pegasu 500 SC pha 5-7ml/ bình 8lít. * Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius) - Phá hại nặng trên lá non, nụ hoa và thường đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá. - Biện pháp phòng trừ: Dùng biện pháp canh tác, bẫy bả chua ngọt để diệt sâu trưởng thành. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc như Supracide 40 ND liều lượng 1-1,5 lít/ha (10-15ml/bình 8 lít). Karate 2,5 EC, pha 5-7ml/bình 8 lít. Đặc biệt là chế phẩm vi sinh BT bột thấm nước với liều lượng 1 kg/ha có hiệu quả cao trong việc phòng chống sâu khoang phá hại hoa. * Nhện đỏ (Techtranny chus urticae Koch) Nhện thường cư trú bề mặt dưới của lá và thường chích hút dịch bào trong mô lá hồng tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích liên kết với nhau. Khi bị nặng lá hồng có màu nâu vàng rồi khô rụng đi. Dùng thuốc trừ nhện đỏ là cần thiết, có thể dùng thuốc Pegasu 500 SC hoặc Ortus 5 SC với liều lượng 1lít/ha. * Sâu cuốn lá (Cacoecia micaceana), sâu đo xanh (Phisia sp.) và rệp: đối với các loại này có thể dùng các loại thuốc như Supracide 40 ND liều lượng 1-1,5 lít/ha (10-15ml/bình 8 lít). Karate 2,5 EC, pha 5-7ml/bình 8 lít. * Bọ cánh cứng: như bọ dừa nâu, bọ cánh cam, bọ hung, châu chấu, có thể dùng các loại thuốc như Danitol 10 EC nồng độ 5-10ml/bình phun 8 lít, liều lượng 0,5- 57
  17. 1lít/ha, Decis 2,5 EC nồng độ 0,03%. Để trừ các loại bọ xít, bọ trĩ có thể dùng thuốc PolitrinP 440 EC nồng độ 8-10 ml/bình 8lít hoặc thuốc ofatox 400 EC liều lượng 1-1,5lít/ha. * Bệnh đốm đen (Mycosphaerella rosicola) - Triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình tròn hoặc bất định, ở giữa có màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường hại trên các lá bánh tẻ, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại làm cho lá vàng và rụng hàng loạt. Đây là bệnh hại chủ yếu trên các giống hồng và hại nặng trên giống hồng vàng Đà Lạt.. - Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Mycosphaerella rosicola gây ra. - Phòng trừ: Để tránh bệnh vườn trồng hồng phải thông thoáng và không bị ngập úng, làm vệ sinh vườn thường xuyên. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc sau Score 250 ND, Zineb 80WP nồng độ 30-50g/ 10lít nước. Hoặc dùng Antracol 70 BHN liều lượng 1,5-2 kg/ha hay pha 20-50g thuốc/bình 8lít nước. * Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca paranosa var. rosae) - Triệu chứng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình dạng không nhất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, hình thành ở cả hai mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân cành nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân cành khô, nụ ít, hoa không nở, nếu bệnh nặng có thể gây chết cây. Bệnh thường gây hại trên các giống hồng Đà Lạt. - Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sphaerotheca paranosa var. rosae gây ra. - Phòng trừ: Có thể sử dụng một số loại thuốc sau Score 250 ND với liều lượng 0,2-0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha hoặc Bayfidan 250 EC với nồng độ 4ml thuốc/bình 8 lít. Lượng phun 3-5 bình/ha. * Bệnh gỉ sắt (Phragmidium) - Triệu chứng: Vết bệnh dạng ô nổi màu vàng da cam hoặc màu sắt gỉ, vết bệnh thường xuất hiện phía dưới mặt lá, mặt trên lá mô bệnh thường mất màu và có màu xanh bình thường chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm cho lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, thường bị thay đổi màu sắc, cây còi cọc - Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Phragmidium gây ra. - Phòng trừ: Dọn sạch tàn dư thực vật, sử dụng các loại thuốc sau Score 250 ND liều lượng 0,2-0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha, có thể dùng Peroxin 0,2- 0,4 %. * Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) 58
  18. - Triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ hình thành từ chồi lá, các mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh giai đoạn về sau thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti là đĩa cành của nấm gây bệnh. Gặp điều kiện ẩm ướt vết bệnh lan rộng từ 1/3-1/2 lá chét. Bệnh hường hại trên lá bánh tẻ và lá già. - Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Colletotrichum sp. gây ra. - Phòng trừ: Dùng thuốc TopsimM 70 ND với nồng độ 5-10g/8 lít nước. * Bệnh chấm xám (Pestalozia sp.) - Triệu chứng: Vết bệnh dạng hình bất định hoặc hình tròn màu xám nâu. Trên vết bệnh thường có cá điểm nhỏ li ti màu xám đen xắp xếp một cách tương đối trật tự theo đường vân đồng tâm. Vết bệnh thường lan từ mép lá của các lá chét vào trong phiến lá. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, các vết bệnh dễ thối nát và rụng. - Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Pestalozia sp. gây ra. - Phòng trừ: Dùng thuốc Daconil 500 SC pha nồng độ 0,2% hoặc Roval 50 WP với nồng độ 0,15%. * Bệnh đốm vòng (Cercospora rosae) - Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh thường hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già, nhiều vết chi chít làm lá vàng, chóng rụng. - Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Cercospora rosae gây ra. - Phòng trừ: Dùng thuốc đặc hiệu TopsimM 70WP và Score 250 ND. * Bệnh đốm vòng (Alternaria rosae) - Triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục, màu đen, trên vết bệnh có các vân đồng tâm khá rõ. Khi gặp thời tiết ẩm ướt, ấm áp trên vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu đen gồm cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Bệnh thường hại trên các lá già và lá bánh tẻ, làm lá vàng dễ khô rụng. - Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Alternaria rosae gây ra. - Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc chống nấm kể trên. Ngoài các bệnh hại trên, cây hoa hồng còn bị các bệnh hại do vi khuẩn và bệnh khảm vàng lá do virus gây ra. Bên cạnh đó cây hoa hồng cũng mắc phải một số bệnh sinh lý do điều kiện thời tiết bất lợi gây ra 59
  19. 6.3 Kỹ thuật trồng hoa lay ơn (Glasdiolus communis Lindl) 6.3.1 Giống - Lay ơn phấn hồng: Cao và lùn - Lay ơn đơn trắng, đơn tím, đơn vàng, đơn cá vàng và đơn đỏ - Lay ơn gạch và lay ơn san hô - Các loại lay ơn mới. 6.3.2 Chuẩn bị đất Tùy theo cách trồng mà người ta có thể lên luống hàng đơn hay hàng kép. Thông thường để thuận tiện cho chăm sóc người ta thường trồng hàng đơn. Tùy thuộc kích thước củ, tuổi sinh lý củ (năm đầu hay năm thứ 2, 3) mà bố trí khoảng cách khác nhau. Sau đây là mật độ, khoảng cách phổ biến nhất: - Chiều rộng luống 0,9-1,0m, rãnh luống đi lại chăm sóc rộng 0,45m - Khoảng cách: Hàng cách hàng 25-30cm, cây cách cây 15-20cm. Với khoảng cách này mật độ trồng 17-27 củ/m2 (kể cả giống dự phòng 20-30 củ/m2) - Rạch hàng: Dùng cuốc rạch hàng theo chiều ngang của luống theo các khoảng cách hàng như trên, độ sâu của rạch 10-15cm. - Nếu trồng theo hàng kép chiều rộng luống thường 1,6m, rãnh luống 0,45m. Đánh rạch theo chiều dọc của luống, hai hàng đơn cách nhau 0,3m, hai hàng kép cách nhau 0,6m. Như vậy một luống rạch 4 hàng, cách này khó chăm sóc hơn. 6.3.3 Tưới nước - Khi khô hạn cây sinh trưởng kém dẫn đến chất lượng hoa giảm, do đó phải thường xuyên giữ đất ẩm 70-75%. Thường thì cứ 1-2ngày tưới 1 lần. - Sau trồng 7-10 ngày mầm hoa mọc khỏi mặt đất, thường 1củ giống cho một mầm nhưng cũng có củ cho 2-3 mầm. Sau trồng 20-25 ngày, loại bỏ bớt mầm, mỗi củ chỉ để 1mầm. Khi tỉa, một tay ấn chặt gốc, một tay tỉa mầm, không để long gốc cây. 6.3.4 - Lượng phân bón + Phân hữu cơ hoai mục (phân bắc, phân chuồng, phân gia súc, gia cầm, xác cá mắm,...đã được ủ hoai mục: 15-20 tấn/ha (1,5-2,0 kg/m2). 60
  20. + Phân vô cơ: 700-800kg urê + 500-700kg super lân + 100-200kg kali clorua/ha (0,07-0,08kg urê + 0,05-0,07kg super lân + 0,01-0.02kg kali clorua/m2): + Các loại phân vi lượng có chứa Cu, Co, Mg, Mn,.. và nước tiểu. Lưu ý: Không được dùng phân hữu cơ tươi để bón kể cả bón lót và bón thúc - Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + 3/4 lượng lân + 1/10 lượng đạm urê + 1/10 lượng kali clorua. Bón lót trước trồng 7-10ngày, muộn nhất là trước trồng 3ngày. Rắc đều các loại phân trên mặt luống sau đó xới qua một lần rồi mới đánh rạch. + Bón thúc: 1/4 lượng lân còn lại cho vào hố đựng nước tiểu ngâm. Sau khi cây được khoảng trên dưới 2lá bón thúc lần 1 và 15-20ngày bón thúc lần 2 khi cây được khoảng trên dưới 4lá, có thể hòa loãng nước tiểu có ngâm lân để tưới. Bón thúc đợt 1: 1/10 lượng urê + 1/10 lượng KCl, hòa nước để tưới. Bón thúc đợt 2: 2/10 lượng urê + 2/10 lượng KCl, hòa nước để tưới. Sau đó: Cứ như vậy 10-12 ngày bón thúc một lần, bón hết lượng phân còn lại. Ngoài ra muốn nâng cao năng suất và chất lượng hoa cũng như chất lượng củ giống, cần thiết phải sử dụng phân vi lượng, có thể bón trực tiếp qua đất hoặc phun qua lá. Cây hoa lay ơn có lá mọc thẳng, trên bề mặt có lớp phấn sáp do vậy khi phun phân qua lá nên hòa thêm chất bám dính. Một số loại phân bón lá có hiệu quả như Komix loại chuyên phun cho hoa. Đặc biệt hai loại phân: Spray-N-Grow và Bills perfect fertilizer của Mỹ có hiệu quả rất tốt. Các giống ngắn ngày lượng đạm thường dùng ít hơn (20-25kg/sào/vụ), các giống dài ngày (28-30 kg/sào/vụ). 6.3.5 Vun xới Khi cây được 3 lá tiến hành vun đợt 1. Sau khi cây cao 0,4-0,5m tiến hành vun đợt 2, đợt vun này cần vun cao để chống đổ cho cây. Qua 2 lần vun lớp đất phủ trên mặt luống cao 7-12cm. ở những nơi lộng gió hoặc các giống cao cần cắm cọc hay căng dây chống đổ cho cây. 6.3.6 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trị 61
nguon tai.lieu . vn