Xem mẫu

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN/MÔN HỌC: HÀN MIG, MAG NGÀNH/NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo quyết định số: …. /QĐ … ngày … tháng … năm … của Hiệu trưởng) Quảng Ninh, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình được biên soạn theo đề cương môn học/mô đun. Nội dung biên soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu, các kiến thức trong chương trình có mối liên hệ chặt chẽ. Khi biên soạn giáo trình tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới, phù hợp với đối tượng học sinh cũng như cố gắng, gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn. Giáo trình được thiết kế theo môn học thuộc hệ thống môn học mô đun cơ sở của chương trình đào tạo nghề Hàn trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo. Ngoài ra giáo trình cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo, đề cương chương trình nhưng do biên soạn lần đầu, thiếu sót là khó tránh. Tác giả rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của quí thầy, cô giáo và bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Quảng Ninh, ngày … tháng … năm 20….. Nhóm biên soạn Chủ biên: Giáo viên khoa cơ khí xây dựng 2
  4. MỤC LỤC BÀI 1: VẬN HÀNH MÁY HÀN MIG/MAG........................................................... 6 2.1. Phương pháp đấu nối máy hàn MIG/MAG ................................................ 6 2.2. Trình tự vận hành máy hàn MIG/MAG ..................................................... 6 BÀI 2: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG................. 11 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, phôi hàn ......................................................... 11 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép ...................................................... 14 BÀI 3: HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG.......................... 18 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn........................................... 18 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối có vát mép ............................................................. 21 BÀI 4: HÀN GÓC KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG .......................... 25 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn........................................... 25 2.2. Kỹ thuật hàn góc ở vị trí hàn bằng. ........................................................... 28 BÀI 5: HÀN GÓC CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG ................................... 31 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn........................................... 31 2.2. Kỹ thuật hàn góc có vát mép ở vị trí hàn bằng. ....................................... 35 BÀI 6. HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN ĐỨNG ................ 39 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, phôi hàn ......................................................... 39 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép ...................................................... 42 BÀI 7: HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN ĐỨNG ......................... 46 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn........................................... 46 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối có vát mép ............................................................. 49 BÀI 8: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN NGANG ............. 53 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, phôi hàn ......................................................... 53 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép ...................................................... 56 BÀI 9: HÀN GÓC KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN NGANG ....................... 59 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn........................................... 59 2.2. Kỹ thuật hàn góc ở vị trí hàn ngang. ......................................................... 62 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên mô đun: Hàn MIG, MAG Mã mô đun: MĐ20 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 94 giờ; Kiểm tra: 8 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Hàn MIG, MAG được bố trí giảng dạy sau các mô đun Hàn điện hồ quang. - Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn của nghề.. II. Mục tiêu của mô đun Sau khi học xong môn học này người học có khả năng: - Kiến thức: + Nêu được nguyên tắc đấu lắp và vận hành máy hàn MIG, MAG. + Nhận biết đúng các loại vật liệu dùng trong công nghệ hàn MIG, MAG. + Trình bày được kỹ thuật hàn của một số mối hàn ở vị trí bằng, đứng, ngang. - Kỹ năng: + Vận hành, sử dụng thành thạo các loại thiết bị dụng cụ hàn MIG, MAG. + Chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu. + Hàn được các mối hàn đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước theo bản vẽ và ít bị khuyết tật. + Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng của mối hàn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. + Chấp hành đẩy đủ nội quy, quy tắc an toàn của xưởng thực hành và sự phân công của giáo viên + Rèn luyện tính chuyên cần, tỉ mỉ, chính xác trong công việc. + Giải thích rõ các nguyên tắc an toàn và vệ sinh phân xưởng khi hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ. 4
  6. Nội dung của môn học: Thời gian (giờ) Số TT Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Bài 1. Vận hành máy hàn MIG, MAG 4 1 3 0 Bài 2: Hàn giáp mối không vát mép ở vị 2 12 2 10 0 trí hàn bằng Bài 3. Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí 3 16 2 12 2 hàn bằng Bài 4. Hàn góc không vát mép ở vị trí hàn 4 12 2 10 0 bằng Bài 5. Hàn góc có vát mép ở vị trí hàn 5 16 2 12 2 bằng Bài 6. Hàn giáp mối không vát mép ở vị 6 16 3 13 0 trí hàn đứng Bài 7. Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí 7 16 2 12 2 hàn đứng Bài 8. Hàn giáp mối không vát mép ở vị 8 12 2 10 0 trí hàn ngang Bài 9. Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí 9 16 2 12 2 hàn ngang Cộng 120 18 94 8 5
  7. BÀI 1: VẬN HÀNH MÁY HÀN MIG/MAG I. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp đấu lắp và vận hành được máy hàn MIG/MAG - Vận hành, sử dụng thành thạo các loại máy hàn, dụng cụ hàn MIG/MAG - Chọn chế độ hàn, đường kính dây hàn, cường độ dòng điện, điện thế hàn, tốc độ hàn, lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu. - Thao tác tháo lắp dây, mỏ hàn, van giảm áp, ống dẫn khí, chai chứa khí. - Tư thế thao tác hàn, cầm mỏ hàn, ngồi hàn đúng quy định thoải mái tránh gây mệt mỏi - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. II. Nội dung bài học: 2.1. Phương pháp đấu nối máy hàn MIG/MAG Sơ đồ cấu tạo (Hình 1: Sơ đồ nguyên lý thiết bị hàn MIG-MAG) + Nguồn điện hàn: (7) Van khí bảo vệ bằng nam châm (1) Đấu mạng + Cụm ống dẫn: (2) Chỉnh lưu hàn (8) Cáp công tắc + Dây hàn: (9) Dây hàn (3) Guồng dây hàn (10) Dẫn khí bảo vệ (4) Thiết bị chuyển dây (11) Dây dẫn điện hàn + Khí bảo vệ: (12) Vòi hàn với công tắc tắt mở (5) Chai khí bảo vệ + Đấu vật hàn: (6) Đồng hồ giảm áp với bộ phận đo (13) Dây dẫn điện hàn và cùng với kẹp lưu lượng khí vật hàn 6
  8. 2.1.1. Tháo lắp mỏ hàn và vệ sinh bép hàn Súng hàn và phụ kiện: Có nhiều loại và cỡ, loại súng hàn khác nhau nhằm tạo hiệu suất làm việc tối đa, súng hàn có thể được làm mát bằng nước hoặc bằng khí. - Ống kẹp điện cực nằm bên trong chụp khí bảo vệ, thường được chế tạo bằng đồng hoặc hợp kim đồng, dùng để dẫn dòng điện hàn vào dây hàn. Ống kẹp điện cực nối với nguồn điện hàn thông qua cáp hàn. Có các cỡ ống kẹp khác nhau, tùy thuộc vào kích thước và kim loại dây hàn. Hồ quang sẽ không ổn định khi đường kính lỗ ống của tiếp điện và đường kính của dây không khớp và lỗ ống tiếp điện bị ôva. Nếu xuất hiện hiện tượng dây hàn nóng cháy dính vào đầu ống tiếp điện, thì dùng rũa để tẩy đầu dây kim loại lỏng ra. (Hình 2: Cách vệ sinh chụp khí) + Kiểm tra tình trạng lắp ghép của ống tiếp điện: Nếu ống tiếp điện bị hư hỏng, hồ quang sẽ cháy không ổn định và truyền điện cho dây hàn có thể không truyền được. Đầu ren có thể bị cháy, hỏng, do đó cần kiểm tra bằng cách vặn chặt ống tiếp điện. + Làm sạch hạt kim loại bám dính trong miệng phun; Nếu bị hạt kim loại bám dính trong miệng phun, khí bảo vệ không thể phun ra từ miệng phun đều đặn được. Bọt khí hoặc lỗ hơi có thể xuất hiện, vật liệu hàn bị ôxy hoá, mối hàn và vùng xung quanh bị xám đen. Vì vậy phải thường xuyên làm sạch miệng phun bằng loại vật liêu chống xước như gỗ. - Chụp khí bảo vệ có nhiệm vụ hướng cột khí bảo vệ vào vùng hàn. Tùy theo loại ứng dụng và cường độ dòng điện hàn, cần chọn đúng cỡ chụp khí. 1
  9. (Hình 3: Súng hàn và phụ kiện) - Ống dẫn dây hàn được nối với bộ cấp dây hàn có tác dụng đỡ và dẫn hướng dây hàn vào tới ống kẹp điện cực. Chi tiết này quan trọng vì nó quyết định việc cấp dây hàn không gián đoạn (không tắc). Bề mặt trong của ống dẫn điện cực được làm bằng các loại vật liệu khác nhau tùy theo kim loại cơ bản cần hàn (thép cho hàn thép, nylon cho hàn nhôm). Ống dẫn điện cực có kích thước phù hợp với kích thước dây hàn sử dụng. - Ống dẫn khí bảo vệ: Là loại ống cao su hoặc nhựa mềm, có lớp nilon ở giữa 2
  10. để tăng khả năng chịu áp suất cao của khí bảo vệ, hai đầu được nối với bộ phận cung cấp khí và bộ phận điều khiển, đảm bảo độ kín nhờ các côliê. - Ống dẫn nước làm mát (nếu có). Khi hàn trong môi trường khí bảo vệ CO2, nếu dòng điện hàn lớn hơn 500A (hoặc 400A nhưng chu kỳ tải là 100%) phải dùng nước để làm mát mỏ hàn, nếu dòng điện hàn nhỏ hơn dùng phương pháp làm mát bằng khí. - So với làm mát bằng nước, làm mát bằng khí giúp cho thao tác được dễ dàng, súng hàn dễ bảo trì, thích hợp cho không gian trật hẹp và hàn được ở mọi tư thế khác nhau. - Cáp hàn được lồng phía trong của ống cáp mềm chung, bao gồm: cáp dẫn dây hàn, cáp dẫn điện hàn, ống dẫn khí, cáp điện điều khiển. - Công tắc điều khiển: Được lắp ở súng hàn, khi đóng mở công tắc điều khiển dòng điều khiển được nhận biết tại bộ phận điều khiển, kịp thời đóng ngắt dòng điện hàn, dòng khí bảo vệ, bộ phận chuyển dây hàn, bộ phận làm mát (nếu có).1.2. Phân loại các phương pháp hàn 2.1.2. Đấu nối máy hàn với nguồn điện Theo dõi quan sát để tránh điện giật, không nên chạm vào các bộ phận có điện ở bên trong cũng như bên ngoài máy. Nguồn hàn phải được nối đất, đế kim loại và gá kẹp phải được nối điện với nhau theo đúng quy định kỹ thuật. Trước khi tiếp xúc phải đảm bảo chắc chắn rằng các bộ phận đều được tắt, không dùng cáp hàn không đủ tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn chặt chẽ cho mỗi lần nối tiếp Phía sau máy hàn MIG/MAG có 2 vị trí để kết nối với bình khí và nguồn điện, khi kết nối, nguồn điện cung cấp cho máy phải đảm bảo đã được mất hoàn toàn tránh bị tại nạn điện giật Hình 4 mặt sau máy hàn Lưu ý: Trước khi đấu nối với nguồn điện cần kiểm tra các đầu nối, cáp điện đầu vào, loại nguồn điện đầu vào... tuân thủ hướng dẫn dấu nối của nhà cung cấp thiết bị. 2.1.3. Lắp van giảm áp, ống dẫn khí, chai chứa khí - Van giảm áp có nhiệm vụ cung cấp liên tục khí bảo vệ đã được giảm áp suất co súng hàn ở áp suất làm việc ổn định. 3
  11. - Van giảm áp thường đi kèm lưu lượng kế, ngoài ra còn có bộ phận sấy khí hàn chống đóng băng khí. Các bước tiến hành + Đặt bình khí lên giá (gần máy hàn). + Lắp đồng hồ giảm áp với chai khí. + Lắp ống dẫn khí ở máy hàn với đồng hồ. (Hình 5: Van giảm áp) Lưu ý: Nếu bình khí bị lật thì có thể gây ra thương tích cho người vận hành máy, phải đặt bình khí theo kiểu đứng sau đó nối dây dẫn khí . Khớp đai ốc với bình khí, đảm bảo phải được siết chặt bằng cờ lê. Khớp ống dẫn khí với điểm tiếp nối được vặn chặt bằng cờ lê. 2.1.4. Lắp cuộn dây vào máy hàn Bộ phận cấp dây thường là loại có tốc độ không đổi điều chỉnh vô cấp. Bộ cấp dây tốc độ không đổi được trang bị mạch điện tử để điều khiển quá trình mồi hồ quang, tự động điều chỉnh khi có sự thay đổi điện áp nguồn, tự hiệu chỉnh khi xảy ra hiện tượng kẹt dây. Kết quả là hồ quang mồi và cháy ổn định hơn, hạn chế đáng kể lượng bắn toé. 4
  12. (Hình 6: Sơ đồ thiết bị chuyển dây hai bánh xe) (1) Cuộn dây hàn. (2) Ty dẫn dây. (3) Bánh xe chuyển dây. (4) Bánh xe nén. (5) Ty dẫn dây. Bộ cấp dây có trang bị hệ thống hãm tự động cho phép dừng dây tức thời mỗi khi nhả công tắc điều khiển. - Bánh xe chuyển dây với rãnh hình nêm để chuyển dây hàn bằng thép hình tròn - Bánh xe chuyển dây với rãnh hình tròn để chuyển dây hàn mềm như Nhôm - Cần chọn bánh chuyển dây hàn theo đường kính của dây hàn, nếu không sẽ sảy ra trục trặc trong việc chuyển dây hàn; Cần thường xuyên kiểm tra độ mài mòn của các bánh xe chuyển và khi cần thiết thì thay thế bánh khác. Cách lắp dây hàn: - Đưa cuộn dây hàn vào trục đỡ sao cho khi kéo đầu cuộn dây về phía pu- ly số 1 thì cuộn dây có hướng quay ngược chiều kim đồng hồ. - Luồn dây hàn qua ống dẫn hướng 3. - Đặt dây hàn vào rãnh của pu-ly số 1 phù hợp với đường kính của dây hàn. - Luồn đầu dây qua ống dẫn hướng 4 và đẩy đầu dây ra khỏi ống một đoạn 5
  13. khoảng 10 mm. Để tạo điều kiện thuận lợi khi luồn dây hàn vào đường dẫn tới mỏ hàn. 1: Pu-ly dẫn hướng 2: Pu-ly di động 3,4: Ống dẫn hướng 5: Cuộn dây hàn 6: Dây hàn 7: Núm điều chỉnh tốc độ ra dây hàn Hình 7: Bộ phận tự động cấp dây hàn MAG/MIG 2.2. Trình tự vận hành máy hàn MIG/MAG 2.2.1. Mở ván khí, kiểm tra lưu lượng khí - Không đứng phía trước van giảm áp. - Quay chìa vặn mở van bình khí nhẹ nhàng khoảng 1/2 vòng. - Kiểm tra rò khí tại các bộ phận sau: + Van bình khí. + Chỗ lắp ghép giữa van giảm áp và bình khí. + Chỗ lắp ghép giữa vít điều chỉnh và thân van giảm áp. + Chỗ lắp đồng hồ đo áp suất. - Kiểm tra áp suất bình khí trên đồng hồ áp suất cao. - Để chìa vặn trên van bình khí. - Mở van chai khí bảo vệ, kiểm tra áp suất khí của khí bảo vệ trên đồng hồ đo áp lực khí. - Bật công tắc điều chỉnh khí “GAS” sang vị trí ‘CHECK’, mở van điều chỉnh lưu lượng khí ra mỏ hàn phù hợp. 2.2.2. Điều chỉnh chế độ hàn Chế độ hàn bao gồm các thông số như: Tốc độ cấp dây, điện áp hàn, dòng hàn, lưu lượng khí, tầm với điện cực, góc nghiêng mỏ hàn... Dòng điện hàn (Ih). Được chọn phụ thuộc vào kích thước điện cực (Dây hàn), dạng truyền kim loại lỏng, chiều dày của liên kết hàn. Khi dòng điện quá thấp sẽ không đảm bảo ngấu hết chiều dày liên kết, giảm độ bền của mối hàn. Khi dòng điện quá cao sẽ làm tăng sự bắn tóe kim loại, gây ra rỗ xốp, biến dạng, mối hàn không ổn 6
  14. định. Với loại nguồn điện có đặc tính ngoài cứng thì điện áp không đổi, dòng điện hàn tăng khi tăng tốc độ cấp dây và ngược lại. Điện áp hàn (Uh). Đây là thông số rất quan trọng của phương pháp hàn bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ, nó quyết định đến dạng truyền giọt kim loại lỏng. Điện áp hàn sử dụng phụ thuộc vào chiều dày chi tiết hàn, kiểu liên kết, kích cỡ và thành phần điện cực, thành phần khí bảo vệ, vị trí hàn,... Để có được giá trị điện áp hàn hợp lý có thể phải hàn thử vài lần bắt đầu bằng giá trị điện áp hồ quang theo tính toán hay tra bảng, sau đó tăng hay giảm theo quan sát đường hàn để chọn điện áp thích hợp. Tốc độ hàn (Vh). Tốc độ hàn quyết định chiều sâu ngấu của mối hàn. Nếu tốc độ hàn thấp, kích thước vũng hàn sẽ lớn và ngấu sâu. Khi tăng tốc độ hàn, tốc độ cấp nhiệt của hồ quang sẽ giảm, làm giảm độ ngấu và thu hẹp đường hàn. (Bảng 2: Chế độ hàn TĐ và BTĐ liên kết hàn góc trong môi trường khí bảo vệ CO2- Theo sách Cẩm nang hàn) Cạnh Điện Tầm Chiều Đường Số Tốc mối Dòng thế với Tiêu dày kính lớp độ hàn điện hàn hàn điện hao khí tấm dây hàn hàn góc Ih (A) Uh cực (l/ph) (mm) (mm) góc (m/h) (mm) (V) (mm) 1÷1,3 0,5 1,0÷1,2 1 50÷60 18÷20 18÷20 8÷10 5÷6 1,3÷1,5 0,6 1,2÷2,0 1 60÷70 1,5÷2,0 0,8 1,2÷3,0 1 60÷120 16÷20 8÷12 6÷8 1,5÷3,0 1,0 1,5÷3,0 1 75÷150 8÷10 1,5÷4,0 1,2 2,0÷4,0 1 90÷180 20÷20 14÷20 10÷15 3,0÷4,0 1,4 3,0÷4,0 1 150÷250 21÷28 20÷28 16÷22 12÷14 5,0÷6,0 1,6 5,0÷6,0 1 230÷360 26÷35 26÷35 16÷25 16÷18 Không 2,0 5,0÷6,0 1 250÷380 27÷36 28÷36 20÷30 nhỏ 7,0÷9,0 1 320÷380 30÷25 20÷25 18÷20 hơn 9,0÷11 2 30÷28 24÷28 cạnh mối hàn 7
  15. (Bảng 3: Chế độ hàn TĐ và BTĐ liên kết hàn góc trong môi trường khí bảo vệ CO2 - Theo nhà sản xuất dây hàn) Đường kính ∅ 0.8 ∅ 0.9 ∅ 1.0 ∅ 1.2 ∅ 1.4 ∅ 1.6 dây hàn (mm) Dòng điện hàn 80 ÷120 90÷130 100÷140 110÷200 140÷280 180÷320 (A) Điện áp hàn 20 ÷ 21 20÷22 22÷24 23÷25 24÷26 25÷28 (V) Lưu lượng khí 8÷9 9 ÷ 10 10 ÷ 11 12 ÷ 13 14 ÷ 15 16 ÷ 18 (lít/phút) 2.2.3. Vận hành máy hàn MIG/MAG Mỗi máy hàn MIG-MAG dù có khác nhau về chủng loại, tuy nhiên nguyên lý hoạt động của mỗi máy đều giống nhau. Do đó khi vận hành cần tuân thủ theo trình tự sau: - Nối cáp, định vị vật hàn. - Kiểm tra đầu nối và cáp điện đầu vào. - Kiểm tra đầu nối và cáp điện đầu ra (Cực (+) nối vào bộ phận đẩy dây hàn, cực (-) nối vào bàn hàn). Kiểm tra đầu nối từ hộp điều khiển từ xa và bộ phận đẩy dây tới máy hàn. Đảm bảo chắc chắn chúng ở chế độ làm việc tốt. - Kiểm tra đầu nối ở ống dẫn khí, cáp điện nối ra công tắc mỏ hàn, cáp điện nguồn và cáp nối ra dây hàn. - Bật nguồn điện hàn. - Đóng cầu dao nguồn chính “ON”. Bật công tắc điều khiển nguồn POWER trên bảng điều khiển của máy hàn. - Điều chỉnh thông số đầu ra. - Tốc độ cấp dây. 8
  16. - Điện áp. - Dòng hàn. - Điều chỉnh lưu lượng khí 2.2.4. An toàn khi vận hành máy hàn MIG/MAG. 2.2.4.1 An toàn về điện: Khi hàn hồ quang, tất cả các bộ phận bằng kim loại trong mỏ hàn và mạch điện của máy đều có điện và rất nguy hiểm. Do đó để đảm bảo an toàn về điện cần thực hiện đúng các yêu cầu sau: - Không được chạm vào các phần dẫn điện. - Sử dụng bảo hộ lao động và găng tay khô, không bị rách, thủng. - Vỏ máy và bàn hàn cần được nối tiếp đất. - Phải ngắt các công tắc nguồn điện trước khi tiến hành tháo lắp các bộ phận của mỏ hàn và khi sửa chữa và bảo dưỡng máy hàn. - Máy phải đầy đủ các biển hiệu và vỏ máy. - Không sử dụng cáp điện bị gẫy, đứt, hỏng lớp cách điện, dây nhỏ hơn kích cỡ cho phép. - Không chạm vào điện cực và bất cứ phần kim loại nào khi bật công tắc POWER bật ON. - Không được quấn dây cáp điện quanh người. - Phải tắt công tắc POWER khi dừng làm việc. 2.2.4.2. An toàn đối với tia hồ quang, kim loại bắn toé và tiếng ồn: Trong quá trình hàn phát sinh tia hồ quang với nhiệt lượng lớn và các tia bức xạ có thể gây hại cho mắt và da người. Tiếng ồn trong quá trình làm việc có thể gây hại cho tai. Do đó để đảm bảo đối với tia hồ quang, kim loại bắn toé và tiếng ồn cần thực hiện đúng các yêu cầu sau: - Đeo mặt nạ hoặc đội mũ hàn có kính lọc ánh sáng để tránh gây hại cho da mặt và mắt người khi hàn hoặc quan sát vùng hàn. - Đeo kính bảo hộ đúng chủng loại quy định và nên được che hai bên mắt. - Sử dụng các tấm màn che hoặc các tấm chắn để tránh ảnh hưởng của các tia sáng hồ quang cho những người xung quanh khi nhìn vào hồ quang. - Quần áo bảo hộ, giầy bảo hộ và găng tay phải được làm từ vật liệu bền, chống cháy. - Sử dụng nút bịt tai hoặc giảm thanh nếu tiếng ồn quá lớn. Khi đục mài có thể làm cho các mạt, phoi kim loại bắn vào người cần dùng kính bảo hộ lao động. - Mặc quần áo bảo hộ phải kín để bảo vệ da đầu. 9
  17. 2.2.4.3. An toàn cháy nổ: Trong khi hàn tia lửa điện và kim loại lỏng bắn toé sinh ra khi hàn và vật hàn nóng, thiết bị nóng là nguyên nhân gây ra cháy nổ. - Tránh tia lửa điện hoặc kim loai nóng chảy bắn vào người và các vật dụng khác, tránh khu vực dễ cháy khi hàn. - Luôn phải có bình cứu hoả ở nơi làm việc. - Cáp điện hàn phải được nối trực tiếp với vật hàn và được tiếp xúc tốt để tránh cho dòng điện hàn truyền ra những nơi khác gây tai nạn điện giật hoặc gây cháy nổ. - Mặc các trang bị bảo hộ lao động chống cháy: Găng tay, quần áo bằng vải bạt, giầy cao cổ, mũ... - Vặn chặt tất cả các đầu nối cáp, tránh hiện tượng phát tia lửa điện 2.2.4.4. An toàn với khói hàn và khí hàn: Khi hàn sẽ sinh ra khói hàn và khí hàn. Khi hít ngửi phải các khói và khí đó có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Do đó cần chú ý: - Khi hàn giữ cho đầu người thợ ở ngoài vùng khói hàn, tránh hít phải khói hàn. - Khu vực làm việc cần được thông gió hoặc dùng các thiết bị hút lọc khí để loại bỏ khói và khí hàn. - Nếu thông gió không tốt cần sử dụng bình thở theo đúng qui định. - Không được hàn, cắt ở vùng dính dầu mỡ hoặc sơn. Nhiệt của hồ quang làm cho các chất này cháy sinh ra hơi độc và các khí gây kích thích da. - Khi làm việc ở những nơi kín, chật hẹp cần được thông gió tốt hoặc phải sử dụng bình thở. 2.2.4.5. An toàn khi sử dụng chai khí: Chai khí bảo vệ chứa khí với áp suất lớn, nếu bị hỏng có thể gây nổ. Vì vậy phải cẩn thận xử lý bất cứ một chi tiết nào: - Sử dụng đúng loại chai khí, đồng hồ đo, ống dẫn được thiết kế riêng biệt cho từng loại khí bảo vệ. Bảo quản chúng với điều kiện tốt nhất. - Tránh các chai khí áp suất cao bị quá nóng, va chạm mạnh và phát sinh tia lửa điện. - Cần giữ cho chai khí ở vị trí đứng và dùng dây xích buộc cố định chai khí trên xe đẩy hoặc trên giá đỡ để tránh chai khí bị rơi. - Cần giữ cho chai khí không chạm vào mạch điện hàn hoặc mạch điện khác. - Nghiêm cấm không được chạm điện cực hàn vào chai khí. - Đọc kỹ cách sử dụng chai khí và an toàn cơ bản. - Khi mở van chai khí cần tránh cho mặt đối diện với đầu phun khí ra của van. - Cần có lắp bảo vệ phía trên của van chai khí, trừ khi chai khí đang được nối ra sử dụng. 10
  18. BÀI 2: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG I. Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép ở vị trí hàn bằng, nêu nguyên nhân các sai hỏng thường gặp - Chuẩn bị được phôi hàn, thiết bị hàn đạt yêu cầu - Hàn mối hàn giáp mối không vát mép ở vị trí hàn bằng đảm bảo độ sâu ngấu, không rỗ khí, không cháy cạnh, đúng kích thước bản vẽ. - Rèn luyện tính chuyên cần, nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác và đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp II. Nội dung bài học: 2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, phôi hàn 2.1.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu nghề hàn Thiết bị: Máy hàn bán tự động trong môi trƣờng khí bảo vệ: Mig/MAG inventer 500 A Bộ phụ kiện hàn GMAW Dụng cụ: Máy mài cầm tay, kìm cắt dây, búa gõ xỉ, bàn chải sắt. 11
  19. Đồ bảo hộ: Kính hàn đội đầu, găng tay da, mỡ chống dính. Phụ kiện khác: - Ống tiếp điện Đường kính lỗ: ϕ1,0 Quy cách: loại ngắn Chiều dài: 20 mm Cỡ ren: M6 hoặc M8 - Chụp khí mỏ hàn GMAW Cỡ: 12 ÷ 16 mm Thiết bị dụng cụ đo, kiểm tra: Thước đo chiều rộng, chiều cao mối hàn; dưỡng, thước lá,... Vật liệu hàn Dây hàn: ER-70S 6; ϕ1,0 Khí bảo vệ: CO2 12
nguon tai.lieu . vn