Xem mẫu

  1. NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG LÁI NGHỀ : CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo QĐ số : QĐ-CĐN, ngày tháng năm 201 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang) Tên tác giả : Đoàn Nguyễn Uyên Minh Năm ban hành : 2018 0
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình này đƣợc biên soạn bởi giáo viên Đoàn Nguyễn Uyên Minh , khoa Cơ Khí Động Lực trƣờng Cao đẳng nghề An Giang, sử dụng cho việc tham khảo và giảng dạy nghề công nghệ ô tô tại trƣờng Cao đẳng nghề An Giang. Mọi hình thức sao chép, in ấn và đƣa lên mạng Internet không đƣợc sự cho phép của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng nghề An Giang là vi phạm pháp luật. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để giúp cho việc giảng dạy và học tập của cán bộ giảng dạy và sinh viên đƣợc tốt hơn, cuốn giáo trình mô đun “ Hệ Thống Lái” đƣợc biên soạn. Cuốn giáo trình về mô đun này đƣợc biên soạn dựa theo chƣơng trình khung giảng dạy ngành công nghệ ô tô của trƣờng Cao Đẳng Nghề An Giang ban hành. Mô đun “Hệ Thống Lái” là một trong những mô đun chủ yếu đƣợc đƣa vào giảng dạy trong ngành cơ khí ô tô. Mô đun đƣợc đƣa vào giảng dạy cho sinh viên ngành cơ khí ô tô vào khoảng năm học cuối khi sinh viên đã hoàn thành các mô học, mô đun chuyên ngành: Kỹ thuật chung về ô tô, cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền, hệ thống nhiên liệu xăng, hệ thống nhiên liệu diesel, …Và học song song với các mô đun: Hệ thống bôi trơn & làm mát, hệ thống đánh lửa, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống truyền động,… Mô đun này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận cơ bản trong hệ thống. nắm bắt về các kỹ năng cơ bản về tháo, lắp, các nguyên nhân hƣ hỏng, kiểm tra hƣ hỏng và sửa chữa đƣợc các chi tiết, các bộ phận, các cụm tổng thành của hệ thống. Đồng thời, mô đun này còn giúp học sinh hiểu biết thêm về cấu trúc chung cỏ hệ thống. Đặc điểm tình hình xu hƣớng phát triển của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, sẽ là không đủ nếu sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng chỉ biết hoặc hiểu về kỹ năng nghề - mà sinh viên cần phải thành thạo về thực hành đến mức phải làm đƣợc điều đó. Vì lý do đó, cuốn tài liệu này bao gồm cả phần lý thuyết và thực hành, điều này giúp cho ngƣời học dễ nắm bắt đƣợc lý thuyết, đồng thời thực hiện tốt kỹ năng về tay nghề. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, mong các đồng nghiệp, các bạn sinh viên và bạn đọc đóng góp ý kiến để cuốn giáo trình ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn. An Giang, ngày 6 tháng 03 năm 2018 Biên soạn 1. Đoàn Nguyễn Uyên Minh 2
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Tuyên bố bản quyền 1 2. Lời giới thiệu 2 3. Mục lục 3 4. Bài mở đầu: HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ 7 I. Nhiêm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái. 7 II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái. 9 1. Cấu tạo của hệ thống lái. 9 2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái. 10 III. Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận của hệ thống lái. 25 1. Quy trình tháo lắp, kiểm và sửa chữa tra các bộ phận của hệ thống lái. 25 2. Thực hành tháo, lắp và kiểm tra và sửa chữa các bộ phận của hệ thống lái. 27 5. Bài 1: CƠ CẤU LÁI Ô TÔ 29 I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu lái. 29 II. Cấu tạo nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái. 29 1. Cấu tạo của cơ cấu lái. 29 2. Nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái. 30 III. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và phƣơng pháp kiểm tra, sửa chữa cơ cấu lái. 35 1. Hiện tƣợng và nguyên nhân hƣ hỏng. 35 2. Phƣơng pháp kiểm tra và sửa chữa cơ cấu lái. 36 IV. Kiểm tra và sửa chữa cơ cấu lái. 38 1. Quy trình tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa cơ cấu lái. 38 2. Thực hành tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa cơ cấu lái. 39 6. Bài 2: DẪN ĐỘNG LÁI Ô TÔ 42 I. Nhiệm vụ, yêu cầu của dẫn động lái. 42 II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái. 46 1. Cấu tạo dẫn động lái. 46 2. Nguyên lý hoạt động dẫn động lái. 46 III. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và phƣơng pháp kiểm tra, 3
  5. sửa chữa dẫn động lái. 46 1. Hiện tƣợng và nguyên nhân hƣ hỏng. 46 2. Phƣơng pháp kiểm tra và sửa chữa. 47 IV. Kiểm tra và sửa chữa dẫn động lái. 48 1. Quy trình tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa dẫn động lái. 48 2. Thực hành tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa dẫn động lái. 49 7. Bài 3: CẦU DẪN HƢỚNG Ô TÔ 53 I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cầu dẫn hƣớng. 53 II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu dẫn hƣớng. 55 1. Cấu tạo của cầu dẫn hƣớng 55 2. Nguyên lý hoạt động của cầu dẫn hƣớng 56 III. Hiện tƣợng, nguyên nhân sai hỏng và phƣơng pháp kiểm tra, sửa chữa cầu dẫn hƣớng. 61 1. Hiện tƣợng và nguyên nhân sai hỏng. 61 2. Phƣơng pháp kiểm tra và bảo dƣỡng sửa chữa. 61 IV. Kiểm tra và sửa chữa cầu dẫn hƣớng. 65 1. Quy trình tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa cầu dẫn hƣớng. 65 2. Thực hành tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa cầu dẫn hƣớng. 66 8. Bài 4: BỘ TRỢ LỰC LÁI Ô TÔ 67 I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phaan loại bộ trợ lực lái. 67 II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực lái. 67 1. Bộ trợ lực lái kiểu chân không. 67 2. Bộ trợ lực lái kiểu khí nén. 76 III. Hiện tƣợng, nguyên nhân sai hỏng và phƣơng pháp kiểm tra, sửa chữa bộ trợ lực lái. 78 1. Hiện tƣợng và nguyên nhân sai hỏng của bộ trợ lực lái. 78 2. Phƣơng pháp kiểm tra và sửa chữa bộ trợ lực lái. 79 IV. Sửa chữa bộ trợ lực lái. 80 1. Quy trình sửa chữa bộ trợ lực lái. 80 2. Thực hành Sửa chữa bộ trợ lực lái. 82 9. Bài 5: KỸ THUẬT LÁI Ô TÔ 94 I. Luật giao thông đƣờng bộ. 94 1. Quy định về phƣơng tiện giao thông 94 4
  6. 2. Quy định về ngƣời khi tham gia giao thông 94 3. Biển báo hiệu đƣờng bộ 94 II.Công tác kiểm tra xe an toàn. 96 1. Kiểm tra trƣớc khi khởi động động cơ. 96 2. Kiểm tra sau khi khởi động động cơ. 97 3. Kiểm tra trƣớc khi xe hoạt động. 97 4. Kiểm tra và bảo dƣỡng sau một ngày hoạt động. 97 III. Thao tác tay lái và tay số. 98 1. Các bộ phận trong buồng lái và chức năng. 98 2. Tƣ thế lái xe 99 3. Thao tác điều khiển vô lăng 100 4. Thao tác điều khiển tay số 101 IV. Thao tác điều khiển chân ly hợp, chân ga, chân phanh và phanh tay. 102 1. Thao tác điều khiển chân ly hợp 102 2. Thao tác điều khiển chân ga 103 3. Thao tác điều khiển chân phanh 104 4. Thao tác khởi hành 105 5. Thao tác tăng, giảm số 105 6. Thao tác dừng xe 106 10. Tài liệu tham khảo 108 5
  7. CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: HỆ THỐNG LÁI Mã số mô đun: MĐ 26 Thời gian mô đun: 56 giờ (LT: 14 giờ; TH: 38 giờ; KT: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Mô đun đƣợc bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MH 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC: 1. Về kiến thức: + Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống lái ô tô + Giải thích đƣợc cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái + Trình bày đƣợc cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ phận của hệ thống lái + Phân tích đúng những hiện tƣợng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống lái ô tô + Trình bày đƣợc phƣơng pháp bảo dƣỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống lái ô tô 2. Về kỹ năng: + Tháo lắp, kiểm tra, bảo dƣỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận hệ thống lái đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa + Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dƣỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 6
  8. Bài mở đầu: HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ Hệ thống lái ô tô rất quan trọng giúp ô tô ổn định đƣợc hƣớng chuyển động sang trái hoặc phải. Sinh viên phải biết tổng quan và tầm quan trọng của hệ thống để có các phƣơng pháp bảo dƣỡng sửa chữa phù hợp. Để giúp cho lái xe đƣợc an toàn trong quá trình chuyển động trên đƣờng. Mục tiêu của bài: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống lái - Giải thích đƣợc cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phƣơng pháp kiểm tra bảo dƣỡng hệ thống lái - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dƣỡng các bộ phận của hệ thống lái đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. N i dung bài: I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG LÁI. 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái. 1.1. Nhiệm vụ. Hệ thống lái của ô tô dùng để thay đổi hƣớng chuyển động của ô tô. Duy trì chuyển động của ô tô theo một hƣớng nhất định nào đó. 1.2. Yêu cầu. Đảm bảo khả năng quay vòng hẹp nhất Độ rơ vành lái nhỏ Lực đánh lái nhỏ Giảm va đập từ bánh xe lên vành lái Có khả năng ổn định chuyển động thẳng 1.3. Phân loại. Theo cách bố trí vành tay lái Hệ thống lái với vành lái bố trí bên trái (khi chiều thuận đi đƣờng là chiều phải). Hệ thống lái với vành lái bố trí bên phải (khi chiều thuận đi đƣờng là chiều trái). Theo kết cấu của cơ cấu lái Trục vít - cung răng Trục vít - con lăn Bánh răng - thanh răng 7
  9. Liên hợp (Trụcvít êcu - đòn quay hay trục vít êcu thanh răng - cung răng ). Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ trợ lực Trợ lực thuỷ lực. Loại trợ lực khí (gồm cả cƣờng hóa chân không). Loại trợ lực điện. Theo số lƣợng cầu dẫn hƣớng: Ô tô một cầu dẫn hƣớng . Hình 1.1 Hệ thống lái của ô tô buýt Hyundai 1. Bơm dầu, 2. Bình chứa dầu, 3. Cơ cấu lái trợ lực, 4. Vành lái, 5. Đòn quay đứng, 6.Đòn nối dọc thứ nhất, 7. Đòn nối dọc thứ hai, 8. Đòn quay phụ, 9.Đòn quay ngang Ô tô có hai cầu dẫn hƣớng Với ôtô tải có chiều dài lớn hệ thống lái bố trí hai cầu phía trƣớc dẫn hƣớng 8
  10. Hình1.2 Ô tô có hai cầu trƣớc dẫn hƣớng 1. Vành lái, 2. Đòn dọc chính, 3. Đòn quay phụ, 4. Đòn dẫn động cầu thứ hai 5. Đầu nối trợ lực, 6. Đoàn ngang cầu thứ nhất, 7. Cầu thứ nhất, 8. Đòn dọc phụ 9. Xy lanh lực, 10. Cầu thứ hai, 11. Đòn ngang cầu thứ hai Ô tô có tất cả các cầu dẫn hƣớng: Để giảm bán kính quay vòng trên ôtô bố trí tất cả các cầu dẫn hƣớng. Hệ thống lái này thƣờng đƣợc bố trí trên các ô tô có tính năng cơ động cao và hoạt động ở các địa hình phức tạp. 1. Vành lái, 2. Van con trƣợt, 3. Xy lanh các cầu trƣớc, 4, Xy lanh các cầu sau Hình1.3 Hệ thống lái cơ khí điều khiển bằng thủy lực II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LÁI. 1. Cấu tạo của hệ thống lái. Trên một số ô tô tải có trọng tải nhỏ, ô tô du lịch có công suất lít trung bình và nhỏ không bố trí trợ lực lái, cấu tạo hệ thống lái gồm: cơ cấu lái, dẫn động lái Các bánh răng trong cơ cấu lái không chỉ điều khiển các bánh trƣớc mà chúng còn là các bánh răng giảm tốc đễ giảm lực quay vô lăng bằng cách tăng mô men đầu ra. Tỷ lệ giảm tốc đƣợc gọi là tỷ số truyền cơ cấu lái và thƣờng dao động giữa 18 và 20:1. Tỷ lệ càng lớn không những làm giảm lực đánh lái mà còn yêu cầu phải xoay vô lăng nhiều hơn khi xe quay vòng. 9
  11. 1.1. Sơ đồ cấu tạo chung: 3 4 5 6 2 1 8 7 1 0 8 9 1. vành tay lái, 2. Trục tay lái, 3- Cơ cấu lái, 4.Đòn chuyển hƣớng, 5. Đòn dọc, 6. Đòn quay, 7. Cam quay, 8. Đòn bên, 9. Đòn ngang, 10.Dầm cầu Hình 1.4 Hệ thống lái dẫn động cơ khí. Hệ thống lái dẫn động cơ khí gồm: vành tay lái1,Trục tay lái 2,Cơ cấu lái 3, Đòn chuyển hƣớng 4, Đòn dọc 5, Đòn quay 6, Cam quay 7, Đòn bên 8, Đòn ngang 9, Dầm cầu 10. Các đòn bên và đòn ngang cùng với dầm cầu tạo thành hình thang gọi là hình thang lái. 1.2. Nguyên tắc hoạt động: Khi muốn thay đổi hƣớng chuyển động của ô tô, ngƣời lái tác dụng một lực vào vành tay lái ( sang trái hoặc sang phải), qua cơ cấu lái làm quay đòn chuyển hƣớng. Đòn chuyển hƣớng đảy đòn dọc dịch chuyển làm cho đòn quay đẩy cam quay quay. Đồng thời lúc đó các đòn bên và đòn ngang (hình thang lái) dịch chuyển tạo sự quay các bánh xe dẫn hƣớng với những góc độ khác nhau theo tỉ lệ nhất định để đảm bảo quay vòng không trƣợt. 1.3. Cấu tạo chi tiết cơ cấu lái: Vành tay lái: Chức năng tiếp nhận momen quay từ ngƣời lái rồi truyền cho trục lái. Vành tay lái có cấu tạo tƣơng đối giống nhau ở tất cả các loại ôtô. Nó bao gồm một vành hình tròn và một vài nan hoa đƣợc bố trí quanh vành trong của vành tay lái. Ngoài chức năng chính là tạo mô men lái, vành tay lái còn là nơi bố trí một số bộ phận khác của ôtô nhƣ : nút điều khiển còi, túi khí an toàn, điều khiển mở radio, cài đặt và chọn chế độ chạy xe…… 10
  12. Hình 1.5 Vành tay lái Trục tay lái Trục lái có hai loại: loại cố định không thay đổi đƣợc góc nghiêng, và loại thay đổi đƣợc góc nghiêng. 1. Vô lăng, 2. Trục lái chính 3. Ống trục lái Hình 1.6 Trục tay lái cố định Đối với loại không thay đổi đƣợc góc nghiêng thì trục lái gồm một thanh thép hình trụ rỗng. Đầu trên của trục lái đƣợc lắp bằng then hoa với moayơ của vành lái (vô lăng) còn đầu dƣới đƣợc lắp cũng bằng then hoa với khớp các đăng. Trục chính đƣợc đỡ trong ống trục lái bằng các ổ bi. Ống trục lái đƣợc cố định trên vỏ cabin bằng các giá đỡ. Vành lái có dạng một thanh thép hình tròn với một số nan hoa (hai hoặc ba) nối vành thép với moayơ vành lái cũng bằng kim loại. Moayơ có làm lỗ với các then hoa để ăn khớp then với đầu trên của trục lái. 11
  13. Hình 1.7 Hệ thống lái thay đổi góc nghiêng Đối với loại trục lái thay đổi đƣợc góc nghiêng thì ngoài những chi tiết kể trên, trục chính không phải là một thanh liên tục mà đƣợc chia thành hai phần có thể chuyển động tƣơng đối với nhau trong một góc độ nhất định nhờ kết cấu đặc biệt của khớp nối. Tuỳ thuộc vào tƣ thế và khuôn khổ của ngƣời lái mà vành lái có thể đƣợc điều chỉnh với góc nghiêng phù hợp. Hệ thống lái có cơ cấu điều khiển vị trí vành lái Thay đổi góc nghiêng vành lái: Hình1.8 Hệ thống lái thay đổi góc nghiên Cho phép ngƣời lái có thể điều chỉnh góc nghiêng vành tay lái theo phƣơng thẳng đứng cho phù hợp với tƣ thế ngồi của ngƣời lái. Thay đổi chiều dài trục lái: Hình1.9 Hệ thống lái thay đổi chiều dài trục lái 12
  14. Hệ thống lái có trục lái an toàn Hệ thống lái có cơ cấu hấp thụ chấn động bố trí trên trục lái. Hình1.10 Hệ thống lái có trục lái an toàn Khi có lực mạnh tác dụng lên vành tay lái trong trƣờng hợp xe bị tai nạn, trục lái vỡ vỏ trục sẽ hấp thụ năng lƣợng của chấn động bằng cách ép lại vỡ biến dạng để giảm thiểu tác hại đối với ngƣời lái do va chạm. Cơ cấu khóa tay lái: Đây là cơ cấu vô hiệu hoá vô lăng để chống trộm bằng cách khoá trục lái chính vào ống trục lái khi rút chìa khoá điện. Có hai loại cơ cấu khoá lái: Ổ khoá điện loại ấn, khoá điện loại nút bấm. Hoạt động: Khi chìa khoá điện ở vị trí ACC hoặc ON thì cữ chặn khoá và thanh khoá bị cam của trục cam đẩy sang phải. Cần nhả khoá sẽ tụt vào rãnh trong cữ chặn khoá ngăn cữ chặn khoá và thanh khoá dịch chuyển sang trái và do vậy ngăn việc khoá vô lăng trong khi xe đang chạy. Hình 1.11 Khi chìa khoá điện ở vị trí ACC hoặc ON Khi chìa khoá điện chuyển từ vị trí ON sang ACC (tắt động cơ) thì cần nhả khoá sẽ đập vào mép trái của rãnh trong cữ chặn khoá, ngăn cữ chặn khoá và thanh khoá dịch chuyển sang trái (và do vậy ngăn việc khoá vô lăng). 13
  15. Hình 1.12 Khi chìa khoá chuyển từ ON sang ACC Khi chìa khoá điện ở vị trí ACC: Chừng nào mà chìa khoá điện không bị ấn vào trong khi khoá đang ở vị trí ACC, tấm đẩy sẽ bị lò xo phản hồi của rô to ổ khoá đẩy ra ngoài. Do đó, tấm chặn nhô ra ngoài và va vào thân khoá ngăn rô to và chìa khoá điện xoay về vị trí Khoá. Khi chìa khoá điện chuyển từ vị trí ACC tới vị trí LOCK: Khi ta ấn chìa khoá vào trong khi ở vị trí ACC, rô to và tấm đẩy cũng bị đẩy vào. Phần trên của tấm chặn sẽ nhô lên vách chéo của rãnh trong tấm đẩy và phần thấp hơn của tấm đẩy chuyển động vào trong trục cam. Chìa khoá điện, tấm đẩy và trục cam sẽ tự do xoay theo một khối thống nhất từ vị trí ACC tới vị trí LOCK. Tuy nhiên do đầu của cần nhả khoá vẫn bị chìa khoá giữ xuống, cữ chặn khoá và thanh khoá không thể dịch chuyển đƣợc sang trái. Hình 1.13 Khi chìa khoá điện ở vị trí ACC Khi rút chìa khoá điện ra: Khi rút chìa khoá điện ra khỏi rô to, cần nhả khoá tách ra khỏi (dịch chuyển lên) cữ chặn khoá, và thanh khoá sẽ chui vào rãnh trục lái chính và khoá trục lái chính. 14
  16. Hình 1.14 Khi khóa điện chuyển từ ACC sang LOCK Thanh dẫn động lái 14 3/28/2018 1.4. Hệ thống lái có trợ lực: Đối với ôtô tải có trọng tải lớn, xe khách loại vừa và lớn thì lực tác dụng lên vành tay lái rất lớn, để làm giảm nhẹ lực tác dụng lên vành tay lái khi điều khiển hệ thống lái bố trí thêm trợ lực lái, hiện nay để tăng tính an toàn cho ôtô chuyển động ở tốc độ cao thì cả trên các loại ô tô con cũng đƣợc bố trí trợ lực. 15
  17. Hệ thống lái có trợ lực loại trục vít thanh răng:xy lanh lực bố trí trên hình thang lái; van phân phối bố trí tại cơ cấu lái dùng trên các ô tô con Hoạt động của trợ lực lái thủy lực 16
  18. Hệ thống lái có trợ lực sử dụng công suất của động cơ để dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thủy lực. Khi xoay vô lăng sẽ chuyển mạch một đƣờng dẫn dầu tại van điều khiển. vì áp suất dầu đẩy pít tông trong xi lanh trợ lực lái, lực cần để điều khiển vô lăng sẽ giảm. Cần phải định kỳ kiểm tra sự rò rỉ dầu Bộ trợ lực có nhiều vị trí đặt tuỳ vào cấu tạo hệ thống lái, thông thƣờng đƣợc đặt tại cơ cấu lái, hoặc trên hình thang lái. Vị trí đặt van phân phối và xy lanh lực: a-xy lanh lực đặt riêng, van phân phối đặt tại cơ cấu lái; b-van phân phối và xy lanh lực đặt riêng; c-van phân phối và xy lanh lực đặt tại một vị trí ngoài cơ cấu lái. 17
  19. 1. Nắp, 2. Đệm làm kín, 3. Nắp, 4. Vỏ cơ cấu lái, 5. Pittông, 6. Vòng hãm, 7 .Trục vít, 8. 19. Đai ốc, 9. Ống dẫn bi, 10. Bi, 11. Xéc măng, 12. Nắp trƣớc, 13. Ổ bi chặn, 14. Gioăng làm kín, 15. Cửa dầu, 16. Con trƣợt phân phối, 17. Vỏ van phân phối, 18. Đệm, 20. Nắp trên, 21. Cơ cấu phản ứng. 22. Kênh dẫn dầu, 23. Cung răng rẻ quạt, 24. Đòn quay đứng, 25. Trục đòn quay, 26. Chốt định vị, 27. Đệm chặn, 28. Vít điều chỉnh, 29. Bulông, 30. 31. Phớt làm kín, 32. Gioăng làm kín. 33. Nút tháo dầu. Hình 1.14 Cấu tạo các chi tiết của hệ thống lái có trợ lực thủy lực loại van cánh Các bộ phận chính của hệ thống lái có trợ lực gồm: bơm, van điều khiển, xy lanh trợ lực, hộp cơ cấu lái (bót lái). Hệ thống lái sử dụng công suất động cơ để dẫn động cho bơm trợ lực tạo ra áp suất. Nếu các bộ phận trên làm liền nhau thì có tên là bộ trợ lực liền, còn nếu hộp tay lái và xy lanh lực làm rời nhau sẽ là bộ trợ lực dời. Khi xoay vô lăng sẽ chuyển mạch một đƣờng dẫn dầu tại van điều khiển. Nhờ áp suất dầu này mà píttông trong xy lanh trợ lực đƣợc đẩy đi và làm quay bánh xe dẫn hƣớng. Do vậy, nhờ áp suất dầu thuỷ lực mà lực đánh lái vô lăng sẽ giảm đi và không phải quay tay lái quá nhiều. Do yêu cầu của hệ thống phải tuyệt đối kín nên cần phải định kỳ kiểm tra sự rò rỉ dầu để đảm bảo rằng hệ thống lái làm việc hiệu quả và an toàn. Cấu tạo chi tiết: Bơm trợ lực lái kiểu cánh gạt: Trợ lực lái là một thiết bị thủy lực đòi hỏi áp suất cao. Thiết bị này sử dụng lực của động cơ để dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thủy lực. Trong bơm sử dụng các cánh gạt. Bơm trợ lực lái kiểu van trƣợt: Bơm van trƣợt tạo ra áp suất thuỷ lực lớn nhất khoảng 90 kG/cm2. Hiệu suất: 0,7 – 0,75. Ƣu điểm của loại bơm này là kết cấu và công nghệ đơn giản dễ chế tạo, khối lƣợng nhỏ, giá rẻ tuy nhiên các chi tiết không bền, nhanh hỏng hóc. 18
  20. 1. Bình chứa dầu, 2. Vỏ phiến trƣợt, 3. Lò xo ép phiến trƣợt, 4. Phiến tỳ, 5. Rôto lệch tâm quay, 6. Phiến trƣợt, 7. Cụm van điều tiết, 8. Vỏ bơm, 9. Nắp bơm Hình 1.15 Bơm trợ lực lái kiểu van trƣợt. Bình dầu (1) đƣợc làm bằn chất dẻo hay dập bằng thép, có thể đƣợc gắn trực tiếp lên bơm hay gắn rời và đƣợc nối với bơm bằng hai ống mềm. Vỏ bơm (2) đƣợc gia công chính xác, bằng thép, bên trong vỏ có các rãnh, tại các rãnh có phiến trƣợt (6), lò xo (3) và phiến tỳ (4). Rôto (5) hình trụ có dạng lệch tâm đặt bên trong vỏ phiến trƣợt (2), bề mặt của rôto đƣợc gia công tinh đặt độ bóng cao. Dƣới sức ép của lò xo (3) các phiến trƣợt bị ép sát vào bề mặt của rô to. Khi rô to (5) quay thể tích nằm giữa phiến tỳ (4), phiến gạt (6) và cỏ (2) thay đổi. Khi thể tích tăng chất lỏng đƣợc nạp vào khoang thể tích này và khi thể tích giảm chất lỏng đƣợc ép ra ngoài. Nhƣ vậy một vòng quay của rô to phiến gạt thực hiện đƣợc một hành trình làm việc. Bơm phiến trƣợt có cấu tạo gọn, các chi tiết bền và có hiệu suất làm việc khá cao. Tuy nhiên giá thành chế tạo loại bơm này hơi cao. Áp suất dầu tạo ra trong khoảng (60 ÷ 80) kG/cm2. Cũng giống nhƣ bơm cánh gạt, để đảm bảo cho quá trình làm việc trên bơm phiến trƣợt cùng yêu cầu lắp đặt các thiết bị phụ trợ khác nhƣ: van an toàn, van điều khiển lƣu lƣợng và thiết bị bù không tải. Ngoài hai loại bơm đã đƣợc giới thiệu ở trên còn một số loại bơm thuỷ lực khác cũng đƣợc sử dụng trong các bộ trợ lực thuỷ lực tuy nhiên do đặc điểm về kỹ thuật nên không đƣợc sử dụng phổ biến trên các loại bộ trợ lực ngày nay nhƣ: Bơm piston, bơm bánh răng, bơm trục vít. 19
nguon tai.lieu . vn