Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÀN DÁN CHẤT DẺO CƠ BẢN NGHỀ: Điện - Nước TRÌNH ĐỘ: Trung cấp Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… ...........……… của ………………………………….. Tam Điệp, năm 2018
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Bài giảng mô đun 17 Hàn dán chất dẻo cơ bản được biên soạn tổng hợp từ nhiều sách và giáo trình của nhiều tác giả nhằm phục vụ cho việc giảng dạy ngành Điện – nước cho sinh viên các ngành kỹ thuật như: Công thôn, Thủy công, cấp thoát nước .v.v... Bài giảng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàn dán chất dẻo nghề điện nước Bài được soạn từ nhiều giáo trình nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong những ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn đồng nghiệp và các bạn sinh viên có tham khảo bài giảng này. Tam Điệp, ngày … tháng .. năm Biên soạn Vũ xuân Chiến
  3. 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 Bài mở đầu 4 1. Khái niệm chung.......................................................................................... 4 1.1. Đặc điểm.................................................................................................. 4 1.2. Công dụng ............................................................................................... 5 2.1. Dụng cụ ................................................................................................... 5 2.2. Thiết bị hàn, dán chất dẻo ....................................................................... 6 3. Que hàn, keo dán chất dẻo ......................................................................... 6 Bài 1 Hàn nhiệt khuôn 7 1. Cấu tạo, công dụng thiết bị hàn nhiệt ....................................................... 7 1.1. Cấu tạo thiết bị hàn nhiệt......................................................................... 7 1.2. Công dụng thiết bị hàn nhiệt ................................................................... 8 3. Điều chỉnh nhiệt hàn ................................................................................... 8 4. Hàn ép chất dẻo ........................................................................................... 9 4.1. Định vị đường ống trước khi hàn ............................................................ 9 4.2. Hàn ép chất dẻo ....................................................................................... 9 5. An toàn lao động khi hàn chất dẻo ............................................................ 9 Bài 2 Dán chất dẻo 9 1.Kỹ thuật dán ống chất dẻo bằng keo ........................................................ 10 2. Xử lý keo..................................................................................................... 10 2.1. Các phương pháp xử lý keo................................................................... 10 2.2. Thực hành xử lý keo .............................................................................. 10 3. Bôi keo lên mặt ống chất dẻo .................................................................... 10 3.1. Phương pháp bôi keo lên mặt ống chất dẻo .......................................... 10 3.2. Thực hành bôi keo lên mặt ống chất dẻo .............................................. 11 4.1. Sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ................................. 11 4.2. Thực hành dán chất dẻo......................................................................... 11 III. Kiểm tra thực hành ................................................................................ 13
  4. 4 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Hàn dán chất dẻo cơ bản Mã mô đun: MĐ17 Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 44 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Hàn dán chất dẻo cơ bản được giảng dạy trước các mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất: Mô đun Hàn dán chất dẻo cơ bản là mô đun nghề bổ trợ trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp của nghề Điện-nước. II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: + Nêu được công dụng và cách sử dụng thiết bị, dụng cụ hàn, dán chất dẻo; + Trình bày được kỹ thuật hàn, dán, phụ kiện, thiết bị chất dẻo với các chiều dày khác nhau; - Về kỹ năng: + Chọn được chế độ hàn, dán chất dẻo; + Sử dụng đúng kỹ thuật thiết bị, dụng cụ hàn, dán chất dẻo; + Hàn và dán ống, phụ kiện chất dẻo, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác khi thực hành. III. Nội dung mô đun: Bài mở đầu I. Mục tiêu bài học: - Trình bày được đặc điểm, công dụng, phạm vi ứng dụng của hàn, dán chất dẻo; - Nêu được công dụng và cách sử dụng dụng cụ, thiết bị hàn, dán chất dẻo; - Rèn luyện tính tự giác, sáng tạo. II. Nội dung bài: 1. Khái niệm chung 1.1. Đặc điểm - Là phương pháp nối 2 hay nhiều chi tiết vật liệu chất dẻo với nhau mà không thể tháo dời bằng cách nung nóng các khuôn hàn bằng kim loại ở vùng tiếp xúc đến trạng thái nóng chảy, sau đó nguội tự do và đông đặc hoặc nung đến trạng thái dẻo, sau đó tác dụng lực ép đủ lớn vào các phụ kiện nối ống và vật liệu ống để liên kết chúng thành các chi tiết, cụm chi tiết đường ống theo thiết kế.
  5. 5 - Chỉ có nhựa nhiệt dẻo mới có thể được ghép nối bằng phương pháp hàn. - Khi hàn bằng phẩn tử nung (bộ nung), các mặt tiếp giáp của những phẩn ghép nối được nung nóng bằng cách ép sát vào một bộ nung (chèn ở giữa) cho đến khi chuyển đổi sang trạng thái nhão như (hình 2) - Kế đến người ta kéo bộ nung ra khỏi và ép ngay những phần có mặt tiếp giáp đang nóng chảy cho đến khi chúng hoàn toàn được hàn gắn lại với nhau. 1.2. Công dụng - Trong thực tế các loại ống nhựa, ống nhựa dẻo công nghệ được chế tạo bởi các vật liệu khác nhau kể cả vật liệu phi kim loại dùng để chuyển tải các chất lỏng, chất khí .. tùy theo điều kiện làm việc. Mối hàn, dán chất dẻo đã và đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp và trong sinh hoạt phục vụ sản xuất và đời sống. 2. Dụng cụ- Thiết bị hàn, dán chất dẻo 2.1. Dụng cụ - Thước lá, vạch đấu, kéo cắt ống chuyên dùng, cưa tay, khuôn cưa - Ống nhựa hàn nhiệt, phụ kiện nối ống PPR - Ống nhựa, phụ kiện nối ống PVC
  6. 6 2.2. Thiết bị hàn, dán chất dẻo - Máy hàn ống nhựa nhiệt PPR - Máy hàn ống nhựa nhiệt đấu đầu 3. Que hàn, keo dán chất dẻo - Vật liệu dán ống nhựa PVC là một loại keo dán bằng một hợp chất hóa học, tác dụng loại keo này là tạo ra một mối hàn lạnh trên bề mặt của hai thành đầu ống và phụ kiện giáp nhau, dưới tác động của dung môi keo dán.
  7. 7 Bài 1 Hàn nhiệt khuôn Mã số mô đun: 17 - 01 I. Mục tiêu bài: - Nêu được công dụng, cấu tạo khuôn hàn; - Trình bày được phương pháp gia nhiệt khuôn hàn; - Hàn được mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - An toàn phòng chống cháy nổ đúng quy định; - Rèn luyện ý thức thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định. II. Nội dung bài: 1. Cấu tạo, công dụng thiết bị hàn nhiệt 1.1. Cấu tạo thiết bị hàn nhiệt
  8. 8 + Bộ phận gia nhiệt: Công suất(1500W) - Bộ phận chính của máy hàn gồm có tấm bản gia nhiệt (dây mai so) + Các lỗ để liên kết các khuôn hàn + Núm điều chỉnh nhiệt hàn của máy + Đèn báo chế đọ nhiệt hàn + Bộ phận tản nhiệt +Tay cầm, dây dẫn của máy nối với nguồn điện. + Các khuôn hàn tương ứng với đường kính của ống. - Chân đế của máy 1.2. Công dụng thiết bị hàn nhiệt - Dùng để hàn chín các mối nối ống với các phụ kiện và thiết bị đối với ống PPR để lắp đặt đường ống cấp và thoát nước trong nhà (nhà ở dân dụng). 2. Kỹ thuật hàn nhiệt khuôn - Trước khi tiến hành hàn, cần kiểm tra thiết bị hàn có hoạt động tốt không và có đạt được nhiệt độ cần thiết không (nhiệt độ tốt nhất là 260 độ C). Bước 1: Dùng kéo cắt ống chuyên dùng cắt ống vuông góc với trục ống nhựa chịu nhiệt PPR, và lau sạch đầu ống đã cắt Bước 2: Nung chảy ống nhựa chịu nhiệt PPR và phụ kiện bằng thiết bị hàn - Trên mặt của máy hàn có hai núm điều chỉnh. Núm bên tay trái là núm điều chỉnh nhiệt độ, núm bên tay phải là điều chỉnh thời gian. - Khi cắm điện vào thì sẽ báo cả 2 đèn: Đỏ, xanh. Điều chỉnh núm điều chỉnh về 300 0 C. Khi nhiệt độ đủ tiêu chuẩn để hàn thì đèn đỏ tự động ngắt. Bước 3: Lắp ráp ống nhựa chịu nhiệt PPR và phụ kiện 3. Điều chỉnh nhiệt hàn * Phương pháp điều chỉnh nhiệt hàn - Cắm dây nguồn của máy hàn với nguồn điện
  9. 9 - Khi điện đã vào máy thì sẽ báo sáng cả 2 đèn: Đỏ, xanh. - Tiến hành điều chỉnh núm điều chỉnh về 300 0 C. - Khi nhiệt độ đủ tiêu chuẩn để hàn thì đèn đỏ tự động ngắt. 4. Hàn ép chất dẻo 4.1. Định vị đường ống trước khi hàn - Ống đã được xác định chiều dài chi tiết, lấy dấu. Cắt ống vuông góc với trục ống nhựa chịu nhiệt PPR, và lau sạch đầu ống đã cắt. - Xác định phương, chiều các phụ kiện và thiết bị của chi tiết, cụm chi tiết tuyến ống trước khi hàn 4.2. Hàn ép chất dẻo - Nung chảy đầu ống nhựa chịu nhiệt PPR và phụ kiện bằng các khuôn hàn được lắp trên thiết bị hàn theo chế độ nhiệt và thời gian như phương pháp điều chỉnh nhiệt hàn ở trên. - Rút đầu ống và phụ kiện ra khỏi khuôn hàn. Tiến hành cắm đầu ống và phụ kiện vào nhau và giữ chặt, không xoay. Cần phải tuân theo thời gian nung chảy bảng dưới đây: Ống (mm) Thời gian nung Thời gian hàn Để nguội (phút) chảy (giây) (giây) 20 5 4 2 25 7 4 2 32 8 6 4 40 12 6 4 50 18 6 4 63 24 8 6 75 30 8 6 90 40 8 6 110 50 10 8 5. An toàn lao động khi hàn chất dẻo - Đi găng tay, đeokính bảo hộ - Tuyệt đối không được cầm tay vào thiết bị gia nhiệt (bộ phận lắp các khuôn hàn). - Máy hàn được đặt trên chân đế của máy và nơi khô ráo. - Không để dây nguồn của máy chạm vào bộ phận gia nhiệt trong quá trình hàn để xảy ra hiện tượng chạm chập điện. - Để nguội máy mới được tháo các khuôn hàn ra khỏi bộ phận gia nhiệt. Bài 2 Dán chất dẻo Mã số mô đun: 17 - 02 I. Mục tiêu bài học:
  10. 10 - Trình bày được kỹ thuật dán ống chất dẻo; - Dán được mối nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện ý thức thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định. II. Nội dung bài: 1.Kỹ thuật dán ống chất dẻo bằng keo - Chuẩn bị bề mặt nền - Chuẩn bị keo - Gia công tạo màng keo - Đóng rắn, hóa rắn keo hình thành mối dán 2. Xử lý keo 2.1. Các phương pháp xử lý keo * Phương pháp tẩy keo dán ống nhựa PVC trên quần áo * Phương pháp tẩy vết keo dán ông nhựa PVC dính trên tay - Vật liệu dán là một loại keo dán, tác dụng loại keo này là tạo ra một mối hàn lạnh trên bề mặt của hai thành ống giáp nhau, dưới tác động của dung môi keo dán. Với sự tiện dụng tuyệt vời nên việc xử lý keo dán ống nhựa thường xuyên để dán các đường ống nước trong công trình. Nhưng trong quá trình thực hiện thường xảy ra hiện tượng bị keo dán ống nhựa PVC này dính vào tay hay quần áo. Ta phải biết cách xử lý các hiện tượng này như sau: 2.2. Thực hành xử lý keo + Cách tẩy keo dán ống nhựa PVC trên quần áo Nếu quần áo bị dính keo dán ống nhựa PVC ta sẽ loại bỏ nó bằng cách kê giấy thấm dầu (nếu có) hoặc giấy vệ sinh ở mặt trên và mặt dưới vết keo dán bị bám vào sau đó dùng bàn là (bật nhiệt độ cao) là nhiều lần trên giấy. Dưới tác động của nhiệt, keo sẽ chảy ra và thấm vào giấy, lúc này ta lấy giấy vệ sinh lau cho sạch keo, và mang quần áo đi giặt luôn và dùng bàn chải chải nhanh và mạnh là vết keo sẽ được gỡ ra hoàn toàn. + Cách tẩy vết keo dán ông nhựa PVC dính trên tay - Cách 1: Ngâm tay vào nước ấm, cùng dung dịch xà phòng rồi rửa tay để loại bỏ vết keo dán ống nhựa PVC. Để hạn chế bị keo dán ống nhựa dính chặt vào tay, lúc dán keo lỡ keo dính vào tay ta nhanh chóng lau tay vào giẻ để loại bỏ keo ngay lập tức. - Cách 2: Ta có thể dùng thuốc tấy sơn móng tay của chị em để bôi lên vết keo, đây là cách hay để loại bỏ keo dán ống nhựa ra khỏi tay mình. 3. Bôi keo lên mặt ống chất dẻo 3.1. Phương pháp bôi keo lên mặt ống chất dẻo + Dùng dụng cụ chổi lông loại nhỏ nhúng vào dung dịch keo dán để bôi keo lên mặt ống chất dẻo
  11. 11 3.2. Thực hành bôi keo lên mặt ống chất dẻo - Bóp dung dịch keo trong tuýp ra chén con. Tiến hành dùng chổi lông nhúng vào chén keo và quét 1 lớp keo mỏng đều lên mặt ngoài đầu trơn của đầu ống và mặt trong của đầu bát (mặt trong đầu của phụ kiện ). Quét vừa đủ chiều dài đầu ống nối với phụ kiện Nếu quét quá nhiều sẽ làm giảm độ bền của mối dán, thậm trí còn chảy vào bên trong làm cản trở sự lưu thông của dòng nước 4. Dán chất dẻo 4.1. Sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa + Những sai hỏng: - Vết cắt đầu ống bị vát không vuông góc Nguyên nhân: Khi cắt điều chỉnh lưỡi cưa không vuông góc với ống - Mối nối bị rò rỉ, không kín khít và đặc chắc Nguyên nhân: Lớp keo quét lên đầu ống và phụ kiện không đều chỗ dày, chỗ mỏng + Biện pháp phòng ngừa: - Dùng khuôn cưa để cắt đầu ống, điều chỉnh cho lưỡi cưa vuông góc với ống khi tiến hành cắt - Tạo nhám đầu ống, phết keo đều 1 lớp vừa đủ xung quanh đầu ống và phí trong đầu phụ kiện. Khi đấu nối xoay nhanh 2/3 vòng rồi trở về vị trí ban đầu. 4.2. Thực hành dán chất dẻo + Lấy dấu, xác định vị trí: Dùng thước lá, vạch dấu đo, đánh dấu lên đầu ống trơn dài bằng độ dài của đầu ống nằm trong phụ kiện + Dùng dụng cụ cắt cưa tay, đặt ống vào khuôn cưa tiến hành cắt các chi tiết ống đã đánh dấu
  12. 12 + Làm nhám: Dùng giấy nhám mịn, mài lên hai đầu ống cần dán, mài thành vòng tròn quanh đầu trơn và quanh mặt trong của đầu bát Làm nhám có tác dụng phá lớp tráng nhẵn trên bề mặt và làm cho keo dán tác dụng nhanh hơn Không nên dùng lưỡi cưa hay dũa thay giấy nhám + Làm sạch ống: Lau sạch hai đầu ống bằng giẻ lau + Lắp ướm thử: Lắp các chi tiết ống với phụ kiện(lưu ý phương , chiều phụ kiện)
  13. 13 + Dùng chổi lông quét 1 lớp keo mỏng lên mặt ngoài đầu trơn của đầu ống và mặt trong của đầu bát (mặt trong đầu của phụ kiện ) + Lồng ống: Sau khi bôi keo dán xong, nhanh chóng lồng sâu 2 đầu ống và phụ kiện với nhau bằng cách đẩy dọc theo ống đến vạch đã đánh dấu( điều chỉnh phương, chiều phụ kiện) theo bản vẽ lắp đặt. Sau đó dùng dẻ ẩm lau sạch phần keo chảy ra ngoài mối nối, thời gian khô theo chỉ dẫn của nhà sản xuất + Định vị ống: Dùng máy khoan bê tông, đinh vít, nở nhựa khoan bắt vít định vị các tuyến ống theo sơ đồ thiết kế(hệ thống tuyến ống) + Kiểm tra: Sau khi lắp đặt đường ống nhựa bằng phương pháp dán keo xong phải tiến hành kiểm tra độ liên kết giữa các mối nối của tuyến ống, kiểm tra độ ngang bằng, thẳng đứng của các ống cấp chính, ống nhánh và tiến hành thử áp lực. Thời gian chờ để thử áp lực được tính từ lúc kết thúc việc dán ống hoặc phụ kiện trên tuyến ống cho đến khi bắt đầu thử là 15 giờ. 5. An toàn lao động khi dán chất dẻo - Đi găng tay, mặc quần áo bảo hộ, đi giầy, đeo kính bảo hộ để keo không bị bắn vào mắt trong quá trình bôi keo và lắp đặt tuyến ống. III. Kiểm tra thực hành Mô đun: Hàn dán chất dẻo cơ bản Thời gian: 240 phút Đề bài: Cho mặt bằng, mặt đứng của hệ thống thoát nước khu vệ sinh nhà 2 tầng đã xẻ rãnh. Yêu cầu: Lắp đặt hệ thống thoát nước gồm ống thoát chính, ống thoát nhánh, hệ thống ống thông hơi cho khu vệ sinh có sơ đồ theo hình vẽ sau. A. Mô tả kĩ thuật bài kiểm tra Đọc bản vẽ, lắp ráp được hệ thống thoát nước khu vệ sinh nhà 2 tầng bằng ống nhựa cứng (có gắn keo), dùng đinh, dây thép 1mm gá tạm, đảm bảo ổn định về an toàn
  14. 14 + 7.60 + 3.98 + 3.80 + 0.18 + 0.00
  15. 15 + 7.60 Thông hoi Ø60 Ø100 + 3.98 Ø60 + 3.80 + 0.18 Ø60 + 0.00
  16. 16 B. Danh mục thiết bị, dụng cụ cho nhóm học sinh (3hs) cần có để thực hiện bài kiểm tra 1. Danh mục dụng cụ, thiết bị học sinh cần có để thực hiện bài kiểm tra Số Ghi TT Dụng cụ, thiết bị Đơn vị Đặc tính lượng chú 1 Thước rút bằng thép Cái 03 3m 2 Bút vạch dấu Cái 03 3 Cưa tay Cái 01 4 Bảo hộ lao động Bộ 03 TCVN 2. Danh mục dụng cụ thiết bị, vật tư do giáo viên cung cấp Số TT Dụng cụ, thiết bị Đơn vị Đặc tính Ghi chú lượng 1 Ống nhựa cứng PVC m 10.5  100 2 Ống nhựa cứng PVC m 17  60 3 Ống nhựa cứng PVC m 4  34 4 Côn thu cứng PVC Cái 8 60 - 34 5 Côn thu cứng PVC Cái 2 100 - 60 6 T nhựa cứng PVC Cái 2 100 - 100 7 T nhựa cứng PVC Cái 2 100 - 60 8 T nhựa cứng PVC Cái 6 60 - 34 9 Cút góc cứng PVC Cái 2  60 10 Cút góc cứng PVC Cái 8  34 11 Ga thu nước(lưới thu Cái 2 100 x 100 nước)Inox 12 Chếch chữ Y Cái 2 100 x 100 13 Búa Cái 2 3kg 14 Keo dán PVC Tuýp 4 15 Đinh Kg 0,5 5mm 16 Dây thép Kg 0,5 1mm
  17. 17 3. Danh mục dụng cụ, thiết bị cho giáo viên Số TT Dụng cụ, thiết bị Đơn vị Đặc tính Ghi chú lượng 1 Thước rút bằng thép Chiếc 01 3m 2 Cặp tài liệu, giấy ghi chép Bộ 01 TCVN PHIẾU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH Mô đun: Hàn dán chất dẻo cơ bản Ngày kiểm tra:... Bài kiểm tra: Lắp đặt đường ống nhựa PVC bằng mối dán keo Địa điểm: Xưởng thực hành nghề nước Họ tên học sinh:........................................................................... Đơn vị:........................................................................................ Giáo viên:.................................................................................... Điểm TT Thống số tính điểm Tối đa Thực tế 1 Điểm kỹ năng - Gá lắp các thiết bị: 40 + Chắc chắn, hình thức đẹp 10 điểm + Lỏng, vênh 1 vị trí 5 điểm + Lỏng, vênh  2 vị trí 0 điểm - Đấu lắp ống vào rãnh + Không khuyết tật: 30 điểm + 1 khuyết tật: 20 điểm + 2 khuyết tật: 10 điểm + 3 khuyết tật: 5 điểm +  4 khuyết tật: 0 điểm - Bố trí tuyến ống: +Tuy ến ông thẳng, vuông góc. 20 điểm + Đi ống trong tuyến chồng, chéo ít 10 điểm + Đi ống trong tuyến chồng chéo nhiều 0 điểm - Bố trí các thiết bị: + Đúng sơ đồ, thiết bị sắp xếp hình thức đẹp: 20 điểm + Đúng sơ đồ, thiết bị sắp xếp hình thức sấu: 10
  18. 18 điểm + Sai sơ đồ: 0 điểm 2 An toàn lao động, vệ sinh môi trường, thái độ: 20 + An toàn lao động: * Tốt: 10 điểm * Không tốt: 0 điểm + Vệ sinh môi trường: * Tốt: 5 điểm * Không tốt: 0 điểm + Thái độ: * Tốt: 5 điểm * Không tốt: 0 điểm IV. Điều kiện thực hiện mô đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: - Phòng học lý thuyết; - Xưởng thực tập. 2. Trang thiết bị máy móc - Máy chiếu đa phương tiện: 01 bộ - Máy vi tính: 01 bộ - Máy hàn nhựa nhiệt: 03 cái - Máy cắt ống cao tốc: 03 cái 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Học liệu: + Giáo trình Điện-nước; + Tài liệu tham khảo; + Bản vẽ chi tiết mối hàn chất dẻo; + Bảng quy trình công nghệ hàn, dán chất dẻo; + Mô hình vật thật, mô hình các dạng sai hỏng khi hàn, dán. - Dụng cụ và trang thiết bị: + Dũa dẹt, thước lá, cưa tay, dao cắt ống nhựa, giá đỡ ống; + Dưỡng kiểm tra. - Nguyên vật liệu: + Phôi ống chất dẻo; + Phụ kiện chất dẻo; + Keo dán các loại; + Giẻ lau, giấy ráp. V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 1. Nội dung: - Kiến thức:
  19. 19 + Kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bị, dụng cụ gia nhiệt và các biện pháp phòng chống cháy, nổ; + Phương pháp chọn chế độ hàn, dán và điều chỉnh nhiệt hàn; + Kỹ thuật hàn, dán ống chất dẻo. - Kỹ năng: + Sử dụng thiết bị, dụng cụ gia nhiệt và phòng chống cháy, nổ; + Hàn, dán và điều chỉnh nhiệt hàn; + Cắt được các loại ống nhựa . - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Ý thức chấp hành nội quy học tập. + Tác phong và trách nhiệm đối với tập thể lớp. + Rèn luyện tính kỷ luật + Tích cực chủ động, sáng tạo 2. Phương pháp: - Kiến thức: Đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra viết (Trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận) ( 30  60 phút); - Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng của học sinh thông qua các bài tập lớn: mối hàn nhiệt khuôn và mối dán ống chất dẻo; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá thái độ qua chấp hành thời gian học tập; tính chuyên cần tỷ mỷ, ý thức rèn luyện kỷ luật, tính tích cực chủ động, kết hợp nhóm. VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy trình độ Trung cấp. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun: - Đối với giáo viên: + Sử dụng phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành; + Đối với các nội dung lý thuyết có liên quan đến kỹ năng, giáo viên cần phân tích, giải thích các thao bước thực hiện một cách rõ ràng và cụ thể; + Giáo viên cần chia thành các nhóm học sinh để thảo luận về các nội dung của bài học; + Tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, mô hình, hồ sơ thiết kế của các công trình thực tế để tăng hiệu quả dạy học. - Đối với người học: + Nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết sau mỗi bài, làm đầy đủ các bài tập. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Các loại keo dán chất dẻo; - Công dụng và cách sử dụng dụng cụ, thiết bị hàn, dán chất dẻo; - Kỹ thuật hàn, dán chất dẻo; - Hàn giáp mối ống bằng khuôn nhiệt; - Dán ống chất dẻo . 4. Tài liệu tham khảo: - Pgs.Pts. Hoàng Tùng, Pts. Nguyễn Thúc Hà, Pts. Ngô Lê Thông, Ks. Chu Văn Khang - Cẩm nang hàn - Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1999;
  20. 20 - Ts. Nguyễn Thúc Hà, Ts. Bùi Văn Hạnh, Ths. Võ Văn Phong - Giáo trình công nghệ hàn - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2004; - Ks. Giáp Văn Nang - Thực hành hàn cắt khí - Nhà xuất bản lao động xã hội, Năm 2006.
nguon tai.lieu . vn