Xem mẫu

  1. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ GIÁO TRÌNH Mô đun: Hàn vẩy NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Quyết định số:120/QĐ-TCDN, ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Hà Nội, năm 2013
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun 30 Hàn vẩy là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Chủ biên: Nguyễn Văn Lợi
  3. 2 MỤC LỤC TRANG I. Lời giới thiệu 1 II. Mục lục 2 III. Nội dung tài liệu Bài 1 Hàn vẩy thiếc 4 Bài 2 Hàn vẩy đồng trên lò rèn 18 Bài 3 Hàn vẩy đồng bằng ngọn lửa hàn khí 27 Bài 4 Kiểm tra hết mô đun 41 IV. Tài liệu tham khảo 44
  4. 3 TÊN MÔ ĐUN: HÀN VẨY Mã mô đun: MĐ 30 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun Hàn vẩy được bố trí sau khi học xong hoặc học song song với các môn học MH07 MH 12 theo quy định của Bộ LĐTB-XH. - Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề, nhằm luyện tập kỹ năng nghề về phương pháp hàn vẩy bằng phương pháp hàn khí, hàn trên lò rèn... - Ý nghĩa, vai trò mô đun: Hàn vẩy là phương pháp hàn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực dân dụng và công nghiệp như nghành kỹ thuật điện, ra đi ô, dụng cụ cắt kim loại, dụng cụ nhiệt, dụng cụ gia đình v.v Mục tiêu của mô đun: - Nhận biết được các loại vật liệu dùng trong hàn vẩy như: Khí ô-xy, khí A xê ty len, than, lò nung, điện năng, dây hàn, thuốc hàn; - Vận hành, sử dụng thành thạo thiết bị, dụng cụ hàn vẩy; - Tính được chế độ hàn, chọn phương pháp hàn phù hợp với chiều dày, tính chất lý nhiệt của vật vật liệu hàn và kiểu liên kết hàn; - Phân loại được các loại vẩy hàn; - Hàn được các mối hàn cơ bản, vẩy hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mối hàn không rỗ khí, ngậm xỉ, ít biến dạng, đủ lượng dư gia công; - Thực hiện tốt công tác an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp. Nội dung của mô đun Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực TT Kiểm tra số thuyết hành 1 Hàn vẩy thiếc 48 10 37 1 2 Hàn vẩy đồng trên lò rèn 34 8 26 0 Hàn vẩy đồng bằng ngọn lửa 3 34 12 21 1 hàn khí 4 Kiểm tra mô dun 4 4 Cộng 120 30 84 6
  5. 4 BÀI 1: HÀN VẨY THIẾC Mã bài: MĐ30.1 Giới thiệu: Hàn vẩy thiếc là phương pháp hàn nối các chi tiết kim loại hoặc hợp kim ở trạng thái rắn nhờ một kim loại trung gian gọi là vẩy hàn, có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại chi tiết hàn. Sự hình thành mối hàn ở đây chủ yếu dựa vào quá trình hòa tan và khuếch tán của vẩy hàn vào kim loại vật hàn ở chỗ mối hàn. Vì thế quá trình hàn chỉ có vẩy hàn bị nóng chảy, do vậy có khả năng hòa tan vào mép hàn của chi tiết hàn và tiếp theo là quá trình khuyếch tán khi mối hàn đông đặc. Hàn vẩy được sử rộng rãi trong các nghành công nghiệp vì chúng có những đặc điểm sau: - Hàn vẩy có thể tiến hành trong lò có khí bảo vệ, hàn trong chân không hoặc trong lò muối, do đó không yêu cầu thuốc hàn. - Khi tiến hành vẩy hàn trong các lò thỉ tính kinh tế cao, bảo đảm được bề mặt mối hàn phẳng, đẹp. - Sau khi hàn vẩy không yêu cầu gia công cơ khí. Chi tiết hàn vẩy không có ứng suất cục bộ như bằng các phương pháp hàn khác, bởi vì sau khi hàn vẩy các chi tiết được làm nguội đồng đều. - Có khả năng hàn các kim loại khác nhau về tính chất, có năng suất hàn cao và không đòi hỏi công nhân bậc cao. - Hiện nay hàn vẩy được sử dụng rộng rãi trong các ngành kỹ thuật điện, ra đi ô, ti vi và các dụng cụ gia đình, hàn dụng cụ cắt ngọt kim loại, dụng cụ nhiệt vv... Mục tiêu: - Nhận biết các nguồn nhiệt năng, các ngọn lửa khí đốt bằng khí ô xy với khí a xê tylen, mỏ hàn đốt bằng lò, mỏ đốt bằng điện, phục vụ cho công việc hàn vẩy thiếc; - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và sử dụng thành thạo các loại thiết bị hàn thiết như: mỏ hàn đốt bằng lò, mỏ hàn đốt bằng điện, mỏ hàn đốt bằng khí; - Hiểu biết và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ hàn vẩy thiếc; - Chuẩn bị chi tiết hàn, làm sạch hết các vết bẩn, dầu mỡ, lớp ô xi hóa trên bề mặt chỗ cần hàn bằng các dung dịch kiềm, bàn chải, dũa, mũi cạo hoặc bằng các phương pháp làm sạch khác; - Lắp chi tiết hàn cố định không bị xê dịch, khe hở lắp ráp hợp lý trong quá trình hàn; - Giải thích cách pha chế thuốc hàn dùng trong công việc hàn vẩy thiếc; - Chọn đúng chế độ hàn như: nhiệt độ nung, tốc độ nung, thời gian dữ nhiệt phù hợp với từng loại vật liệu hàn; - Hàn các mối hàn vẩy thiếc dảm bảo độ tràn láng tốt, kim loại vẩy hàn bám chắc vào kim loại vật hàn, không bị bọt khí, lẫn xỉ, cháy vẩy hàn; - Thực hiện tốt công tác an toàn, phòng chống nổ và vệ sinh công nghiệp.
  6. 5 1. Dụng cụ, thiết bị hàn vẩy Mục tiêu: - Nhận biết và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, hàn vẩy thiếc; - Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc, công dụng và sử dụng thành thạo các loại thiết bị hàn thiếc như: mỏ hàn đốt bằng lò, mỏ hàn đốt bằng điện, mỏ hàn khí; - Đảm bảo an toàn khi sử dụng và vận hành và phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp. 1.1. Dụng cụ hàn vẩy - Bộ dụng cụ hàn: như kìm điện, dao cạo, mũi ngạt, bàn chải, dũa, thước lá, mỏ lết, kìm kẹp, chấm dấu, kim thông bép, kìm cắt và các dụng cụ làm sạch khác vv...(Hình 1.1) Hình 1.1. Dụng cụ hàn vẩy 1.2. Thiết bị hàn vẩy + Cấu tạo mỏ hàn đốt bằng lò, (Hình 1.2) 1. Tay cầm 2. Thân mỏ 3. Đầu mỏ hàn 4. Lò nung + Công dụng: Đầu mỏ hàn được chế tạo bằng đồng đỏ nhằm để nâng cao tuổi thọ khi bị nung nóng. Mỏ hàn loại này áp dụng khi hàn các chi tiết mỏng, nối dây điện, sửa chữa Ra đi ô, Ti vi, và các dụng cụ nhỏ trong gia đình vv...(loại mỏ hàn này chỉ sử dụng khi hàn vẩy thiếc). Lò nung vỏ ngoài được chế tạo bằng gạch chịu lửa hay bằng thép nhiên liệu đốt bằng than
  7. 6 2 3 1 4 Hình 1.2. Mỏ hàn vẩy- đốt bằng lò nung 1.2.2 Cấu tạo mỏ hàn đốt bằng điện (Hình 1.3) + Cấu tạo: 1.Tay cầm 2. Thân mỏ 3. Đầu mỏ hàn 5. Dây dẫn diện 4. Công tắc 6. Tủ điện 2 1 6 3 4 5 5 Hình 1.3. Mỏ hàn đốt bằng điện + Công dụng: Mỏ hàn đốt bằng điện, sử dụng điện áp 220v hay 110v để nung nóng đầu mỏ hàn đến nhiệt độ hàn, loại mỏ hàn này dùng để hàn các chi tiết mỏng, nối dây điện sửa chữa các chi tiết như Ra đi ô, Ti vi, Tủ lạnh vv...(sử dụng khi hàn vẩy thiết) 2. Thiếc hàn, thuốc hàn Mục tiêu: - Trình bày được tính chất, yêu cầu các loại thiếc hàn, thuốc hàn; - Giải thích được cách pha chế thuốc hàn dùng trong hàn vẩy thiếc; - Nhận biết các loại vẩy hàn (vẩy hàn cứng, vẩy hàn mềm). 2.1. Thiếc hàn
  8. 7 Là loại hợp kim thiếc chì loại này thường dùng nhiều khi hàn sắt tây. Thiếc hàn có 7 loại: thiếc hàn 30 (gồm 30% Sn và 70% Pb), thiếc hàn 25, 33, 40, 50, 60 và thiếc hàn 90 Loại thiếc hàn 60 dùng để hàn dụng cụ đồng hồ điện, nhiệt độ nóng chảy của nó là 1900 C. Thiếc hàn 90 dùng để hàn các dụng cụ chứa thức ăn vì nó chứa ít chì cho nên tránh bị độc v.v... 2.2. Thuốc hàn Thuốc hàn vẩy có nhiệm vụ làm sạch lớp ô xít và các chất bẩn khác trong vẩy hàn và kim loại vật hàn, đồng thời tạo khả năng tốt cho kim loại vẩy hàn thẩm thấu vào kim loại vật hàn ,giảm được sức căng bề mặt của kim loại nóng chảy. Thuốc hàn để hàn vẩy thiếc cần phải thỏa mãn những yêu cầu sau: Tạo điều kiện tốt cho việc khuếch tán vẩy hàn vào trong bề mặt kim loại vật hàn. Bảo vệ được bề mặt kim loại vạt hàn và vẩy hàn nóng chảy không bị ôxy hóa trong quá trình hàn. Hòa tan được lớp ô xít trên bề mặt kim loại vật hàn và vẩy hàn. Bảo vệ được tính chất kim loại khi hàn và không làm thay đổi thành phần của nó khi nung nóng. Không gây nên hiện tượng ăn mòn mối hàn. Không sinh ra những khí có hại khi nung nóng. Bảo đảm giá thành hạ, đơn giản và dễ chế tạo. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hàn ở thể rắn, thể lỏng và cả thể khí nữa. Tùy theo vẩy hàn trong khi hàn mà sử dụng thuốc hàn cho thích hợp. Thuốc hàn dùng khi hàn vẩy hàn mềm: Thường là ở thể lỏng, chủ yếu là dung dịch muối Clo, ví dụ như Clo rua kẽm, Clo rua a môn, a xít phốt pho ríc và các hỗn hợp khác. Trong trường hợp đặc biệt ta có thể dùng dung dịch như rượu, gli xê rin v.v... Thuốc hàn dùng khi hàn vẩy hàn cứng: Thông thường người ta dùng bô rắc (Na2B4O7), a xít bô ríc (H2BO3) liều lượng pha trộn tùy theo kim loại vật hàn. Vẩy hàn mềm: Có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 450 0C, có độ cứng nhỏ, tính chất cơ học thấp. Loại vẩy hàn này dùng để hàn các chi tiết chịu lực nhỏ, ở điều kiện nhiệt độ thấp. Ví dụ: Vẩy hàn mềm Thiếc hàn 90 dùng để hàn những dụng cụ chứa thức ăn vì nó chứa ít chì tránh bị độc v.v... Nguyên liệu hàn đặc biệt: Nếu cho vào hợp kim thiếc chì một ít Bismut (Bi) hoặc Cađimi (Cd) thì nhiệt độ nóng chảy của nó lại càng thấp hơn so với loại trên. Ví dụ: hợp kim Sn—Pb—Bi gồm 15,5% Sn+ 32,5%, Pb +52% Bi nhiệt độ nóng chảy là 960 C. Hợp kim Sn—Pb –Cd –Bi, gồm 13, Vẩy hàn mềm dùng để hàn các sản phẩm làm việc ở nhiệt độ thấp hơn 4500C có độ cứng nhỏ, tính chất
  9. 8 cơ học thấp. Loại vẩy hàn này dùng để hàn các chi tiết chịu lực nhỏ, ở điều kiện nhiệt độ thấp. Ví dụ: Vẩy hàn Sn –Pb (thiếc, chì) với 61% Sn và 39%Pb. Vẩy hàn Sn-Pb để hàn nhôm v.v... Thiếc hàn: Là loại hợp kim thiếc chì (Sn-Pb), loại này thường dùng nhiều khi hàn sắt tây. Thiếc hàn có 7 loại: thiếc hàn 30 (gồm 30% Sn và 70%Pb), thiếc hàn 25, 33, 40, 50, 60 và thiếc hàn 90. Loại thiếc hàn 60 dùng để hàn dụng cụ đồng hồ điện nhiệt độ nóng chảy của nó là 190 độ 3% Sn +26,7 Pb +50%Bi+10% Cd nhiệt độ nóng chảy là 600 C. Loại vẩy hàn này thường dùng để hàn những tấm kẽm mỏng, dụng cụ bảo hiểm nhiệt v.v... Vẩy hàn cứng Vẩy hàn này có độ cứng và cơ tính tương đối cao (>500 0C) thường từ 720-9000C. Thường dùng để hàn các chi tiết chịu lực tương đối lớn. Ví dụ: trong chế tạo máy dùng vẩy hàn cứng để hàn mảnh hợp kim cứng lên thân dao bằng thép kết cấu. Vẩy hàn cứng thường dùng là đồng thau, bạc, niken, nhôm v.v... Đồng thau: Là hợp kim đồng kẽm có nhiều loại đồng thau: đồng thau 42 (gồm 42% Cu +58% Zn, nhiệt độ nóng chảy 8200 C), đồng thau 45, 51, 54, v.v...Thường dùng để hàn chi tiết bằng đồng thau, đồng đỏ v.v... Nguyên liệu hàn bạc Có thành phần kim loại cơ bản là bạc, đồng, kẽm. Loại vẩy hàn này có thể dùng để hàn tất cả các kim loại đen và kim loại mầu, trừ những kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nó như: nhôm, ma giê, kẽm v.v...Dùng loại vẩy hàn này bảo đảm mối hàn có sức chịu tải trọng tĩnh, động tốt: Vẩy hàn Sn-Pb (thiếc chì), với 61% Sn và 39%Pb, dùng để hàn nhôm v.v... Vảy hàn cứng có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao (>500 0 C), thường từ 720—9000 C, vẩy hàn này có độ cứng và độ bền cơ học tương đối cao. Vẩy hàn cứng dùng để hàn các chi tiết chịu lực tương đối lớn. Ví dụ: trong chế tạo máy dùng vẩy hàn cứng để hàn mảnh hợp kim cứng lên thân dao bằng thép kết cấu. Vẩy hàn cứng thường dùng là đồng thau, bạc, niken, nhôm v.v.. 3. Kỹ thuật hàn vẩy thiếc Mục tiêu: - Nhận biết dược các loại mối hàn vẩy thiếc; - Trình bày được các phương pháp kiểm tra mối hàn, các dạng sai hỏng mối hàn và biện pháp phòng ngừa; - Chuẩn bị được phôi hàn và làm sạch mép hàn, gá lắp chi tiết, hàn đính hợp lý; - Chọn đúng chế độ hàn (nhiệt độ, thời gian , tốc độ nung nóng); - Điều chỉnh được góc nghiêng và phương pháp chuyển động mỏ hàn và dây hàn phụ; - Hàn được mối hàn đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng.
  10. 9 3.1. Chuẩn bị phôi Trước khi hàn ta phải làm sạch mép hàn và khu vực quanh mối hàn, làm sạch bằng phương pháp cơ học, hóa học, mép hàn phải bằng phẳng khe hở lắp ráp phải đều (nếu có) không được cong vênh, cần chọn gá lắp hợp lý và hàn đính một số điểm để đảm bảo vị trí tương đối của kết cấu trong quá trình hàn (Thứ tự các mối đính tùy thuộc vào chiều dầy của vật hàn, chiều dài mối hàn đính từ 10 đến 20 mm, khoảng cách mối đính thường từ 50-100mm. Trước khi hàn đính ta cần bôi một lớp thuốc hàn phù hợp lên bề mặt kẽ đường hàn trước khi đặt vẩy hàn để hàn (Hình 1.4). Nếu hàn nối dây điện trước khi hàn ta phải cạo sạch bề mặt tiếp xúc của hai đầu dây bằng dao cạo (không phải hàn đính). Chú ý:Trong quá trình hàn nếu vẩy hàn nóng chảy chưa đông đặc thì không được phép xê dịch vật hàn. Khi hàn đính xong tiếp tục làm sạch mối hàn bằng phương pháp cơ học sau đó bắt đầu hàn. Mối hàn đính Vật hàn Hình 1.4. Mối hàn đính 3.2. Các loại mối hàn Mối hàn vẩy hàn mềm. Mối hàn vẩy hàn cứng. Khi chọn vẩy hàn cần phải nghiên cứu đến điều kiện kỹ thuật của mối hàn và điều kiện làm việc của vật hàn và phải tính đến kim loại, hợp kim nào yêu cầu phải hàn vẩy có thể hàn vẩy được không, bởi vì vẩy hàn bao giờ cũng có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại vật hàn. 3.2.1. Hàn vẩy hàn mềm (nhóm vẩy hàn dễ nóng chảy) Có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 450 độ C, có độ cứng nhỏ, tính chất cơ học thấp. Loại vẩy hàn này dùng để hàn các chi tiết chịu lực nhỏ, ở điều kiện nhiệt độ thấp. Ví dụ: vẩy hàn Sn – Pb (thiếc chì) với 61% Sn và 39% Pb. Vẩy hàn Sn-Pb để hàn nhôm vv...Ví dụ: hàn nối dây tụ điện. Hàn nối dây đi ốt điện. Khi hàn góc nghiêng của mỏ hàn và dây hàn phụ. 3.2.2. Hàn vẩy hàn cứng (nhóm vẩy hàn khó nóng chảy) Vẩy hàn cứng có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao hơn so với vẩy hàn mềm (> 500C ), thường từ 720-9000C. Vẩy hàn này có độ cứng và độ bền tương đối cao. Vẩy hàn cứng dùng để hàn các chi tiết chịu lực tương đối lớn. Ví dụ: trong chế tạo máy dùng vẩy hần cứng để hàn mảnh hợp kim cứng lên thân dao bằng thép kết cấu. Vẩy hàn cứng thường dùng là đồng thau, bạc, niken, nhôm vv…
  11. 10 Hàn vẩy bằng mỏ hàn khí Hàn khí (hàn hơi) là trong những phương pháp hàn hóa học trong đó dùng nhiệt lượng phản ứng cháy của khí đốt a xê ty len với ô xi để nung nóng chỗ cần hàn đến nhiệt độ hàn vẩy và nung nóng dây hàn phụ đến nhiệt độ chảy khi nguội lại kết tinh lại tạo thành mối hàn. Khi hàn vẩy thiếc vì nhiệt độ nóng chảy thấp do vậy ta chọn công suất ngọn lửa hàn nhỏ sao cho đủ nhiệt lượng để nung nóng chảy kim loại đắp (dây hàn phụ). Hàn vẩy thiếc bằng mỏ hàn khí thường áp dụng trong hàn nối tấm tôn mỏng có chiếu dầy S= 1÷2 (mm) và hàn nối đầu bọp Ác quy. Để dảm bảo công suất ngọn lửa hàn hợp lý ta nên điều chỉnh áp suất khí ôxy ở mức từ 1 đến 1,5 atm và khí A xê tylen ở mức từ 0,1 đến 0,15 atm. Sử dụng bép hàn số (0,5) Mở van khí, mồi lửa và điều chỉnh để được ngọn lửa trung tính với chiều dài nhân ngọn lửa từ 5÷6 (mm). Điều chỉnh sao cho góc độ của mỏ hàn tạo với hướng ngược hướng hàn một góc từ 35 đến 45 độ, dây hàn phụ tạo với hướng hàn một góc khoảng 300 (khi hàn tôn tấm) Dây hàn phụ Mỏ hàn 450 300 0o Mối hàn Vật hàn Hình 1.5. Góc độ mỏ hàn và que hàn phụ Hàn bằng mỏ hàn đốt trên lò: Nung mỏ hàn đạt tới nhiệt độ khoảng 500 đến 6000 C. Điều chỉnh mỏ hàn hợp với trục kẽ đường hàn một góc khoảng 450, (theo hướng hàn), còn dây hàn phụ một góc khoảng 25—350 (ngược theo hướng hàn) 3.3. Chọn chế độ hàn Chọn chế độ hàn vẩy chủ yếu là chọn nhiệt độ hàn, thời gian nung nóng và tốc độ nung nóng. Nếu nhiệt độ hàn tăng thì sức căng bề mặt của vẩy hàn nóng chảy sẽ giảm, hiện tượng khuếch tán và thẩm thấu kim loại vẩy hàn vào kim loại vật hàn nhanh hơn. Nhưng nếu nhiệt độ hàn quá thì có thể làm cho tổ chức kim loại thay đổi. Vì vậy nhiệt độ hàn phải là một đại lượng xác định nó thường lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của vẩy hàn khoảng 25 đến 50 0C. - Thời gian nung nóng càng dài, thì chiều sâu thẩm thấu của kim loại vẩy hàn vào kim loại vật hàn càng tăng, chất lượng mối hàn tốt hơn, nhưng lại kéo
  12. 11 dài quá trình hàn, tính kinh tế thấp. Do vậy thời gian nung nóng phụ thuộc vào kích thước vật hàn, khe hở lắp ráp, thành phần kim loại của vật hàn và vẩy hàn. - Tốc độ nung nóng phụ thuộc vào kích thước vật hàn, độ dẫn nhiệt của kim loại vật hàn và yêu cầu kỹ thuật hàn. Nếu vật hàn càng lớn và tính dẫn nhiệt càng kém thì tốc độ nung nóng càng chậm để tránh hiện tượng cong vênh và sinh ra rạn nứt khi hàn. - Thời gian giữ nhiệt sau khi hàn là phụ thuộc vào loại vẩy hàn và tính chất lý nhiệt của vật hàn, luôn để cho mối hàn,vật hàn nguội một cách tự do, không nên cho nhuội một cách đột ngột vì điều này sẽ dẫn tới mối hàn có khuynh hướng bị nứt và rỗ khí. - Phương pháp nung nóng khi hàn vẩy là vấn đề quan trọng, nó là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng mối hàn. Sau khi có kết cấu hàn tốt và vẩy hàn thích hợp, nếu phương pháp nung nóng không tốt thì chất lượng mối hàn sẽ kém. Nếu có thể được, thì điều kiện lý tưởng là vật hàn và vẩy hàn được nung nóng đồng đều ở tất cả các phía. Trong sản xuất đơn chiếc, có thể nung nóng bằng ngọn lửa hàn khí, ngọn lửa đèn xì, mỏ hàn điện, mỏ hàn thiếc (dùng hàn những vẩy hàn mềm)v.v... - Dây hàn phụ: Đường kính của dây hàn phụ, phụ thuộc vào loại mối hàn, vẩy hàn, khe hở lắp ráp, chiều dầy vật hàn (thường có đường kính từ 0,5 đến 4 mm) 3.4. Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ Góc nghiêng của mỏ hàn đối với mặt vật hàn, chủ yếu căn cứ vào bề dày vật hàn tính chất nhiệt lý của kim loại, kiểu liên kết hàn. Bề dày càng lớn góc nghiêng α càng lớn. Góc nghiêng α phụ thuộc vào nhiệt độ chảy và tính dẫn nhiệt của kim loại. Nhiệt độ càng cao, tính dẫn nhiệt càng lớn. Góc nghiêng α có thể thay đổi trong quá trình hàn. Để nhanh chóng nung nóng kim loại và tạo thành bể hàn ban đầu góc nghiêng cần lớn (80 0 ÷ 900) sau đó tuỳ theo bề dày của vật liệu mà hạ đến góc nghiêng cần thiết. Khi kết thúc để được mối hàn đẹp, tránh bắn toé kim loại, góc nghiêng có thể bằng O 0 và duy chuyển mỏ hàn trượt trên bề mặt mối hàn. Góc nghiêng của dây hàn phụ thường từ 200 đến 650 3.5. Phương pháp di chuyển mỏ hàn và dây hàn phụ Di chuyển mỏ hàn và dây hàn phụ ảnh hưởng rất lớn đến sự tạo thành mối hàn,căn cứ vào vị trí mối hàn, kiểu liên kết hàn, chiều dầy vật hàn, yêu cầu về kích thước mối hàn để chọn phương pháp di chuyển mỏ hàn và dây hàn phụ cho hợp lý. Khi hàn vẩy thiếc thường mỏ hàn và dây hàn phụ di động ngang qua trục kẽ đường hàn (theo hình bán nguyệt).
  13. 12 0 Hình 1.6. Góc độ mỏ hàn Hình 1.7. Phương pháp chuyển động mỏ hàn và que hàn 3.6. Các dạng sai hỏng và biện pháp phòng ngừa - Rỗ khí Rỗ khi sinh ra do hiện tượng khí trong kim loại lỏng của mối hàn không kịp thoát ra ngoài khi kim loại vũng hàn đông đặc, rỗ khí có thể sinh ra ở bên trong hoặc ở bề mặt mối hàn, nó sẽ làm giảm tiết diện làm việc, giảm cường độ chịu lực và độ kín của liên kết hàn. + Nguyên nhân: Kẽ đường hàn bẩn, dính dầu mỡ, gỉ, hơi nước. Nhiệt độ nung nóng mỏ hàn thấp + Biện pháp phòng ngừa: Trước khi hàn phải vệ sinh sạch sẽ kẽ đường hàn bằng phương pháp cơ học hay hóa học. Nhiệt dộ nung mỏ hàn phải hợp 3.7. Hàn vẩy thiếc 3.7.1. Hàn bằng mỏ hàn đốt bằng lò Bảng 1.1. Hướng dẫn thực hiện Tên TT Thiết bị, dụng cụ Thao tác Yêu cầu bước - Đúng quy ước, ký Đọc bản 1. - Bản vẽ hàn - Đọc, phân tích hiệu, kích thước của vẽ mối hàn - Máy cắt ống chuyên - Lấy dấu - Cắt đúng kích Cắt phôi dùng - Đặt phôi trên thước 2. và gia - Kìm kẹp phôi bàn gá - Gia công vát mép công - Máy mài - Cắt phôi chính xác - Sạch các gỉ sắt bám trên bề mặt của - Chải dọc suốt phôi - Máy đánh gỉ chiều dài của - Đánh sang hai - Phớt đánh gỉ mép hàn mặt bên phía của kẽ hàn từ Làm - Bàn chải thép ngoài và bên (20÷30) 3. sạch và - Kính bảo hộ trong ống - Đúng đường kính hàn đính - Mỏ hàn đốt bằng lò que hàn phụ d= 2,4 nung - Chọn chế độ - Dòng điện hàn hàn đính Ih= 85– 90 (A) - Đính đúng quy cách
  14. 13 - Mỏ hàn đốt bằng lò - Đúng đường kính nung - Chọn đường que hàn Hàn lớp 4. - Kính hàn, kìm hàn kính que hàn + Que hàn phụ lót - Bảo hộ lao động d =2,4 3.7.2. Hàn bằng mỏ hàn đốt bằng điện Bảng 1.2. Hướng dẫn thực hiện Tên TT Thiết bị, dụng cụ Thao tác Yêu cầu bước - Bản vẽ hàn - Đúng quy ước, ký Đọc bản 1. - Đọc, phân tích hiệu, kích thước của vẽ mối hàn - Máy cắt ống chuyên - Lấy dấu - Cắt đúng kích Cắt phôi dùng - Đặt phôi trên thước 2. và gia - Kìm kẹp phôi bàn gá - Gia công vát mép công - Máy mài - Cắt phôi chính xác - Sạch các gỉ sắt - Chải dọc suốt bám trên bề mặt của chiều dài của phôi - Máy đánh gỉ mép hàn mặt bên - Đánh sang hai Làm - Phớt đánh gỉ ngoài và bên phía của kẽ hàn từ 3. sạch và - Bàn chải thép trong ống (20÷30) hàn đính - Kính bảo hộ - Đúng đường kính - Mỏ hàn nung bằng điện - Chọn chế độ que hàn phụ d= 2,4 hàn đính - Đính đúng quy cách - Mỏ hàn nung bằng điện - Đúng đường kính - Chọn đường Hàn lớp - Kính hàn, kìm hàn que hàn 4. kính que hàn lót - Bảo hộ lao động + Que hàn phụ d =2,4 3.7.3. Hàn bằng mỏ mỏ hàn đốt bằng khí Bảng 1.3. Hướng dẫn thực hiện Tên TT Thiết bị, dụng cụ Thao tác Yêu cầu bước - Bản vẽ hàn - Đúng quy ước, ký Đọc bản 1. - Đọc, phân tích hiệu, kích thước của vẽ mối hàn
  15. 14 - Máy cắt ống chuyên - Lấy dấu - Cắt đúng kích Cắt phôi dùng - Đặt phôi trên thước 2. và gia - Kìm kẹp phôi bàn gá - Gia công vát mép công - Máy mài - Cắt phôi chính xác - Sạch các gỉ sắt - Chải dọc suốt bám trên bề mặt của chiều dài của - Máy đánh gỉ phôi mép hàn mặt bên - Phớt đánh gỉ - Đánh sang hai Làm ngoài và bên - Bàn chải thép phía của kẽ hàn từ 3. sạch và trong ống - Kính bảo hộ (20÷30) hàn đính - Mỏ hàn đốt bằng khí - Đúng đường kính - Chọn chế độ que hàn phụ d= 2,4 hàn đính - Đính đúng quy cách - Máy hàn TIG có cả - Chọn đường - Đúng đường kính Hàn lớp chức năng hàn hồ quang kính que hàn que hàn 4. lót ( tay - Chọn dòng + Que hàn phụ TIG) - Kính hàn, kìm hàn điện hàn d =2,4 - Bảo hộ lao động 4. Kiểm tra chất lượng mối hàn Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn; - Thực hiện được các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn; - Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn. Đối với mối hàn của những cấu kiện khác nhau, yêu cầu về chất lượng cũng khác nhau. Để đánh giá được chất lượng mối hàn xem có phù hợp với cường độ của kết cấu và yêu cầu của việc sử dụng không, do vậy việc kiểm tra chất lượng mối hàn là vô cùng quan trọng. Để kiểm tra ta chú ý đến các bước sau: Làm sạch toàn bộ đường hàn và vật hàn. Tiến hàn kiểm tra Hình dạng vảy hàn. Sự đồng đều của chiều rộng mối hàn và hai cạnh mối hàn, bề mặt mối hàn 5. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng Mục tiêu: - Mô tả được công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng; - Thực hiện đúng các phương pháp an toàn và vệ sinh phân xưởng; - Tuân thủ đúng quy trình công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. Quần áo bảo hộ lao động giày mũ gọn gàng đúng quy định.
  16. 15 Không được để các chai ôxy ở gần dầu mỡ, các chất dễ cháy và các chai dễ bắt lửa, gần nơi hàn, phải để cách xa từ 5 đến 10m. Khi vận chuyển các chai ôxy phải thật nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh. Trước khi lắp van giảm áp phải kiểm tra xem ống nhánh trên van khoá của bình ôxy có dầu mỡ và bụi bẩn không. Khi ngừng hàn hoặc cắt trong một thời gian ngắn phải đóng kín các van khoá trên nguồn cung cấp khí. Khí Axêtylen có thể gây độc cho con nguời, khi thấy choáng váng, buồn nôn phải ngồi nơi thoáng mát nhưng không để gió thổi gây lạnh Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. CÂU HỎI KIỂM TRA Câu 1: Nêu cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các thiết bị hàn vẩy thiếc bằng mỏ hàn đốt bằng lò nung? Câu 2: Trình bày công tác chuẩn bị, tính toán chế độ hàn vẩy thiếc cho mối hàn nối dây điện vào tụ điện và đi ốt điện? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Thiết bị hàn vẩy thiếc đốt bằng lò nung - Nêu được cấu tạo; - Công dụng; - Cách sử dụng. Câu 2: - Công tác chuẩn bị; - Tính chế độ hàn vẩy; Bảng 1.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Kết quả Cách thức và thực hiện Điểm TT Tiêu chí đánh giá phương pháp đánh của tối đa giá người học I Kiến thức 1 Chọn chế độ hàn 4 1.1 Trình bày đầy đủ cách chọn Làm bài tự luận và 1,5 góc nghiêng mỏ hàn trắc nghiệm, đối 1.2 Nêu cách chọn đường kính chiếu với nội dung 1,5 dây hàn phụ bài học 1.3 Trình bày cách dao động mỏ 1 hàn chính xác 2 Trình bày đầy đủ cách gá Làm bài tự luận, đối phôi hàn chiếu với nội dung 1 bài học 3 Kỹ thuật hàn Làm bài tự luận, đối 3,5
  17. 16 3.1 Nêu tư thế hàn phù hợp chiếu với nội dung 1,5 3.2 Trình bày đúng góc nghiêng bài học của mỏ hàn, góc độ dây hàn, 2 cách giao động, mỏ hàn và dây hàn 4 Trình bày đúng phương pháp Làm bài tự luận, đối kiểm tra chất lượng mối hàn chiếu với nội dung 1,5 (kiểm tra ngoại dạng mối bài học hàn) Cộng 10 đ II Kỹ năng 1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, Kiểm tra công tác thiết bị đúng theo yêu cầu của chuẩn bị, đối chiếu 1 bài thực tập với kế hoạch đã lập 2 Vận hành thành thạo thiết bị Quan sát các thao tác, hàn vẩy thiếc đối chiếu với quy 1,5 trình vận hành 3 Chuẩn bị đầy đủ nguyên nhiên Kiểm tra công tác vật liệu đúng theo yêu cầu của chuẩn bị, đối chiếu 1,5 bài thực tập với kế hoạch đã lập 4 Chọn đúng chế độ hàn khi hàn Kiểm tra các yêu cầu, đối chiếu với tiêu 1 chuẩn. 5 Sự thành thạo và chuẩn xác Quan sát các thao tác các thao tác khi hàn đối chiếu với quy 2 trình thao tác. 6 Kiểm tra chất lượng mối hàn 3 6.1 Mối hàn đúng kích thước 1 Theo dõi việc thực 6.2 Mối hàn không bị khuyết tật hiện, đối chiếu với 1 (chảy xệ, rỗ khí,...) quy trình kiểm tra 6.3 kết cấu hàn biến dạng trong 1 phạm vi cho phép Cộng: 10 đ III Thái độ 1 Tác phong công nghiệp 5 1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực 1 1.2 Không vi phạm nội quy lớp hiện, đối chiếu với 1 học nội quy của trường. 1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc Theo dõi quá trình làm việc, đối chiếu 1 với tính chất, yêu cầu của công việc. 1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực 1 hiện bài tập
  18. 17 1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo Quan sát quá trình tổ, nhóm thực hiện bài tập 1 theo tổ, nhóm 2 Đảm bảo thời gian thực hiện Theo dõi thời gian bài tập thực hiện bài tập, đối 2 chiếu với thời gian quy định. 3 Đảm bảo an toàn lao động và 3 vệ sinh công nghiệp 3.1 Tuân thủ quy định về an toàn Theo dõi việc thực 1 khi sử dụng khí cháy hiện, đối chiếu với 3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động (quần quy định về an toàn áo bảo hộ, giày, mũ, yếm da, và vệ sinh công 1 găng tay da,…) nghiệp 3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng 1 quy định Cộng: 10 đ KẾT QUẢ HỌC TẬP Kết quả Kết quả Tiêu chí đánh giá Hệ số thực hiện học tập Kiến thức 0,3 Kỹ năng 0,5 Thái độ 0,2 Cộng:
  19. 18 BÀI 2: HÀN VẨY ĐỒNG TRÊN LÒ RÈN Mã bài: MĐ30.2 Giới thiệu: Hàn vẩy đồng trên lò rèn được sử dụng rộng rãi để hàn các chi tiết mỏng có chiều dày từ 0,5÷ 2mm...Giúp cho người học có khả năng áp dụng trong thực tế sản xuất sửa chữa các thiết bị gia đình.v.v... Mục tiêu: -Trình bày đầy đủ các loại dụng cụ, thiết bị dùng cho công việc hàn vẩy đồng trên lò rèn; - Nhận biết các loại vật liệu dùng để hàn vẩy đồng như: các loại đồng hàn thuốc hàn; - Nắn thẳng phôi, làm sạch hết dầu mỡ, các chất bẩn và ô xi hóa trên phôi; - Lắp ráp phôi đảm bảo khe hở hợp lý không bị xê dịch vị trí trong quá trình hàn; - Chọn chế độ hàn: Nhiệt độ nung nóng, tốc độ nung,thời gian giữ nhiệt phù hợp với từng loại vật liệu hàn; - Hàn vẩy đồng đảm bảo độ tràn láng tốt, kim loại dây hàn khuếch tán vào kim loại vật hàn, không bị bọt khí, lẫn xỉ; - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. 1. Dụng cụ, thiết bị hàn vẩy đồng Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, công dụng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị hàn vẩy đồng trên lò rèn; - Đảm bảo an toàn khi thao tác và vận hành. Hình 2.1. Dụng cụ hàn vẩy 1.1. Dụng cụ Kìm rèn, kìm điện, dao cạo, mũi ngạt, búa tay, dũa, bàn chải, kéo cắt phôi 1.2. Thiết bị
  20. 19 1.2.1. Lò đốt Lò đốt bằng than + Cấu tạo mỏ hàn đốt bằng lò. 1. Tay cầm 2. Thân mỏ 3. Đầu mỏ hàn 4. Lò nung + Công dụng: Đầu mỏ hàn được chế tạo bằng đồng đỏ nhằm để nâng cao tuổi thọ khi bị nung nóng. Mỏ hàn loại này áp dụng khi hàn các chi tiết mỏng, nối dây điện, sửa chữa Ra đi ô, Ti vi, và các dụng cụ nhỏ trong gia đình vv... (loại mỏ hàn này chỉ sử dụng khi hàn vẩy thiếc). Lò nung vỏ ngoài được chế tạo bằng gạch chịu lửa hay bằng thép nhiên liệu đốt bằng than 2 3 1 4 Hình 2.2. Mỏ hàn đốt bằng lò 2. Vật liệu Mục tiêu: - Nhận biết được các loại vật liệu dùng để hàn vẩy đồng trên lò rèn, thuốc hàn, dây hàn phụ; - Phân loại đúng các loại thuốc hàn vẩy đồng trên lò rèn và dây hàn phụ; - Đảm bảo an toàn hiệu quả khi lựa chọn các loại thuốc hàn và dây hàn phụ. 2.1. Axít bô ríc (H2BO3) Nhằm để làm sạch mép hàn và thúc đẩy quá trình hòa tan và khuếch tán của vẩy hàn 2.2. A xít sunfuaríc (H2 SO4) Nhằm để làm sạch mép hàn và thúc đẩy quá trình hòa tan và khuếch tán của vẩy hàn 2.3. Hàn the Nhằm để làm sạch mép hàn và thúc đẩy quá trình hòa tan và khuếch tán của vẩy hàn. 2.4. Than Là vật liệu dùng để đốt tạo nhiệt để nung nóng mỏ hàn. 2.5. Dây hàn phụ
nguon tai.lieu . vn