Xem mẫu

  1. Bài 7: Bài tập tổng hợp Mục tiêu của bài - Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối, hàn góc -Vị trí hàn 1G, 2G, 1F, 2F bằng phương pháp hàn TIG (GTAW/141) - Hàn được các mối hàn tổ hợp của liên kết giáp mối, liên kết góc -Vị trí hàn 1G, 2G, 1F, 2F bằng phương pháp hàn TIG (GTAW/141). Đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, trong thời gian qui định; - Nhận biết và phòng tránh được một số khuyết tật mối hàn thường gặp; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc. Đảm bảo an toàn cho người thiết bị trong quá trình luyện tập. - Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Nội dung bài: 7.1 Bản vẽ liên kết hàn Hình 7.1: Bản vẽ liên kết hàn * Yêu cầu kỹ thuật : 1. Đường hàn thẳng sóng đều, ăn đều sang hai cạnh. 3. Mối hàn không bị các khuyết tật 2. Sai lệch kích thước môi hàn cho phép +0,5mm 3. Liên kết hàn không bị cong vênh cho phép ≤10 139
  2. 7.2 Vật liệu hàn 7.2.1 Kích thước phôi: Phôi kích thước 250x50x3 số lượng: 03 tấm Phôi kích thước 250x25x3 số lượng: 01 tấm Hình 7.2: Kích thước phôi 7.2.2 Thiết bị, dụng cụ - Thiết bị: Máy hàn TiG đồng bộ; Bảng phấn, projector, máy tính; - Dụng cụ: + Cờ lê, mỏ nết, tô vít: Dùng để tháo láp van giảm áp vào bình và một số ốc vít siết chặt, thay bánh xe tỳ hoặc ống tiếp điện.v.v.. + Mở van đầu bình khí. + Kìm cắt dây: Dùng cắt dây khi dây hàn dài quá để mồi hồ quang dễ dàng hơn + Kìm rèn, đe, búa: dùng nắn kẹp phôi. + Thước lá hoặc thước dây: Dùng đo cắt phôi + Đồ gá kẹp phôi + Mỡ chống dính cho chụp khí - Vật liệu : Dây hàn ER70S  2,4, 2,0 Khí Ar Phôi hàn thép tấm CT3, S= (2-3)mm - Dụng cụ bảo hộ lao động: Mặt nạ hàn Găng tay da Tạp dề da 140
  3. 7.3 Chế độ hàn * Dòng điện hàn -Tuỳ thuộc vào chiều dày vật hàn và đường kính điện cực mà ta chọn dòng điện hàn cho phù hợp mà người thợ hàn có thể chọn theo các bảng. Bảng 7.1: Chọn đường kính điện cực phụ thuộc chiều dầy vật hàn Chiều dày vật hàn S (mm) 1 1,2  2 24 46 68 Đường kính điện cực d đ 1 1  1,6 1,6  2 2  2,4 2,4  3 (mm) - Chọn cường độ dòng điện hàn theo đường kính điện cực ta có thể dùng công thức sau: Ih = ( 50  60 )  đ Ih: Cường độ dòng hàn (A).  đ: Đường kính điện cực W (mm). * Đường kính que hàn phụ: Chọn loại ER70S-G  đ =1,6÷2,4mm * Lưu lượng khí bảo vệ: - Việc chọn lưu lượng khí phụ thuộc vào hình dạng kết cấu của mối hàn. Cần lưu lượng nhỏ Cần lưu lượng TB Cần lưu lượng lớn Hình 7.3: Lựa chọn lưu lượng khí - Lựa chọn đường kính miệng phun (ống chụp khí bảo vệ) và lưu lượng khí phụ thuộc vào cường độ dòng điện hàn, dạng liên kết hàn(vát mép, không vát mép; độ lớn khe hở liên kết hàn): - Đường kính miệng phun không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng tới diện tích và áp suất của dòng khí bảo vệ, ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn. - Lượng khí bảo vệ ít sẽ dẫn đến việc bảo vệ mối hàn không đầy đủ, không khí bên ngoài xâm nhập vào vùng hàn gây ra khuyết tật cho mối hàn, ngược lại lượng khí bảo vệ nhiều sẽ gây lãng phí đồng thời dễ tạo ra dòng khí xoáy kéo theo không khí bên ngoài vào vùng hàn. 141
  4. Bảng 7.2: Đường kính miệng phun và lưu lượng khí bảo vệ Hàn DC Hàn AC Dòng điện Đường kính Lưu lượng khí Đường kính Lưu lượng hàn miệng phun (l/min) miệng phun khí (l/min) (A) (mm) (mm) 10÷100 4÷9,5 4÷5 8÷9,5 6÷8 101÷150 4÷9,5 4÷7 9,5÷11 7÷10 151÷200 6÷13 6÷8 11÷13 7÷10 201÷300 8÷13 8÷9 13÷16 8÷15 301÷500 13÷16 9÷12 16÷19 8÷15 *Điện áp hàn: Cũng giống như khi hàn hồ quang tay điện áp hàn khi hàn TIG cũng phụ thuộc vào chiều dài hồ quang, chiều dài hồ quang lớn thì điện áp lớn và ngược lại. Chiều dài hồ quang lớn làm khả năng xâm nhập của khí từ ngoài vào vùng hàn, giảm khả năng bảo vệ của khí hàn và hồ quang hàn không tập trung dễ gây ra các khuyết tật, ngược lại khi chiều dài hồ quang quá nhỏ thì không đủ làm ngấu mối hàn có chiều rộng lớn, vì vậy khi hàn TIG thường duy trì chiều dài hồ quang khoảng 3 ÷ 5mm. * Vận tốc hàn Khi hàn TIG do cường độ dòng điện hàn nhỏ vì vậy vận tốc hàn thường chậm hơn so với khi hàn hồ quang tay và hàn MAG. Vận tố hàn phù hợp với tốc độ di chuyển của mỏ hàn và que hàn phụ. Bảng 7.3. Chế độ hàn thép các bon thấp 142
  5. - Chế độ hàn giáp mối Cường độ dòng điện hàn A Công tắc lấp rãnh OFF.ON Đường kính điện cực mm Dòng điện lấp rãnh A hq Lưu lượng khí Ar L/min Đường kính que hàn phụ - Chế độ hàn góc: Cường độ dòng điện hàn A Công tắc lấp rãnh OFF.ON Đường kính điện cực mm Dòng điện lấp rãnh A hq Lưu lượng khí Ar L/min Đường kính que hàn phụ 7.4 Kỹ thuật hàn giáp mối, hàn góc - Góc nghiêng của mỏ hàn Mối hàn giáp mối Mối hàn góc α= 70-800; β=450; γ=150÷200 α= 70-800; β=900; γ=200÷300 Nếu hai chi có chiều dày khác nhau góc β sẽ hướng về chi tiết có chiều dày lớn hơn Hình 7.4: Góc độ α; β;  hàn giáp mối Hình 7.5: Góc độ α; β;  hàn góc chữ T 143
  6. * Bắt đầu kết thúc mối hàn giáp mối - Kỹ thuật bắt đầu đường hàn: Gây hồ quang cách đầu đường hàn 10-20 mm, sau khi hồ quang hình thành nhanh chóng đưa đầu mỏ hàn về phía đầu đường hàn, nung kim loại cơ bản ở đầu đường đến trạng thái nóng chảy mới thực hiện đẩy dây hàn phụ vào bể hàn. 4 5 1 3 10 20 - Kỹ thuật kết thúc mối hàn: Khi hàn về đến cuối đường hàn nhiệt độ nóng chảy của vũng hàn lớn do nhiệt độ của phôi đã nóng đến một nhiệt độ nhất định làm cho tốc độ tản nhiệt của phôi kém. Do vậy để điền đầy được bể hàn ta sử dụng phương pháp chấm ngắt từ 2 đến 3 lần. BÓhµn Mèi hµn * Bắt đầu kết thúc mối hàn góc chữ T - Mồi hồ quang cách mép đầu vật hàn khoảng 15mm: Tỳ nhẹ sứ lên bề mặt vật hàn nghiêng mỏ hàn đi một góc khoảng 200÷300 để đầu điện cực cách mặt vật hàn khoảng 2mm, bấm công tắc ở tay cầm mỏ hàn, khi thấy hồ quang phát sinh, từ từ nâng cao góc độ mỏ hàn, đưa mỏ hàn ra mép vật hàn nung cho đến khi kim loại ở đầu mép nóng chảy và tạo thành bể hàn thì đưa que hàn phụ vào, khi lượng kim loại bể hàn đủ nâng que hàn lên khoảng 3mm nhưng vẫn trong vùng bảo vệ của khí bảo vệ, tiếp tục nung chảy kim loại đồng thời di chuyển mỏ hàn và bổ sung kim loại cho đến khi hàn hết chiều dài đường hàn. 144
  7. Hình 7.6: Vị trí mồi hồ quang - Trong quá trình hàn luôn duy trì góc độ mỏ hàn, vận tốc hàn ổn định, khoảng cách từ đầu mỏ hàn đến bề mặt vật hàn luôn giữ khoảng 3 đến 5mm, chú ý không cho đầu điện cực chạm vào bề mặt vật hàn và đầu que hàn phụ. - Nối liền mối hàn: Nối liền mối hàn bằng phương pháp hàn TIG thuận lợi hơn rất nhiều so với các phương pháp khác lí do cơ bản là ta có thể khống chế nhiệt độ ở bể hàn một cách dễ dàng. Để nối liền mối hàn bằng phương pháp hàn TIG ta bắt đầu bằng việc mồi hồ quang cách đầu bể hàn ở phía trước của bể hàn 10 ÷ 15mm, sau khi hồ quang phát sinh thì nhanh chóng đưa hồ quang về bể hàn giữ mỏ hàn ở đó một thời gian nhằm gia công nhiệt và tạo bể hàn, khi bể hàn được hình thành ta tiếp tục bón que hàn phụ và tiến hành hàn bình thường. - Khi kết thúc đường hàn nhả tay ở công tắc mỏ hàn ra, giữ nguyên mỏ hàn khoảng 5÷ 6 giây cho khí bảo vệ ngừng phun thì mới đưa mỏ hàn ra nhằm tránh hiện tượng rỗ khí, nứt ở cuối mối hàn. Hình 7.7: Kết thúc đường hàn - Thường xuyên kiểm tra đầu điện cực, khi đầu điện cực mòn phải mài lại đầu điện cực ngay, góc mài đầu điện cực từ 300 đến 600 tùy theo kích chiều dày vật liệu và yêu cầu kích thước cần đạt được, chiều dài phần mài khoảng 1,5 đến 2 lần đường kính điện cực, đầu điện cực phải trùng với đường tâm của điện cực. - Dùng mắt thường kiểm tra ngoại dạng. - Dùng dưỡng, thước kiểm tra kích thước. - Dao động của mỏ hàn 145
  8. 7. 5 Trình tự hàn 7.5.1 Trình tự hàn mối hàn góc 146
  9. a Chuẩn bị phôi: - Thép tấm CT 31 200x50x3 - Dũa phẳng cạnh phôi cách mép vật hàn từ (10 15)mm; - Đánh sạch cả mặt trước và mặt sau của phôi bằng bàn chải thép không gỉ; - Lau sạch bề mặt bằng dung dịch làm sạch; - Kiểm tra tình trạng an toàn của các thiết bị trước khi vận hành ,sử dụng. b Gá kẹp phôi hàn đính. - Gá và hàn đính có thể thực hiện trên đồ gá sẽ cho phép tăng năng suất và độ chính xác về hình dáng, kết cấu trước khi hàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hàn đạt kết quả cao. - Đặt phôi hàn lên đồ gá, dùng cữ điều chỉnh khe hở giữa hai tấm phôi là 1,5 mm. - Kiểm tra độ phẳng, độ thẳng của phôi. - Dựng ke vuông điều chỉnh khe hở cho phù hợp với yêu cầu và 2 tấm phôi phải đảm bảo phẳng. - Vận hành máy, đăt chế độ dòng điện cao hơn khi hàn một chút. 30 3 15 10 2 50 250 3 - Hàn đính 2 điểm cách đầu vật hàn từ (10 15)mm chiều dài từ (8 10)mm - Nếu phôi hàn có kích thước ngắn có thể đính ngay ở đầu của phôi. - Khoảng cách giữa các mối hàn đính bằng 40 ÷ 50 lần chiều dày vật hàn nhưng không vượt quá 300mm. - Chiều dài mối đính bằng 3 ÷ 4 lần chiều dày vật hàn nhưng không vượt quá 30mm. - Chiều rộng mối đính phải nhỏ hơn so với chiều rộng mối hàn, thường chọn chiều rộng mối hàn đính K = 2/3xK (K là cạnh mối hàn).Thực hiện các mối đính ở mặt đối diện với mặt thực hiện mối hàn, hai chi tiết khi gá đính phải 147
  10. đảm bảo vuông góc. Nếu hàn một phía khi gá đính có thể tạo góc biến dạng ngược khoảng 30 ÷ 50, khi hàn hai phía không cần tạo biến dạng ngược. - Kiểm tra chất lượng mối hàn đính, hình dạng và độ cứng vững của kết cấu hàn và hiệu chỉnh kết cấu nếu cần c Kiểm tra hiệu chỉnh: Dùng dụng cụ đo kiểm để kiểm tra độ vuông góc và kích trước mối hàn đính, phôi hàn đính phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mối hàn đính ngấu, chắc chắn, phôi đảm bảo độ vuông góc. d Tiến hành hàn - Đặt phôi chắc chắn trên bàn hàn tiến hàn di chuyển thử cả mỏ hàn và que hàn. - Điều chỉnh lại chế độ hàn cho phù hợp. - Điều chỉnh lại chế độ hàn cho phù hợp. dc = 2.4mm, d q = 2.4mm, Ih = 6070 (A), Kbv = 57 (l/phút) - Đường kính ống chụp khí: chọn d = 5  6 (mm) - Hàn phía không có mối đính: Gây hồ quang cách đầu vật hàn từ (10 ÷15 )mm, nâng cao hồ quang và di chuyển về phía đầu vật hàn. Khi kim loại đạt đến trạng thái hàn thì đưa que hàn phụ vào để hàn. - Hướng hàn từ phải sang trái α β n g hà ớ n Hư - Góc độ mỏ hàn và que hàn phụ + Góc giữa trục mỏ hàn so với trục đường hàn bằng = 700 ÷ 800 + Góc giữa mặt phẳng chứa trục mỏ hàn so với mặt phẳng phôi = 450 + Góc giữa trục que hàn phụ so với trục đường hàn = 150 ÷ 200 + Góc giữa trục que hàn so với mặt phẳng phôi = 450 148
  11. - Chọn dao động mỏ hàn theo kiểu răng cưa, bán nguyệt, que hàn phụ đi thẳng - Chiều dài hồ quang trong khoảng 3  5 mm; - Từ từ đẩy que hàn từng ít một, đồng thời quan sát sự tạo tạo thành mối hàn; - Quan sát bể hàn trong quá trình hàn đồng thời bổ sung kim loại từ que hàn phụ vào bể hàn; - Duy trì đúng góc độ mỏ hàn và que hàn phụ α β hàn g γ ướn H - Bắt đầu đường hàn, nối mối hàn và kết thúc đường hàn đúng yêu cầu kỹ thuật - Sử dụng phương pháp nghắt hồ quang hoặc chế độ lấp rãnh hồ quang để kết thúc đường hàn. α β hàn g ướn H γ - Kiểm tra và làm sạch đường hàn thứ nhất để rút kinh nhiệm e Kiểm tra mối hàn. - Dùng các dụng cụ làm sạch toàn bộ đường hàn (cả mặt trước và mặt sau). - Kiểm tra hình dạng và độ đồng đều của mối hàn bằng dụng cụ đo kiểm . 149
  12. - Kiểm tra ngoại dạng bằng mắt thường (hoặc kính lúp) và kiểm tra mối hàn bằng thước để xác định: - Bề mặt và hình dạng vảy mối hàn. - Cạnh của mối hàn. - Điểm bắt đầu, kết thúc của mối hàn. - Khuyết tật của mối hàn: Cháy cạnh, rỗ khí.. - Mối hàn đạt yêu cầu kỹ thuật như hình vẽ - Kiểm tra, nộp sản phẩm rút kinh nghiệm cho lần luyện tập sau 7.6 Các khuyết tật mối hàn 7.6.1 Mối hàn giáp mối 7.6.2 Mối hàn góc Mối hàn cháy cạnh 150
  13. - Nguyên nhân: Dòng điện hàn lớn, dao động mỏ hàn không có điểm dừng, góc độ mỏ hàn chưa phù hợp. - Phòng tránh: Giảm dòng điện hàn, dao động mỏ hàn phải có điểm dừng, điều chỉnh góc độ mỏ hàn cho phù hợp. Mối hàn không ngấu - Nguyên nhân: Dòng điện hàn nhỏ, tốc độ hàn nhanh, dao động mỏ hàn chưa phù hợp. - Phòng tránh: Tăng dòng điện hàn cho phù hợp, giảm tốc độ hàn, điều chỉnh dao động mỏ hàn hợp lý Mối hàn rỗ khí - Nguyên nhân: Lưu lượng khí bảo vệ quá nhỏ hoặc quá lớn, vật hàn bị bẩn, hàn trong môi trường có tốc độ gió lớn, góc độ mỏ hàn chưa phù hợp. - Phòng tránh: Điều chỉnh lưu lượng khí bảo vệ phù hợp, làm sạch vật hàn đến khi có ánh kim, che chắn gió ở vị trí hàn, giữ góc độ mỏ hàn hợp lí. Mối hàn bọc Wonfram 151
  14. - Nguyên nhân: Do điện cực Wofram tiếp xúc với que hàn phụ và vật hàn trong quá trình hàn hoặc do mài điện cực không đúng kết hợp với sử dụng dòng điện hàn lớn. - Phòng tránh: Điều chỉnh khoảng cách từ điện cực wonfram đến vật hàn và que hàn phụ hợp lí. Câu hỏi và bài tập Câu 1: Trình bầy được kỹ thuật hàn của bài tổng hợp (bản vẽ hình 7.1)? Câu 2: Lập trình tự hàn bài tập tổng hợp (bản vẽ hình 7.1). Tiến hành hàn bài tập tổng hợp (bản vẽ hình 7.1) đạt các yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian? 152
  15. Bài 8: Hàn góc thép các bon thấp vị trí hàn 3f Mục tiêu: Kiến thức: - Chuẩn bị phôi đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật liệu hàn đầy đủ. - Chọn chế độ hàn (Ih, Uh, Vh, d đ) và lưu lượng khí bảo vệ thích hợp với chiều dày, tính chất của vật liêu, kiểu liên kết hàn góc. Kỹ năng: - Gá, đính phôi hàn chắc chắn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết. - Xác định đúng góc nghiêng mỏ hàn, tầm với điện cực, phương pháp chuyển động que hàn phụ, mỏ hàn khi hàn góc. - Hàn các mối hàn góc không vát mép và có vát mép ở vị trí hàn 3F đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo độ sâu ngấu, không rỗ khí, không cháy cạch, ít biến dạng kim loại. Thái độ: - Làm sạch, kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng mối hàn. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong công việc An toàn - An toàn về điện khi vận hành thiết bị hàn TIG - An toàn về khí khi mở van khí đầu bình và van giảm áp Nội dung A. LÝ THUYẾT 8.1 Chế độ hàn 8.1.1 Các thông số cơ bản của chế độ hàn TIG * Dòng điện hàn: -Tuỳ thuộc vào chiều dày vật hàn và đường kính điện cực mà ta chọn dòng điện hàn cho phù hợp mà người thợ hàn có thể chọn theo các bảng. 153
  16. Bảng 8.1: Chọn đường kính điện cực phụ thuộc chiều dầy vật hàn Chiều dày vật hàn S (mm) 1 1,2  2 24 46 68 Đường kính điện cực d đ 1 1  1,6 1,6  2 2  2,4 2,4  3 (mm) - Chọn cường độ dòng điện hàn theo đường kính điện cực ta có thể dùng công thức sau: Ih = ( 50  60 )  đ Ih: Cường độ dòng hàn (A).  đ: Đường kính điện cực W (mm). * Đường kính que hàn phụ: Chọn loại ER70S-G  đ =1,6÷2,4mm * Lưu lượng khí bảo vệ: - Việc chọn lưu lượng khí phụ thuộc vào hình dạng kết cấu của mối hàn. Cần lưu lượng nhỏ Cần lưu lượng TB Cần lưu lượng lớn Hình 8.1: Lựa chọn lưu lượng khí - Lựa chọn đường kính miệng phun (ống chụp khí bảo vệ) và lưu lượng khí phụ thuộc vào cường độ dòng điện hàn, dạng liên kết hàn(vát mép, không vát mép; độ lớn khe hở liên kết hàn): - Đường kính miệng phun không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng tới diện tích và áp suất của dòng khí bảo vệ, ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn. - Lượng khí bảo vệ ít sẽ dẫn đến việc bảo vệ mối hàn không đầy đủ, không khí bên ngoài xâm nhập vào vùng hàn gây ra khuyết tật cho mối hàn, ngược lại lượng khí bảo vệ nhiều sẽ gây lãng phí đồng thời dễ tạo ra dòng khí xoáy kéo theo không khí bên ngoài vào vùng hàn 154
  17. Bảng 8.2: Đường kính miệng phun và lưu lượng khí bảo vệ Hàn DC Hàn AC Dòng điện Đường kính Lưu lượng khí Đường kính Lưu lượng hàn miệng phun (l/min) miệng phun khí (l/min) (A) (mm) (mm) 10÷100 4÷9,5 4÷5 8÷9,5 6÷8 101÷150 4÷9,5 4÷7 9,5÷11 7÷10 151÷200 6÷13 6÷8 11÷13 7÷10 201÷300 8÷13 8÷9 13÷16 8÷15 301÷500 13÷16 9÷12 16÷19 8÷15 * Điện áp hàn: Cũng giống như khi hàn hồ quang tay điện áp hàn khi hàn TIG cũng phụ thuộc vào chiều dài hồ quang, chiều dài hồ quang lớn thì điện áp lớn và ngược lại. Chiều dài hồ quang lớn làm khả năng xâm nhập của khí từ ngoài vào vùng hàn, giảm khả năng bảo vệ của khí hàn và hồ quang hàn không tập trung dễ gây ra các khuyết tật, ngược lại khi chiều dài hồ quang quá nhỏ thì không đủ làm ngấu mối hàn có chiều rộng lớn, vì vậy khi hàn TIG thường duy trì chiều dài hồ quang khoảng 3 ÷ 5mm. * Vận tốc hàn. Khi hàn TIG do cường độ dòng điện hàn nhỏ vì vậy vận tốc hàn thường chậm hơn so với khi hàn hồ quang tay và hàn MAG. Vận tố hàn phù hợp với tốc độ di chuyển của mỏ hàn và que hàn phụ. Sau đây là chế độ hàn tham khảo khi hàn TIG với thép cácbon: Bảng 8.3: Chế độ hàn TIG với thép cácbon 155
  18. Bảng 8.4: Chế độ hàn thép không gỉ dòng điện một chiều(tham khảo) Bề dày (mm) 1 1,6 2,4 3,2 Đường kính điện cực (mm) 11,6 1,62,4 1,62,4 2,43,2 Dòng điện hàn (A) 3060 6080 80120 110150 Đường kính dây hàn phụ 1,6 1,62,4 2,4 2,43,2 (mm) Lưu lượng khí bảo vệ l/phút 610 610 610 610 Nếu chọn dòng điện hàn nhỏ quá thì hồ quang cháy không ổn định còn nếu chọn dòng lớn quá thì dẫn tới điện cực quá nóng làm độ hao mòn điện cực tăng và trong mối hàn có thêm hợp kim W từ điện cực chuyển xuống (Do W nóng quá bốc hơi và lẫn vào vũng hàn). Với cùng vận tốc hàn và điện áp hồ quang dòng điện hàn càng lớn thì độ thẩm thấu (độ sâu chảy) của mối hàn càng lớn. Dòng nhỏ Dòng trung bình Dòng lớn Hình 8.2:Độ ngấu của mối hàn Hoặc căn cứ vào loại dòng điện hàn, đường kính điện cực ta có thể chọn : Bảng 8.5: Quy phạm của chuẩn bị mép hàn Lưu lượng Dd dq S( mm ) Dạng mép Ih (A) Ar ( mm ) ( mm ) ( l/min ) 1 Không vát 1 hoặc 1,6 1,6hoặc 2,0 30  40 56 2 Không vát 1 hoặc 2,6 1,6 hoặc 2,0 70  80 56 3 Không vát 2,4 2,4 70  90 67 Không vát 67 4 2,4 2,4 70  90 Hoặc vát 5 Vát cạnh 2,4 2,4 75  90 67 6 Vát cạnh 2,4 hoặc 3,2 2,4 hoặc 3,2 75  90 8 - Thời gian tăng cường độ dòng hàn lờn trị số đó chọn: Tùy thuộc vào vị trí hàn, tính chất vật liệu ,… để chọn cho thích hợp. - Thời gian giảm cường độ dòng hàn đến khi tắt hồ quang với mục đích tránh lõm cuối đường hàn. 156
  19. - Tốc độ hàn: Ảnh hưởng nhiều đến độ ngấu mối hàn, tùy theo chiều dầy vật liệu, dạng liên kết hàn và cường độ dòng điện hàn điều chỉnh cho thích hợp. 8.1.2 Góc độ mỏ hàn và que hàn phụ. + Góc giữa trục mỏ hàn so với trục đường hàn bằng = 700 ÷ 800 + Góc giữa mặt phẳng chứa trục mỏ hàn so với mặt phẳng phôi = 450 + Góc giữa trục que hàn phụ so với trục đường hàn = 150 ÷ 200 + Góc giữa trục que hàn so với mặt phẳng phôi = 450 γ Hướng hàn  β α Hình 8.3: Góc độ mỏ hàn 8.2 Phương pháp dao động mỏ hàn và que hàn phụ: - Dao động mỏ hàn và que hàn phụ có thể cùng dao động theo kiểu đường thẳng, hoặc mỏ hàn dao động theo kiểu răng cưa, que hàn phụ dao động thẳng, hoặc mỏ hàn và que hàn phụ cùng dao động theo kiểu răng cưa ngưng ngược hướng nhau như hình vẽ. Hình 8.4: Dao động mỏ hàn và que hàn phụ - Bổ sung que hàn phụ có thể bổ xung theo phương pháp nhỏ giọt hoặc liên tục, chỉ bổ xung que hàn phụ khi đã tạo được bể hàn. Khi bổ xung que hàn phụ cần chú ý đầu dây hàn luôn nằm trong khoảng bảo vệ của khí bảo vệ, không 157
  20. để que hàn phụ tiếp xúc với điện cực hàn nhằm tránh để điện cực bị nhiễm bẩn và làm hỏng đầu điện cực. 8.3 Bắt đầu, nối liền và kết thúc mối hàn - Mồi hồ quang cách mép đầu vật hàn khoảng 15mm: Hình 8.5: Vị trí mồi hồ quang -Tỳ nhẹ sứ lên bề mặt vật hàn nghiêng mỏ hàn đi một góc khoảng 200÷300 để đầu điện cực cách mặt vật hàn khoảng 2mm, bấm công tắc ở tay cầm mỏ hàn, khi thấy hồ quang phát sinh, từ từ nâng cao góc độ mỏ hàn, đưa mỏ hàn ra mép vật hàn nung cho đến khi kim loại ở đầu mép nóng chảy và tạo thành bể hàn thì đưa que hàn phụ vào, khi lượng kim loại bể hàn đủ nâng que hàn lên khoảng 2mm nhưng vẫn trong vùng bảo vệ của khí bảo vệ, tiếp tục nung chảy kim loại đồng thời di chuyển mỏ hàn và bổ sung kim loại cho đến khi hàn hết chiều dài đường hàn. - Trong quá trình hàn luôn duy trì góc độ mỏ hàn, vận tốc hàn ổn định, khoảng cách từ đầu mỏ hàn đến bề mặt vật hàn luôn giữ khoảng 3 đến 5mm, chú ý không cho đầu điện cực chạm vào bề mặt vật hàn và đầu que hàn phụ. - Nối liền mối hàn: Nối liền mối hàn bằng phương pháp hàn TIG thuận lợi hơn rất nhiều so với các phương pháp khác lí do cơ bản là ta có thể khống chế nhiệt độ ở bể hàn một cách dễ dàng. Để nối liền mối hàn bằng phương pháp hàn TIG ta bắt đầu bằng việc mồi hồ quang cách đầu bể hàn ở phía trước của bể hàn 10 – 15mm, sau khi hồ quang phát sinh thì nhanh chóng đưa hồ quang về bể hàn giữ mỏ hàn ở đó một thời gian nhằm gia công nhiệt và tạo bể hàn, khi bể hàn được hình thành ta tiếp tục bón que hàn phụ và tiến hành hàn bình thường. - Khi kết thúc đường hàn nhả tay ở công tắc mỏ hàn, giữ nguyên mỏ hàn khoảng 5÷ 6 giây cho khí bảo vệ ngừng phun thì mới đưa mỏ hàn ra nhằm tránh hiện tượng rỗ khí, nứt ở cuối mối hàn. 158
nguon tai.lieu . vn