Xem mẫu

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC/MÔ ĐUN: HÌNH THỨC ÂM NHẠC NGÀNH: THANH NHẠC, ORGAN, BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG Lưu hành nội bộ Năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hình thức Âm nhạc là một bộ môn quan trọng không thể thiếu trong chương trình Đào tạo của các trường Âm nhạc. Bộ môn này giúp cho sinh viên có một khái niệm tổng quan về việc phân tích một tác phẩm Âm nhạc, từ đó giúp cho sinh viên nắm được những phương pháp cơ bản khi phân tích một tác phẩm Âm nhạc ở bất kỳ hình thức nào, kể cả những đặc điểm, các dạng cấu trúc trong Dân ca người Việt. Ngoài ra sinh viên còn có thể nắm được những đặc điểm, phong cách sáng tác ở các thời kỳ khác nhau, cũng như những nét điển hình đặc trưng của nền Âm nhạc các nước trên thế giới. Hình thức Âm nhạc là môn học bổ trợ rất tốt cho học sinh học các chuyên ngành như; Thanh nhạc, Nhạc cụ... vì khi các em học môn này thì các em sẽ biết được tác phẩm chuyên ngành mình đang học thuộc thể loại gì, viết ở hình thứ gì, từ đó việc vỡ bài của các em sẽ rễ ràng và ghi nhớ nhanh hơn. Đồng thời khi thể hiện tác phẩm cũng sẽ đúng phong cách và thể loại hơn, giúp cho người nghe có cảm nhận xâu sắc về tác phẩm. Tập bài giảng được chia thành hai phần. Phần thứ nhất - Nguyên tắc phân tích tác phẩm Âm nhạc: Cung cấp cho học sinh những kiến thức về “tính chất đặc biệt của nghệ thuật Âm nhạc” như; Giai điệu, hòa âm, tiết tấu, tiết nhịp, nhịp độ, cường độ, chủ đề... và phương pháp phân tích một tác phẩm Âm nhạc. Phần thứ hai - Hình thức Âm nhạc: Trang bị cho học sinh kiến thức về định nghĩa hình thức, cấu trúc và ứng dụng của các hình thức; Đoạn nhạc, đoạn nhạc trong dân ca người Việt, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn, ba đoạn phức, Biến tấu, Rondo, Sonata... từ đó các em có thể vẽ được sơ đồ cấu trúc tác phẩm, các vòng hòa âm kết. Đồng thời nói lên được nội dung, ý nghĩa, cũng như tư tưởng tình cảm của các nhà soạn nhạc gửi gắm ở trong những tác phẩm đó. Trong qúa trình biên soạn, tác giả có thể còn có những khiếm khuyết, hoặc chưa cập nhật kịp thời những kiến thức mới, rất mong quý thầy cô, các chuyên gia và người sử dụng góp ý để công trình được hoàn thiện hơn. Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Kiều Đức Thăng 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG I. NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ÂM NHẠC .........................9 Bài 1. Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Âm nhạc, phương pháp phân tích tác phẩm Âm nhạc .......................................................................................................................9 1. Âm nhạc - Nghệ thuật của âm thanh. ...................................................................9 2. Phương pháp phân tích tác phẩm. .........................................................................9 Bài 2. Phương tiện diễn tả cơ bản của Âm nhạc ........................................................10 1. Giai điệu. .............................................................................................................10 2. Hòa âm. ...............................................................................................................10 3. Tiết tấu và tiết luật. .............................................................................................10 a. Tiết tấu. ........................................................................................................... 10 b. Tiết luật. .......................................................................................................... 10 4. Âm sắc, âm vực. .................................................................................................11 a. Âm sắc. ........................................................................................................... 11 b. Âm vực. .......................................................................................................... 11 5. Nhịp độ, cường độ. .............................................................................................11 a. Nhịp độ. .......................................................................................................... 11 b. Cường độ. ....................................................................................................... 11 6. Cách cấu tạo. .......................................................................................................11 Bài 3. Chủ đề Âm nhạc, những nguyên tắc phát triển trong hình thức Âm nhạc ......12 1. Chủ đề âm nhạc...................................................................................................12 a. Chủ đề âm nhạc: ............................................................................................. 12 b. Giới hạn chủ đề. ............................................................................................. 12 c. Các giai đoạn trình bày chất liệu chủ đề......................................................... 12 d. Các loại chủ đề. .............................................................................................. 12 . Những nguyên tắc phát triển trong hình thức âm nhạc. .......................................12 Bài 4. Chức năng từng phần của hình thức Âm nhạc ................................................14 1. Phần mở đầu: ......................................................................................................14 2. Phần trình bày. ....................................................................................................14 3. Phần nối. .............................................................................................................14 4. Phần giữa. ...........................................................................................................14 5. Phần tái hiện........................................................................................................15 6. Phần kết (còn gọi là Coda) nằm ở cuối bài. ........................................................15 Bài 5. Sự phân chia trong hình thức Âm nhạc ...........................................................16 1. Ngắt, cơ cấu, phần. .............................................................................................16 4
  5. a. Ngắt. ....................................................................................................................16 b. Cơ cấu. ............................................................................................................ 16 c. Phần. ............................................................................................................... 16 2. Môtíp, tiết nhạc, câu nhạc. ..................................................................................16 a. Môtíp............................................................................................................... 16 b. Tiết nhạc. ........................................................................................................ 17 c. Câu nhạc. ........................................................................................................ 17 CHƯƠNG II. HÌNH THỨC ÂM NHẠC ......................................................................18 Bài 6. Đoạn nhạc ........................................................................................................18 1. Định nghĩa...........................................................................................................18 2. Các bộ phận của đoạn nhạc. ...............................................................................18 3. Các dạng đoạn nhạc. ...........................................................................................18 a. Đoạn nhạc hai câu có nhắc lại. ....................................................................... 18 b. Đoạn nhạc hai câu không nhắc lại. ................................................................. 18 c. Đoạn nhạc ba câu. ........................................................................................... 18 d. Đoạn nhạc không phân câu. ........................................................................... 18 e. Đoạn nhạc phức tạp (còn gọi là đoạn nhạc kép hoặc phức). .......................... 18 4. Các bộ phận phụ. ................................................................................................19 5. Ứng dụng của đoạn nhạc. ...................................................................................19 Bài 7. Đoạn nhạc trong dân ca người Việt – người Kinh ..........................................20 1. Một số đặc điểm trong dân ca người việt. ..........................................................20 2. Các dạng đoạn nhạc trong dân ca người Việt. ....................................................20 a. Đoạn nhạc 2 câu không nhắc lại, sơ đồ xy. .................................................... 20 b. Đoạn nhạc 2 câu có nhắc lại, sơ đồ xx’, không có loại hai câu nhắc lại nguyên dạng. ................................................................................................................... 20 c. Đoạn nhạc ba câu. ........................................................................................... 20 d. Đoạn nhạc 2 câu trong đó câu hai được nhắc lại như một điệp khúc, sơ đồ (xyy) hoặc (xyy’). ............................................................................................... 20 e. Đoạn nhạc 2 câu được nhắc đi nhắc lại, tạo thành hình thức có tính biến tấu. ............................................................................................................................ 20 f. Đoạn nhạc gồm hai thành phần khác nhau, được xây dựng theo lối chu kỳ (hay gặp trong các bài hò; hò sông mã). ............................................................ 20 Bài 8. Hình thức hai đoạn đơn ...................................................................................21 1. Định nghĩa, sơ đồ chung. ....................................................................................21 2. Chức năng từng phần và các dạng cấu trúc. .......................................................21 a. Phần thứ nhất (a):............................................................................................ 21 b. Phần thứ hai (b): ............................................................................................. 21 5
  6. 3. Các phần phụ, sự nhắc lại từng phần. .................................................................21 a. Các phần phụ. ................................................................................................. 21 b. Sự nhắc lại từng phần. .................................................................................... 21 4. Ứng dụng của hình thức hai đoạn đơn. ...............................................................21 5. Thực hành phân tích. ..........................................................................................22 Bài 9. Hình thức ba đoạn đơn ....................................................................................23 1. Định nghĩa, sơ đồ chung. ....................................................................................23 2. Chức năng từng phần và các dạng cấu trúc. .......................................................23 3. Các phần phụ, sự nhắc lại từng phần. .................................................................23 a. Các phần phụ. ................................................................................................. 23 b. Sự nhắc lại từng phần. .................................................................................... 24 4. Ứng dụng của hình thức ba đoạn đơn. ................................................................24 5. Thực hành phân tích. ..........................................................................................24 Bài 10. Hình thức ba đoạn phức .................................................................................26 1. Đĩnh nghĩa, sơ đồ cấu trúc chung. ......................................................................26 2. Cấu trúc từng phần. .............................................................................................26 a. Phần thứ nhất. ................................................................................................. 26 b. Phần thứ hai (phần giữa). ............................................................................... 26 c. Phần tái hiện. .................................................................................................. 26 3. Ứng dụng của hình thức ba đoạn phức. ..............................................................27 4. Thực hành phân tích. ..........................................................................................27 5. Hình thức lưng chừng 3-5 đoạn phức. ................................................................27 a. Là hai hình thức ba đoạn phức gối đầu nhau. ................................................. 27 b. Là hình thức ba năm đoạn phức. Cách giải thích này có ý nghĩa đầy đủ hơn, phản ánh nguồn gốc của hình thức, về một khía cạnh khác nó khẳng định số lượng chính xác của các phần (năm phần). ........................................................ 27 Bài 11. Hình thức Rondo ...........................................................................................28 1. Định nghĩa. Sơ đồ cấu trúc chung.......................................................................28 2. Các dạng hình thức Rondo..................................................................................28 a. Rondo cổ pháp. ............................................................................................... 28 b. Rondo cổ điển. ................................................................................................ 28 c. Rondo thế kỷ XIX-XX ................................................................................... 29 3. Ứng dụng của hình thức Rondo. .........................................................................29 4. Thực hành phân tích. ..........................................................................................29 Bài 12. Hình thức biến tấu .........................................................................................31 1. Định nghĩa. Sơ đồ cấu trúc chung.......................................................................31 6
  7. 2 Các dạng biến tấu.................................................................................................31 a. Biến tấu nghiêm khắc. .................................................................................... 31 c. Biến tấu hỗn hợp, biến tấu kép. ...................................................................... 31 3. Ứng dụng của hình thức biến tấu. .......................................................................32 4. Thực hành phân tích. ..........................................................................................32 Bài 13. Hình thức Sonate ...........................................................................................33 1. Định nghĩa. Sơ đồ chung. ...................................................................................33 2. Các phần của hình thức sonate. ..........................................................................33 a. Phần trình bày. ................................................................................................ 33 b. Phần phát triển ................................................................................................ 33 c. Phần tái hiện ................................................................................................... 33 d. Coda ................................................................................................................ 34 Bài 14. Hình thức Rondo Sonate................................................................................35 1. Định nghĩa. Sơ đồ chung. ...................................................................................35 2. Các dạng cấu trúc Rondo sonate. ........................................................................35 3. Cấu trúc đặc biệt. ................................................................................................35 Bài 15. Hình thức hai đoạn cổ ....................................................................................37 1. Đĩnh nghĩa, sơ đồ cấu trúc chung. ......................................................................37 a Phần thứ nhất của hình thức hai đoạn cổ ......................................................... 37 Hoà âm ....................................................................................................................37 Cấu trúc ...................................................................................................................37 2. Phần thứ hai của hình thức hai đoạn cổ ..............................................................38 Giai điệu chủ đề ......................................................................................................38 Hoà âm ....................................................................................................................38 Cấu trúc ...................................................................................................................38 3. Ứng dụng hình thức hai đoạn cổ .........................................................................39 Bài 16. Hình thức Sonate cổ. .....................................................................................39 1. Đặc điểm chung ..................................................................................................39 Phần trình bày ..............................................................................................................40 2. Phần thứ nhất – Trình bày ..................................................................................40 a. Chủ đề I (chủ đề chính) .................................................................................. 41 b. Phần nối .......................................................................................................... 41 c. Chủ đề II (chủ đề phụ) .................................................................................... 41 d. Phần kết .......................................................................................................... 42 3. Phần thứ hai – Phát triển và tái hiện ...................................................................42 4. Sự xuất hiện của phần tái hiện đầy đủ ................................................................43 7
  8. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Hình thức Âm nhạc Mã môn học: MHT16 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Hình thức Âm nhạc là học phần trong khối các môn học lý thuyết cơ sở ngành bắt buộc của chương trình đào tạo Trung cấp và Cao đẳng Âm nhạc chuyên nghiệp – Chuyên ngành; Thanh nhạc, Organ, Nhạc cụ truyền thống. Học phần nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Hình thức Âm nhạc. - Tính chất: Môn học lý thuyết cơ sở ngành bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn Hình thức Âm nhạc có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những nền tảng kiến thức về phương pháp phân tích một tác phẩm Âm nhạc, từ đó có thể phân tích được những tác phẩm chuyên ngành mà học sinh đang học. Bên cạnh đó học sinh còn hiểu được tác phẩm mình đang học thuộc thể loại gì, viết ở hình thức gì, khi đó các em sẽ thể hiện tác phẩm của mình được đúng tính chất hơn. Mục tiêu của môn học: Sau khi hoàn thành môn học này, học viên cần đạt được các mục tiêu sau đây: - Về kiến thức: Trang bị cho học sinh kiến thức về cách phân tích một tác phẩm Âm nhạc. - Về kỹ năng: Sau khi học xong học phần này, học sinh HSSV phân tích được những tác ở các hình thức; Đoạn nhạc, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn, ba đoạn phức, rondo, biến tấu. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong giờ lên lớp HSSV phải có trách nghiệm tham gia góp ý xây dựng bài, thái độ học tập nghiêm túc. 8
  9. CHƯƠNG I. NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ÂM NHẠC Bài 1. Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Âm nhạc, phương pháp phân tích tác phẩm Âm nhạc 1. Âm nhạc - Nghệ thuật của âm thanh. Là một trong những hình thái của ý thức xã hội, phụ thuộc vào hoạt động và quy luật chung của tự nhiên. Âm nhạc thông qua những âm thanh đặc trưng dựa trên hai yếu tố cơ bản là giai điệu và tiết tấu, nó được tổ chức một cách chặt chẽ tạo thành những hệ thống có tính lôgíc, để thể hiện một hình tượng rõ ràng, một nội dung nhất định, những tình cảm sinh động, sâu sắc của con người. + Tiết tấu: Chỉ là đơn âm nhưng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. + Tiết nhịp: Là thể hiện những phách mạnh, phách nhẹ. + Đặc trưng: Ví dụ như ở thế kỷ XX người ta sử dụng tất cả các âm thanh để diễn tả tư tưởng tình cảm (như các tiếng động). Một tác phẩm Âm nhạc có tính nghệ thuật cao bao giờ cũng chứa đựng nội dung sâu sắc. Để thể hiện những nội dung ấy các nhà sáng tác đã lựa trọn những hình thức phù hợp, điển hình và không trùng lặp. 2. Phương pháp phân tích tác phẩm. Muốn phân tích một tác phẩm Âm nhạc dù nhỏ nhất như một bài hát tập thể, một làn điệu dân ca, đân vũ cho tới những tác phẩm có quy mô lớn như một bản giao hưởng nhiều chương, một vở nhạc kịch… đòi hỏi ta phải có sự hiểu biết rộng toàn diện. Phân tích một tác phẩm Âm nhạc trước hết phải nghiên cứu toàn diện, tổng hợp trong phạm vi rộng của nhiều vấn đề, không chỉ giới hạn về cấu trúc của tác phẩm ấy. Phát hiện nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm là công việc chính của phân tích. 9
  10. Bài 2. Phương tiện diễn tả cơ bản của Âm nhạc 1. Giai điệu. Trong toàn bộ phương pháp diễn tả “Giai điệu” giữ vai trò trung tâm, đặc biệt quan trọng. Những khía cạnh quan trọng nhất của giai điệu là mối tương quan về độ cao - thấp; độ dài - ngắn của âm thanh và cả mối quan hệ về hòa âm, điệu tính. Trong một số trường hợp giai điệu còn chứa đựng cả những đường nét biểu hiện về thể loại. Cấu tạo giai điệu: Giai điệu được tạo nên bởi các quãng (đi liền bậc hoặc quãng nhảy) và chiều hướng chuyển động của các quãng đó (đi lên, đi xuống, đi ngang, lượn sóng…) Cách phát triển giai điệu: Sau một bước đi liền bậc cùng hướng thường có một bước nhảy ngược hướng: Sau một bước nhảy xa, lại có những bước tiến hành liền bậc để điền đầy vào khoảng trống do bước nhảy tạo nên. 2. Hòa âm. Hòa âm là một trong những phương pháp diễn tả quan trọng nhất, là động lực tạo thành hình thức Âm nhạc và góp phần tạo nên sự tương phản giữa các hình tượng. Ba khía cạnh quan trọng nhất của hòa âm là; Bổ sung và làm rõ giai điệu. Tạo màu sắc. Công năng. Nếu hòa ân ít thay đổi thì giai điệu có tính dàn trải, ca xướng. Khi phân tích chú ý đến tính công năng. Các màu sắc Các công năng Các giọng 3. Tiết tấu và tiết luật. a. Tiết tấu. Tiết tấu không chỉ là nhân tố của đường nét giai điệu mà còn có ý nghĩa độc lập. Tiết tấu là một trong những phương pháp diễn tả quan trọng của âm nhạc, được phát triển từ rất sớm khi giai điệu và điệu thức còn chưa hình thành. Tiết tấu thường có hai chức năng chính; Tiết tấu là nhân tố tích cực cho sự phát triển hình tượng âm nhạc. Tiết tấu tạo tính thống nhất. Trong một số trường hợp tiết tấu không thay đổi trong cả một phần lớn của hình thức. b. Tiết luật. Là sự luân phiên giữa phách mạnh và phách nhẹ. Tiết luật là hình thức cao của tổ chức tiết tấu. Phách mạnh là điểm tựa có chức năng dẫn dắt còn phách nhẹ với chức năng phụ thuộc. Trong âm nhạc hình thành hai dạng chính của tiết luật: 10
  11. Tiết luật nghiêm khắc: Vị trí trọng âm không thay đổi. Tiết luật tự do: Vị trí trong âm thay đổi tạo nên đảo phách. 4. Âm sắc, âm vực. a. Âm sắc. Âm sắc là màu sắc của âm thanh phụ thuộc vào nguồn gốc âm thanh phát ra. Âm sắc có một vị trí đặc biệt, không phụ thuộc vào một cơ cấu lôgíc như cơ cấu của tiết tấu, điệu thức. Âm sắc có mối liên quan đến một số phương pháp diễn tả đặc biệt là giai điệu. Âm sắc gồm hai loại căn bản khác nhau: âm sắc cuả giọng người và âm sắc của từng loại nhạc khí. Âm sắc của giọng người cũng được phân thành nhiều loại. b. Âm vực. Âm vực thường liên quan đến giai điệu và âm sắc và trong toàn bộp phương pháp diễn tả cơ bản của âm nhạc âm vực ở mức độ thứ hai. Tuy nhiên có tac phẩm hoặc một phần nào đó của một tác phẩm, âm vực có khi lại ở vị trí thứ nhất. Âm vực còn liên quan tới âm sắc như âm sắc của từng loại giọng hát và âm sắc của các nhạc khí, nhất là các loại kèn hơi. 5. Nhịp độ, cường độ. a. Nhịp độ. Nhịp đọ có mối liên quan chặt chẽ đến tiết tấu, tiết luật và cùng các nhân tố này tạo nên sự chuyển động trong âm nhạc. Nhịp đọ có liên quan đến tính chất, đến hình tượng và tính thể loại của tác phâmr âm nhạc. b. Cường độ. Cường độ là phương pháp diễn tả, xác định độ mạnh, nhẹ của âm thanh và liên quan chặt chẽ tới sự chuyển động của giai điệu. Khi âm thanh thể hiện với cường độ mạnh thường biểu hiện sự căng thẳng, tích cực, ngược lại sẽ bình ổn và êm ả, 6. Cách cấu tạo. Cách cấu tạo là phương pháp sắp đặt âm thanh trong tác phẩm âm nhạc gồm có các bè riêng biệt, được phân thành hai dạng cơ bản: một bè và nhiều bè. Cách cấu taọ một bè có ba kiểu khác nhau: bè đơn, đồng âm và tăng đôi trong một vài quãng tám. VD: Như các bài đân ca, hát lĩnh xướng trong hợp xướng... Cách cấu tạo nhiều bè được phân thành ba kiểu: Chủ đề (homophonie), bè tòng (héterophonie) và phức điệu (polyphonie). 11
  12. Bài 3. Chủ đề Âm nhạc, những nguyên tắc phát triển trong hình thức Âm nhạc 1. Chủ đề âm nhạc. a. Chủ đề âm nhạc: Chủ đề âm nhạc là một khối phức tạp, chứa đựng tính hoàn thiện về tư duy, sự bố cục về cấu trúc và tính điển hình rõ ràng của hình tượng. Chủ đề âm nhạc là những yếu tố chính dẫn dắt và chi phối bước phát triển trong tác phẩm âm nhạc. Chủ đề âm nhạc còn thống nhất một vài khía cạnh như; đặc điểm cảm xúc, hình tượng, tính chất đặc biệt về thể loại và những đường nét dân tộc độc đáo. Khuôn khổ và cấu trúc chủ đề rất khác nhau; có thể một vài nhịp đến một số nhịp, tùy thuộc vào vai trò chức năng, thể loại âm nhạc... b. Giới hạn chủ đề. Chủ đề bắt đầu ở điệu tính chính và kết trọn ở điệu tính chính thì đó là giới hạn hết chủ đề. Cũng có loại chủ đề bắt đầu ở điệu tính này nhưng kết thúc ở điệu tính khác thì chỗ kết chuyển sang điệu tính khác đó là giới hạn hết chủ đề. Giới hạn của chủ đề cũng có thể được xác định ở chỗ sau khi tiến về kết thì xuất hiện một cái mới hoàn toàn tương phản. c. Các giai đoạn trình bày chất liệu chủ đề. Chất liệu chủ đề được trình bày qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu; chứa đựng sự trần thuật đầu tiên của chủ đề, đôi khi cả đoạn nhắc lại chủ đề để củng cố thêm trong nhận thức. Giai đoạn phát triển; các chủ đề được thay đổi phát triển. Giai đoạn kết; khẳng định những đường nét hình tượng cơ bản của tác phẩm bằng việc họa lại chủ đề nguyên dạng hoặc thay đổi. d. Các loại chủ đề. Có hai loại chủ đề. Chủ đề đồng nhất; Là loại chủ đề mà trong đó có một hạt nhân hoặc một vài hạt nhân nhưng gần gũi nhau về tính chất. Chủ đề tương phản; là loại chủ đề có hai chất liệu khác nhau trở lên, tương phản về chất liệu và cấu tạo của nó. . Những nguyên tắc phát triển trong hình thức âm nhạc. Một vài nguyên tắc cơ bản tổng hợp nhất là: Nguyên tắc nhắc lại; Nhắc lại nguyên dạng; là khi nhắc lại chủ đề, nó được giữ nguyên về cấu trúc và độ dài. 12
  13. Nhắc lại có thay đổi; là có nhắc lại nhưng không nguyên dạng. Thay đổi bằng cách thêm hoa mĩ, kết, mở rộng hoặc rút ngắn... Nguyên tắc đổi mới âm điệu. Gồm biến đổi chất liệu chủ đề cũ và xuất hiện chất liệu chủ đề mới tương phản (tương phản đối chiếu, tương phản bổ sung và tương phản hoàn toàn). Nguyên tắc tái hiện. Tái hiện nguyên dạng; là khi tái hiện lại chủ đề hoặc một phần nào đó của hình thức được dữ nguyên về khuôn khổ và cấu trúc. Tái hiện có thay đổi; là khi tái hiện lại chủ đề hoặc một phần nào đó của hình thức nhưng không được dữ nguyên về khuôn khổ và cấu trúc. Có thể thay đổi bằng cách mở rộng hoặc rút gọn... 13
  14. Bài 4. Chức năng từng phần của hình thức Âm nhạc Chức năng tường thuật của hình thức Âm nhạc. Trong một tác phẩm âm nhạc thường gồm có các phần sau đây; Phần mở đầu -> Trình bày -> Nối tiếp -> Phần giữa -> Phần tái hiện -> Phần kết. 1. Phần mở đầu: Chức năng là phần chuẩn bị cho sự xuất hiện của phần trình bày (phần chính đầu tiên). Đặc điểm: Giới thiệu điệu tính chính, hòa âm chính, có thể đưa ra một vài yếu tố của chủ đề. Có thể giới thiệu phắc tuya phần đệm. Đặc điểm cấu tạo phần mở đầu thường không có cấu trúc, cấu tạo về câu đoạn. Chất liệu: Phần lớn lấy chất liệu ở trong bài, đôi khi dùng chất liệu riêng, trong trường hợp đó gọi là phần mở đầu sử dụng chất liệu độc lập. 2. Phần trình bày. Làm nhiệm vụ trần thuật và trình bày những chủ đề chính, chất liêụ, nội dung, hình tượng chính, luôn luôn ở điệu tính chính. 3. Phần nối. Không bao giờ có nối tiếp giữa phần phụ và phần chính, mà phải ở giữa hai bộ phận chính, hoặc có thể là trung gian để chuyển tiếp giữa hai điệu thức, hoặc hai chất liệu khác nhau. Cấu tạo phần nối thường không có cấu trúc rõ ràng nhưng thường có tình trạng chung là; nửa đầu của phần nối thì gần gũi với phần trước, nửa sau thì gần gũi với phần sau. A < ----- Nối -----> B Chất liệu; phần lớn dùng chất liệu trong bài, đôi khi cũng dùng chất liệu riêng. 4. Phần giữa. Phần giữa làm nhiệm vụ phát triển các chất liệu đã đưa ra ở phần trình bày. Phần giữa có hai dạng: Phần giữa phát triển; Sử dụng các chất liệu đã đưa ra ở phần trình bày để phát triển và phát triển bằng các thủ pháp (mô phỏng, mô tiến, chuyển giọng, đảo ảnh...). Đặc điểm; thường chuyển giọng nhiều, hòa âm điệu thức không ổn định, dẫn đến không có cấu trúc rõ ràng. Phần giữa tương phản; là loại phần giữa sử dụng chất liệu mới để phát triển mà chất liệu đó tương phản với phần trình bày. Đặc điểm; thường chuyển sang giọng mới, có cấu trúc rõ ràng (có thể là một đoạn nhạc, hai đoạn hoặc ba đoạn. 14
  15. 5. Phần tái hiện. Giải quyết những mâu thuẫn đã sảy ra ở trong tác phẩm. Đặc điểm; tạo sự ổn định cho tác phẩm. Tái hiện lại các chủ đề và được tái hiện bằng hai cách; Tái hiện nguyên dạng như a – b – a. Tái hiện có thay đổi như a – b – a’. Thay đổi bằng các cách; kéo dài, rút ngắn, thay đổi kết, đảo bè, thêm hoa mỹ. Tuy nhiên bản chất giai điệu vẫn giữ nguyên. 6. Phần kết (còn gọi là Coda) nằm ở cuối bài. Coda là một loại kết bổ sung cho các nhiệm vụ. Có thể làm khẳng định lại một lần nữa điệu tính chính. Có thể làm cân đối hình thức của tác phẩm. Có thể làm nhiệm vụ phát triển liên tục. Về chất liệu phần lớn Coda lấy ở trong bài, đôi khi cũng sử dụng chất liệu riêng. 15
  16. Bài 5. Sự phân chia trong hình thức Âm nhạc 1. Ngắt, cơ cấu, phần. a. Ngắt. Phân chia hình thức âm nhạc thành từng bộ phận riêng biệt và ranh giới giữa chúng xuất hiện sự ngưng nghỉ, chuyển động. Sự ngưng nghỉ tạm thời đó được gọi là ngắt. Ngắt là sự phân chia hình thức thành từng bộ phận, chứa đựng mức độ khác nhau về sự hoàn thiện của hình thức. b. Cơ cấu. Là một bộ phận của hình thức, có mức độ nhỏ hơn về tính độc lập và hoàn thiện. Cơ cấu không thực hiện chức năng lôgic độc lập hoặc chức năng cấu trúc trong hình thức âm nhạc (xem ví dụ 33). c. Phần. Là bộ phận lớn hơn của hình thức, có tính hoàn thiện tương đốivà thực hiện chức năng cấu trúc độc lập (thí dụ phần trình bày hoặc phần tái hiện, cụng như phần giữa trong hình thức âm nhạc). Sự phân chia trong hình thức âm nhạc còn được xác định từ hàng loạt các yếu tố hư: Xuất hiện chất liệu chủ đề mới hoặc hoạt động tương phản. Nhắc lại của chính cơ cấu âm nhạc đã trần thuật. Sự khác nhau của các cơ cấu và các phần lân cận trong khuôn khổ lớn hơn hoặc nhỏ hơn là yếu tố phân chia thường gặp. Bước nhảy trong giai điệu, kết thúc các làn sóng giai điệu, cũng như các cao điểm giai điệu góp phần cho việc phân chia. Xuất hiện nốt nhạc có giá trị trường độ dài hơn ở đầu. Xuất hiện dấu lặng ở ranh giới giữa các cơ cấu. Sự thay đổi về hòa âm. Sự họa lại chất liệu chủ đề cũ sau khi xuất hiện chủ đề mới. Xuất hiện chuyển động tiết tấu mới. Sự thay đổi nhịp độ , điệu tính, âm sắc, âm vực, cường độ, cách cấu tạo... Tính chu kỳ của giai điệu, tiết tấu. Là nhân tố chính xác nhất, tạo ra sự phân chia rõ ràng trong hình thức âm nhạc. 2. Môtíp, tiết nhạc, câu nhạc. a. Môtíp. Môtíp là cơ cấu nhỏ nhất với tính hoàn thiện của tư duy, là một tổ âm bao quanh một phách mạnh. VD: (SGK – tr72) 16
  17. Môtíp là hạt nhân cơ bản của chủ đề, có vai trò dẫn dắt sự phát triển trong toàn bộ hình thức. b. Tiết nhạc. Tiết nhạc gồm vài môtíp (ít nhất là hai) có tính độc lập và hoàn thiện nhất định; có âm điệu phong phú hơn môtip, có khuôn khổ lớn hơn và được liên kết theo mối tương quan của nội dung. Có tiết nhạc phân thành từng môtip nhưng cũng có những tiết nhạc không phân thành môtip được. c. Câu nhạc. Câu nhạc gồm một vài tiết nhạc (ít nhất là hai), đôi khi cũng gặp câu nhạc không phân thành tiết nhạc. Câu nhạc biểu hiện tư duy tương đối hoàn thiện, tạo ra điểm chia cắt thời gian trong đường nét chung phát triển của đoạn nhạc. Câu nhạc có thể được kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, ở điệu tính chính hoặc điệu tính phụ thuộc. Câu nhạc mẫu mực ở thời kỳ cổ điển thường có cấu trúc trẵn 4 nhịp hoặc tám nhịp. VD: (SGK – tr 78) 17
  18. CHƯƠNG II. HÌNH THỨC ÂM NHẠC Bài 6. Đoạn nhạc 1. Định nghĩa. Đoạn nhạc là hình thức nhỏ nhất của một tác phẩm âm nhạc, thể hiện một tư duy âm nhạc hoàn chỉnh, trong đó có tính thống nhất về chủ đề, về điệu tính và tính tập trung về nội dung. 2. Các bộ phận của đoạn nhạc. Đoạn nhạc bao gồm có các bộ phận sau: Đoạn nhạc là trên cùng, dưới đoạn nhạc là câu nhạc, dưới câu nhạc là tiết nhạc, dưới tiết nhạc là mô típ (hay còn gọi là động cơ). VD: (SGK – tr92). 3. Các dạng đoạn nhạc. Các dạng cấu trúc đoạn nhạc rất phong phú, đa dạng nhưng có thể sắp xếp thành 5 dạng điển hình, mẫu mực sau. a. Đoạn nhạc hai câu có nhắc lại. Là đoạn nhạc có hai câu mà câu hai nhắc lại câu một. Có thể là nhắc lại nguyên dạng (xx) hoặc nhắc lại có thay đổi (xx’). Có thay đổi bằng cách; kết hoặc câu 1 dài hơn câu 2 và ngược lại, thêm hoa mĩ luyến láy, đảo bè. b. Đoạn nhạc hai câu không nhắc lại. Là đoạn nhạc mà câu hai không nhắc lại câu một, ký hiệu (x y). Có hai loaị đoạn nhạc hai câu không nhắc lại Câu hai phát triển chất liệu từ câu một (tiết tâú). Câu hai hoàn toàn tương phản với câu một. c. Đoạn nhạc ba câu. Có hai loại; Đoạn nhạc gồm có ba câu khác nhau, ký hiệu (xyz). Đoạn nhạc gồm có ba câu, trong đó câu hai có thể phát triển từ câu một hoặc câu ba phát triển từ câu hai. Tóm lại những câu sau phát triển từ câu trước. Đoạn nhạc ba câu hay gặp nhất là câu ba phát triển từ câu hai. d. Đoạn nhạc không phân câu. Là đoạn nhạc không phân thành câu nhạc nhưng vẫn phân thành tiết nhạc và mô típ. e. Đoạn nhạc phức tạp (còn gọi là đoạn nhạc kép hoặc phức). Đặc điểm gồm hai phần, trong đó mỗi phần là một đoạn nhạc, đoạn hai nhắc lại đoạn một nhưng kết chuyển sang giọng khác. a (xx’) – a’ (xx’’) 18
  19. 4. Các bộ phận phụ. Ngoài các bộ phận chính thì hình thức đoạn nhạc còn có thể có thêm các bộ phận phụ như; mở đầu, nối, coda. Nếu có các bộ phận phụ thì thường lấy chất liệu trong bài, đôi khi cũng lấy chất liệu riêng. 5. Ứng dụng của đoạn nhạc. Hình thức đoạn nhạc chủ yếu được ứng dụng trong thể loại ca khúc và dân ca, đặc biệt là ca khúc thiếu nhi hoặc trong tiểu phẩm nhạc đàn, trong các bài tập. Trong ứng dụng có hai dạng đoạn nhạc; Đoạn nhạc độc lập; là hình thức đoạn nhạc được dùng làm cấu trúc cho toàn tác phẩm. Đoạn nhạc phụ thuộc; là hình thức được dùng làm một phần trong tác phẩm ở hình thức lớn hơn một đoạn. Yêu cầu phân tích. Vẽ sơ đồ đoạn nhạc, câu nhạc, tiết nhạc. Nêu tên đoạn nhạc, thuộc loại đoạn nhạc nào. Phân tích từng câu, trong đó gồm mấy tiết nhạc, kết ở đâu. Thực hành trên lớp Hãy phân tích dạng đoạn nhạc của tác phẩm sau. V.A. Mozart: Sonate piano No2 chương I, II, III. V.A. Mozart: Sonate piano No5 chương I, II, III. 19
  20. Bài 7. Đoạn nhạc trong dân ca người Việt – người Kinh 1. Một số đặc điểm trong dân ca người việt. Dân ca người Việt có những cái khác với âm nhạc phương tây. Dân ca người Việt phần lớn được sử dụng lời ca là các thể loại thơ ca dân gian. Dân ca người Việt sử dụng nhịp phân đôi, bao giờ cũng có phách lấy đà. Dân ca người Việt phần lớn bắt đầu từ trên cao sau đó xuống thấp dần. Dân ca người Việt sử dụng các thang âm điệu thức chủ yếu là năm âm. 2. Các dạng đoạn nhạc trong dân ca người Việt. a. Đoạn nhạc 2 câu không nhắc lại, sơ đồ xy. b. Đoạn nhạc 2 câu có nhắc lại, sơ đồ xx’, không có loại hai câu nhắc lại nguyên dạng. c. Đoạn nhạc ba câu. d. Đoạn nhạc 2 câu trong đó câu hai được nhắc lại như một điệp khúc, sơ đồ (xyy) hoặc (xyy’). e. Đoạn nhạc 2 câu được nhắc đi nhắc lại, tạo thành hình thức có tính biến tấu. f. Đoạn nhạc gồm hai thành phần khác nhau, được xây dựng theo lối chu kỳ (hay gặp trong các bài hò; hò sông mã). Điệu cung; 2T+2T+3t+2T+3t. Điệu thương; 2T+3t+2T+3t+2T. Điệu giốc; 3t+2T+3t+2T+2T. Điệu chủy; 2T+3t+2T+2T+3t. Điệu vũ; 3t+2T+2T+3t+2T. 20
nguon tai.lieu . vn