Xem mẫu

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN/MÔN HỌC: HÀN TIG CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo quyết định số: …. /QĐ … ngày … tháng … năm … của Hiệu trưởng) Quảng Ninh, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình được biên soạn theo đề cương môn học/mô đun. Nội dung biên soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu, các kiến thức trong chương trình có mối liên hệ chặt chẽ. Khi biên soạn giáo trình tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới, phù hợp với đối tượng học sinh cũng như cố gắng, gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn. Giáo trình được thiết kế theo môn học thuộc hệ thống môn học mô đun cơ sở của chương trình đào tạo nghề Hàn trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo. Ngoài ra giáo trình cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo, đề cương chương trình nhưng do biên soạn lần đầu, thiếu sót là khó tránh. Tác giả rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của quí thầy, cô giáo và bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Quảng Ninh, ngày … tháng … năm 20….. Nhóm biên soạn Chủ biên: Giáo viên khoa cơ khí xây dựng 2
  4. MỤC LỤC BÀI 1: VẬN HÀNH MÁY HÀN TIG ...................................................................... 6 2.1. Phương pháp đấu lắp máy hàn TIG................................................................. 6 2.2. Vận hành máy hàn TIG ................................................................................... 9 BÀI 2: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG................. 14 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn ............................................... 14 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép ở vị trí hàn bằng. .............................. 17 BÀI 3: HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG.......................... 21 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liêu, phôi hàn ............................................... 21 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối có vát mép ở vị trí hàn bằng ..................................... 24 BÀI 4: HÀN GẤP MÉP VẬT LIỆU MỎNG Ở VỊ TRÍ BẰNG............................. 28 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liêu, phôi hàn ............................................... 28 2.2. Kỹ thuật hàn gấp mép kim loại mỏng ở vị trí hàn bằng ................................ 31 BÀI 5: HÀN GÓC KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ BẰNG .................................... 36 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liêu, phôi hàn ............................................... 36 2.2. Kỹ thuật hàn góc không vát mép ở vị trí hàn bằng ....................................... 39 BÀI 6: HÀN GÓC CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ BẰNG ............................................. 42 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liêu, phôi hàn ............................................... 42 2.2. Kỹ thuật hàn góc vát mép ở vị trí hàn bằng .................................................. 45 BÀI 7: HÀN GẤP MÉP VẬT LIỆU MỎNG Ở VỊ TRÍ NGANG ......................... 48 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liêu, phôi hàn ............................................... 48 2.2. Kỹ thuật hàn gấp mép kim loại mỏng ở vị trí hàn ngang .............................. 51 BÀI 8: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN NGANG ............. 56 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn ............................................... 56 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép ở vị trí hàn ngang. ............................ 59 BÀI 9: HÀN GÓC KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ NGANG ................................. 63 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liêu, phôi hàn ............................................... 63 2.2. Kỹ thuật hàn góc không vát mép ở vị trí hàn ngang ..................................... 66 BÀI 10: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN ĐỨNG .............. 70 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn ............................................... 70 2.2. Kỹ thuật hàn góc không vát mép ở vị trí hàn đứng ....................................... 73 BÀI 11: HÀN GÓC CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ ĐỨNG .......................................... 76 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liêu, phôi hàn ............................................... 76 2.2. Kỹ thuật hàn góc không vát mép ở vị trí hàn đứng ....................................... 79 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên mô đun: Hàn TIG cơ bản Mã mô đun: MĐ 21 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ (L. thuyết: 21 giờ; Thực hành, bài tập: 91 giờ; Kiểm tra: 8 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Hàn TIG là mô đun chuyên ngành - Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên ngành tự chọn. II. Mục tiêu của mô đun Học xong môn học này người học có khả năng: - Kiến thức: + Nêu được quy trình chuẩn bị phôi hàn trong công nghệ hàn TIG + Nhận biết đúng các loại vật liệu dùng trong công nghệ hàn TIG. + Trình bày được quy trình hàn TIG. - Kỹ năng: + Vận hành, sử dụng thành thạo các loại thiết bị, dụng cụ hàn TIG. + Chuẩn bị phôi hàn, thiết bị, dụng cụ, vật liệu dùng trong hàn TIG + Tính toán chế độ hàn phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu. + Hàn các mối hàn cơ bản ở các vị trí hàn đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước bản vẽ ít bị khuyết tật. + Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng của mối hàn, kết cấu hàn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính chuyên cần, tỉ mỉ và chính xác trong quá tr.nh làm việc + Giải thích đúng các nguyên tắc an toàn và vệ sinh phân xưởng khi hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ. 4
  6. Nội dung của môn học: Thời gian (giờ) Số TT Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Bài 1. Vận hành máy hàn TIG 4 1 3 0 Bài 2. Hàn giáp mối không vát mép ở vị 2 12 2 8 2 trí bằng Bài 3. Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí 3 8 2 6 bằng Bài 4. Hàn gấp mép vật liệu mỏng ở vị 4 12 2 8 2 trí bằng Bài 5. Hàn góc không vát mép ở vị trí 5 12 2 10 0 bằng 6 Bài 6. Hàn góc có vát mép ở vị trí bằng 12 2 10 0 Bài 7. Hàn gấp mép kim loại mỏng ở vị trí 7 12 2 10 0 ngang Bài 8. Hàn giáp mối không vát mép ở vị trí 8 16 3 11 2 ngang Bài 9. Hàn góc không vát mép ở vị trí 9 12 2 10 ngang Bài 10. Hàn giáp mối không vát mép ở vị 10 12 2 10 0 trí đứng Bài 11. Hàn góc không vát mép ở vị trí 11 16 3 11 2 đứng Cộng 120 21 91 8 5
  7. BÀI 1: VẬN HÀNH MÁY HÀN TIG I. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp vận hành máy hàn, dụng cụ hàn TIG - Chuẩn bị khí bảo vệ, đầu điện cực, que hàn phụ, dụng cụ làm sạch, dụng cụ bảo hộ lao động thích hợp cho công việc hàn TIG, mối hàn giáp mối đạt yêu cầu. - Thao tác tháo lắp dây, mỏ hàn, van giảm áp, ống dẫn khí, chai chứa khí, chuẩn bị đầu dây hàn thành thạo. - Tư thế thao tác hàn. Cầm mỏ hàn, cách bón que hàn phụ, tư thế ngồi hàn đúng quy định thoải mái tránh gây mệt mỏi - Rèn luyện tính chuyên cần, nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác và đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp II. Nội dung bài học: 2.1. Phương pháp đấu lắp máy hàn TIG 2.1.1. Đấu điện nguồn - Nối dây tiếp đất vào máy - Đấu nguồn cho máy hàn, trước khi đấu phải xem hướng dẫn về nguồn sử dụng hiệu điện thế nào 220v hay 380v. Theo dõi quan sát để tránh điện giật, không nên chạm vào các bộ phận có điện ở bên trong cũng như bên ngoài máy. Nguồn hàn phải được nối đất, đế kim loại và gá kẹp phải được nối điện với nhau theo đúng quy định kỹ thuật. Trước khi tiếp xúc phải đảm bảo chắc chắn rằng các bộ phận đều được tắt, không dùng cáp hàn không đủ tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn chặt chẽ cho mỗi lần nối tiếp Phía sau máy hàn TIG có 2 vị trí để kết nối với bình khí và nguồn điện, khi kết nối, nguồn điện cung cấp cho máy phải đảm bảo đã được mất hoàn toàn tránh bị tại nạn điện giật Hình 4 mặt sau máy hàn Lưu ý: Trước khi đấu nối với nguồn điện cần kiểm tra các đầu nối, cáp điện đầu vào, loại nguồn điện đầu vào... tuân thủ hướng dẫn dấu nối của nhà cung cấp thiết bị. 6
  8. 2.1.2. Gạt công tắc nguồn về vị trí 0 - Sau khi đấu bật công tắc và quan sát đèn xem điện đã vào máy hay chưa. - Kiểm tra toàn bộ phần cáp vào và dây nối đất, đảm bảo chúng ở trong điều kiện làm việc tốt. - Kiểm tra thiết bị đảm bảo an toàn khi đóng và ngắt điện - Đưa công tắc về vị trí o để ngắt dòng điệu vào máy hàn 2.1.3. Lắp dây mát và mỏ hàn vào ổ cắm tương ứng - Nối mỏ hàn vào máy. - Nối bộ điều khiển xa - Nối hệ thống làm mát bằng nước (nếu có) 7
  9. 2.1.4. Lắp đồng hồ Bước 1. Thổi sạch bụi bẩn trước khi lắp van giảm áp. - Quay cửa xả khí về phía trái người thao tác. - Mở và đóng nhanh van chai khí từ 1 đến 2 lần. - Để tay quay tại van của chai khí. Bước 2. Lắp van giảm áp. - Kiểm tra gioăng của van giảm áp. - Lắp van giảm áp vào chai khí sao cho lỗ xả khí của van an toàn quay xuống phía dưới. - Dùng mỏ lết xiết chặt đai ốc. 8
  10. 2.1.5. Lắp ống dẫn khí với đồng hồ - Nối ống dẫn khí vào máy và đồng hồ lưu lượng khí, - Điều chỉnh thông số lưu lượng khí. - Kiểm tra mức độ ổn định của đồng hồ áp lực trên chai khí Ar - Kiểm tra các đầu nối của dây dẫn khí với đồng hồ và máy hàn - Ấn nút ‘’CHECK’’ để kiểm tra, điều chỉnh lưu lượng khí theo yêu cầu thông qua nút chỉnh. 2.2. Vận hành máy hàn TIG 2.2.1. Chọn kiểu dòng hàn - Có thể điều chỉnh dòng điện hàn trên bảng điều khiên trên máy hoặc hộp điều khiển từ xa. - Hướng dẫn sử dụng - Điều chỉnh Ih - Điều chỉnh loại dòng điện DC, AC hay xung - Điều chỉnh thời gian phun khí trước và sau khi hàn 2.2.2. Chọn điện áp định mức - Tùy ứng dụng, nó có thể là biến áp hàn, chỉnh lưu, máy phát điện hà nguồn điện hàn cần có đường đặc tính ngoài dốc. - Để tăng tốc độ ổn định hồ quang, điện áp không tải khoảng 70-80V. Trước khi hàn, tùy theo điều kiện cụ thể và yêu cầu về hiệu suất làm việc của máy hàn mà chuyển công tắc nguồn hàn sang điện áp định mức là 220v hay 380v 2.2.3. Mở van bình khí, xả bụi và hơi nước rồi đóng lại - Mở và đóng nhanh van chai khí từ 1 đến 2 lần để xả bụi và hơi nước có trong hệ thống ống dẫn nếu có 9
  11. - Mở van ở chai khí, quan sát đồng hồ áp lực để biết còn khí hay không, dùng nước xà phòng để kiểm tra sự rò rỉ khí ở các chỗ nối. 2.2.4. Mở van bình khí - Mở và đóng nhanh van chai khí từ 1 đến 2 lần sau đó xoay tay van ngược chiều kim đồng hồ để mở khí. - Để tay quay tại van của chai khí 2.2.5. Mở van giảm áp Khí bảo vệ từ chai khí được mở, đồng hồ số 1 sẽ báo áp suất khí trong chai khí, sau đó ta có thể vặn vít số 3 để điều chỉnh lưu lượng khí cần chọn thông qua viên bi trong ống số 2 cho ta biết lưu lượng khí bảo vệ lít/phút. 2.2.6. Hiệu chỉnh đồng hồ lưu lượng khí - Bật công tắc ‘’GAS’’ về vị trí ‘’CHECK’’ mở van điều chỉnh lưu lượng 10
  12. khí và điều chỉnh lưu lượng khí ở mức 5~10 lít/phút. - Sau khi điều chỉnh lưa lượng khí bật công tắc về vị trí WELD để chuẩn bị hàn. 2.2.7. Lựa chọn kiểu hàn (2T, 4T, hàn điểm) 2.2.7.1. Điều chỉnh chế độ hàn 2T Chế độ 2T có nghĩa là khi bạn ấn cò trên súng hàn hồ quang sẽ bắt đầu, khi bạn nhả hồ quang sẽ tắt. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải giữ cò trong suốt quá trình hàn nếu không hồ quang sẽ tắt. Chế độ này bạn thấy nó đơn giản như việc bật và tắt công tắc nó phù hợp với các công việc như hàn đính, hàn các tấm dày khi mà việc kiểm soát cường độ dòng điện cũng như độ tinh xảo của đường hàn là không quan trọng. Biểu đồ cài đặt chế độ 2T Chúng ta cũng có thể sử dụng upslope, downslope cho chế độ hàn 2T như trên hình. Khi ấn công tắc máy bắt đầu cấp khí (các máy có thể có chế độ thiết lập cấp khí trước) trước rồi chuyển sang dòng bắt bắt đầu (tùy máy có thể thiết lập trước dòng này và khoảng thời gian) sau đó dòng hàn sẽ tăng từ dòng hàn bắt đầu lên dòng hàn chính (upslope) chúng ta có thể thiết lập thời gian này thường được điều chỉnh từ 1 đến 10 giây. Khi nhả công tắc dòng hàn sẽ bắt đầu giảm từ dòng hàn chính xuống dòng hàn kết thúc (thời gian downslope), kết thúc hàn và cấp khí sau nếu có. Với chế độ hàn 2T chúng ta vẫn có một số thủ thuật điều chỉnh dòng hàn nếu vận dụng các khoảng thời gian downslope, và upslope. Ví dụ khi bạn muốn hàn một đường hàn dài liên tục. Bạn đã chuẩn bị đầy đủ que hàn và không muốn dừng lại khi hàn. khi hàn hết một que, bạn nhả công tắc, dòng hàn sẽ giảm từ dòng hàn chính đến dòng hàn tắt, trong thời gian đó bạn lấy que hàn mới, vẫn giữ hồ quang có que hàn mới, ấn công tắc dòng hàn đang giảm trong bước downslope nó không tắt mà chuyển sang chu kỳ 2T khác dòng hàn lại tăng từ từ lên dòng hàn chính. Dùng cách này bạn có thể hoàn toàn tăng giảm dòng hàn trong quá trình hàn. 11
  13. 2.2.7.2. Điều chỉnh chế độ hàn 4T Khi bạn ấn công tắc khí được cấp, hồ quang bắt đầu sau khoảng thời gian cấp khí trước, tuy nhiên dòng hàn chỉ ở mức thấp (mức này có thể được thiết lập trên máy). Nhả công tắc lần 1 dòng hàn sẽ tặng dần lên dòng hàn chính và bạn bắt đầu hàn. Dừng hàn ấn công tắc lần 2 dòng hàn giảm từ dòng hàn chính xuống dòng hàn kết thúc (hồ quang vẫn được duy trì). Nhả công tắc lần 2 hồ quang kết thúc. cấp khí sau tiếp tục nếu có. Biểu đồ cài đặt chế độ 4T Chế độ hàn 4T giúp bạn không phải giữ công tắc trong quá trình hàn, nó cũng có thể phù hợp với hàn TIG tự động. 2.2.8. Lựa chọn độ cân bằng Là mối quan hệ giữa bề rộng với chiều sâu nóng chảy (độ ngấu) của mối hàn. Ta có thể lựa chọn được độ cân bằng theo yêu cầu bề rộng mối hàn lớn hoặc nhỏ. Trong quá trình hàn tùy theo kích thước mặt cắt của mối hàn mà điều chỉnh độ cân bằng cho phù hợp. 2.2.9. Hiệu chỉnh tham số hàn (khí trước, khí sau, dòng trượt) 2.2.9.1. Hiệu chỉnh khí trước 12
  14. Là phương pháp điều chỉnh cho dòng khí chuyển động trong ống dẫn và phun ra trước khi điện cực phát hồ quang. Thời gian hiệu chỉnh khí trước mà máy có thể thực hiện được từ 0 đến 10 giây. Thực tế khi dùng người ta thường đặt thời gian khí ra trước tư 2 đến 4 giây. Tác dụng chủ yếu của việc hiệu chỉnh khí trước là bảo vệ tốt điện cực và phần khởi đầu mối hàn. 2.2.9.1. Hiệu chỉnh khí hàn sau Là thời gian cài đặt để dòng khí vẫn phun ra sau khi tắt hồ quang. Thời gian hiệu chỉnh sau cho phép từ 0 – 10 giây. Tác dụng của dòng khí sau là: Tiếp tục bảo vệ phần cuối đường hàn khi nó chưa hoàn toàn đông cứng. Bảo vệ các thiết bị của mỏ hàn và tránh cho điện cực không bị ô-xy hóa. 2.2.9.1. Hiệu chỉnh độ dốc dòng hàn Độ dốc dòng hàn là chế độ tự động mà máy có thể chọn. Độ dốc dòng hàn gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn dòng hàn trượt lên: Khi bắt đầu có hồ quang thì dòng hàn tăng dần từ thấp đến cao, sau một thời gian (giây) nó sẽ đạt giá trị lớn nhất là giá trị của dòng hàn đã chọn. - Giai đoạn dòng hàn trượt xuống: Khi kết thúc mối hàn dòng hàn không mất ngay mà giảm xuống trong khoảng thời gian đã chọn từ 0 đến 10 giây. Dòng hàn trược xuống có tác dụng tránh được hiện tượng khuyết lõm ở phần cuối mối hàn. 2.2.10. Đóng nguồn điện và hàn thử. - Cấp nguồn điện cho thiết bị - Mở van khí bảo vệ - Mồi hồ quang trên tấm thép bằng cách ấn công tắc trên mỏ hàn. Khi mồi hồ quang cần chú ý là tỳ chụp khí lên tấm kim loại hàn để cố định mỏ hàn, để đầu điện cực cách bề mặt tấm thép khoảng 0,5 mm. 13
  15. BÀI 2: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG I. Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép bằng phương pháp hàn Tig - Phân biệt công dụng của từng loại khí bảo vệ phù hợp với từng loại điện cực hàn và kim loại hàn. - Chuẩn phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chọn chế độ hàn (Ih, Uh, Vh, dq, đường kính điện cực) và lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày, tính chất của kim loại và vị trí hàn. - Hàn các mối hàn giáp mối không vát mép ở vị trí hàn bằng đạt yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ - Rèn luyện tính chuyên cần, nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị II. Nội dung bài học: 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn 2.1.1. Thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn Thiết bị: Máy hàn TIG, máy mài, bàn gá phôi, Bộ phụ kiện hàn TIG Dụng cụ: Máy mài cầm tay, kìm cắt dây, búa gõ xỉ, bàn chải sắt. 14
  16. Đồ bảo hộ: Kính hàn đội đầu, găng tay da, quàn áo, giày bảo hộ Thiết bị dụng cụ đo, kiểm tra: Thước đo chiều rộng, chiều cao mối hàn; dưỡng, thước lá,... Vật liệu hàn - Phôi thép CT3, 200 x 60 x 6mm - Que hàn phụ, ϕ2.4 - Chai khí Ar - Điện cực 100%W,ϕ2.4 2.1.2. Chuẩn bị phôi hàn 2.1.2.1. Đọc bản vẽ liên kết hàn Thép đen dạng tấm * Yêu cầu kỹ thuật. 15
  17. - Đường hàn thẳng. - Đúng kích thước. - Không khuyết tật 2.1.2.2. Đo, vạch dấu phôi Đo, vạch dấu và cắt phôi theo kích thước (200x50x5)mm x 2 tấm/HS. * Yêu cầu kỹ thuật. - Phôi phẳng, đúng kích thước. - Không có pavia, mép hàn sạch 2.1.2.3. Gá đính phôi hàn - Đặt phôi lên bàn hàn sao cho bề mặt hai chi tiết đồng phẳng, khe hở đều. - Tăng dòng điện lên từ 10 – 15% so với Ih đã chọn và tiến hành hàn đính mặt A như hình vẽ. 16
  18. * Yêu cầu: Mối đính ngấu và chắc chắn. Liên kết không biến dạng cong vênh. 2.1.2.4. Chọn chế độ hàn Điều chỉnh các thông số hàn theo bảng. Chiều dày Đường kính Đườngkín Cường độ Phần nhô Lưu lượng vật liệu Que hàn phụ điện cực dòng điện điện cực khí bảo vệ 1,2 ÷ 2,0 1 ÷ 1,6 1÷ 1,6 70 ÷80 1,2÷ 2,0 6÷8 3÷ 5 2,0÷ 2,4 2,0 ÷ 2,4 100 ÷ 110 2÷3 8 ÷ 10 6÷8 2,4 2,4 ÷ 3,0 120÷ 150 3 ÷4 10÷ 12 Với vật liệu dày 5mm. Ta chọn que hàn phụ có đường kính 2,4mm; Điện cực có đường kính 2mm; Dòng điện từ 100-110A; Phần nhô điện cực từ 2-3mm; Lưu lượng khí bảo vệ từ 8-10L/phút 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép ở vị trí hàn bằng. 2.2.1. Phương pháp gây hồ quang - Cấp nguồn điện cho thiết bị - Mở van khí bảo vệ 8-10l/phút - Mồi hồ quang trên tại vị trí cách mép đường hàn 10-15mm, ấn công tắc trên mỏ hàn. Khi mồi hồ quang cần chú ý là tỳ chụp khí lên tấm kim loại hàn để cố định mỏ hàn, để đầu điện cực cách bề mặt tấm thép khoảng 0,5 mm. 2.2.2. Góc độ mỏ hàn, que hàn phụ - Góc nghiêng mỏ hàn + Góc độ của mỏ hàn so với trục đường hàn một góc từ 750 đến 80o. + Góc tạo bởi giữa bề mặt hai phôi là 95o -1000 Góc độ que hàn phụ: + Góc độ của que hàn so với trục đường hàn một góc từ 100 đến 20o. + Góc tạo bởi giữa bề mặt hai phôi là 95o -1000 17
  19. 2.2.4. Tiến hành hàn Chuẩn bị trước khi hàn mặt không có mối đính. + Gá phôi trên bàn gá vị trí 1G. + Điều chỉnh lại thông số hàn đã chọn. + Gây hồ quang cách điểm bắt đầu mối hàn 10 - 25mm, duy trì hồ quang và chuyển động nhanh về điểm bắt đầu của đường hàn, nung kim loại cơ bản ở điểm bắt đầu đến trạng thái nóng chảy mới thực hiện bón que hàn phụ + Trong quá trình chuyển động, mỏ hàn luôn giữ khoảng cách từ đầu mỏ đến bề mặt vật hàn từ 8 - 10mm và đầu điện cực không được tiếp xúc vào vùng hàn và đầu que hàn phụ + Cuối đường hàn, giảm góc độ mỏ hàn, tăng góc độ que hàn phụ, hàn chấm ngắt 2 đến 3 lầm để điền đầy kim loại vào vũng hàn và giữ nguyên mỏ hàn để khí bảo vệ vũng hàn không bị tác động của môi trường xung quanh 2.2.5. Kiểm tra, đánh giá chất lượng mối hàn 2.2.5.1. Kiểm tra ngoại dạng Góc và khoảng cách quan sát ngoại dạng mối hàn phải thỏa mãn. Kiểm tra ngoại dạng mối hàn (bằng mắt thường) để xác định: - Bề mặt mối hàn. - Chiều rộng mối hàn. - Chiều cao mối hàn. 18
nguon tai.lieu . vn