Xem mẫu

  1. BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY HÀN MIG/MAG Mã bài: MĐ17.2 Giới thiệu Máy hàn MIG/MAG là loại máy hàn có cấu tạo phức tạp hơn máy hàn hồ quang tay que hàn thuốc bọc do tích hợp phần cấp dây điện cực tự động và khí bảo vệ kim loại nóng chảy. Ngoài ra, chế độ hàn phù hợp quyết định chất lượng mối hàn, do đó việc vận hành máy hàn đúng quy trình là một phần kỹ năng rất cần thiết và không thể thiếu trong chương trình đào tạo. Mục tiêu: - Trình bày đúng quy trình lắp đặt, vận hành và bảo quản thiết bị hàn MIG/MAG; - Nêu được cách gây và duy trì hồ quang trong hàn MIG/MAG; - Tháo lắp được dây hàn, mỏ hàn, van giảm áp, ống dẫn khí thành thạo và chuẩn bị đầu dây hàn đúng yêu cầu; - Gây hồ quang và duy trì sự cháy ổn định của hồ quang; - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. Nội dung bài 1. Lắp đặt, vận hành máy hàn MIG/MAG 1.1. Lắp đặt máy hàn MIG/MAG (1). Kết nối với nguồn điện lưới và tiếp đất vỏ máy Hình 2.1. Đấu nối nguồn điện cho máy 62
  2. (2). Lắp đồng hồ khí và cấp nguồn điện cho bộ phận sấy khí. Hình 2.2. Đấu nối nguồn khí cho máy hàn (3). Lắp đặt cuộn dây hàn Lắp cuộn dây hàn lên giá đỡ của bộ phận chuyển dây hàn. Hình 2.3. Lăp dây hàn Chú ý: Khi di chuyển cuộn dây hàn để lắp, ta tiến hành di chuyển theo cách (b) - Hình 2.4. Nếu di chuyển theo cách (a) có thể làn tang của cuộn dây hàn bị vỡ. Hình 2.4 Cách chuyển dây hàn (4). Luồn dây hàn qua ống dẫn hướng của cơ cấu đây dây hàn và điều chỉnh lực ép con lăn. (a) (b) 63
  3. Hình 2.5. Lắp dây hàn (a) và điều chỉnh lực ép của cơ cấu đẩy dây (b) (5). Nhấn nút “INCH” trên bộ phận điều chỉnh Uh, Ih từ xa để chuyển dây hàn ra đầu mỏ hàn. Hình 2.6. Chuyển dây hàn ra dầu mỏ hàn (6). Lắp bép tiếp điện hàn và chụp khí Hình 2.7. Lắp bép hàn và chụp khí 1.2. Vận hành máy hàn MIG/MAG (1) Đóng cầu dao điện nguồn của máy hàn Hình 2.8. Dóng cầu dao nguồn (2) Bật công tắc nguồn (Công tắc POWER ở vị trí ON). 64
  4. Hình 2.9. Bật công tắc nguồn (POWER – ON) (3) Mở van chai khí. Hình 2.10. Mở van chai khí [Ghi chú] Khi mở van chai khí, không được đứng đối diện với cửa ra của chai khí. Khí trong chai với áp suất cao có thể thổi gây chấn thương cho người (rộp da, bỏng lạnh). (4) Đặt công tác kiểm tra khí (Gas) ở vị trí “ CHECK”. Hình 2.11. Đặt công tắc GAS ở vị trí CHECK (5) Điều chỉnh lưu lượng khí ở mức mong muốn. 65
  5. Hình 2.12. Điều chỉnh lưu lượng khí [Ghi chú] Điều chỉnh lưu lượmg khí bằng cách xoay nhẹ van tiết lưu theo chiều mũi tên OPEN (ngược chiều kim đồng hồ) sao cho tâm viên bi trong lưu kế trùng với vạch chỉ số đơn vị (lít/phút). (6) Chuyển công tắc kiểm tra khi về vị trí “WELD”. Hình 2.13. Chuyển công tắc GAS từ “CHECK” về “WEL” (7). Chuyển công tắc WIRE DIA về đường kính mong muốn VD: Khi đường kính dây hàn là  1,0 lúc này ta phải đạt công tắc WIRE DIA ở vị trí giữa. Hình 2.14 Thiết lập đường kính điện cực (cỡ dây hàn) (8) Chuyển công tắc WIRE MATERIAL về chức năng SOLID 66
  6. Hình 2.15 Đặt công tắc “ WIRE MATERIAL” ỏ vị trí “ SOLID” (9) Chon chế độ lấp rãnh hồ quang (Crater) “OFF” hoặc “ON”. Hình 2.16 Đặt công tắc (Crater) “OFF” hoặc “ON”. [Ghi chú] Khi chon chế độ lấp rãnh hồ quang: công tắc ở vị trí “ON”, thì phải thiết lập giá trị dòng điện và điện áp lấp rãnh hồ quang trên bảng ở nguồn điện hàn (trên mặt trước của máy). Giá trị U, I này thường lấy bằng 70% giá trị Uh và Ih. (10) Chọn chế độ hàn. Hình 2.17 Chỉnh Uh và Ih (11) Chuẩn bị đầu dây hàn, gây và duy trì hồ quang. - Chuẩn bị đầu dây hàn: Tầm với điện cực (2) khoảng 10 – 15 mm 67
  7. Hình 2.18 Chuẩn bị đầu dây hàn - Gây hồ quang: Hình 2.19 Gây hồ quang và hàn thử [Ghi chú] Cần phải kiểm tra cẩn thận giá trị của dòng điện hàn và điện áp hàn ở bảng điều khiển với giá trị tương ứng với kích thước của đường kính dây hàn như đã tra hoặc tính toán trước khi gây hồ quang. 1.3. Bảo quản máy hàn MIG/MAG Từ đặc điểm của thiết bị hàn MIG/MAG hiện nay vẫn còn khá đắt do đó, để khai thác thiết bị lâu dài trong quá trình thực tập cũng như trong sản xuất người học cũng như giáo viên cần tuân thủ nhưng quy định sau: - Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất trong việc lắp đặt và vận hàn máy hàn. Nối tiếp đất cho máy hàn vào đúng vị trí, sử dụng dây nối đất và cáp kết nối tiêu chuẩn. Đặc biệt, không nối đất qua bình chứa khí hoặc ống dẫn chất lỏng dễ cháy. Thông gió: Ở nơi hàn tạo ra khí độc hại hoặc bốc hơi như kẽm, chì, đồng và 68
  8. cadmium, lắp đặt thiết bị thông gió và thực hiện hàn bằng cách đeo mặt nạ phòng độc - Nắm vững kết cấu của từng chủng loại máy trên cơ sơ đó lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng máy cho đúng. Việc bảo dưỡng máy thường tiến hàn theo các bước sau: − Kiểm tra hàng ngày: + Kiểm tra xem có rung động khác thường hoặc mùi cháy và khu vực kết nối của dây cáp phát ra nhiệt hoặc bị ngắt kết nối. + Kiểm tra xem có tiếng ồn khi quạt bên trong quay. + Kiểm tra xem băng dính cách điện hay các tấm che trong khu vực kết nối cáp còn hay mất. + Kiểm tra các bộ phận lắp ráp, kết nối: (1) Kiểm tra bép hàn. (a) (b) Hình 2.20. Kiểm tra bép hàn (a) Hiện tượng “burn back”; (b) Kim loại dây hàn dinh vào bep hàn Hồ quang sẽ không ổn định khi đường kính của lỗ ống tiếp điện và đường kính của dây hàn không khớp và lỗ của ống tiếp điện bị ô van do bị mòn. Nếu suất hiện “burn back”, dây hàn bị nóng chảy dính vào đầu ống tiếp điện. Loại trừ sự bám dính của kim loại dây hàn nóng chảy vào đầu ống tiếp điện bằng cách dũa. [Ghi chú] Khi bắt đầu gây hồ quang không để đầu dây hàn tiếp xúc với kim loại cơ bản, mà phải để đầu dây hàn cách kim loại cơ bàn một khoảng từ (1- 2) mm. (2) Kiểm tra tình trạng lắp ghép của bép hàn. 69
  9. Hình 2.21. kiểm tra mối ghép bép hàn Nếu ren lắp ghép của bép hàn bị hỏng (mòn hoặc cháy), sự chuyền điện cho dây hàn có thể không thực hiện được và hồ quang không ổn định. Chúng ta không thể phát hiện ra sự lắp ghép không tốt của bép hàn từ bên ngoài. Vì vậy chúng ta phải kiểm tra trạng thái lắp ghép của ống tiếp điện bằng cách vặn chặt bép hàn. (3) Làm sạch các hạt kim loại dính trong miệng chụp khí. Hình 2.22. Làm sạch hạt kim loại trên chụp khí và bép hàn Nếu các hạt kim loại bám dính nhiều trong miệng chụp khí, khí bảo vệ sẽ không không thể phun ra từ miệng chụp khí một cách đều đặn. Khuyết tật rỗ khí có thể xuất hiện trong kim loại mối hàn. Vì vậy ta phải thường xuyên làm sạch miệng chụp khí bằng các dụng cụ mềm và chất làm sạch chuyên dụng. Nếu dùng dụng cụ cứng để làm sạch có thể làm xước miệng phun, như vây rất nhiều hạt kim loại bám dính vào bên trong miệng phun. (4) Kiểm tra cổ cách điiện và ống chia khí. Hình 2. 23. Cổ cách điện Hình 2. 24. Ống chia khí 70
  10. Nếu không sử dụng đúng cổ cách điện và ống chia khí bị hỏng, các hạt kim loại bắn toé sẽ dính vào phía cuối của chụp khí dẫn tới mỏ hàn có thể bị cháy do mất sự cách ly giữa chụp khí và thân cổ đầu cong mỏ hàn và khí bảo vệ không thể phun đều đặn từ miệng chụp khí. (5) Kiểm tra, làm sách ống dẫn dây hàn (ruột gà). Hình 2. 25. Ống dẫn dây hàn Sau một khoảng thời gian hàn nhất định ta phải dùng khí nén thổi sạch mạt kim loại trong ống chuyển dây hàn và kiểm tra tình trạng của ống. (6) Làm sạch bụi trên bảng mạch điện tử điều khiển và hệ thống tản nhiệt trong máy. Hình 2. 26. Bảng mạch điều khiển và hệ thống tản nhiệt − Kiểm tra 3 ÷ 6 tháng một lần: + Kiểm tra các khu vực kết nối điện. + Kiểm tra cách băng dính điện, tiếp xúc kém hoặc cách nhiệt trong khu vực kết nối của đầu vào và đầu ra dây cáp hàn. + Dây cáp nối đất: Kiểm tra xem nó là hoàn toàn tiếp đất trong trường hợp có rò điện. + Loại bỏ các chất bụi bẩn bên trong máy hàn. Nếu bụi bám nhiều ở các tấm làm mát của chỉnh lưu và cuộn dây của máy biến áp, hiệu quả tản nhiệt sẽ kém. Vì vậy, loại bỏ bụi bằng khí nén sau khi mở vỏ của máy. + Kiểm tra bộ phận cấp dây. 71
  11. + Kiểm tra tình trạng mài mòn của con lăn cấp dây, loại bỏ các chất bẩn bên trong ống lót mỏ hàn (ruột gà) và kiểm tra tình trạng hoạt động của công tắc mỏ hàn. - Kiểm tra hàng năm: Kiểm tra hư hỏng của rơle điều khiển của điều khiển PCB hoặc tránh xuống cấp các bộ phận và thay thế hoặc sửa chữa. Phải che đậy máy khi không sử dụng trong thời gian dài. Hình 2. 27. bảo quản máy hàn * Chú ý: + Phải thận trọng trước khi kiểm tra nguyên nhân gây ra sự cố của máy hàn − Tìm nguyên nhân sự cố, kiểm tra các khu vực kết nối kỹ lưỡng và kiểm tra xem đã tắt công tắc điện trước khi sửa chữa chưa, kiểm tra bên trong của máy hàn. − Khi thực hiện kiểm tra bên trong máy ngay sau khi sử dụng, phải chờ khoảng 5 phút sau khi ngắt kết nối điện, bởi vì tụ điện đã tích điện và kiểm tra bằng cách tháo vỏ máy nên rất nguy hiểm. − Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, không được điều chỉnh các khu vực điều khiển tùy ý. − Không chạm vào khu vực kết nối của bảng mạch in và không được gây bẩn. Nếu tiếp xúc không tốt vì các chất bụi bẩn, nên loại bỏ nó nhẹ nhàng bằng cách ngâm miếng vải sạch trong rượu rồi làm sạch chúng. 1.4. Khắc phục một số sự cố khi vận hành 72
  12. (1) Khi đèn tín hiệu không sáng: Nguyên nhân sự cố bên Nguyên nhân sự cố bên Chỉnh sửa ngoài trong − Công tắc bật máy hàn − Đèn báo của máy hàn - Kiểm tra, sửa chữa công trên bảng điều khiển kém. tắc trên bảng điều khiển. chưa bật hoặc kém. − Đèn hỏng. − Đổi đèn khác. − Cáp hàn bị ngắn mạch. − Thay cáp − Bụi bẩn dính ở chỗ nối − Làm sạch các chỗ nối của cáp. cáp. − Cáp hàn bị vỡ, đứt. (2) Khi mỏ hàn không hoạt động: Nguyên nhân sự cố bên Nguyên nhân sự cố bên Chỉnh sửa ngoài trong − Đầu cố định, định hướng − Lỗ bép bị tắc nghẽn bởi - Làm sạch mỏ hàn thường dây của mỏ hàn bị tắc. kim loại bắn tóe trong quá xuyên. − Khi bép tiếp điện không trình hàn hoặc bụi bẩn. − Thay bép cũ, bị hỏng, đúng theo kích thước dây − Vít kết nối của mỏ hàn không phù hợp bằng bép hàn. với máy hàn kém. mới. − Bép tiếp điện bị ngắn − Đổi chụp khí mỏ hàn. mạch. − Vặn chặt các kết nối cáp của máy hàn với các bộ phận khác. (3) Khi bộ phận cấp dây không hoạt động trơn chu: Nguyên nhân sự cố bên Nguyên nhân sự cố bên Chỉnh sửa ngoài trong − Bộ phận đẩy dây có sự cố - Con lăn bị lỏng và trượt - Làm sạch dầu, oxit và bụi − Bánh tì đẩy dây bị mài ra khỏi trục. bẩn trên con lăn. mòn. − Chổi than kém hoặc bị − Chọn con lăn và dây cấp − Bép dẫn hướng dây bị tắc gãy, vỡ. đồng bộ nhau. nghẽn. − Bộ phận chuyển mạch bị − Thay đổi chổi than kém − Dây lệch khỏi con lăn. kém. bằng chổi than mới cho bộ − Hộp số bị hao mòn. phận cấp dây 73
  13. (4) Dây cấp kém khi bật công tắc cấp dây: Nguyên nhân sự cố bên Nguyên nhân sự cố bên Chỉnh sửa ngoài trong − Cầu chì kém. − Lỗi động cơ. − Thay đổi cầu chì. − Cầu chì bị đứt hoặc tiếp − Khi dòng điện điều chỉnh − Tăng chỉ số dòng điện. xúc kém. quá thấp. − Chỉnh sửa bảng điều khiển. (5) Khi dòng khí bảo vệ ngừng cấp: Nguyên nhân sự cố bên Nguyên nhân sự cố bên Chỉnh sửa ngoài trong − Vỡ ống cấp khí. − Ốc vít kém. − Thay ống dẫn khí. − Ống cấp khí bị tắc. − Bộ điều chỉnh khí trong − Chỉnh sửa và thay đổi máy bị tắc nghẽn. van giảm áp. − Rò rỉ khí ở van giảm áp. − Van giảm áp kém. − Bộ phận sấy khí trong − Chỉnh sửa và thay bộ van giảm áp kém. phận sấy khí. − Van giảm áp bị hỏng, vỡ. (6) Khi không gây được hồ quang: Nguyên nhân sự cố bên Nguyên nhân sự cố bên Chỉnh sửa ngoài trong − Khi công tắc máy hàn − Khi rơle điện tử không − Kết nối cáp chắc chắn. − chưa bật. hoạt động khi bật công tắc Thay rơle. hoạt động máy hàn. − Khi cáp chưa được kết − Điều chỉnh cuộn dây sơ nối. cấp và thứ cấp. (7) Khi dòng điện không điều chỉnh được: Nguyên nhân sự cố bên Nguyên nhân sự cố bên Chỉnh sửa ngoài trong 74
  14. − Khi một dây cáp bị ngắt − Sự kết nối giữa các bộ - Kiểm tra ngoài cáp. kết nối từ xa. phận của bộ cấp dây kém. − Sửa chữa chỗ kết nối − Gặp rắc rối trên bảng − Khi cáp của bộ phận cấp kém. điều khiển. dây bị ngắt kết nối. (8) Khi điện áp không được kiểm soát: Nguyên nhân sự cố bên Nguyên nhân sự cố bên Chỉnh sửa ngoài trong − Cầu chì kết nối kém. − Liên lạc của các bộ phận − Sử dụng cầu chì 3 pha kết nối trong máy kém. − Sử dụng ổ điện chuẩn. − Thay đổi nếu cáp sơ cấp và thứ cấp cũ. 2. Gây hồ quang và chuyển động mỏ hàn 2.1. Gây hồ quang Trong hàn MIG, MAG ngoài yếu tố như chuẩn bị, chọn chế độ hàn... thì việc gầy và kết thúc hồ quang cũng có ảnh hưởng tới chất lượng của mối hàn nhất là điểm đầu, chỗ nối đường hàn và cuối đường hàn. Để dễ gây hồ quang đảm không bị xẩy ra hiện tượng “burn back” đẫn đến lỗi ở đầu đường hàn ta cần dùng kìm chuyên dụng để cắt đầu dây hàn nóng chảy đã bị ôxi hóa và đảm bảo tầm với điện cực. 75
  15. Hình 2. 28 Cách chuẩn bị đầu dây hàn khi gây hồ quang - Đặt mỏ hàn nghiêng một góc từ 100 – 200 so với phương thẳng đứng, điểm mút của dấy hàn cách mặt vật hàn từ 1 – 2 mm. - Bấm và giữ công tắc trên mỏ hàn. - Di chuyển mỏ hàn một cách đều đặn. - Kết thúc hồ quang bằng cách nhả công tắc trên mỏ hàn. Hình 2. 29. Gây hồ quang [Ghi chú] Công tắc Crater đặt ở vị trí ON Khi gây hồ quang ta thực hiện thao tác bấm sau đó phải nhả công tắc trên mỏ hàn, còn khi kết thúc hồ quang ta thực hiện lại thao tác như trên một lần nữa (thao tác 4 nhấn ). 2.2. Chuyển động mỏ hàn 76
  16. Trong hàn MIG/MAG bán tự động về cơ bản thao tác mỏ hàn gồm có các thao tác như: thao tác duy trì ổn định tầm với điện cực để hồ quang cháy ổn định, chuyển động dọc trục mối hàn và chuyển động dao động ngang. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể trong công việc hàn mà người thợ hàn có hai thao tác mỏ hàn hay nhiều hơn hai thao tác mỏ đồng thời. Cụ thể: - Khi hàn các chi tiết có chiều dày mỏng (S  3mm), khe hở hàn nhỏ hoặc hàn lớp thứ nhất (mối hàn lót) của mối hàn nhiều lớp ta chỉ cần thực hiện thao tác duy trì tầm với của điện cực ổn định và di chuyển mỏ hàn dọc trục mối hàn để hàn hết chiều dài đường hàn. - Khi hàn các chi tiết có chiều dây trung bình, khe hở hàn lớn hay hàn các đường hàn trung gian và hàn lớp hàn phủ ngoai có bề rộng lớn, ngoài thao tác duy trì tầm với của điện cực ổn định, di chuyển mỏ hàn dọc trục mối hàn ra thợ hàn còn phải thực hiện thao tác dao động ngang mỏ hàn. - Các chuyển động cơ bản của mỏ hàn Chuyển động (1): mỏ hàn chuyển động dọc trục mối hàn để đảm bảo hàn hết chiều dài mối hàn, tùy theo kích thước của mối và đặc tính của vật liệu mà chuyển động (1) nhanh hay chậm. 1 2 Hình 2.30 Chuyển động mỏ hàn Chuyển động (2): Mỏ hàn chuyển động dao động ngang, để đảm bảo chiều rộng của mối hàn, nếu như mỏ hàn không có chuyển động (2) thì bề rộng mối hàn hẹp. * Các phương pháp dao động ngang của mỏ hàn: 77
  17. - Dao động theo đường thẳng: Là phương pháp duy trì tầm với điện cực không đổi và luôn chuyển động về phía trước của đường hàn. Ứng dụng: Dùng hàn vật mỏng, đường hàn hẹp, hàn lớp lót mối hàn vát cạnh hoặc liên kết góc chi tiết có có chiều dày nhỏ, hoặc lớp lót mối hàn nhiều lớp. - Dao động theo đường thẳng đi lại: Mỏ hàn chuyển động theo đường thẳng đi lại theo chiều dọc trục mối hàn. Đây là phương pháp hàn tốc độ nhanh, mối hàn hẹp, tản nhiệt nhanh. Ứng dụng: Dùng để hàn lấp khe hở lớn hoặc chi tiết chiều dầy mỏng. - Dao động theo hình răng cưa: Cho mỏ hàn chuyển động liên tiếp theo hình răng cưa và chuyển động hướng về phía trước. Đây là phương pháp dễ thao tác, chất lượng mối hàn cao, dùng nhiều trong sản xuất. Trong quá trình hàn để hạn chế sự cháy cạnh mối hàn thì cần dừng ở 2 biên lâu hơn một chut để kim loại điền đầy. Ứng dụng: Dùng để hàn vật dầy, bề rộng mối hàn lớn, có thể hàn được tất cả các vị trí khác nhau trong không gian. - Dao động theo hình bán nguyệt: Tương tự như phương pháp dao động theo hình răng cưa, Cho mỏ hàn chuyển động liên tiếp theo hình bán nguyệt và chuyển động hướng về phía trước. Đây là phương pháp dễ thao tác, chất lượng mối hàn cao vì nhiệt mối hàn tập trung, hình dáng mối hàn mịn và đẹp. Ứng dụng: dùng nhiều trong sản xuất, có thể hàn ở tất cả các vị trí trong 78
  18. không gian và tất cả các dạng liên kết. Phương pháp này làm cho kim loại nóng chảy tốt, có thời gian giữ nhiệt tương đối dài làm cho thể khí dễ thoát ra, xỉ nổi lên trên, nâng cao chất lượng mối hàn. - Dao động theo hình tam giác: Cho que hàn liên tục chuyển động theo hình tam giác và không ngừng chuyển động về hướng trước. Ưu điểm: Nhiệt tập trung, chiều sâu nóng chảy lớn, mặt cắt ngang mối hàn lớn, mối hàn cân đối… Ứng dụng: Hàn mối hàn bề rộng lớn, thường sử dụng để hàn leo lấp góc, hàn leo giáp mối nhiều lớp. - Dao động theo hình vong tròn lệch Cho mỏ hàn liên tục chuyển động theo hình vòng tròn lệch và không ngừng chuyển động về hướng trước. Ưu điểm: Nhiệt tập trung, chiều sâu nóng chảy lớn, mặt cắt ngang mối hàn lớn, mối hàn cân đối do vậy phù hợp khi hàn mối hàn có kích thước mặt cắt ngang và chiều cao đắp lớn, thường sử dụng để hàn các mối hàn lấp góc vị trí ngang (2F), hàn mối hàn trung gian của gáp mối có vát nhiều lớp (2G). Câu hỏi ôn tập: Trình bày kỹ thuật gây hồ quang và chuyển động mỏ hàn khi hàn MAG BÀI 3: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ BẰNG (1G) Mã bài: MĐ17.3 Giới thiệu Vị trí bằng là vị trí giúp người thợ quan sát vũng hàn một cách dễ 79
  19. dàng, cũng là vị trí hàn mà hướng di chuyển của kim loại lỏng từ đầu dây điện cực trùng với phương của trọng lực. Tuy nhiên, ở bài này học sinh/sinh viên cần hình thành kỹ năng mới về kỹ năng hàn 1G có nhiều điểm khác biệt so với hàn hồ quang que hàn thuốc bọc. Mục tiêu của bài - Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép ở vị trí bằng (1G) ; - Chuẩn bị phôi hàn sạch, phẳng, mép hàn thẳng và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ; - Chọn được cách dao động mỏ hàn và chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu; - Hàn được mối hàn giáp mối đảm bảo độ sâu ngấu, ít rỗ khí, cháy cạnh; - Kiểm tra đánh giá ngoại dạng mối hàn; - Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung bài 1. Đặc điểm khi hàn giáp mối không vát mép ở vị trí bằng * Mối hàn giáp mối Mối hàn giáp mối (giáp mí) là loại mối hàn có kết cấu đơn giản, dễ chuẩn bị, liên kết hàn tiết kiệm vật liệu và chịu tải trọng tốt. Nó được dùng phổ biến trong chế tạo trong các kết cấu tấm vỏ. Ví dụ: ngành công nghiệp đóng tầu biển, các bồn chứa trong ngành lọc hóa dầu, hóa chất... Đặc trưng cho mối hàn giáp mối bởi các thông số sau: Bảng 4-1 Các thông số của mối hàn giáp mối. Liên kết S (mm) a (mm) α (độ). P (mm) < 3mm a=0 0 0 S a 35 1 2 0 0 S 80
  20. Hàn 1G. mèi hµn gi¸p mèi mèi hµn gãc 60° vÞ trÝ b»ng 0°-15° 15° gãc n©ng mÆt ph¼ng vÞ trÝ ngang o vÞ trÝ ngang 10° 10 vÞ trÝ ngöa Hình 3.1. Các vị trí hàn trong không gian Hình 3.2. Mối hàn giáp mối vị trí 1G 1G chỉ những mối hàn giáp mối khi thực hiện nằm ở trong mặt phẳng chứa trục mối hàn mà đường thẳng đi qua O vuông góc với mặt phẳng đó hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 600 và đối xứng qua trục chỉ vị trí bằng theo chiều kim đồng hồ, với góc nâng mặt phằng theo chiều dọc trục hàn từ 00 - 150 (Hình 3.1). Hay theo (Hình 3.3 – tiêu chuẩn ASME) nó thuộc mặt phẳng tham chiếu A với góc nâng trục mối hàn từ 00 đến 150 và góc xoay của mặt phẳng chứa trục mối hàn một góc từ 1500 đến 2100. 81
nguon tai.lieu . vn