Xem mẫu

  1. Chương 3 SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Giới thiệu: Qua bài này người học nắm được thuốc kỹ thuật như thế nào và các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo thực vật, phương pháp phun hay rãi thuốc như thế nào của từng loại thuốc. Mục tiêu: Kiến thức: - Trình bày được cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn. Kỹ năng: - Tính được hiệu quả của thuốc, tính liều lượng nồng độ thuốc để sử dụng. Sử dụng được thuốc bảo vệ thực vật theo 4 đúng Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chú ý an toàn lao động và tác phong công nghiệp 1. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV 1.1. Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết Dịch hại (pest) chỉ có thể gây hại cây trồng khi chúng phát triển tới mức độ nhất định, dưới mức độ đó chưa cần phải phun thuốc. Tốt nhất là sử dụng thuốc theo ngưỡng gây hại hoặc ngưỡng kinh tế. Ngưỡng gây hại là mức độ của dịch hại bắt đầu làm tổn hại đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng. Ngưỡng kinh tế là mức độ dịch hại mà khi tiến hành các biện pháp phòng trừ thì chi phí bỏ ra phải ít hơn hoặc bằng hoặc bằng với giá trị sản phẩm thu lại được do kết quả của việc phòng trừ. Ngưỡng gây hại thường thấp hơn ngưỡng kinh tế, khi phòng trừ theo ngưỡng gây hại thường ít chú ý đến hiệu quả kinh tế. 1.2. Áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tác 4 đúng  Đúng thuốc: chọn sử dụng loại thuốc có hiệu quả cao với loài dịch hại cần trừ, ít độc hại đối với người, môi trường và thiên địch.  Đúng lúc: sử dụng thuốc khi dịch hại phát triển tới ngưỡng hoặc gần tới ngưỡng gây hại, khi sâu đang còn nhỏ tuổi dễ bị tiêu diệt hoặc dịch bệnh chưa bùng phát.  Đúng liều lượng và nồng độ 46
  2. Liều lượng: là lượng thuốc ít nhất cần dùng cho một đơn vị diện tích để tiêu diệt dịch hại xuống mức thấp nhất, không gây hại cho cây trồng, tính bằng lít, kg thuốc thành phẩm hoặc thuốc nguyên chất cho 1 ha. Nồng độ là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun lên cây, tính bằng % hay ml, gram thuốc thành phẩm trong 1 bình phun hoặc 10 lít nước. Nồng độ được tính trên cơ sở liều lượng thuốc cần dùng và lượng nước cần phun.  Đúng cách Cần phun rãi đều và chú ý những chỗ sâu bệnh tập trung nhiều (rầy nâu, bệnh khô vằn thường ở phía gốc lúa, nhện đỏ ở mặt dưới lá). Thuốc dùng để rải xuống đất. 1.3. Dùng hổn hợp thuốc Là pha chung 2 hay nhiều loại thuốc trong một bình phun. Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn. Trong thực tế, nhiều khi phải hỗn hợp các thuốc với nhau hay sử dụng các thuốc hỗn hợp có sẵn. Hỗn hợp các thuốc có nhiều ưu điểm: Cải thiện được lý tính và nâng cao hoạt tính sinh học của thuốc. Mở rộng phổ tác động để diệt nhiều đối tượng cần phòng trừ cùng xuất hiện. Phát huy được ưu điểm, khắc phục những nhược điểm riêng của từng loại thuốc. Giảm được công phun thuốc. Trong một số trường hợp, các thuốc trừ sâu bệnh còn được hỗn hợp với phân hoá học, để vừa phòng trừ sâu bệnh lại vừa có khả năng sinh trưởng cho cây trồng. Nguyên tắc: Khi hỗn hợp, phải giữ nguyên nồng độ thuốc khi dùng riêng. Trong trường hợp biết chắc, khi hỗn hợp các thuốc sẽ xảy ra hiện tượng hợp lực nâng cao tiềm thế, thì có thể hỗn hợp ở nồng độ thấp hơn so với từng nồng độ dùng đơn. Có nhiều loại thuốc được hỗn hợp sẵn, bán trên thị trường. Nhưng trong nhiều trường hợp, căn cứ vào tình hình dịch hại và yêu cầu sử dụng, phải tự gia công lấy hỗn hợp.Trong trường hợp này phải tra cứu bảng khả năng hỗn hợp các thuốc để lựa chọn khả năng hỗn hợp: Các thuốc có thể hỗn hợp được. Khi hỗn hợp xong phải dùng ngay: nếu để lâu, các thuốc sẽ phá nhau. Không được hỗn hợp với nhau: Các thuốc định hỗn hợp có đặc tính đối kháng nhau, về hoá học hay sinh học nên khi hỗn hợp các thuốc phá nhau. 47
  3. Khi hỗn hợp sai các thuốc sẽ gây những tác động đối kháng trên cơ thể dịch hại do tác động sinh lý trái ngược nhau của các thuốc và làm giảm hiệu lực thuốc. Vì vậy, chỉ nên hỗn hợp các thuốc khi hiểu rõ đặc tính của từng loại thuốc.  Lưu ý: Thuốc sau khi pha chung phải sử dụng ngay Thuốc BVTV hiện nay có thể pha chung với phân bón lá và cũng phun ngay Riêng thuốc trừ cỏ không được pha chung với nhau hoặc một số loại thuốc trừ sâu bệnh nếu không có hướng dẫn ghi trên nhãn. 1.4. Sử dụng luân phiên thuốc: là thay đổi loại thuốc giữa các lần phun khi phòng trừ cùng một đối tượng sâu bệnh hoặc cỏ. Mục đích chính là ngăn ngừa sự hình thành tính kháng thuốc của dịch hại. 1.5. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống quản lý tổng hợp: gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, đảm bảo yêu cầu phân bón và nước hích hợp, tận dụng các biện pháp thủ công (bẩy bã, bắt bằng tay…). Khi dùng thuốc phải chú ý bảo vệ thiên địch. 2. Các phương pháp sử dụng thuốc Tùy theo dạng thuốc mà ta có những phương pháp sử dụng khác nhau 2.1. Dạng thuốc nước (dung dịch, nhũ dầu), thuốc bột thấm nước, hoặc bột hòa tan dùng hòa với nước để phun lên cây: Phun mưa:giọt thuốc nước phun ra có đường kính 150-300µ (micron=1/1000mm). Tất cả các kiểu bơm phun thuốc nước, bơm tay đều có thể dùng để phun mưa. Phun sương: giọt thuốc nước phun ra có đường kính 50- 150µ. Chỉ có các loại bơm có động cơ mới phun sương được. Phun mù: giọt nước thuốc khoảng 50-60µ. Dùng bơm động cơ có cấu kiện phun mù mới phun được. 2.2. Dạng hạt thô và dạng thuốc bột: sử dụng đơn giản và ít tốn công hơn nhưng lượng thuốc dùng cao hơn 1,5-3 lấn so với phương pháp phun thuốc nước. 3. Các phương tiện phun rải thuốc 3.1. Các loại bơm thuốc nước: Bơm tay: loại bơm dùng tay để tạo áp lực. Bơm gồm 3 bộ phận chính là bình dựng nước thuốc, bộ phận tạo áp suất và vòi phun. Vòi phun gồm ống dẫn nước 48
  4. thuốc, van đóng mở và đầu vòi phun. Bơm tay có công suất phun trung bình 1,0- 1,5 l/phút, giọt nước thuốc phun ra dưới dạng phun mưa. Độ phun xa từ đầu vòi phun trung bình 2-3m. Bơm động cơ: là loại bơm dùng động cơ tạo áp lực, gồm 4 bộ phân chính là động cơ, bộ phận tạo áp lực, bình chứa thuốc và vòi phun. Có 2 phương pháp tạo áp lực là áp lực gió và áp lực đẩy. Bơm động cơ có thể dùng phun mưa, phun sương hoặc phun mù tùy loại vòi phun và cường độ áp lực. Loại bơm động cơ đeo vai có bình chứa nước thuốc từ 10-20 lít, công suất phun 2-3 lít/phút (phun sương), độ phun xa 7-10m. Loại nàu thường dùng áp lực gió. Loại bơm động cơ kèm bình chứa thuốc có dung tích lớn và công suất phun lớn, phải dùng máy di chuyển. Loại này thường dùng áp lực đẩy. 3.2. Bơm thuốc bột Bơm thuốc bột loại quay tay đeo vai, gồm 3 bộ phận chính là cánh quạt, bình chứa thuốc và vòi phun. Dùng tay quay cánh quạt tạo gió đẩy hạt thuốc ra ngoài. Bơm động cơ phun thuốc nước có thể lắp bình chứa thuốc bột và vòi phun bột. 4. Các biện pháp an toàn, hiệu quả và sơ cấp cứu ngộ độc khi sử dụng thuốc BVTV 4.1. An toàn và hiệu quả Sử dụng thuốc BVTV đúng sẽ không gây hại cho môi sinh môi trường mà còn đem lại hiệu quả cao, ổn định năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu dùng sai sẽ gây tác hại cho người, môi sinh và môi trường sống. Vì vậy, mục tiêu của việc dùng thuốc BVTV trên đồng ruộng gồm hai mặt không thể tách rời là : Tăng cường hiệu lực của thuốc BVTV để đẩy lùi tác hại của dịch hại. Hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng xấu của thuốc BVTV đến con người, cây trồng, môi sinh và môi trường. Cần hiểu biết thấu đáo và tận dụng triệt để hiệu quả mối quan hệ qua lại giữa Thuốc BVTV - Dịch hại - Ngoại cảnh, có nghĩa là sử dụng tốt tính chọn lọc sinh lý, sinh thái; Hiểu tập tính của dịch hại; Cải tiến phương pháp dùng thuốc để thuốc BVTV phát huy hiệu quả trừ dịch hại tối đa, hạn chế thấp nhất hậu quả xấu của thuốc gây ra cho môi sinh, môi trường. Hai biện pháp chính để đạt được mục tiêu trên là: 49
  5. Thực hiện phòng trừ tổng hợp (IPM) đối với mọi loài dịch hại trên các loại cây trồng và chỉ dùng biện pháp hoá học như biện pháp cuối cùng, khi các biện pháp phòng trừ khác đã được áp dụng, nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. Sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý với nội dung cơ bản gồm: + Lựa chọn bộ thuốc thích hợp + Giảm qui mô dùng thuốc: thông qua việc áp dụng ngưỡng kinh tế động, trên cơ sở xem xét toàn bộ các yếu tố môi trường sinh thái (cây trồng, dịch hại, ngoại cảnh và ký sinh thiên địch). Lập bảng phân tích đời sống trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm sinh học, sinh thái học của dịch hại và thiên địch. + Sử dụng thuốc đúng kỹ thuật + Cải tiến và đa dạng hoá công cụ dùng thuốc 4.2. Các biện pháp an toàn  Vận chuyển Không vận chuyển thuốc BVTV chung với lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc và đồ gia dụng, không để cùng với chỗ ngồi của hành khách. Kiểm tra sàn xe trước khi xếp thuốc lên xe xem có đầu đinh làm rách bao bì thuốc, xếp thùng thuốc nặng xuống dưới. Thuốc bị rò rỉ ra sàn xe cần rửa ngay. 4.3. Bảo quản - Không bảo quản quá lâu về thuốc sâu bệnh - Không đựng thuốc trong các bao bì đựng thực phẩm - Cất giữ thuốc trong bao bì kín, để nơi khô, thoáng và mát, xa bếp ăn, xa nơi để lương thực, thực phẩm, xa chuồng gia súc, xa trẻ em. - Cửa hàng bán thuốc BVTV phải có kho chứa thuốc riêng, xa nơi dân cư tập trung, xa nguồn nước sinh hoạt. 4.4. Chuyên chở thuốc - Trước khi rời khỏi cửa hàng phải kiểm tra sự rò rỉ của thuốc, phải gói buộc cẩn thận, hỏi người bán thuốc các biện pháp phải làm nếu thuốc bị đổ bể. - Không chuyên chở thuốc BVTV chung với những chất dễ cháy nổ, lương thực, thực phẩm, vật dụng của trẻ em. 50
  6. - Hạn chế chuyên chở thuốc bằng các phương tiện chật hẹp vì dễ gây ngộ độc cho người đi cùng và môi trường. 4.5. Cất giữ thuốc - Thuốc BVTV mua đủ sử dụng, không mua dư thừa nhiều - Cất giữ thuốc nơi riêng biệt không để gần gia súc, lương thực - thực phẩm, người không có trách nhiệm. - Nơi cất giữ thuốc không đặt trên gió, có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, không gần giếng ăn hoặc kênh rạch, không dột mưa. - Luôn kiểm tra nơi cất giữ thuốc, không để thuốc đổ vỡ, rò rỉ, nếu xãy ra phải dọn sạch sẽ ngay. 4.6. Cân đong và pha thuốc - Cần mang đủ đồ bảo hộ lao động khi cân đong và pha thuốc. - Đọc kỹ hướng dẫn ghi trên nhãn và tờ bướm để biết rõ liều lượng pha và các thông tin khác. - Chuẩn bị dụng cụ cân đong, những dụng cụ cần được đánh dấu riêng. - Kiểm tra cần phun, cẩn thận khi mở nắp chai tránh tung tóe thuốc, tránh cân đong nơi trẻ em đùa giỡn. - Cân đong chính xác lượng thuốc cần dùng. - Không cân đong, pha thuốc, rửa bình bơm gần nơi giếng nước, ao hồ hoặc kênh mương. 4.7. Tiêu hủy thuốc và bao bì chứa thuốc - Nếu là bao bì giấy thì nên bỏ vào hố rồi đốt. Nếu bằng nhựa mà trên nhãn có chỉ dẫn là không được đốt thì phải đập vỡ, đâm thủng rồi chôn xuống đất. - Nếu làm bằng vật liệu không cháy thì đâm thủng rồi chôn xuống đất. 4.8. Sử dụng thuốc - Người đang mệt mỏi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được làm việc với thuốc. - Khi sử dụng thuốc phải mang dụng cụ bảo hộ lao động như đeo kính, mang găng tay, đội nón, mang khẩu trang, mặc áo dài tay. Không dùng tay trần để khuấy trộn trực tiếp hoặc rải thuốc. - Kiểm tra kỷ bình phun thuốc trước khi sử dụng, không để rò rỉ nước thuốc 51
  7. - Không phun thuốc khi trời có gió to hoặc nắng nóng quá - Không phun thuốc ngước chiều gió, không ăn uống hay hút thuốc lá khi phun thuốc BVTV. - Phun thuốc xong phải thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ - Không đổ nước thuốc thừa hoặc rửa bình bơm, dụng cụ pha thuốc xuống nguồn nước dùng sinh hoạt và nuôi cá. - Không dùng bao bì đựng thuốc để đựng thực phẩm hoặc làm việc khác. - Đảm bảo thời gian cách ly 5. Các triệu chứng bị độc do thuốc trừ sâu đối với người 5.1. Các đường xâm nhập thuốc bảo vệ thực vật: - Nuốt phải thuốc - Hít phải thuốc - Dính vào da - Trong đó nuốt phải thuốc là dễ bị trúng độc nhất và dính vào da là rất phổ biến 5.2. Triệu chứng bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật - Biểu hiện chung: mệt mỏi, yếu sức, khó chịu, toàn thân phờ phạc, nóng sốt hoặc rét lạnh - Da: ngứa, nóng rát, mẩn đỏ, viêm, đổ mồ hôi nhiều, xạm hoặc tái xanh - Mắt ngứa, viêm đỏ, chảy nước mắt, mờ và nhìn không rõ, có trường hợp đồng tử bị co hoặc giản - Hệ tiêu hóa: miệng và họng bị nóng, ra nhiều nước dãi, buồn nô, ói mửa, đau bụng, co thắt dạ dày, tiêu chảy. - Hệ thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, cử động rối loạn, cơ bắp co giật, bồn chồn, đi lảo đảo, nói đớ lưỡi, bất tỉnh. - Hệ hô hấp: hắt hơi, chảy nước mũi, ho đau ngực, khó thở, khò khè 5.3. Các biện pháp sơ cứu - Đọc kỹ nhãn về phòng chống độc và một số đồ dùng cần thiết khi cấp cứu - Đưa người bị nhiễm độc ra khỏi nơi có thuốc, cỡi đồ nhiễm thuốc và rửa sạch vùng da nhiễm thuốc bằng xà bông hoặc giấy thấm lau nhẹ - Gây nôn nếu nạn nhân còn tỉnh táo và nhãn thuốc cho phép 52
  8. - Đặc nạn nhân nằm ổ định, giữ ấm nếu thấy lạnh. Trường hợp nạn nhân nóng quá cần lau bằng khăn lạnh nếu nạn nhân còn nóng sốt. - Theo dõi nhịp thở, nếu ngừng thở thì làm hô hấp nhân tạo, phải kiên trì đến khi nạn nhân thở lại bình thường - Không cho uống sữa, chỉ cho uống nước đun sôi để nguội hoặc nước trà đường. - Tuyệt đối không cho hút thuốc, uống rượu khi phun thuốc - Đưa nạn nhân đến y, bác sĩ gần nhất và mang theo nhãn thuốc để nhân viên y tế chẩn đoán kịp thời. 5.4. Chữa trị Nguyên tắc chung Rửa sạch da và mắt. Trong vòng 24 giờ nếu nuốt phải thuốc, có thể rửa ruột bằng sirop ipecacuanha (15ml trong 300ml nước), nếu cần có thể rửa lại sau 30 phút. Không dùng cách này nếu bệnh nhân bị hôn mê, nếu hô hấp yếu cho thở oxy. Nếu đã biết chất độc thì dùng chất giải độc. Nếu chưa biết chất gì thì cho uống than hoạt tính (30gr trong 100ml nước). Có thể cho uống thuốc tẩy ruột như sodium hoặc magnesium sulfate (200gr trong 300ml nước). Tiếp tục theo dõi và đưa đến bệnh viện. 6. Quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật Pháp lệnh bảo vệ và kiểm nghiệm thực vật Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội. Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 14 pt, Font color: Text 1 Nghị định 58/2002/NĐCP ngày 03/6/2002 của chính phủ về hướng dẫn thi Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 14 pt, Font color: Text 1 hành pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch Thực vật. Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 14 pt, Not Italic, Font color: Text 1 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành qui định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT đều ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng trong nông nghiệp ở VN, các thuốc đăng ký bổ sung vào danh mục. 53
  9. 7. Một số qui định cụ thể phải tuân theo 7.1. Những người sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV không mua bán thuốc đựng trong các bao bì không đúng qui cách: Bao bì (chai thuốc, bao gói thuốc...) phải kín, khó bị hư hỏng trong lưu thông và vận chuyển, bốc dỡ, cất giữ, có nhãn rõ ràng, không rách bẩn với đầy đủ thông tin cần thiết, cụ thể. 7.2. Thuốc cấm sử dụng và hạn chế sử dụng Trên thế giới và ở nước ta đã có qui định cấm sử dụng hoặc sử dụng hạn chế các loại thuốc có khả năng tích lũy lâu trong cơ thể, gây đột biến tế bào hoặc có độ độc cấp tính cao. Mỗi loại thuốc hạn chế sử dụng có những qui định riêng. Thuốc hạn chế sử dụng là loại thuốc chỉ sử dụng khi dịch hại bùng phát, chưa có loại thuốc nào thay thế bắt buộc phải sử dụng chúng để dập dịch. Trường hợp này phải tuân theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật địa phương. 7.3. Trách nhiệm người kinh doanh thuốc BVTV  Phải đăng ký kinh doanh thuốc BVTV. Phải liên hệ với cơ quan chuyên ngành địa phương để có danh mục các thuốc cấm, thuốc hạn chế và thuốc sử dụng ở Việt nam và nghiêm chỉnh thực hiện qui định của nhà nước.  Có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV. Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật công ty/ cửa hàng phải có trình độ từ trung cấp nông nghiệp trở lên.  Có cửa hàng bán thuốc, kho chứa thuốc và có trang thiết bị cần thiết để bảo đản an toàn cho người , môi trường ; phòng chống cháy nổ theo qui định của nhà nước.  Người bán hàng phải có đủ sức khoẻ và cần có trình độ chuyên môn, khuyến cáo nông dân mua đúng thuốc, dùng đúng kỹ thuật, đọc và hiểu được nhãn.  Tuyệt đối không mua bán những thuốc BVTV bị cấm, thuốc giả, kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc ngoài danh mục, thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, nhãn không rõ ràng hoặc không nhãn và những thuốc trên bao bì không ghi đầy đủ rõ ràng về cách sử dụng.  Không lưu trữ, bày bán, không mua bán các loại thuốc BVTV đựng trong các vỏ chứa không phải chai gói chuyên dụng đựng thuốc BVTV hay trong các ống thuỷ tinh dễ vỡ, những chai bịch thuốc đã bị hư hỏng.  Không bày bán thuốc không nhãn, nhãn bị mờ, bẩn, nhãn mang tiếng nước ngoài, nhãn không ghi đầy đủ nội dung theo qui định của nhà nước. Người bán 54
  10. phải thường xuyên tìm hiểu các mặt hàng mình có để giới thiệu cho người mua để mua được hàng đúng yêu cầu, nắm vững cách sử dụng an toàn có hiệu quả.  Không được tự ý sang chai, đóng gói lẻ, từ gói lớn sang gói nhỏ.  Khi bán những thuốc BVTV bị hạn chế sử dụng, cần cung cấp cho người mua những điều hạn chế cụ thể với từng loại thuốc. 7.4. Trách nhiệm người mua thuốc BVTV  Chỉ mua những thuốc đựng trong chai lọ bao gói còn nguyên. Không mua thuốc ở những cửa hàng không đăng ký kinh doanh thuốc.  Tính lượng thuốc cần để mua đúng lượng để tránh phải lưu trữ thuốc ở nhà. Nên liên kết cùng nhau dùng để mua những bao bì chứa lượng thuốc lớn.  Không tự thay đổi bao bì trong quá trình lưu trữ.  Khi dùng các thuốc hạn chế sử dụng, cần nắm vững phạm vi sử dụng thuốc đó (loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng; trên những khu vực và cách dùng). 7.5. Xử lý đổ vỡ trong khi vận chuyển, bảo quản thuốc BVTV Nếu thuốc bị đổ ra đất, sàn xe: Tuyệt đối không dùng nước để rửa. Dùng đất bột, vôi bột, mùn cưa bao quanh khu vực rò rỉ, thấm hết thuốc, nạo sạch lớp đất thấm thuốc, dọn sạch cho vào túi nhựa rồi chôn. Ngăn trẻ em, người không có phận sự vào nơi thuốc bị đổ. Thường xuyên kiểm tra chai lọ đựng thuốc. Nếu thấy chai rò rỉ, túi thuốc bị vỡ cần cho các chai túi ấy vào túi nhựa để tiện di chuyển, xử lý. 8. THỰC HÀNH 8.1 KỸ THUẬT PHUN THUỐC BVTV, AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN ĐỒNG RUỘNG (KẾT HỢP TÍNH TOÁN) Mục đích Thực hành phun thuốc và xem ảnh hưởng của thuốc đối với người phun thuốc 8.2. Mục đích yêu cầu - Giúp sinh viên có kỹ thuật phun thuốc trừ dịch hại ngoài đồng ruộng - Giúp sinh viên có kỹ thuật trang bị bảo hộ lao động khi phun thuốc - Yêu cầu học viên phải nắm các thao tác kỹ thuật và nguyên tắc sử dụng bình phun thuốc 8.3. Nguyên, vật liệu, dụng cụ thực hành 55
  11. - Bình phun thuốc trừ dịch hại đeo vai - Khẩu trang, kiếng đeo mắt - Quần áo bảo hộ lao động - Phẩm màu hoặc thuốc trừ dịch hại - Xô đựng nước, que khuấy, ống đong 8.4. Phương pháp thực hiện 8.4.1. Nhận dạng đối tượng gây hại và xác định hướng gió, môi trường xung quanh - Quan sát dịch hại: nhận dạng và xem đặc tính gây hại của đối tượng để có biện pháp ngăn chặn thích hợp. - Chọn loại thuốc thích hợp - Kiểm tra giai đoạn phát triển của cây trồng - Xác định hướng gió và môi trường 8.4.2. Pha chế thuốc trừ dịch hại hoặc phẩm màu: Dung dịch đổ vào bình phun phải có lưới lọc nước để tránh nghẹt vòi phun 8.4.3. Mặc quần áo bảo hộ lao động: đeo kính và đeo khẩu trang, đội nón 8.4.4. Thực hành phun thuốc lên cây trồng - Phun thuốc xuôi theo chiều gió: người đi phun luôn luôn đứng trên gió, vòi phun đưa về dưới gió. Bán kính vòi phun lớn nhất là 3m (phun mang vai), 5m đối với phun có động cơ mang vai. - Phun ngược chiều gió: người đi phun đứng dưới gió, vòi phun đưa trên gió. - Kiểm tra sự bám dính của thuốc (màu) lên quần áo bảo hộ, khẩu trang và so sánh hiệu quả của biện pháp kỹ thuật phun thuốc. Thực hành: - Pha chế và phun thuốc sau đó xem ảnh hưởng của thuốc đối với người phun thuốc 56
  12. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Phân loại thuốc trừ dịch hại theo phương pháp thẩm thấu và đặc tính tác dụng? Câu 2: Hiểu thế nào về sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể côn trùng? Câu 3: Ngộ độc thuốc trừ sâu trong các bếp ăn tập thể do những nguyên nhân nào gây nên? Câu 4: Sơ cấp cứu khi bị ngộ độc thuốc BVTV? Câu 5: Nêu những qui đinh sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV không mua bán thuốc đựng trong các bao bì không đúng qui cách ? 57
  13. Chương 4 THUỐC TRỪ DỊCH HẠI Giới thiệu: Qua bài này giúp người học nấm được những loại thuốc cơ bản về các phòng trị sâu, bệnh hại hay do ốc, tuyến trùng gây hại. Mục tiêu: Kiến thức: - Biết cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật lên dịch hại, tính kháng thuốc của dịch hại, biện pháp quản lý dịch hại cây trồng bằng thuốc bảo vệ thực vật Kỹ năng: - Xác định được thời điểm xử lý thuốc bảo vệ thực vật hợp lý dựa vào mức độ gây hại của dịch hại cây trồng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chú ý an toàn lao động và tác phong công nghiệp 1. Thuốc trừ sâu (Insecticides): Thuốc trừ sâu (theo AAPCO) gồm các chất hay hỗn hợp các chất có nguồn gốc hoá học (vô cơ, hữu cơ), thảo mộc, sinh học, có tác dụng loại trừ, tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Các loại thuốc trừ sâu có tác động vị độc, tiếp xúc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu, có thể hấp dẫn, xua đuổi, gây ngán, triệt sản, điều hoà sinh trưởng... Ngoài ra, một số thuốc trừ sâu còn có hiệu lực trừ nhện hại cây trồng. Các thuốc trừ sâu phổ tác động hẹp mang tính chọn lọc, ít gây hại đến côn trùng có ích và thiên địch; thuốc trừ sâu phổ rộng, có thể diệt được nhiều loài sâu hại khác. Căn cứ vào nguồn gốc, các thuốc trừ sâu có thể chia thành nhiều nhóm: clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamate, pyrethroit tổng hợp, thuốc thảo mộc, xông hơi, vi sinh...Các thuốc trừ sâu cũng được phân loại theo cơ chế tác động của côn trùng hoặc theo phương pháp xử lý. 1.1. Thuốc trừ sâu vô cơ 58
  14. Từ cuối thế kỷ 19 đến khoảng 40 năm đầu của thế kỷ 20, thuốc trừ sâu vô cơ (hợp chất Asen, Flo, Bari clorua...) giữ vai trò quan trọng trong phòng trừ sâu hại. Thuốc trừ sâu vô cơ còn được dùng trừ chuột, hoặc diệt cỏ dại. Ðặc tính chung của các thuốc trong nhóm là:  Thuốc trừ sâu và trừ chuột vị độc, tiếp xúc; tác động nhanh đến sinh vật.  Rất độc với người, động vật máu nóng; tồn lưu lâu và tích luỹ trong môi trường; dễ gây hại cho thực vật và quần thể vi sinh vật trong đất. Các thuốc trong nhóm có:  Các hợp chất chứa asen dễ tan (asen trắng As203, các asenit natri và canxi) và khó tan (asenat chì, asenat canxi, chất lục pari).  Các hợp chất chứa flo như các florua (natriflorua, aluminium florua, bariflorua) và silicofluorua, tác dụng vị độc. Tác động đến sinh vật chậm hơn các hợp chất asen. Flo có thể gây chứng loãng xương cho động vật.  Các thuốc chứa cyanit, thuỷ ngân: rất độc với động vật máu nóng và môi trường. 1.2. Thuốc trừ sâu clo hữu cơ Việc phát hiện đặc tính diệt sâu của DDT (Paul Muller, 1939) đã mở ra một kỷ nguyên mới trong việc phòng chống sâu hại. Từ đó đến những năm 1960, nhóm các thuốc trừ sâu clo hữu cơ được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Công thức hóa học có chứa Cl, C, H, O, S…Các thuốc trong nhóm có các đặc điểm: Tác động đến sâu hại bằng con đường tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và xông hơi. Tác động đến côn trùng chậm. Phổ tác động rộng, một số còn diệt được cả nhện hại cây (Dicofol). Các thuốc clo hữu cơ là những chất độc tế bào thần kinh. LD50 = 113mg/kg Các hợp chất trong nhóm có độ độc trung bình đến rất độc đối với động vật máu nóng. Rất độc đối với cá. An toàn đối với cây, thậm chí còn kích thích cây sinh trưởng. Nhược điểm lớn nhất của các hợp chất trong nhóm này là có tính hoá học bền, nên lưu tồn lâu trong môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Một số thuốc trong nhóm có khả năng tích luỹ trong cơ thể động vật nhất là các mô mỡ, mô sữa, gây trúng độc mãn tính cho người và động vật máu nóng, gây hiện tượng chống thuốc, ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh học, gây hại cho côn trùng có ích. Hiện thuốc bị cấm sử dụng. Thuốc trừ sâu clo hữu cơ được chia thành các nhóm nhỏ: 59
  15. Diphenyl aliphatic (DDT và những hợp chất tương tự DDT) Phổ rộng, hiệu lực dài; tác động đến côn trùng chậm. DDT (Dichlodiphenyl trichloetan) dạng chế phẩm thường gặp là 30ND, 75BHN, 10BR, 5H. Tên hóa học:1,1,1- trichloro-2,2 bis (p-chlorophenyl) ethane. Cấu trúc hóa học: H H C Cl CCl3 Riêng Dicofon có tác dụng trừ nhện. Ðây là sản phẩm duy nhất trong nhóm clo hữu cơ còn được dùng ở Việt nam, nhưng nằm trong danh mục hạn chế sử dụng. Hexa cloxyclo hexan (666, HCH hoặc Benzen hexa chlorit (BHC)), công thức hóa học: C6H6Cl6 là hỗn hợp của 8 đồng phân không gian, trong đó đồng phân gama có tính độc đối với côn trùng mạnh nhất. Lindane là thuốc kỹ thuật chứa 9,99% gama 666. Trong cơ thể côn trùng, 666 phá huỷ hệ thần kinh trung ương. Cấu trúc hóa học: Cl Cl Cl Cl Cl Cl  Tính chất hóa học: BHC rất bền vững trong điều kiện bình thường, bền với tác động của ánh sáng, bị phân hủy trong môi trường kiềm  Tính độc LD50= 125mg/kg. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp nhỏ. Thuốc bị cấm sử dụng.  Công dụng: dùng để xử lý đất, xử lý hạt giống, phun lên cây trồng, xử lý kho, xử lý gỗ. Thời gian cách ly 30 ngày. Thuốc trừ sâu xyclodien: Là thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi. Hiệu lực dài; phổ tác động rộng, nhưng không trừ được nhện. Có độ độc cao đối với động vật máu nóng; một số có thể tích luỹ trong mỡ, trong cơ, 60
  16. trong hệ thần kinh và các cơ quan. Rất an toàn với cây. Các thuốc chính trong nhóm xyclodien gồm Aldrin, Dieldrin, Endrin, Chlordan, Heptachlor, Stroban, Endosulfan và Toxaphen.  Toxaphen (C10H45C18): là thuốc vị độc và tiếp xúc. Tác động đến sâu hại chậm nhưng hiệu lực kéo dài hơn DDT. Các dạng thuốc ND, BTN, BR chứa 50% hoạt chất thường được sử dụng ở nồng độ 0,2-0,4% để trừ nhiều loại sâu nhai gặm và chích hút trên cây ăn quả, cây công nghiệp.  Aldrin: tên hóa học (1,2,3,4,10,10-Hexachlo-1,4,4a,5,8-hexahydro exo- 1,4 endo 5,8 dimetylen naptalin) thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi, ở trong đất và trong cây thuốc chuyển hóa thành Dieldrin, thuốc diệt sâu nhanh nhưng không lâu dài. Tính độc LD50 (chuột) = 40-70mg/kg, thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể động vật, rất độc đối với cá. Thuốc dùng để xử lý hạt giống hoặc phun trừ côn trùng sống trong đất.  Dieldrin: tên hóa học: (1,2,3,4,10,10-Hexachlo-6,7-epoxi- 1,4,4a,5,6,7,8,8a-octahydro-exo- 1,4 endo 5,8 dimetylen naptalin). Đặc điểm hóa học rất giống Andrin, độ độc LD50= 25-30mg/kg, thuốc có tác dộng tiếp xúc, vị độc, dùng để trừ sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu hại thuốc lá, bông, đay. Cl Cl Cl Cl Cl O Cl Cl Cl Cl Cl Cl Dieldrin Cl Cl Cl Cl Cl Endrin  Endrin là một đồng phân của Dieldrin. LD50 (chuột)= 7-35mg/kg, dùng để trừ sâu hại bông, mía thuốc lá, ngô...dạng chế phẩm 19,5% pha ở nồng độ 0,2- 0,5%.  Heptachlor (1,4,5,6,7,8,8-heptachlor-3a, 4,7,7a– tetrahydro-4,7- metyleninden). LD50 (chuột) ≈ 90mg/kg, tác động tiếp xúc, vị độc, dùng để trừ các loại sâu sống trong đất hại bắp, bông và các loại hoa màu khác. Lượng thuốc dùng để bón vào đất 2-3kg ai/ha. 1.3. Nhóm thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ: Thuốc trừ sâu lân hữu cơ (viết tắt OP -) là nhóm thuốc trừ sâu lớn, ra đời sau nhóm Clo hữu cơ. Chúng là dẫn xuất của các ester trung tính hay amid của axit phosphoric mang gốc P-O hay thiophosphoryl (P-S). Công thức hóa học có chứa 61
  17. P,C,H,O,S... phổ rộng diệt được nhiều loại sâu hại thuộc bộ Coleopterra, Lepidoptera, Hemynoptera, Hemiptera. Cấu trúc hóa học: X O (hay S) Trong đó: P X: nhóm Alkin oxy R: gốc hợp chất hữu cơ X O (hay S) __R Khác với các thuốc trừ sâu clo hữu cơ, các thuốc lân hữu cơ : Có phổ tác động rộng hơn (trừ sâu, trừ nhện và tuyến trùng). Tác động nhanh và mạnh đến côn trùng bằng con đường tiếp xúc, vị độc; một số thuốc trong nhóm còn có tác dụng xông hơi, nội hấp và xông hơi. Nhiệt độ môi trường tăng cao, hiệu lực của thuốc O-P cũng tăng. Các thuốc trong nhóm độc với động vật máu nóng; rất độc đối với cá và ong mật; dễ gây hại các loài ký sinh thiên địch và các sinh vật hoang dã; khá an toàn đối với thực vật. Việc dùng các thuốc lân hữu cơ không hợp lý dễ gây hậu quả xấu với môi sinh. Các thuốc O-P có tính hoá học kém bền vững, nên có thời gian hữu hiệu ngắn, không tích luỹ trong môi trường. Ðể tiện sử dụng, các thuốc trừ sâu lân hữu cơ được chia thành 2 nhóm: Thuốc trừ sâu, nhện lân hữu cơ tiếp xúc và thuốc trừ sâu lân hữu cơ nội hấp. Các thuốc lân hữu cơ bị cấm dùng ở Việt nam đến 4/2005: Dimecron, Ethyl Parathion, Methamidophos, Methidathion (trừ cả nhện), Methyl parathion, Monocrotophos. Methyl parathion (MP) (Metaphos, Wofatox, Folidon M, Metacid, Baladan-M). Dạng chế phẩm thường gặp 50ND, 1,5BR. Tên hóa học: O,O- Dimetyl-O-(p-nitrophenol) thiophosphat. Công thức hóa học C10H14NO5PS , cấu tạo: S CH3O - P – NO2 O 62
  18.  Tính chất vật lý: hoạt chất tinh khiết không màu, nóng chảy ở 35-36oC, dễ bay hơi ở nhiệt độ cao, ít tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ (DMHC).  Tính chất hóa học: thủy phân mạnh trong môi trường kiềm, dễ bị ánh sáng và nhiệt độ phân hủy. Tính độc nhóm I, LD50 (chuột)=25-50mg/kg, độ độc cấp tính cao nhưng không tích lũy trong cơ thể động vật, an toàn đối với cây trồng ở liều khuyến cáo.  Công dụng: thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi và thấm sâu có phổ tác dụng rộng, có khả năng diệt trứng, chủ yếu để phòng trừ sâu nhai gặm và một số côn trùng chích hút, nhện trên lúa, bắp, mía, rau, đậu, trà, cà phê, thuốc lá, bông vải. Không hổn hợp thuốc với các chất kiềm mạnh. Thuốc tăng hiệu lực khi hổn hợp với Bassa, DDT, Toxaphen…không dùng với nồng độ quá cao. Basudin (Diazinon): tên hóa học là O,O-dietyl-O-(2-isopropyl-4metyl pyrimidin-6)-thiophosphat. Dạng chế phẩm 10H, 50ND. Công thức hóa học C12H21N2O3PS, cấu tạo hóa học: CH3 N S (CH3)2CH N O–P– OC2H5  Tính chất vật lý: Diazinon tinh khiết dạng dầu không màu, ít tan trong nước và tan nhiều trong dung môi hữu cơ (DMHC), không ăn mòn kim loại.  Tính chất hóa học: thủy phân trong môi trường acid lẫn môi trường kiềm. LD50 qua miệng =1.250mg/kg, LD50 qua da =2.150mg/kg, thuộc nhóm độc II; có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và một phần xông hơi, phổ tác dụng rộng. Thời gian cách ly 14 ngày. Có khả năng hổn hợp với Fenobucarb (Vibaba) Isoprocarb, Chlorpyrifos.  Công dụng: Basudin 10H dùng để bón vào đất hoặc Diazinon 20- 60ND dùng để trừ sâu đục thân, sâu năng hại lúa, bọ phấn truyền bệnh xoắn lá cà chua Sumithion (Fenitrothion, Metathion, Methylnitrophos, Folithion). Dạng chế phẩm 10, 50, 80ND; 3,50B; 25, 40DD…Tên hóa học là O,O-dimethyl 0-4-nitro-m-tolyl phosphorothioate. Công thức hóa học C9H12NO5PS, có cấu trúc: 63
  19. S NO2 CH3O –P – O – CH3  Tính chất: rất giống Methyl parathion (MP), nhưng trong nước và môi trường kiềm sumithion thủy phân chậm hơn. Nhóm độc II, LD50 qua miệng=250mg/kg, LD50 qua da=2.500mg/kg, ít độc đối với người và động vật máu nóng, độc TB với cá.  Sử dụng giống methylparathion Naled (Bromchlophos, Dibrom 50EC, 96EC; Flibol 50EC, 96EC). Tên hóa học: 1,2-Dibrom-2,2-dichloroethyl-dimetylphosphate. Công thức C4H7Br2Cl2PO4, cấu tạo hóa học: O CH3O - P – O – CH – CCl2Br OCH3 Br  Đặc tính: thuốc kỹ thuật dạng rắn màu trắng, không tan trong nước, tan trong DMHC là các hợp chất thơm; thủy phân trong môi trường nước và kiềm, phân hủy dưới ánh sáng mặt trời.  Nhóm độc I, LD50 qua miệng = 92-191mg/kg, LD50 qua da= 1.100mg/kg TGCL 14 ngày. Tác động vị độc, tiếp xúc có khả năng thấm sâu và xông hơi, phổ rộng.  Công dụng: phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, chích hút và nhện, có hiệu lực cao với các loại ruồi, muỗi hoặc pha vào bả Methyl Eugenol để nhữ ruồi đục quả. Có dạng hổn hợp với Cypermethrin. Chế phẩm 50% EC sử dụng với liều 1- 2 l/ha, pha nước nồng độ 0,2-0,4%. Khi sử dụng có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác. Trichlorofon (Chlorophos): tên thương mại Biminy 40EC, 90SC; Dilexson 90WP; Dip 80SP; Diptecide 90WP; Sunchlorofon 90SP; Terex 50EC, 90SP. 64
  20.  Tên hóa học: Dimethyl (2,2,2-trichloro- 1- hydroxyethyl) phosphonate. Công thức C4H8PO4Cl3, cấu tạo hóa học: O OH CH3O – P – CH – CCl3 CH3O  Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng tinh thể màu trắng, tan trong nước, benzene, rượu ethylic và nhiều dung môi hữu cơ khác, ăn mòn kim loại.  Nhóm độc II, LD50 qua miệng = 250mg/kg, LD50 qua da = 5.000 mg/kg. TGCL đối với hoa màu 7 ngày, ngũ cốc 10 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng xông hơi và thấm sâu nhẹ, phổ tác dụng rộng, có hiệu lực cao với sâu bộ 2 cánh (ruồi, muỗi).  Công dụng: phòng trừ sâu keo, bọ xít hại lúa, sâu đục thân, sâu ăn lá, châu chấu hại ngô, sâu tơ, sâu xanh, ruồi đục lá hại rau, sâu khoang, bọ phấn hại thuốc lá, bọ xít muỗi, sâu chùm, sâu cuốn lá hại trà, ruồi đục trái hại cây ăn trái; còn dùng làm bã độc diệt sâu xám, sâu keo và ruồi. Liều sử dụng 0,75-1,5 kg a.i./ha, pha nước với nồng độ 0,2-0,3%. Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác. Methidathion  Tên thương mại: Supracide 40EC/ND; Suprathion 40EC  Tên hóa học: O,O – dimethyl phosphorodithioate, S – ester with 4- (mercaptomethyl)-2-methoxy Δ2-1,3,4- thiadiazolin-5-one. Công thức hóa học:  Đặc tính: thuốc nguyên chất ở dạng tinh thể không màu, không tan trong nước, tan nhiều trong DMHC, không ăn mòn kim loại, tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm. 65
nguon tai.lieu . vn