Xem mẫu

  1. BÀI 7. HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN ĐỨNG I. Mục tiêu: - Nêu được quy trình chuẩn bị phôi và hàn giáp mối không vát mép ở vị trí đứng. - Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép ở vị trí đứng. - Chuẩn bị phôi hàn thẳng, phẳng, sạch đúng kích thước bản vẽ. - Gá phôi hàn chắc chắn, đúng vị trí. Thực hiện các thao tác hàn đứng thành thạo. - Tính toán độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và vị trí hàn. - Hàn được mối hàn giáp mối không vát mép ở vị trí đứng đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước, không rỗ khí, ngậm xỉ, không nứt, không vón cục. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo, tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. II. Nội dung chính: 2.1. Chuẩn bị phôi, thiết bị, dụng cụ, vật liệu nghề hàn 2.1.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu nghề hàn Thiết bị: - Máy hàn hồ quang tay nguồn 500A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C - Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. . 58
  2. Đồ bảo hộ: Kính hàn đội đầu, găng tay da, kính hàn, trang phục bảo hộ Thiết bị dụng cụ đo, kiểm tra: Thước đo chiều rộng, chiều cao mối hàn; dưỡng, thước lá,... Vật liệu hàn Que hàn điện loại phổ biến trên thị trường 2.1.2. Chuẩn bị phôi hàn 2.1.2.1. Đọc bản vẽ liên kết hàn 59
  3. Thép đen dạng tấm * Yêu cầu kỹ thuật. - Đường hàn thẳng. - Đúng kích thước. - Không khuyết tật 2.1.2.2. Đo, vạch dấu phôi hàn Đo, vạch dấu và cắt phôi theo kích thước (200x50x5)mm x 2 tấm/HS. * Yêu cầu kỹ thuật. - Phôi phẳng, đúng kích thước. - Không có pavia, mép hàn sạch. 2.1.3. Gá đính phôi hàn - Đặt phôi lên bàn hàn sao cho bề mặt hai chi tiết đồng phẳng, khe hở đều. - Tăng dòng điện lên từ 10 – 15% so với Ih đã chọn và tiến hành hàn đính mặt A như hình vẽ. 60
  4. * Yêu cầu: - Phôi phẳng, thẳng không bị pavia - Phôi đúng kích thước. - Đánh sạch mặt phôi bằng bàn chải sắt hoặc máy mài tay. 2.1.4. Tính toán độ hàn giáp mối 2.1.4.1. Đường kính que hàn Áp dụng công thức: D=S/2+1 Thay số S = 5 mm ta có d = 3 mm. Để hạn chế các khuyết tật có thể xảy ra khi thực hiện ở vị trí hàn đứng chúng ta chọn d = 3,2 mm. 2.1.4.2. Cường độ dòng điện hàn Khi hàn ở vị trí đứng do kim loại lỏng của bể hàn chịu tác dụng của trong lực luôn có xu hướng rơi xuống dưới. Để khắc phục hiện tượng này, ta phải giảm lượng nhiệt của bể hàn xuống giới hạn cho phép. Vì vậy Ih giảm 10 ÷ 15 % so với hàn bằng. Áp dụng công thức: I = (β + α.d).d (A) Trong đó: β, α là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép (β =20, α = 6) d là đường kính que hàn (mm) Thay số ta có I = 125 (A). Chọn Ih = 110 (A). 2.1.4.3. Điện áp hàn Áp dụng công thức: Uh = a + b.Lhq Trong đó : a là tổng điện áp rơi trên anôt và catôt, a = (15 ÷ 20) V. b là tổng điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài cột hồ quang, b = 15,7V/cm. 61
  5. Lhq là chiều dài cột hồ quang, Lhq = 0,32 (cm) Thay số ta được : Uh = (20 ÷ 25) V. Khi hàn giáp mối chọn hồ quang trung bình nên ta chọn Uh = 22 V. 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối không vát mép ở vị trí hàn đứng. 2.2.1. Hướng hàn Hướng hàn có thể lựa chọn hàn leo hoặc hàn tụt song người ta thường sử dụng hàn leo. Phương pháp này có ưu điểm là khả năng lấp khe hở tốt, dễ kiểm soát đường hàn đặc biệt là những đường hàn giáp mối khe hở lớn và hàn góc, giảm hiện tượng chảy xệ mối hàn 2.2.2. Góc độ que hàn - Góc nghiêng que hàn và cách dao động que hàn: + Góc độ của que hàn so với trục đường hàn một góc từ 60 đến 80o. + Góc tạo bởi giữa bề mặt hai phôi là 90o 2.2.3. Phương pháp dao động que hàn Thực hiện dao động que hàn theo hướng từ phải qua trái. Dao động que hàn thực hiện theo kiểu bán nguyệt hoặc răng cưa tương tự như hàn hồ quang que hàn vỏ thuốc. Biên độ dao động từ 4 đến 5mm. 62
  6. 2.2.4. Khởi đầu- Nối liền- Kết thúc mối hàn Hàn mặt không có mối đính. - Chuẩn bị trước khi hàn mặt không có mối đính. + Gá phôi trên bàn gá vị trí 3G. + Điều chỉnh lại thông số hàn đã chọn. Khi hàn đứng kim loại lỏng trong bể hàn luôn có xu thế bị trọng lực kéo chảy xuống dưới và bứt ra khỏi bể hàn hoặc tạo thành hiện tượng đóng cục, mặt khác kim loại lỏng từ đầu que chảy vào bể hàn cũng khó khăn do tác động của trọng lực. Vì vậy khi hàn ở vị trí đứng phải hạn chế trọng lượng của bể hàn, hạn chế trọng lượng của giọt kim loại, tăng lực đẩy của hồ quang và tăng lực phân tử để kim loại lỏng bám được vào bể hàn. - Khi hàn đứng giáp mối góc độ que hàn tính theo bên phải bên trái là 900. Bởi mặt phẳng đứng phía dưới tạo thành một góc 600 ÷ 800 Dùng loại que hàn có đường kính nhỏ, dòng điện hàn nhỏ hơn so với hàn bằng cùng chiều dầy từ 10 ÷ 15%. Dùng hồ quang ngắn để hàn, để giảm bớt sự nhỏ giọt kim loại vào vùng nóng chảy. - Hàn giáp mối không vát cạnh thường được hàn hai mặt. Cách dao động que hàn thích hợp nhất kiểu hồ quang nhảy kiểu răng cưa, kiểu bán nguyệt… + Kiểu hồ quang nhảy: Sau mỗi lần kim loại nóng chảy tách khỏi đầu que hàn, dính vào kim loại vật hàn thì nó sẽ hình thành vùng nóng chảy để cho những giọt kim loại nóng chảy quá độ đông đặc kịp thời phải di động vị trí hồ quang để cho vùng nóng chảy có dịp toả nhiệt sau đó di chuyển hồ quang về vùng nóng chảy hàn tiếp. Trong thao tác thực tế tránh kiểu hồ quang nhảy đơn thuần căn cứ vào tính năng que hàn và mối hàn có thể áp dụng phối hợp giữ kiểu hồ quang nhảy với các kiểu khác. Khi hàn trong trường hợp yêu cầu độ ngấu của mối hàn cao, phải rút ngắn thời gian nung nóng hồ quang trên vật hàn tránh để hồ quang dừng lại ở một điểm trong một thời gian dài. Tốc độ hàn và dao động que hàn không cần thiết phải nhanh mà còn phối hợp chặt chẽ, lấy tốc độ đưa que hàn và chiều dài hồ quang để điều chỉnh nhiệt lượng vùng nóng chảy. Đồng thời trong một đơn vị thời gian phải duy trì 63
  7. lượng kim loại nóng chảy thích hợp, để tránh mối hàn sinh ra mọi khuyết tật. Khi hàn mặt sau dòng hàn lớn để đạt độ sâu nóng chảy cách dao động que hàn áp dụng kiểu răng cưa hay bán nguyệt. - Bắt đầu hàn: + Đưa que hàn vào vị trí liên kết hàn với góc độ + Nhấn nút trên que hàn khi hồ quang xuất hiện. + Giữ góc độ que hàn ổn định + Bắt đầu đường hàn: Gây hồ quang cách điểm đầu đường hàn một khoảng từ 5mm đến 10mm sau đó nâng cao chiều dài hồ quang đồng thời di chuyển que hàn ngược trở lại điểm đầu và hạ thấp chiều dài hồ quang xuống một khoảng từ (1÷ 3)mm. + Khi kết thúc đường hàn: Thực hiện chấm ngắt từ 2 đến 3 lần để kim loại điền đầy cuối đường hàn và giữ nguyên que hàn để khí bảo vệ vũng hàn không bị tác động của môi trường xung quanh. 2.2.5. Kiểm tra, sửa chữa khuyết tật mối hàn giáp mối. 2.2.5.1. Kiểm tra ngoại dạng Góc và khoảng cách quan sát ngoại dạng mối hàn phải thỏa mãn. Kiểm tra ngoại dạng mối hàn (bằng mắt thường) để xác định: - Bề mặt mối hàn. - Chiều rộng mối hàn. - Chiều cao mối hàn. - Điểm bắt đầu, và kết thúc của mối hàn 2.2.5.2. Sử dụng thước đo Đo độ lệch 64
  8. - Đặt mép ở tấm thấp rồi quay cho tới khi mũi tỳ chạm vào tấm cao Đo cháy chân - Đo từ 0 ÷ 5 (mm). - Xoay lá cho tới khi mũi tỳ chạm vào đáy rãnh. Đo chiều cao mối hàn - Đo được kích thước đến 25 mm. - Đặt mép ở trên tấm và quay cho tới khi mũi tỳ chạm vào phần nhô của kim loại mối hàn (hoặc phần lồi đáy) ở điểm cao nhất của nó. 65
  9. 2.2.5.3. Các khuyết tật thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Cách khắc TT Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân phục - Dòng điện hàn lớn - Giảm cường Cháy độ dòng điện 1 - Hồ quang dài cạnh - Sử dụng hồ - Dao động que quang ngắn không hợp lý - Dòng điện hàn nhỏ - Vệ sinh sạch 2 Lẫn xỉ - Vệ sinh mép sẽ mép hàn hàn không đạt - Tăng Ih yêu cầu - Góc độ que Đóng hàn không đúng - Giữ góc độ 3 que hàn đúng cục - Tốc độ hàn kỹ thuật chậm 66
  10. BÀI 8: HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN ĐỨNG I. Mục tiêu: - Nêu được quy trình chuẩn bị phôi hàn giáp mối có vát mép ở vị trí đứng. - Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối có vát mép ở vị trí đứng. - Chuẩn bị phôi hàn, vát mép chi tiết hàn hình chữ V đúng kích thước bản vẽ. - Gá đính phôi chắc chắn, đúng vị trí tương quan, không biến dạng. - Tính toán chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và vị trí hàn đứng. - Hàn được mối hàn giáp mối có vát mép ở vị trí đứng đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước, không rỗ khí, ngậm xỉ, không nứt, không vón cục. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo, tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. II. Nội dung chính: 2.1. Chuẩn bị phôi, thiết bị, dụng cụ, vật liệu nghề hàn. 2.1.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu nghề hàn Thiết bị: - Máy hàn hồ quang tay nguồn 500A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C - Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. . 67
  11. Đồ bảo hộ: Kính hàn đội đầu, găng tay da, kính hàn, trang phục bảo hộ Thiết bị dụng cụ đo, kiểm tra: Thước đo chiều rộng, chiều cao mối hàn; dưỡng, thước lá,... Vật liệu hàn Que hàn điện loại phổ biến trên thị trường 2.1.2. Chuẩn bị phôi hàn 2.1.2.1. Đọc bản vẽ Thép đen dạng tấm 68
  12. * Yêu cầu kỹ thuật. - Mối hàn ngấu chân, phần lồi ≤ 2. - Bề mặt lớp phủ đều. S - Không khuyết tật. p a - Liên kết không biến dạng. 2.1.2.2. Đo, vạch dấu phôi Đo, vạch dấu và cắt phôi theo kích thước (200x50x6)mm x 2 tấm. Với S = 6 thực hiện gia công phôi theo các kích thước. P = 2±1; a =2±1; α = 60±5o * Yêu cầu kỹ thuật. - Phôi phẳng, đúng kích thước. - Không có pavia, mép hàn sạch 2.1.3. Gá đính phôi hàn - Gá phôi chắc chắn trên đồ gá, tạo góc biến dạng ngược α = 10 - 20 - Đảm bảo góc khe hở hai chi tiết như hình vẽ. - Tăng dòng điện lên từ 10 – 15% so với Ih đã chọn và tiến hành hàn đính mặt B như hình vẽ. 2.1.4. Chọn chế độ hàn giáp mối 2.1.4.1. Đường kính que hàn Áp dụng công thức: D=S/2+1 Thay số S = 6 mm ta có d = 4 mm. Để hạn chế các khuyết tật có thể xảy ra khi thực hiện ở vị trí hàn đứng chúng ta chọn d = 3,2 mm. 2.1.4.2. Cường độ dòng điện hàn Áp dụng công thức: I = (β + α.d).d (A) Trong đó: β, α là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép (β =20, α = 6) 69
  13. d là đường kính que hàn (mm) Thay số ta có I = 125 (A). Chọn Ih = 110 (A). 2.1.4.3. Điện áp hàn Áp dụng công thức: Uh = a + b.Lhq Trong đó : a là tổng điện áp rơi trên anôt và catôt, a = (15 ÷ 20) V. b là tổng điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài cột hồ quang, b = 15,7V/cm. Lhq là chiều dài cột hồ quang, Lhq = 0,32 (cm) Thay số ta được : Uh = (20 ÷ 25) V. Khi hàn giáp mối chọn hồ quang trung bình nên ta chọn Uh = 22 V. 2.2. Kỹ thuật hàn giáp mối có vát mép ở vị trí hàn đứng. 2.2.1. Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn Khi hàn ở vị trí đứng do kim loại lỏng của bể hàn chịu tác dụng của trong lực luôn có xu hướng rơi xuống dưới. Để khắc phục hiện tượng này, ta phải giảm lượng nhiệt của bể hàn xuống giới hạn cho phép. Vì vậy Ih giảm 10 ÷ 15 % so với hàn bằng. 2.2.2. Hướng hàn Hướng hàn có thể lựa chọn hàn leo hoặc hàn tụt song người ta thường sử dụng hàn leo. Phương pháp này có ưu điểm là khả năng lấp khe hở tốt, dễ kiểm soát đường hàn đặc biệt là những đường hàn giáp mối khe hở lớn và hàn góc, giảm hiện tượng chảy xệ mối hàn 2.2.3. Xác định số lớp hàn Trong sản xuất, ít dùng que hàn đường kính lớn nên với các chi tiết có chiều dày lớn phải tiến hành hàn nhiều lớp. Muốn tính được số lớp hàn phải xác định được diện tích tiết diện ngang của toàn bộ kim loại đắp, công thức tính: Trong đó: Fđ là diện tích tiết diện ngang của toàn bộ kim loại đắp Fđ =0,75b.c+a.s với mối hàn giáp mối không vát mép Fđ =0,75b.c với mối hàn giáp mối có vát mép (b,c là chiều rộng và chiều cao mối hàn, a là khe hở giữa mối hàn F1: Diện tích tiết diện ngang kim loại đắp lần 1 70
  14. Fn: Diện tích tiết diện ngang kim loại đắp lớp tiếp theo Công thức kinh nghiệm: F1 = (6÷8)d1, quy định F1 ≤ 35mm² F2 = (8÷12)d2, quy định Fn ≤ 45mm² Áp dụng công thực trên với a = 2 mm, b= 12mm, c=4mm que hàn ϕ3,2 mm ta có số lớp hàn n =2 2.2.4. Góc độ que hàn - Góc nghiêng que hàn và cách dao động que hàn: + Góc độ của que hàn so với trục đường hàn một góc từ 65 đến 85o. + Góc tạo bởi giữa bề mặt hai phôi là 90o 650 ÷ 850 900 2.2.5. Phương pháp dao động que hàn Thực hiện dao động que hàn theo hướng từ phải qua trái. Dao động que hàn thực hiện theo kiểu bán nguyệt hoặc răng cưa tương tự như hàn hồ quang que hàn vỏ thuốc. Biên độ dao động từ 4 đến 5mm. Lớp thứ 2 dao động với biên độ từ 8 đến 10 mm 71
  15. 2.2.6. Khởi đầu- Nối liền- Kết thúc mối hàn 2.2.6.1. Hàn lớp lót đáy. - Chuẩn bị trước khi hàn mặt không có mối đính. + Gá phôi trên bàn gá vị trí 3G. + Điều chỉnh lại thông số hàn đã chọn. Thường được hàn nhiều lớp, số lớp hàn nhiều hay ít là căn cứ vào chiều dày vật hàn. Hàn lớp thứ nhất dùng que hàn Ф2,5 mm cách đưa que hàn có 3 loại: Đối với vật hàn dày dùng cách đưa que hàn kiểu tam giác nhỏ, đối với vật hàn có chiều dày vừa phải hoặc hơi mỏng dùng kiểu hồ quang nhảy và kiểu bán nguyệt nhỏ. Từ lớp thứ hai trở lên dùng thích hợp cách dao động que hàn hình răng cưa, đường kính que hàn từ Ф3,2 ÷ Ф4 mm. Những mối hàn phủ lớp cuối cùng, căn cứ yêu cầu bề mặt mối hàn để chọn cách dao động que hàn cho phù hợp. Khi mối hàn cao thì dùng kiểu bán nguyệt, khi bề mặt mối hàn yêu cầu bằng phẳng thì dùng kiểu răng cưa. Bất cứ dùng cách đưa que hàn theo kiểu nào để hàn đường hàn lớp thứ nhất ngoài việc tránh những khuyết tật như: lẫn xỉ, hàn chưa ngấu, khuyết cạnh còn yêu cầu mặt của mối hàn phải bằng phẳng tránh lồi. Nếu bề mặt lồi xỉ hàn dễ nhét vào kẽ và sinh ra khuyết tật cho lớp sau. Cách dao động que hàn của đường hàn phủ mặt khi hàn đứng giáp mối vát cạnh, thường dùng kiểu răng cưa, bán nguyệt để mối hàn đảm bảo mỹ quan và bằng phẳng, ngoài việc đảm bảo chiều dày mối hàn tương đối mỏng, tốc độ que hàn phải duy trì đều đặn thì mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không bị khuyết tật… - Bắt đầu hàn: Đưa que hàn về vị trí đường hàn và thực hiện hàn từ phải qua trái như hình vẽ. Giữ que hàn với khoảng cách không đổi và dao động que hàn theo đường thẳng không có dao động ngang. 2.2.6.2. Hàn các lớp tiếp theo. - Kiểm tra rút kinh nghiệm đường hàn lớp 1. - Tiến hành hàn mặt có mối đính: Thao tác kỹ thuật như đường hàn mặt không có mối đính. 72
  16. + Bắt đầu đường hàn: Gây hồ quang cách điểm đầu đường hàn một khoảng từ 5mm đến 10mm sau đó nâng cao chiều dài hồ quang đồng thời di chuyển que hàn ngược trở lại điểm đầu và hạ thấp chiều dài hồ quang xuống một khoảng từ (1÷ 3) mm. + Khi kết thúc đường hàn: Thực hiện chấm ngắt từ 2 đến 3 lần và giữ nguyên que hàn để khí bảo vệ vũng hàn không bị tác động của môi trường xung quanh. Lưu ý: Khi hàn qua mối đính nâng cao chiều cao cột hồ quang và tăng tốc độ hàn nhanh hơn để tránh hiện tượng mối hàn bị gồ cao tại vị trí mối đính. 2.2.7. Kiểm tra, sửa chữa khuyết tật mối hàn giáp mối. 2.2.7.1. Kiểm tra ngoại dạng Góc và khoảng cách quan sát ngoại dạng mối hàn phải thỏa mãn. Kiểm tra ngoại dạng mối hàn (bằng mắt thường) để xác định: - Bề mặt mối hàn. - Chiều rộng mối hàn. - Chiều cao mối hàn. - Điểm bắt đầu, và kết thúc của mối hàn 2.2.7.2. Sử dụng thước đo Đo độ lệch - Đặt mép ở tấm thấp rồi quay cho tới khi mũi tỳ chạm vào tấm cao Đo cháy chân 73
  17. - Đo từ 0 ÷ 5 (mm). - Xoay lá cho tới khi mũi tỳ chạm vào đáy rãnh. Đo chiều cao mối hàn - Đo được kích thước đến 25 mm. - Đặt mép ở trên tấm và quay cho tới khi mũi tỳ chạm vào phần nhô của kim loại mối hàn (hoặc phần lồi đáy) ở điểm cao nhất của nó. 2.2.7.3. Các khuyết tật thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Cách khắc TT Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân phục - Dòng điện hàn lớn - Giảm cường Cháy độ dòng điện 1 - Hồ quang dài cạnh - Sử dụng hồ - Dao động que quang ngắn không hợp lý - Dòng điện hàn nhỏ - Vệ sinh sạch 2 Lẫn xỉ - Vệ sinh mép sẽ mép hàn hàn không đạt - Tăng Ih yêu cầu - Góc độ que Đóng hàn không đúng - Giữ góc độ 3 que hàn đúng cục - Tốc độ hàn kỹ thuật chậm 74
  18. BÀI 9: HÀN GÓC KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ ĐỨNG I. Mục tiêu: - Nêu được quy trình chuẩn bị phôi hàn góc không vát mép ở vị trí đứng. - Trình bày được kỹ thuật hàn góc không vát mép ở vị trí đứng. - Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Gá đính phôi hàn chắc chắn, đúng kích thước, đúng vị trí. - Tính toán và chọn chế độ hàn góc (dqh, Ih, Vh) phù hợp với chiều dày vật liệu và vị trí hàn đứng. - Hàn được mối hàn góc không vát mép ở vị trí đứng đảm bảo độ sâu ngấu, không lẫn xỉ, rỗ khí, cháy cạnh, vón cục, ít biến dạng. - Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, tiết kiệm nguyên vật liệu đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. II. Nội dung chính: 2.1. Chuẩn bị phôi hàn, thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn. 2.1.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu nghề hàn. Thiết bị: - Máy hàn hồ quang tay nguồn 500A AC/DC - Tủ sấy que hàn 50 kg, Max 3500C - Ống sấy que hàn xách tay 5 kg, Max 2400C Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn, ke vuông, búa nguội... - Thước đo kiểm mối hàn. . 75
  19. Đồ bảo hộ: Kính hàn đội đầu, găng tay da, kính hàn, trang phục bảo hộ Thiết bị dụng cụ đo, kiểm tra: Thước đo chiều rộng, chiều cao mối hàn; dưỡng, thước lá,... Vật liệu hàn Que hàn điện loại phổ biến trên thị trường 2.1.2. Chuẩn bị phôi hàn 2.1.2.1. Đọc bản vẽ liên kết hàn 4 50 4 4 200 50 * Yêu cầu kỹ thuật. 76
  20. - Đúng kích thước. - Không khuyết tật. - Liên kết không biến dạng. 2.1.2.2. Đo, vạch dấu phôi Đo, vạch dấu và cắt phôi theo kích thước (200x50x6)mm x 2 tấm/HS. 4 50 200 * Yêu cầu kỹ thuật. - Phôi phẳng, đúng kích thước. - Không có pavia, mép hàn sạch. 2.1.3. Gá đính phôi hàn - Tăng Ih lên từ (10 – 15)% so với Ih đã chọn và điều chỉnh máy về chức năng hàn đính. Gá phôi trên bàn gá đạt độ vuông góc và song song. +Vị trí, khoảng cách, chiều dài các mối đính như hình vẽ. 77
nguon tai.lieu . vn