Xem mẫu

  1. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ GIÁO TRÌNH Mô đun: Hàn kim loại và hợp kim màu NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Quyết định số:120/QĐ-TCDN, ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Hà Nội, năm 2013
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, với nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá dạy nghề đã có những bước tiến nhằm thay đổi chất lượng dạy và học, để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun 31: Hàn kim loại màu và hợp kim màu là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Chủ biên: Lưu Văn Núi
  3. 2 MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1. Lời giới thiệu 1 2. Mục lục 2 3. Chương trình mô đun hàn kim loại màu và hợp kim màu 3 4. Bài 01: Hàn nhôm hợp kim nhôm bằng phương pháp hàn MIG 4 5. Bài 02: Hàn nhôm hợp kim nhôm bằng phương pháp hàn TIG 31 6. Bài 03: Hàn đồng hợp kim đồng bằng phương pháp hàn khí 67 7. Bài 04: Hàn đồng hợp kim đồng bằng phương pháp hàn hồ 75 quang tay 8. Bài 05: Hàn đồng hợp kim đồng bằng phương pháp hàn TIG 81 9. Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu và ý nghĩa 89 10. Tài liệu tham khảo 90
  4. 3 TÊN MÔ ĐUN: HÀN KIM LOẠI MÀU VÀ HỢP KIM MÀU Mã mô đun: MĐ 31 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Là môn đun được bố trí cho người học sau khi đã học xong các môn học chung theo quy định của Bộ LĐTB-XH và học xong các môn học chuyên môn nghề. - Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề, nhằm luyện tập kỹ năng về hàn kim loại màu và hợp kim màu phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay. - Ý nghĩa, vai trò mô đun: Là môđun có vai trò rất quan trọng trong chương trình đào tạo nghề Hàn, người học được trang bị những kiến thức, kỹ năng hàn kim loại màu và hợp kim màu bằng các công nghệ hàn MIG; TIG; Hàn khí. Mục tiêu của mô đun: - Trình bày được tính chất lý nhiệt và đặc điểm khi hàn kim loại màu và hợp kim màu; - Nêu được thành phần, tính chất hóa học và tác dụng của khí hàn, thuốc hàn; - Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Tính được chế độ hàn phù hợp với chiều dày, tính chất vật liệu và kiểu liên kết hàn; - Sử dụng được các loại thiết bị, dụng cụ dùng hàn kim loại màu và hợp kim màu; - Hàn các mối hàn kim loại màu và hợp kim màu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. Nội dung mô đun: Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* Hàn nhôm hợp kim nhôm bằng 1 16 2 14 0 phương pháp hàn MIG Hàn nhôm hợp kim nhôm bằng 2 24 4 19 1 phương pháp hàn TIG Hàn đồng hợp kim đồng bằng 3 40 4 36 0 phương pháp hàn khí Hàn đồng hợp kim đồng bằng 4 16 2 14 0 phương pháp hàn hồ quang tay Hàn đồng hợp kim đồng bằng 5 20 4 15 1 phương pháp hàn TIG 6 Kiểm tra mô đun 4 4 Cộng 120 16 98 6
  5. 4 BÀI 01: HÀN NHÔM HỢP KIM NHÔM BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN MIG Mã bài: MĐ 31.1 Giới thiệu: Hàn Nhôm và hợp kim nhôm bằng phương pháp hàn MIG là một phương pháp hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường bảo vệ khí trơ. Dây hàn được cấp tự động vào vùng hàn bằng tốc độ cháy của hồ quang. Mục tiêu: - Trình bày được tính chất lý nhiệt của nhôm và hợp kim nhôm; - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn MIG; - Chuẩn bị vật hàn, mép hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chọn khí bảo vệ phù hợp vật liệu hàn; - Chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu, kiểu liên kết hàn; - Hàn được các mối hàn giáp mối, mối hàn gấp mép, mối hàn giáp mối vật liệu là nhôm hoặc hợp kim nhôm bằng phương pháp hàn MIG đảm yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn, thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. Nội dung: 1. Đặc điểm khi hàn nhôm hoặc hợp kim nhôm Mục tiêu: - Trình bày được các đặc điểm, tính chất của nhôm và hợp kim nhôm khi hàn MIG; - Giải thích được các ảnh hưởng của nhôm và hợp kim nhôm xảy ra trong quá trình hàn. Nhôm được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp. Trong ngành chế tạo ôtô (xe con và xe tải nhỏ) Nhôm đóng góp một phần chính các sản phẩm nhôm đặc biệt càng ý nghĩa hơn trong những năm gần đây. Nhôm đặc trưng bởi các tính chất sau: Nó nhẹ, khối lượng riêng của nhôm chỉ bằng khoảng một phần ba của thép hay đồng. Với độ bền tương đối cao, độ dẻo tốt, chống ăn mòn trong không khí, nước, dầu… mà không có bảo vệ bề mặt. Trong các phương pháp khác nhau có thể sản xuất và đặc biệt có thể nén cuộn đa dạng. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của nhôm cao gấp bốn lần của thép. Nhôm không có từ tính. Hệ số gãn nở nhiệt gấp hai lần của thép. Nhôm nguyên chất: không có khoảng nhiệt độ tới hạn, tinh thể nhôm rắn chắc được liên kết chắc chắn sau khi đông đặc nhưng có xu hướng rỗ bọt. Thể ít cùng tích: khoảng nhiệt độ tới hạn, xu hướng nứt nóng vì khối lượng cứng chắc nhưng không được liên kết.
  6. 5 Đủ thể cùng tích: không có khoảng nhiệt độ tới hạn, không có xu hướng nứt vì các tinh thể nhôm cứng chắc bơi trong thể cùng tích nhưng nguy cơ tạo co rỗ biên giới hạn. Nhôm có ái lực mạnh với Ôxy ở 16000c. Nó có khả năng hòa tan nitơ cao trong chất lỏng, chúng giảm bớt sự thất thường khi đông đặc. Ôxyt Nhôm có nhiệt độ nóng chảy (20500C) cao hơn so với nhôm nguyên chất (6000C). Do đó mối hàn có thể bị lẫn xỉ dưới dạng ôxyt. Tính dẫn nhiệt của Nhôm và hợp kim Nhôm cao. Điều này tạo nên tốc độ nguội lớn khi hàn, đòi hỏi phải sử dụng nguồn nhiệt hàn có công suất cao, nung nóng sơ bộ hoặc nguồn nhiệt hàn bổ xung. Khi hàn Nhôm và hợp kim Nhôm có thể xảy ra hiện tượng phá hủy liên kết hàn (như hiện tượng sụt mối hàn khi hàn Nhôm dưới tác dụng của trọng lực). Quy trình hàn có các ảnh hưởng của vật liệu như sau: Thông qua nóng chảy vật liệu phụ gia có thể được hợp kim trội hơn cũng như là các nguyên tố hợp kim bị cháy đi. Thông qua hàn, nhiệt được đưa đến tùy theo vật liệu và mức độ năng lượng có nghĩa là khoảng cách vùng nóng chảy tới loại nung hòa tan, tái kết tinh, thay đổi cấu trúc hoặc hồi phục. Từ đó liên kết được độ bền tương ứng của vật liệu. Từ quan điểm vật liệu học, đưa ra các yêu cầu sau đối với chế tạo một liên kết hàn. Vật liệu phải thích hợp hàn, có nghĩa là nó không được phép có xu hướng tạo nứt. Ngoài ra chúng phải đạt được độ bền cần thiết, đạt được khả năng biến đổi hình dạng cần thiết và đưa ra khả năng chống mòn gỉ đầy đủ cũng như thống nhất được sự thể hiện màu tương ứng trong điện phân anốt đối với vật liệu cơ bản. chỉ cho phép xuất hiện rỗ bọt hoặc bọc phủ trong phạm vi giới hạn tùy yêu cầu. 2. Vật liệu và khí bảo vệ hàn MIG nhôm Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm, tính chất ứng dụng của các loại khí bảo vệ trong hàn MIG; - Giải thích được các tiêu chuẩn, ký hiệu các loại dây hàn, các loại khí bảo vệ hàn MIG; - Sử dụng được các loại dây hàn, khí bảo vệ an toàn. 2.1. Dây hàn Ký hiệu dây hàn nhôm: Tiêu chuẩn AWS A5.10 – 1980 quy định ký hiệu vật liệu kim loại cho hàn nhôm bao gồm nhóm chữ cái và chữ số, (Bảng 1.1). Các chữ cái ER cho biết nhóm dây hàn dùng cho hàn khí, hàn plasma, hàn trong
  7. 6 môi trường khí bảo vệ (cả bằng điện cực nóng chảy và điện cực không nóng chảy). Bảng 1.1. Phân loại dây hàn nhôm, hợp kim nhôm và thành phần hóa học của chúng. Ký hiệu Thành phần () ER 1100 ≥ 99,0 Al ER 2319 6,3 Cu; (V+Zr) có kiểm soát; Al còn lại ER 4043 5,3 Si; Al còn lại ER 4047 12 Si; Al còn lại ER 4145 10 Si; 4 Cu; Al còn lại ER 5183 0,8 Mn; 4,9 Mg; Al còn lại ER 5356 0,1 Mn; 5 Mg; Al còn lại ER 5554 0,8 Mn; 5,1 Mg; Al còn lại ER 5654 3,5 Mn; Mn không đáng kể; Al còn lại Chọn vật liệu hàn nhôm đúng sẽ thành công cho liên kết hàn. Chọn vật liệu hàn nhôm không thích hợp có thể gây nứt tại kim loại mối hàn. Do kim loại mối hàn hoặc vùng ảnh hưởng nhiệt có tính dẻo, độ bền thấp khi nhiệt độ tăng (Hiện tượng này đôi khi gây ra sụt mối hàn). Để giảm xu hướng nứt giữa các tinh thể trong vùng ảnh hưởng nhiệt, nên dùng vật liệu hàn có nhiệt độ nóng chảy bằng hoặc thấp hơn kim loại cơ bản, tức là có hàm lượng các nguyên tố hợp kim cao hơn. Nếu nhôm chứa 0,6 % Si thì kim loại mối hàn dễ bị nứt khi hàn bằng dây hàn có cùng thành phần hoá học. Khi đó nên dùng dây hàn chứa 5% Si (có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, do đó dẻo hơn kim loại cơ bản. 2.2. Khí bảo vệ – khí trơ Khí Argon là khí được điều chế từ khí quyển bằng phương pháp hoá lỏng không khí và tinh chế độ tinh khiết 99,99%. Khí này được chứa trong các chai khí với áp suất cao hoặc ở dạng lỏng với nhiệt độ – 185,50c. Khí bảo vệ Argon, Heli dùng trong hàn MIG ngoài tác dụng bảo vệ vùng hàn, bảo vệ điện cực còn làm nhiệm vụ làm mát điện cực và vùng hàn. Khí Argon, Heli là khí trơ (không tác dụng hoá học với các nguyên tố khác), khí Argon không màu, không độc và nặng khoảng 1,5 lần so với không khí (tỷ trọng 1,783 g/l) Argon không hoà tan trong kim loại ở trạng thái lỏng hay rắn. Heli có tỷ trọng: 0,178 g/l có nghĩa tỷ trọng khí Argon nặng gấp 10 lần so với Heli. Trong thực tế khí argon được sử dụng rộng rãi hơn khí Heli vì Argon có những lý do sau:
  8. 7 Nó tạo ra hồ quang cháy êm hơn, tạo ra điện áp hồ quang thấp hơn với cùng một dòng hàn khi dùng các khí khác. Có tác dụng làm sạch bề mặt vật liệu khi hàn Nhôm, Magiê, bảo vệ vùng hàn tốt hơn với lưu lượng thấp hơn vì nó nặng hơn khí Heli. Dễ gây hồ quang hơn (do điện áp hồ quang thấp hơn khi hàn với các khí khác). Khí Heli là loại khí phong phú thứ hai sau khí Argon so với các khí trơ còn lại. với cùng dòng hàn, khí Heli tạo ra điện áp hồ quang gấp 1,7 lần so với khí Argon, đồng thời nguồn nhiệt hồ quang khí Heli cũng cũng lớn hơn gấp 1,7 lần khi hàn trong khí Argon. Trong công nghiệp khí Argon được điều chế từ không khí bằng cách hạ nhiệt độ của không khí, biến nó thành thể lỏng cho bay hơi tách Argon ra khỏi hỗn hợp (dựa vào nhiệt độ sôi của các chất thành phần không khí N2, O2, Ar khác nhau). Bảng 1.2. Tiêu chuẩn EN 439 Nhóm và chỉ số theo EN 439 Khí và hỗn hợp khí Tác động hóa học I1 Argon 100% Trơ I2 Helium 100% Trơ I3 Argon/Helium Trơ (He tới 95%) R1 Argon/Hydro Khử (H2 tới 10%) Bảng 1.3. Chọn khí bảo vệ thích hợp phụ thuộc vào vật liệu Vật liệu Khí bảo vệ Khí bảo vệ chân Nhôm Argon 100% Nhôm và hợp kim nhôm Ar 75% + He 25% Argon 100% Đồng và hợp kim đồng Ar 50% + He 50% Niken và hợp kim niken Ar 25% + He 75% Bảng 1.4. Các loại khí dùng bảo vệ khi hàn MIG Al Nguyên tố Khối Tỷ trọng Độ dẫn Nhiệt độ hoá lỏng (0c) lượng g/l điện nguyên tử Ar 40 1.78 16.1 - 185.5 Heli 4 0.178 134.4 - 268.9 N 14 1.251 21.6 - 196 O2 16 1.42 22.5 - 183
  9. 8 Trong công nghiệp hiện nay được sản xuất ba loại khí Argon với độ tinh khiết khác nhau. Bảng 1.5. Các loại khí Ar Loại Ar O2 N2 Hơi ẩm A 99.99 0.003 0.01 0.03 B 99.96 0.005 0.04 0.03 C 0.005 0.005 0.1 0.03 Loại A: dùng để hàn kim loại có hoạt tính hoá học mạnh như: Titan, Zircon, Niobi và hợp kim của chúng. Loại B: dùng để hàn kim loại nhôm, ma nhê và hợp kim của chúng. Loại C: dùng để hàn thép không gỉ, thép đặc biệt. Chú ý: * Argon và Heli là khí trơ, chúng không tác dụng hoá học với các nguyên tố khác. * Khí argon không màu, không độc và nặng khoảng 1,5 lần so với không khí (Tỷ trọng của Ar là 1,669 kg/m3, tỷ trọng của không khí là 1,21 kg/m3). * Heli có tỷ trọng 0,167 kg/m3, có nghĩa tỷ trọng khí Argon nặng gấp 10 lần so với Heli. * Cả Ar và He không hoà tan trong kim loại ở trạng thái lỏng hay rắn. 3. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ Mục tiêu: - Mô tả được các thiết bị, dụng cụ hàn MIG; - Phân loại đúng các thiết bị, dụng cụ hàn MIG; - Đảm bảo đúng chủng loại, an toàn lao động. 3.1. Thiết bị hàn Máy hàn MIG; Bộ cấp dây hàn MIG; Chai khí Ar; Đồng hồ khí Ar; Máy mài; Máy cắt. 3.2. Dụng cụ hàn Búa nguội; Kìm kẹp phôi; Kìm cắt dây hàn; Mặt nạ hàn MIG; Găng tay da; Tạp dề da; Bàn chải thép không gỉ; Kính bảo hộ. 4. Chuẩn bị phôi hàn Mục tiêu: - Nhận biết được các loại hình dáng, kích thước phôi hàn theo đúng bản vẽ; - Tính toán, đo, cắt phôi hàn đúng kích thước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ các quy định an toàn lao động khi cắt phôi. 4.1. Cắt phôi 4.1.1. Phôi hàn giáp mối
  10. 9 200 3 100 12 Hình 1.1. Chuẩn bị phôi hàn giáp mối 4.1.2. Phôi hàn góc + Mối hàn góc Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn góc không vát mép 200x100 200 x100 3 Hình 1.2. Chuẩn bị phôi hàn góc + Mối hàn chữ T Sự chuẩn bị và kích thước của mối hàn chữ T không vát cạnh. 250 3 50 100 Hình 1.3. Chuẩn bị phôi hàn góc chữ T 4.2. Làm sạch và gá đính phôi Trước khi hàn nhôm cần làm sạch lớp dầu mỡ có trên bề mặt chi tiết. Tẩy bằng Aceton hoặc dung môi khác trong khoảng rộng từ 100 ÷ 150 mm từ mép của chi tiết. Sau đó lớp oxyt nhôm được tẩy trong khoảng rộng từ 25 ÷ 30 mm bằng phương pháp cơ học như (giấy ráp, bàn chải thép không gỉ có đường kính sợi
  11. 10 Sau khi làm sạch bề mặt, chi tiết phải được hàn trong vòng 3 ÷ 4 tiếng đồng hồ. Gá đính phôi: 10÷20 10 ÷ 15 Hình 1.4. Gá đính phôi 5. Kỹ thuật hàn Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật hàn nhôm bằng công nghệ hàn MIG; - Hàn được các liên kết góc, giáp mối nhôm bằng công nghệ hàn MIG đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 5.1. Hàn góc 5.1.1. Hàn góc 2F Công tác chuẩn bị phôi hàn Hình 1.5. Mối hàn góc Bảng 1.6. Kích thước cạnh mối hàn góc 2– 3 4– 6 K(nhỏ nhất) 2 3 Gá đính phôi Sau khi chuẩn bị phôi ta tiến hành chọn thông số hàn đính. Tiến hành hàn đính khoảng cách từ mép vật hàn đến mối hàn đính là 10mm, chiều dài của mối đính là 10mm, khoảng cách giữa các mối đính100mm Hình 1.6. Gá đính phôi góc chữ T
  12. 11 Bảng 1.7. Chọn chế độ hàn. Đường Chiều dày Dòng Điện Tốc độ Phần nhô Lưu lượng kính vật liệu điện hàn áp hàn hàn điện cực khí dây hàn (mm) Ih (A) Uh (V) ( mm/s) (mm) (lít/phút) (mm) 0,9 90÷100 18÷20 8÷9 10 8 ÷ 10 3,2 1,2 110÷120 20÷21 9÷10 10 8 ÷ 10 Điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn + Góc nghiêng của mỏ hàn so với trục đường hàn ngược với hướng hàn: 70 800 (H:1.7.b) 0 + Góc nghiêng của mỏ hàn so với tấm thành và tấm cánh là 450 (H:1.7. a) 45° H-íng hµn 70 °÷ 80 45° ° a) b) Hình 1.7. Góc nghiêng mỏ hàn khi hàn 2F Bảng 1.8. Trình tự thực hiện Nội dung Dụng cụ TT Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được công thiết bị việc 250 3 Đọc bản Đọc chính xác các 50 Bản vẽ 1 vẽ thông số trên bản vẽ hàn 100 YCKT: Mối hàn đúng kích thước, không khuyết tật Kiểm Thước - Phôi phẳng, đúng tra lá, búa 250 3 kích thước phôi, tay, dũa, - Đánh sạch mặt 2 làm bàn chải phôi bằng bàn chải 50 sạch thép, thép hoặc máy mài mép Acetone. 100 tay, làm sạch phôi hàn bằng Acetone. Chọn Máy hàn + Dây hàn d= 1,2 3 chế MIG + Ih = 110÷120(A)
  13. 12 Nội dung Dụng cụ TT Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được công thiết bị việc độ + Uh= 20÷21(V) hàn, + Khí Ar 8÷10 gá (l/ph) đính - Đúng góc độ mỏ Tiến Thiết bị 4 5° H-íng hµn hàn 70 4 hành hàn °÷ - Dao động mỏ hàn 8 45° 0° hàn MIG. kiểu răng cưa - Phát hiện được các Thước khuyết tật của mối Kiểm 5 kiểm tra hàn tra mối hàn - Kiểm tra bằng mắt và thước đo 5.1.2. Hàn 3F Chuẩn bị và làm sạch mép hàn Cạnh K của mối hàn phụ thuộc vào chiều dày của vật liệu và được tra theo bảng sau: Bảng 1.9. Kích thước cạnh mối hàn 2-3 4-6 K (nhỏ nhất) 2 3 Bảng 1.10. Chọn chế độ hàn Chiều Đường Tốc độ Phần nhô Lưu lượng dày vật kính dây Ih (A) Uh (V) cấp dây điện cực khí liệu hàn (mm/s) (mm) (lít/phút) (mm) (mm) 3 0,9 90÷100 18÷19 8÷9 10 8 ÷ 10 4 1,2 100÷110 19÷20 9÷10 10 8 ÷ 10
  14. 13 Bảng 1.11. Trình tự thực hiện Nội dung Dụng cụ TT Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được công việc thiết bị 100 20 Bản vẽ Đọc chính xác các 0 1 Đọc bản hàn thông số trên bản vẽ vẽ hàn 2 3 3 - Phôi thẳng, phẳng Kiểm tra Thước lá, không pavia phôi, làm búa tay, - Đánh sạch vật hàn 2 sạch mép dũa, bàn bằng bàn chải sắt hàn chải thép, hoặc máy mài cầm tay - d = 1,0 - Ih= 90÷100 (A) Chọn chế - Uh=18÷19 (V) Máy hàn độ hàn, gá - Lưu lượng khí MIG đính Ar = 8÷10 (l/ph) - Mối hàn đính đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đúng góc độ mỏ hàn Thiết bị 3 Tiến hành - Chuyển động mỏ hàn MIG hàn hàn kiểu răng cưa, hoặc bán nguyệt. - Phát hiện các khuyết tật của mối Thước đo hàn 4 Kiểm tra mối hàn - Kiểm tra bằng mắt và thước đo
  15. 14 Bảng 1.12. Khuyết tật thường gặp và biện pháp khắc phục Cách khắc TT Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân phục - Dòng điện hàn lớn 1) Mối hàn - Do dao động mỏ hàn cháy - Dừng hồ quang 1 không có điểm dừng cạnh. tại hai mép hàn tại các biên độ dao động. Mối hàn - Tăng lưu lượng 2 bị rỗ - Thiếu khí bảo vệ. khí bảo vệ khí - Do cường độ dòng - Tăng cường độ Mối hàn điện hàn quá nhỏ dòng điện hàn 3 không - Góc độ mỏ hàn không - Chọn góc độ thấu hợp lý mỏ hàn hợp lý Bài tập và sản phẩm thực hành Câu 1: Cho biết kỹ thuật hàn góc vị trí 3F bằng phương pháp hàn MIG. Câu2: Thực hiện mối hàn MIG Nhôm ở vị trí 3F kích thước như sau 200 x100 x3 200 x100 x3 Yêu cầu kỹ thuật: - Mối hàn đảm bảo độ ngấu, bám đều hai cạnh - Mối hàn đúng kích thước, không bị khuyết tật. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập Câu 1: Kỹ thuật hàn góc vị trí 3F bằng phương pháp hàn MIG: - Chọn đúng chế độ hàn - Đúng các thao tác, trình tự hàn. - Nhận biết và khắc phục được khuyết tật mối hàn. Câu2: Thực hiện dúng quy trình hàn MIG Nhôm ở vị trí 3F.
  16. 15 Bảng 1.13. Đánh giá kết quả học tập Kết quả Cách thức và Điểm thực TT Tiêu chí đánh giá phương pháp tối hiện của đánh giá đa người học I Kiến thức 1 Chọn chế độ hàn MIG Nhôm 3,5 mối hàn 3F. 1.1 Chọn đường kính dây hàn phù Làm bài tự luận 1 hợp với nội dung bài 1.2 Chọn cường độ dòng điện, điện học 1,5 thế hàn đúng 1.3 Chọn lưu lượng khí chính xác 1 2 Trình bày kỹ thuật hàn MIG 4 Nhôm mối hàn 3F. 2.1 Nêu đầy đủ kỹ thuật bắt đầu, Làm bài tự luận, 1,5 nối liền, kết thúc mối hàn với nội dung bài 2.2 Trình bày đúng góc độ mỏ hàn học 1,5 2.3 Nêu cách dao động mỏ hàn phù 1 hợp 3 Trình bày cách khắc phục các Làm bài tự luận, khuyết tật thường gặp của mối với nội dung bài 2,5 hàn. học Cộng: 10 đ II Kỹ năng 1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết Kiểm tra công tác bị theo yêu cầu của bài thực tập chuẩn bị, với kế 1 hoạch đã lập 2 Vận hành và sử dụng thành thạo Quan sát các thao thiết bị, dụng cụ hàn MIG. tác, đối chiếu với 1,5 quy trình vận hành 3 Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đúng Kiểm tra công tác theo yêu cầu. chuẩn bị, đối 1 chiếu với kế hoạch đã lập 4 Chọn đúng chế độ hàn MIG Kiểm tra các yêu 1,5 Nhôm mối hàn 3F. cầu, đối chiếu với
  17. 16 tiêu chuẩn. 5 Thành thạo và chuẩn xác các Quan sát các thao thao tác khi hàn hàn MIG Nhôm tác đối chiếu với 2 mối hàn 3F. quy tr×nh thao t¸c. 6 Kiểm tra chất lượng mối hàn 3 6.1 Mối hàn đúng kích thước Theo dõi việc 1 6.2 Mối hàn không bị khuyết tật thực hiện, đối 1 (cháy cạnh, rỗ khí) chiếu với quy 6.3 kết cấu hàn biến dạng trong trình kiểm tra 1 phạm vi cho phép Cộng: 10 đ III Thái độ 1 Tác phong công nghiệp 5 1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc 1 1.2 Không vi phạm nội quy lớp học thực hiện, đối chiếu với nội quy 1 của trường. 1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc Theo dõi quá trình làm việc, đối chiếu với tính 1 chất, yêu cầu của công việc. 1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc 1 thực hiện bài tập 1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo tổ, Quan sát quá nhóm trình thực hiện 1 bài tập theo tổ, nhóm 2 Đảm bảo thời gian thực hiện bài Theo dõi thời tập gian thực hiện bài tập, đối chiếu với 2 thời gian quy định. 3 Đảm bảo an toàn lao động và vệ Theo dõi việc 3 sinh công nghiệp thực hiện, đối 3.1 Tuân thủ quy định về an toàn chiếu với quy 1 3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động (quần định về an toàn áo bảo hộ, thẻ học sinh, giày, và vệ sinh công 1 mũ, yếm da, găng tay da,…) nghiệp
  18. 17 3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng 1 quy định Cộng: 10 đ KẾT QUẢ HỌC TẬP Kết quả Kết quả Tiêu chí đánh giá Hệ số thực hiện học tập Kiến thức 0,3 Kỹ năng 0,5 Thái độ 0,2 Cộng: 5.2. Hàn giáp mối 5.2.1. Hàn giáp mối 1G Chọn chế độ hàn giáp mối vị trí 1G Bảng 1.14. Chế độ hàn 1G không vát mép Chiều dày Đường Cường độ Lưu lượng Điện áp Tốc độ hàn vật liệu cơ kính dây dòng điện khí bảo vệ hàn (V) (mm/s) bản (mm) hàn (mm) hàn (A) (l/ph) 2 0,9 90÷100 18÷19 9÷10 8÷10 3 1,0÷1,2 110÷120 20÷21 10÷11 8÷10 6 1,0÷1,2 120÷130 21÷22 10÷11 8÷10 Gá phôi và hàn đính Hình 1.8. Hàn đính Sau khi gá đính phôi ta bắt đầu làm sạch về hai phía của mép vật hàn từ 20 ÷ 30 (mm) bằng phương pháp cơ học hoặc hóa học. Tiến hành hàn. + Góc độ mỏ hàn: (Xác định theo hai hướng cơ bản)
  19. 18 Hình:1.9. Góc độ mỏ hàn MIG khi hàn 1G * Hướng 1: Dọc theo kẽ hàn mỏ hàn nghiêng 1 góc từ 700 ÷ 800 * Hướng 2: Ngang qua kẽ hàn mỏ hàn nghiêng 1 góc 900 Chuyển động mỏ hàn: Tuỳ theo chiều dày của vật hàn, số lớp hàn vị trí mối hàn trong không gian, ta chọn dao động ngang của mỏ hàn sao cho phù hợp. Khi hàn tấm mỏng (S = 1 ÷ 2 mm) và hàn lớp thứ nhất của mối hàn nhiều lớp không dao động ngang mỏ hàn. Khi hàn các lớp 2, 3… của mối hàn nhiều lớp mỏ hàn dao động kiểu hình răng cưa hoặc bán nguyệt. Kiểm tra mối hàn. Yêu cầu đạt được: Mối hàn đúng kích thước, đảm bảo độ ngấu đều, không bị khuyết tật. Bảng 1.10. Khuyết tật thường gặp và biện pháp phòng ngừa Khuyết tật Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Mối hàn cháy cạnh - Do vận tốc hàn nhanh, - Điều chỉnh dòng điện, dòng điện hàn lớn; tốc độ hàn hợp lý - Do dao động mỏ hàn - Dừng hồ quang ở hai không có điểm dừng tại mép hàn các biên độ dao động. Mối hàn bị rỗ khí - Thiếu khí bảo vệ. - Tăng lưu lượng khí bảo - Do hàn trong môi vệ; trường có gió thổi với - Che chắn gió tại khu vận tốc gió > 5m/giây. vực hàn; - Kẽ hàn có dính dầu mỡ - Triệt để công tác vệ hoặc hơi nước. sinh sạch sẽ kẽ hàn. Mối hàn không ngấu - Dòng điện hàn nhỏ; - Điều chỉnh dòng điện hàn phù hợp; - Tốc độ hàn nhanh. - Điều chỉnh tốc độ hàn hợp lý.
  20. 19 Bài tập và sản phẩm thực hành Câu 1: Trình bày công tác chuẩn bị, tính toán chế độ hàn MIG Nhôm cho mối hàn giáp mối vị trí bằng 1G với chiều dày phôi là 4 mm. Câu 2: Thực hiện mối hàn MIG Nhôm vị trí hàn giáp mối 1G kích thước như sau: (250 x 100 x 4) x 2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi, bài tập Câu 1: Công tác chuẩn bị, tính toán chế độ hàn MIG Nhôm cho mối hàn giáp mối vị trí bằng 1G với chiều dày phôi là 4 mm. - Công tác chuẩn bị; - Chọn đúng chế độ hàn MIG Nhôm 1G với chiều dày phôi là 4 mm. Câu2: Thực hiện dúng quy trình hàn MIG Nhôm ở vị trí 1G. Bảng 1.15. Đánh giá kết quả học tập Kết quả Cách thức và Điểm thực hiện TT Tiêu chí đánh giá phương pháp tối đa của người đánh giá học I Kiến thức Chọn chế độ hàn MIG Nhôm 1 2 mối hàn1G Làm bài tự luận Chọn đường kính dây hàn phù 1.1 với nội dung bài 0,5 hợp học Chọn cường độ dòng điện, điện 1.2 1 áp hàn đúng 1.3 Chọn lưu lượng khí chính xác 0,5 Trình bày đúng kỹ thuật hàn 2 3,5 MIG nhôm mối hàn 1G Làm bài tự luận, Nêu đúng kỹ thuật bắt đầu, nối 2.1 với nội dung bài 1,5 liền, kết thúc mối hàn học 2.2 Nêu đúng góc độ mỏ hàn 1 2.3 Nêu đúng cách dao động mỏ hàn 1 Trình tự thực hiện mối hàn MIG 3 Làm bài tự luận, 3 nhôm 1G với nội dung bài Nêu đầy đủ công tác chuẩn bị: 3.1 học 1 Đọc bản vẽ; Chuẩn bị phôi hàn Trình bày đúng góc độ mỏ hàn, 3.2 1 cách giao động mỏ hàn 3.3 Nêu chính xác cách kiểm tra mối 1
nguon tai.lieu . vn