Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 3 NƯỚC, CACBOHYDRATE, LIPID, PROTEIN, KHOÁNG VÀ VITAMIN MH34-03 Giới thiệu: nội dung Chương 3 cung cấp kiến thức cơ bản về vai trò, nguồn gốc của các chất dinh dưỡng. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về vai trò, nguồn gốc của các chất dinh dưỡng - Kỹ năng: Phân biệt được các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; Vận hành được các trang thiết bị trong quá trình phân tích dinh dưỡng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với công việc, có khả năng tự học. 1. Nước 1. 1. Tính chất và chức năng của nước Vai trò của nước trong sự sống Tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn: Các dịch tiêu hóa đều có chứa nước, nước bọt và dịch vị có tới 98% nước. Nhờ có nước mà các chất dinh dưỡng trong thức ăn trương phồng lên và hòa tan. Các men tiêu hóa trong môi trường nước xúc tác phản ứng thủy phân, biến các hợp chất đơn giản như đường glucose, acid amin.. hòa tan rồi hấp thu qua niêm mạc. Vận chuyển vật chất: Nước có tác động lớn đến quá trình vận chuyển và trao đổi chất. Nhờ có hệ thống tuần hoàn, nước chảy đi khắp nơi trong cơ thể và mang theo các chất dinh dưỡng để cung cấp cho các tế bào sống. Mặt khác nó cũng chở đi các chất cặn bã từ tế bào đem đi đào thải ra ngoài các cơ quan bài tiết. Nước trong vòng tuần hoàn còn mang theo các kích thích tố để điều tiết hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Thú ở lứa tuổi càng nhỏ, quá trình trao đổi chất càng mạnh thì hàm lượng nước trong cơ thể càng cao. Trong cơ thể gia súc non, hàm lượng nước rất cao và giảm dần theo lứa tuổi tăng lên (Nước trong bào thai bê: 95%, trong cơ thể bê sơ sinh: 80%, trong cơ thể bò trưởng thành: 60%). Tham gia vào những phản ứng hóa học: Ngoài nhiệm vụ là thành phần cấu tạo của tế bào cơ thể, là môi trường để tế bào hoạt động, nước còn là thành viên tham gia phản ứng hóa học. Những phản 27
  2. ứng sinh hóa học xảy ra dù trong hay ngoài tế bào cũng đều tiến hành trong dung môi là nước. Điều hòa áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể: Nhờ có tính bán thấm của màng tế bào và sự phân bố không đồng đều của các chất điện giải, các chất hòa tan bên trong và bên ngoài tế bào, nước đi vào hay đi ra tạo áp lực thẩm thấu. Quá trình cân bằng này có ý nghĩa lớn trong việc trao đổi chất của tế bào và dịch thể. Giữ thể hình sinh vật ổn định: Nước trong tế bào làm cho tế bào phồng to, nhờ vậy mà giữ được thể hình con vật. Mặt khác nước rất dễ chuyển dịch nên làm cho cơ thể có tính đàn hồi, giảm nhẹ tác dụng cơ học vào cơ thể. Sự già cỗi khô héo thực chất là quá trình mất nước của tế bào. Thú tiêu chảy hay bị stress nhiệt có thể làm cho tế bào mất nhiều nước. Làm giảm tác dụng ma sát: Giữa 2 khớp nối trong cơ thể có bao dịch khớp, nhờ loại dịch này mà khi cơ thể vận động làm giảm tác dụng ma sát. Tham gia tích cực trong quá trình điều tiết thân nhiệt: Cứ 1 gram nước trên da khi bay hơi đi thì mang theo 580 calo. Nhờ vậy mà khi cơ thể sản sinh nhiệt thặng dư được thải ra ngoài ngay khi thời tiết nóng bức, không làm gia tăng thân nhiệt. Điều này có thể quan sát rõ khi trời nóng thì thú uống nước nhiều và thải nhiều nước. Vai trò của nước trong chăn nuôi Trong chăn nuôi, nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả sản xuất trên gia súc, gia cầm. Ngoài việc liên quan đến mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất cặn bã (đã trình bày ở phần trên) thì nước còn có những ảnh hưởng trong chăn nuôi như sau: Tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi:  Thịt có tỷ lệ nước: 70 – 80 %  Sữa có tỷ lệ nước: 85%  Trứng có tỷ lệ nước: 70% 28
  3. Vai trò đối với chất lượng quầy thịt: Nước trong cơ thể tồn tại dưới hai trạng thái: trạng thái tự do và trạng thái kết hợp. Hàm lượng nước trong cơ thể ở cả hai trạng thái trên đều có ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất thịt, nước trong thịt nhiều sẽ làm thịt trở nên mềm nhão, rỉ nước làm giảm chất lượng thịt.  Trạng thái tự do: dễ mất mát trong quá trình chế biến thực phẩm, vì lẽ đó có một số nơi đã xem việc xác định hàm lượng nước tự do trong thịt là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thịt. Nước tự do trong thịt động vật còn chịu ảnh hưởng bởi thức ăn, nhất là kích thích tố ACTH của tuyến thượng thận có tác dụng như là một glucocorticoid giúp tăng cường tái hấp thu nước ở thận từ đó làm giữ lại nước trong thịt nhiều hơn. Cho nên khi giết thịt thú, quầy thịt trở nên mềm nhão, rĩ nước làm giảm chất lượng thịt.  Trạng thái kết hợp: là loại nước mà trong cơ thể có thể liên kết rất chặt chẽ với các hợp chất như protein, glucogen và các phosphatid (ví dụ như lecitin) hoặc choline, betain.. Nước này làm trương phồng các hợp chất nói trên tạo thành dạng keo. Loại nước này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể, nước kết hợp làm cho thịt trở nên mềm, có ý nghĩa lớn trong chế biến thịt. 1. 2. Nguồn nước cung cấp và nước bài thải Những ảnh hưởng từ chất lượng nước: Nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của heo nuôi, pH thích hợp là từ 6,8 – 7,2, quá kiềm (>8) hay quá axit (
  4. Hình 3.1: Minh hoạ Bò uống nước Nếu sử dụng nguồn nước ngầm thì phải chú trọng tới chất khoáng hòa tan trong nước, nếu hàm lượng khoáng độc quá nhiều thì không dùng để nuôi heo. Mặt khác, nước giếng cũng có thể bị ô nhiễm (thông với nguồn nước mặt) do vậy phải định kỳ kiểm tra chất lượng nước. Nước mặt hay nước ngầm bị ô nhiễm chứa nhiều vi sinh vật có hại thì có thể sử dụng hóa chất khử trùng nước để diệt mầm bệnh trước khi dùng nuôi heo. Nước mưa cũng là nguồn thiên nhiên cần quan tâm sử dụng, nhưng cũng phải chú trọng khía cạnh nhiễm vi sinh vật có hại từ bụi lẫn trong không khí nhiễm vào giọt nước mưa. Muốn sử dụng nguồn nước này cần kinh phí xây dựng bồn, bể chứa rất tốn kém. Bảng 3.1: Danh mục tiêu chuẩn của nước sạch Mức độ Đơn vị Giới hạn TT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử kiểm tính tối đa tra(*) I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ TCVN 6187 -1996 1 Màu sắc TCU 15 I (ISO 7887 -1985) Không có 2 Mùi vị Cảm quan I mùi vị lạ 30
  5. 3 Độ đục NTU 5 TCVN 6184 -1996 I 6.0- 4 pH TCVN 6194 - 1996 I 8.5(**) 5 Độ cứng mg/l 350 TCVN 6224 -1996 I Amoni (tính theo TCVN 5988 -1995 6 mg/l 3 I NH4+) (ISO 5664 -1984) Nitrat (tính theo TCVN 6180 -1996 7 mg/l 50 I NO3- ) (ISO 7890 -1988) Nitrit (tính theo TCVN 6178 -1996 8 mg/l 3 I NO2- ) (ISO 6777 -1984) TCVN 6194 -1996 9 Clorua mg/l 300 I (ISO 9297 -1989) TCVN 6182-1996 10 Asen mg/l 0.05 I (ISO 6595-1982) TCVN 6177 -1996 11 Sắt mg/l 0.5 I (ISO 6332 -1988) Thường quy kỹ thuật Độ ô-xy hoá theo của Viện Y học lao 12 mg/l 4 I KMnO4 động và Vệ sinh môi trường Tổng số chất rắn TCVN 6053 -1995 13 mg/l 1200 II hoà tan (TDS) (ISO 9696 -1992) TCVN 6193-1996 14 Đồng mg/l 2 II (ISO 8288 -1986) TCVN 6181 -1996 15 Xianua mg/l 0.07 II (ISO 6703 -1984) TCVN 6195-1996 16 Florua mg/l 1.5 II (ISO 10359 -1992) 31
  6. TCVN 6193 -1996 17 Chì mg/l 0.01 II (ISO 8286 -1986) TCVN 6002 -1995 18 Mangan mg/l 0.5 II (ISO 6333 -1986) TCVN 5991 -1995 (ISO 5666/1 - 19 Thuỷ ngân mg/l 0.001 II 1983 ISO 5666/3 - 1989) TCVN 6193 -1996 20 Kẽm mg/l 3 II (ISO 8288 -1989) II. Vi sinh vật vi khuẩn TCVN 6187 - 1996 21 Coliform tổng số 50 I /100ml (ISO 9308 - 1990) E. coli hoặc vi khuẩn TCVN 6187 - 1996 22 0 I Coliform chịu nhiệt /100ml (ISO 9308 -1990) Nguồn: Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y Tế 1329/2002/BYT/QĐ Chú thích: (*) Mức độ kiểm tra: a) Mức độ I: Bao gồm những chỉ tiêu phải được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và kiểm tra ít nhất sáu tháng một lần. Đây là những chỉ tiêu chịu sự biến động của thời tiết và các cơ quan cấp nước cũng như các đơn vị y tế chức năng ở các tuyến thực hiện được. Việc kiểm tra chất lượng nước theo các chỉ tiêu này giúp cho việc theo dõi quá trình xử lý nước của trạm cấp nước và sự thay đổi chất lượng nước của các hình thức cấp nước hộ gia đình để có biện pháp khắc phục kịp thời. b) Mức độ II: Bao gồm các chỉ tiêu cần trang thiết bị hiện đại để kiểm tra và ít biến động theo thời tiết. Những chỉ tiêu này được kiểm tra khi:  Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng.  Nguồn nước được khai thác tại vùng có nguy cơ ô nhiễm các thành phần tương ứng hoặc do có sẵn trong thiên nhiên.  Khi kết quả thanh tra vệ sinh nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.  Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước.  Khi có nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm do các thành phần nêu trong bảng tiêu chuẩn này gây ra.  Các yêu cầu đặc biệt khác. (**) Riêng đối với chỉ tiêu pH: giới hạn cho phép được quy định trong khoảng từ 6,0 đến 8,0. 32
  7. 1.3. Ảnh hưởng của sự thiếu nước và nhu cầu nước Những ảnh hưởng từ số lượng nước: Cần cung cấp đầy đủ và kịp thời nước cho thú. Nếu thiếu nước thú sẽ bị táo bón, các độc tố chậm thải ra ngoài gây hại cho cơ thể. Trung bình một ngày đêm mỗi đầu heo cần 50 lít nước cho các nhu cầu ăn uống tắm rửa chuồng, nhu cầu này thay đổi theo khí hậu thời tiết, thiết bị cung cấp nước. Đặc biệt, heo có tập quán vừa ăn vừa uống, vừa tắm vừa uống do vậy khó tách biệt nước dùng cho ăn uống với nước làm vệ sinh chuồng. Đó cũng là điểm bất lợi trong việc bố trí bể tắm trong chuồng. Bảng 3.2: Tổng hợp nhu cầu nước uống hàng ngày của heo nuôi Loại heo Ăn hạn chế hoặc tự do Nhu cầu nước uống (lít/con/ngày) Heo con theo mẹ Cho ăn thức ăn tập ăn 0, 046 lít Heo con cai sữa Cho ăn tự do, sau cai sữa 0, 49 lít 3 tuần Cho ăn tự do, sau cai sữa 0, 89 lít 5 tuần Cho ăn tự do, sau cai sữa 1, 46 lít 6 tuần Heo choai đến Ăn hạn chế 10-15 lít xuất chuồng Ăn tự do 10-12 lít Nái chửa Ăn hạn chế 18-20 lít Nái nuôi con Ăn tự do 25-40 lít Đực giống Ăn hạn chế 15-20 lít Nguồn: Tiến sĩ Trần Duy Khanh Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nước của vật nuôi: - Nhiệt độ môi trường + Nhu cầu nước tăng khi nhiệt độ môi trường tăng: 33
  8. Ví dụ: Với bò khi nhiệt độ môi trường là 240C cần cung cấp 3 kg nước/kg VCK khẩu phần, ở 26- 270C là 5,2 kg nước/kg VCK khẩu phần và ở 32 0C là 7,3 kg nước/kg VCK khẩu phần. + Nhiệt độ nước ảnh hưởng tới nhu cầu nước của con vật: khi nhiệt độ của nước tăng lên > 320C thì nhu cầu của con vật sẽ giảm dần ngược lại khi nhiệt độ nước giảm thấp thì con vật cũng giảm uống nước. - Khả năng sản xuất của con vật + Con vật có khả năng sản xuất lớn thì nhu cầu nước sẽ lớn hơn con vật thấp sản. Ví dụ: bò sữa nhu cầu nhiều nước hơn là bò thịt do nhu cầu nước để con vật sản ra một lượng sữa nhất định trong ngày + Con vật non nhu cầu nước cao hơn con vật trưởng thành (tính theo kg khối lượng cơ thể) - Lượng thức ăn con vật ăn vào Có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhu cầu nước của gia súc với lượng vật chất khô ăn vào. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng để đảm bảo cho quá ttrình tiêu hoá hấp thu xẩy ra bình thường và để đảm bảo sức khoẻ và sức sản xuất của bò thì cứ 1kg vật chất khô của khẩu phần cần cung cấp cho bò 1 lượng nước như sau: Bò đang sinh trưởng, vỗ béo: 3,5 kg nước Bò chửa kỳ cuối: 4 – 4,5 kg Bò tiết sữa: 4,2 – 4,5 kg Đối với heo đang sinh trưởng có thể tính theo nhu cầu nước tối thiểu theo biểu thức: Y = 0,03 + 3,6x Trong đó x: là lượng thức ăn thu nhận (kg) khi khẩu phần có tỷ lệ thức ăn/ nước là 2/1. Ví dụ: Một con heo ăn 2,2 kg Y = 0,03 + 3,6 x 2,2 = 7,95 (kg) Nhu cầu nước của một số gia súc, gia cầm: Heo: 7- 8kg nước /kg VCK thức ăn ăn vào Gà: 1 – 1,5kg/kg VCK thức ăn ăn vào Ngựa, dê: 2-3kg/kg VCK thức ăn ăn vào 34
  9. Trong chăn nuôi ta phải cung cấp đầy đủ lượng nước cho con vật để đảm bảo sức khoẻ cho con vật, cho sức sản xuất cao, giảm chi phí nước, giảm ô nhiễm môi trường là điều rất cần thiết. Vậy cách tốt nhất là sử dụng vòi uống tự động cho con vật uống nước tự do. Bảng 3.3: Nhu cầu nước uống của gà Lượng nước tiêu thụ hằng ngày cho 1000 Loại gà Tuần tuổi gà (lít/ngày) 20oC 32oC Gà thịt 0-2 25 50 2-3 100 210 3-6 280 600 Gà hậu bị 10 - 20 140 220 Gà đẻ thương phẩm 200 400 400 Gà giống thịt 230 400 400 (Nguồn : https://laithieu.com.vn/che-do-dinh-duong-trong-chan-nuoi-ga-79-25.html) Hàm lượng cho phép của một số chất trong nước uống: NaCl < 1% ; SO42- < 0,1% ; NO33- < 50 mg/l; Tuyệt đối không cho con vật uống nước nhiễm nguồn bệnh và ký sinh trùng. Nước nhiễm khuẩn Nguyên nhân: Nhiễm từ phân của người và gia súc, gia cầm do hệ thống cống rãnh hố chứa chất thải thiết kế chưa tốt, xây dựng không đúng cách hoặc xây quá gần giếng nước dẫn đến các vi khuẩn gây bệnh khuếch tán vào nguồn nước gây nhiễm. Xây dựng giếng nước kém chất lượng: nước cũ và giếng cạn, giữ gìn bảo quản giếng không tốt. Hệ thống thoát nước bề mặt không phù hợp dẫn đến nước thải nhiễm vào giếng. Hồ chứa nước uống cho heo không bảo đảm vệ sinh. Cách xử lý nước bị nhiễm khuẩn Sử dụng Chlorine hoặc các chất sát trùng khác cộng với việc vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng nước uống là một phương pháp hiệu quả để xử lý nước bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, liều lượng chất sát trùng cho vào để xử lý phải phù hợp với mức cho phép, nên kiểm tra lại trước khi cho heo uống và hóa chất sử dụng phải nằm trong danh mục cho phép sử dụng tại Việt Nam. 35
  10. Đối với nước có mức độ nhiễm khuẩn quá cao thì không nên sử dụng chất sát trùng để xử lý vì không hiệu quả. Phương pháp hợp lý là loại bỏ các nguồn gây nhiễm, nếu vẫn không thể thực hiện được thì tốt nhất là xây dựng một giếng mới tốt hơn. (Nguồn: http://www.vetshop.com.vn/2013/07/tam-quan-trong-cua-nuoc-trong-su-song.html) 2. Cacbohydrate 2.1. Phân phoại cacbohydrate - Cacbohydrate là vật chất hữu cơ không chứa nitơ. Trong sản phầm thực vật thường chiếm một tỷ lệ rất lớn từ 60 –80% nhưng trong thức ăn động vật lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1-2% so với vật chất khô. Gluxit đi vào đường tiêu hoá nhờ các men phân giải thành gluco và được hấp thu vào máu một phần đốt cháy cung cấp năng lượng cho cơ thể (nhờ có chu trình Crep bên trong tế bào) phần còn lại được cơ thể tổng hợp thành glycozen dự trữ tại gan, phần thừa còn lại được dự trữ dưới dạng mỡ. Trong sản phẩm động vật gluxit có nhiều trong sữa là lacto. Gluxit là vật chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho động vật. Căn cứ vào cấu tạo mạch cacbon mà người ta chi ra làm 2 nhóm lớn Đường đơn - Saccarit là đường có số nguyên tử C < 24: Đường đôi Hecxozan (C6H10O5)n: tinh bột, detrin, cenlulose Polisaccarit: đường có C > 24: Pentoza (C5H10O5) Heteropolisacatit: lignin, axit hữu cơ Saccarit - Đường đơn hay còn gọi là monosacarit chúng có 2 loại là hexoza là đường chứa 6 nguyên tử C (gồm có glucoza, fructoza, galactoza, manoza) và pentoza là đường 5 C gồm dezoxiriboza, riboza.... - Đường đôi là đường có 12 nguyên tử C chúng gồm có các đường sau: sacaroza, maltoza, lactoza, xelobioza Ngoài ra còn có các loại đường: đường ba, đường bốn C * Đường đơn + D - Glucoza Vị trí: - Trong sản phẩm thực vật: thường trong các quả ngọt, thực vật, mật ong 36
  11. - Trong động vật: trong máu thường không quá 0,1 – 0,2% +Vai trò: - Cung cấp 50% năng lượng cho cơ thể - Chống xeton huyết, là đường khử mạnh. * Đường đôi: Sacaroza: Thường có nhiều trong thực vật như có nhiều trong mía, củ cải đường; Trong động vật không tồn tại ở dạng tự do; có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể động vật + Lactoza: Là đường duy nhất được tạo ra từ sản phẩm sữa của động vật có vú, có vai trò cung cấp năng lượng cho động vật non + Maltoza: Maltoza Thường ít gặp ở dạng tự do. Là đường sinh ra do quá trình thuỷ phân tinh bột hoặc glycogen dưới tác dụng của enzym hoặc axit loãng. Ngoài ra còn có trong mầm hạt lúa. Có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể động vật. Polisaccarit - Hecxozan có công thức chung (C6H10O5)n gồm có tinh bột, detrin, cenlulose... - Pentoza có công thức chung là (C5H10O5)n - Heteropolisacatit chủ yếu là các chất nhầy thực vật và nhựa tự nhiên ...ngoài ra còn có một số polisacarit khác như lignin, axit hữu cơ. 2.2. Cacbohydrate của thức ăn Tinh bột Là một glucan có mặt ở nhiều loại cây trồng. Chúng tích luỹ chủ yếu ở hạt như: lúa, bắp, mì…ở quả như táo, chuối…ở củ như khoai lang, khoai mì…Trong quả chín thì tinh bột được chuyển hoá thành đường. Trong tế bào thực vật tinh bột là nguyên liệu dự trữ đặc biệt trong hạt, củ, quả, nó có thể chiếm từ 60 – 80% VCK; trong lá, thân chiếm một tỷ lệ rất ít
  12. thức ăn là do ở ruột non, tinh bột được phân giải triệt để thành đường đơn glucoza. Nó được hấp thu trực tiếp qua vách ruột. Đối với động vật nhai lại: tỷ lệ tinh bột trong khẩu phần cao ảnh hưởng tới tiêu hoá xơ và các chất khác. Nguyên nhân khiến tỷ lệ tiêu hoá giảm là do khi ăn nhiều tinh bột thì vi sinh vật phân huỷ tinh bột có điều kiện phát triển mạnh ức chế hoạt động của nhóm vi sinh vật phân huỷ chất xơ và các chất khác. Trong khẩu phần của gia súc tiết sữa không nên bổ sung quá 25% tinh bột vì hàm lượng cao sẽ làm giảm tỷ lệ mỡ sữa. Để đảm bảo quá trình lên men bình thường trong dạ cỏ và để cung cấp năng lượng cho con vật thì vẫn phải bổ sung cho con vật một lượng nhất định từ 10 đến 40% tuỳ thuộc vào năng suất của vật nuôi. Vai trò của tinh bột: + Cung cấp năng lượng cho động vật + Góp phần cấu tạo nên các tổ chức tế bào của cơ thể như glucolipit trong tổ chức của hệ thần kinh. Chất xơ: Trong chất xơ bao gồm celluloza, pentoza, lignin, pectin, xuverin, chất xơ có ở thực vật. Thành phần và hàm lượng của chất xơ phụ thuộc vào tuổi của thực vật. Khi cây còn non chất xơ chủ yếu là celluloza, khi trưởng thành thì hàm lượng lignin và pentoza tăng lên. Hàm lượng chất xơ có nhiều nhất trong rơm, rạ, cỏ khô, chiếm từ 20 – 45% VCK, trong các loại củ chiếm từ 0,4 – 4%, VCK hàm lượng chất xơ càng tăng trong thức ăn thì giá trị dinh dưỡng càng giảm. Celluloza là thành phần cơ bản của thực vật, nó cấu tạo nên vách tế bào thực vật. Trong phân tử celuloza có 6 nguyên tử cacbon ở vị trí trans khiến cho celluloza có cấu tạo thành từng lớp sợi nhỏ, liên kết với nhau thành từng bó. Nhờ cấu trúc này mà celluloza không tan trong nước và bền với các men tiêu hoá. Tuy nhiên chúng lại dễ bị nấm mốc và vi sinh vật phân giải. Đối với động vật nhai lại chất xơ có vai trò rất lớn, nó là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể động vật. Trong xơ thì celluloza đóng vai trò hết sức quan trọng đối với động vật nhai lại, ngựa. Trong cây thức ăn xanh nó thường chiếm 30-35% VCK. Sau khi ăn thức ăn xanh có celluloza dưới tác động của men celluloza, cellobiaza của hệ vi sinh vật dạ cỏ của động vật nhai lại và ngựa thì xelluloza đựơc phân giải thành các glucoza và celobioza. Các đường này tiếp tục bị phân giải thành các axit béo bay hơi và được hấp thu qua vách dạ cỏ. 38
  13. Vai trò của chất xơ: + Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng đối với động vật nhai lại. + Làm tăng thể tích của thức ăn, làm cho quá trình tiêu hoá các chất được diễn ra một cách bình thường. + Làm giảm quá trình thối rữa trong đường tiêu hoá. + Tạo khuân phân. Ví dụ: Gà nhờ có chất xơ mà tiêu hoá chậm đi, nếu không con vật ăn xong sẽ đào thải nhanh. Vì theo đặc điểm tiêu hoá của dạ dầy thì tốc độ chuyển dịch thức ăn từ dạ dày xuống ruột phụ thuộc vào nhiều nhân tố: độ cứng, phản ứng và áp xuất thẩm thấu của thức ăn, mức độ chứa của ruột. thức ăn lỏng chuyển xuống ruột nhanh, thức ăn tinh nhanh hơn thức ăn thô… Đối với động vật dạ dày đơn và gia cầm thì vai trò cung cấp năng lượng của chất xơ là rất thấp, chỉ xẩy ra ở ruột già nhưng không đáng kể. Tuy nhiên cũng cần cung cấp một lượng nhất định cho chúng để làm tăng nhu động của hệ thống tiêu hoá. Tỷ lệ xơ trong thức ăn gia súc, gia cầm: Các loài khác nhau thì có nhu cầu về chất xơ là khác nhau. Heo con, gia cầm: 2 - 4% Heo nái 18%, heo choai: 3 - 8% Động vật nhai lại: 20 – 30 % Chú ý: Không nên cung cấp chất xơ quá nhiều vào trong khẩu phần thức ăn của vật nuôi, vì làm giảm tính ngon miệng của con vật dẫn đến giảm khả năng thu nhận thức ăn. Đường: - Đặc điểm tiêu hoá đường: + Đối với động vật dạ dày đơn thì quá trình hấp thu xảy ra hoàn toàn. + Đối với động vật dạ dày kép thì saccarit phải trải qua quá trình lên men phân giải và được hấp thu dưới dạng acid béo bay hơi cấp thấp. - Nếu thiếu thì giảm tính ngon miệng nhưng nhiều quá thì ảnh hưởng tới tiêu hoá các chất dinh dưỡng khác; động vật trưởng thành yêu cầu từ 2-4% VCK khẩu phần; Động vật non 20 – 25% VCK khẩu phần. 39
  14. Chú ý: + Đối với gia súc nhai lại non mới sinh sử dụng tốt nhất là đường lactoza, glucoza và galactoza còn các đường đôi trở lên hầu như chúng không tiêu hoá được. + Đối với heo và gia cầm thì chúng sử dụng được hầu hết các loại đường từ khi mới sinh. 3. Lipid 3.1. Chức năng của chất béo Trong sản phẩm của động vật và thực vật lipit được chia thành 2 loại là lipit đơn giản và lipit phức tạp. Bảng 3.4 Phân loại lipid Lipit đơn giản: Thường gồm glyxerin và acid béo cấu tạo nên, chiếm 70- 80% trong lipit động vật và 80- 90% trong lipit thực vật, trong phân tử có từ 1 đến 3 acid béo tham gia cấu trúc phân tử mỡ. Acid béo: Hiện nay người ta phát hiện trên 600 acid béo trong tự nhiên nhưng trong thực vật ta thường gặp 16 acid béo và chia làm 2 loại no và không no. Trong dầu thực vật acid béo không no chiếm từ 65- 85%. Còn trong mỡ động vật chiếm ít hơn (trừ trong mỡ cá có tỷ lệ cao từ 80 – 90%). Người ta dựa vào đặc điểm không no của acid béo để xác định chúng thông qua chỉ số Iod, chỉ 40
  15. số này càng cao thì chứng tỏ mỡ càng chứa nhiều acid béo không no. Chỉ số này được tính bằng số gam iod liên kết trong 100g mỡ. Cùng với sự phát triển người ta còn xác định được vai trò của các acid béo không thể thay thế được như: linoleic, linolenoic, arakidoic, khi thiếu chúng thì gia súc non sẽ giảm sinh trưởng, có sự thay đổi về da, ảnh hưởng tới sinh dục gia súc cái...Những sự rối loạn đó sẽ được khắc phục nếu chúng ta bổ sung các acid béo nói trên. Các acid béo này thường có trong dầu thực vật nhiều còn trong động vật tỷ lệ này thường chiếm rất thấp. Bảng 3.5: Tỷ lệ axit béo không no và không thay thế được ở một số loại mỡ Tỷ lệ trong tổng số mỡ Nguồn gốc mỡ Axit béo không no Axit béo không thay thế Mỡ động vật Mỡ bò cái 20 - 45 3-5 Mỡ bò thịt 40 - 45 3-6 Mỡ cừu 36 - 47 3-7 Mỡ gà mái 55 - 65 17 - 22 Mỡ heo 50 - 60 12 - 18 Dầu cá 85 - 95 75 - 80 Dầu thực vật Dầu lạc 65 - 70 20 - 25 Dầu bông 70 - 75 42 - 45 Dầu hướng dương 80 - 90 45 - 50 Dầu bắp 80 - 85 50 - 52 Dầu đỗ tương 80 - 85 55 - 60 Lipit phức tạp *Photphatit (Photpholipit) - Gọi là photphatit vì trong phân tử chứa axit photphoric, thường chiếm 2 – 15% trong lipit thực vật và 20 – 30% trong lipit động vật. - Được chia làm 3 loại: Glixerophotphatit, inozitphotphatit và stringozitphotphatit. 41
  16. - Trong thức ăn người ta chú ý hơn cả là: Glixerophotphatit và trong nó người ta chú ý nhất là lexitin vì nó xuất hiện trong hầu hết các lipit động vật và thức vật. Thiếu lexitin sẽ dẫn tới thoái hoá mỡ gan. Nguồn bổ sung lexitin: có thể bổ sung thông qua methionin và cholin vào thức ăn để cơ thể tự tổng hợp ra lexitin. * Steroit - Đại diện quan trọng là cholesterol và ergosterol - Cholesterin: Vị trí: thường nằm trong cơ thể động vật như trong máu, gan, mô thần kinh, trong mỡ. Vai trò: tạo hormone sinh dục, a.mật, vitamin ... - Ergosterin: Vị trí: Thường có nhiều trong thực vật và cơ thể vi sinh vật, có nhiều trong men bia và nấm mốc. Vai trò: tạo vitamin D2 dưới tác dụng của tia cực tím hay ánh sáng mặt trời. - Ngoài các lipid phức tạp trên còn có các glicolipit, kartinoid, dầu thơm thực vật.... Vai trò của lipit: - Là thành phần không thể thay thế được tham gia cấu tạo nên cơ thể động vật, cấu tạo nên màng tế bào, hồng cầu, thần kinh... - Vai trò năng lượng: Trong các hợp chất hữu cơ thì lipit có giá trị năng lượng cao nhất trên một đơn vị khối lượng và cao hơn gluxit 2,25 lần. - Vai trò tạo thể hình con vật: - Vai trò là nguyên liệu tạo các hormone, vitamin và hoà tan một số vitamin tan trong dầu mỡ - Bảo vệ cơ thể - Cung cấp nước cho cơ thể * Yêu cầu đặt ra ở đây là phải cung cấp đầy đủ để đảm bảo tính ngon miệng không gây hại cho con vật và đỡ lãng phí. 3.2. Tác dụng của chất béo trong khẩu phần Nhu cầu của động vật đối với lipit 42
  17. Trong thức ăn hàm lượng lipit dao động trong diện rộng, trong hạt nhiều hơn thân và lá, trong củ quả, gốc rễ hầu như không có lipit Tỷ lệ một số lipit trong thức ăn so với VCK: Bắp từ 5-6%, ngũ cốc 2-3%, Hạt có dầu như lạc, đậu tương thường từ 2 – 40%, cơ thể động vật thường từ 3 – 40% tuỳ theo loài, tuổi và độ béo. Nhu cầu lipit của động vật dạ dày đơn Heo 1-1,5% lipit trong khẩu phần, gà đẻ 3-5%, gà thịt > 2% nếu thiếu trong khẩu phần ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm. Khả năng tiêu hoá mỡ chủ yếu phụ thuộc vào mạch carbon của acid béo và độ nóng chẩy của mỡ. Mạch dài, độ nóng chẩy cao thì khả năng tiêu hoá thấp và ngược lại. Tuy nhiên trong chăn nuôi thì ta không nên cho ăn nhiều lipit dễ tiêu, vì có lợi trong tiêu hoá của con vật nhưng sẽ gây chất lượng sản phấm kém hấp dẫn. Do mỡ tạo thành trong cơ thể đông vật có đặc tính nếu mỡ được tạo từ lipit thức ăn nào thì nó mang đặc tính mỡ của thức ăn đó, còn nếu mỡ tạo từ tinh bột, đường do động vật ăn vào thì nó tổng hợp nên mỡ mang đặc tính của loài. Khi cho con vật ăn mỡ động vật thì con vật có mỡ mang đặc tính của mỡ động vật đó. Tuy nhiên nếu cho ăn quá nhiều thì ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của con vật và gây rối loạn tiêu hoá, nếu cho ăn ít thì giảm tính ngon miệng. Nhu cầu lipit của động vật dạ dày kép. - Nhu cầu đối với động vật tiết sữa, đối với động vật sản xuất sữa thì hằng ngày nó phải thải ra ngoài theo đường sữa một lượng lớn lipit vì vậy phải đảm bảo cung cấp đầy lipit cho chúng. Ví dụ: Bò sữa cần cung cấp 2-4% mỡ thô so với VCK của khẩu phần - Tiêu hoá lipit ở dạ cỏ: khi lipit vào dạ cỏ của động vật nhai lại nó sẽ bị vi sinh vật dạ cỏ phân huỷ thành glyxerin và acid béo. Glyxerin tiếp tục được chuyển thành acid béo bay hơi, còn acid béo không no thì chuyển thành no. vi sinh vật ở đây tổng hợp lipit rất tích cực vì vậy khi đến dạ dày thật thì mỡ được tăng cả về chất lượng và số lượng. - Mỡ thức ăn còn ảnh hưởng tới chất lượng mỡ sữa - Do khả năng tiêu hoá mỡ của vi sinh vật dạ cỏ rất hạn chế vì vậy nếu nhiều mỡ sẽ dẫn đến cản trở tiêu hoá, làm giảm thu nhận thức ăn. Tuy nhiên thức ăn cho động vật nhai lại tỷ lệ xơ cao, tỷ lệ mỡ thấp nên không chịu ảnh hưởng của yếu tố này. 43
  18. Chất béo bị oxy hóa có tác dụng bất lợi nào khác không? Heo ăn chất béo bị oxy hóa sẽ làm giảm tình trạng chống oxy hóa, có thể dẫn đến stress oxy hóa. Hơn nữa, quá trình oxy hóa lipid đã được chứng minh là làm giảm hàm lượng năng lượng và khả năng tiêu hóa chất béo, làm thay đổi chuyển hóa lipid, và có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột non. Cho ăn chất béo bị oxy hóa có thể làm giảm chức năng miễn dịch và tăng tỷ lệ chết. Cuối cùng, việc tiếp xúc với các vitamin tan trong chất béo (ví dụ: vitamin A, D và E) đối với các điều kiện oxy hóa làm giảm nồng độ và hoạt động của chúng trong các premix và khẩu phần ăn. Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid? Cần cân nhắc về việc sử dụng các chất chống oxy hóa tổng hợp hiện hữu trên thị trường để ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid. Các chất chống oxy hóa phổ biến được thêm vào chất béo, dầu và các nguyên liệu thức ăn giàu lipid khác bao gồm ethoxyquin, TBHQ, propyl gallate, BHA và BHT. Các bể chứa chất béo tại các nhà máy thức ăn nên được làm sạch, ít nhất là hàng quý, để loại bỏ cả cặn oxy hóa và chất oxy hóa tích tụ ở đáy bể. Ngăn chặn việc tiếp xúc kéo dài giữa các nguyên liệu và khẩu phần chứa hàm lượng lipit cao với nhiệt độ cao, không khí và độ ẩm bằng cách giảm thiểu thời gian lưu trữ và tồn kho. (Nguồn: https://www.ecovet.com.vn/chat-beo-trong-khau-phan-an-va-qua- trinh-oxy-hoa-tech-1334.aspx) 4 . Protein 4. 1. Phân loại protein trong thức ăn gia súc - Protein hay còn gọi là chất đạm là chất cần thiết nhất trong mọi sinh vật và thực vật với vai trò tham gia vào thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào sống. Ngoài cấu trúc cơ thể, protein còn tham gia vào các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao như enzyme, hormone để điều khiển quá trình trao đổi chất và quá trình sống, đồng thời tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể như tế bào bạch huyết, kháng thể… Protein còn đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, tạo tinh trùng và trứng. * Protit là thành phần cơ bản của Protein: trong thực vật protit chiếm từ 60 – 90% còn trong động vật có thể chiếm tới 100% vì thế coi khái niệm protein và protit là đồng nhất. 44
  19. Thành phần hoá học của protit Carbon 52% Nitơ 16% Oxy 7% Lưu huỳnh 2% Hydro 23% Phốt pho 0,6% Các nguyên tố khác 0,05% Phân tử protit được xây dựng bởi các acid amin nhờ cách sắp xếp và số lượng các acid amin tham gia vào để tạo thành các protit khác nhau. 4.2. Acid amin Hiện nay theo tài liệu mới nhất trên thế giới đã phát hiện được trên 200 acid amin khác nhau, nhưng chỉ có 20 – 22 acid amin tham gia chủ yếu vào việc cấu tạo protein. Căn cứ vào khả năng tổng hợp Acid amin của cơ thể và theo yêu cầu của cơ thể, người ta chia ra 2 loại Acid amin: thay thế được và không thay thế dược + Acid amin không thay thế được (thiết yếu): là những Acid amin mà cơ thể động vật không tự tổng hợp được hoặc không thể tạo bằng cách chuyển hoá từ Acid amin khác. Động vật buộc phải lấy các Acid amin đó từ thức ăn. Acid amin không thay thế được gồm: Lizin, methyonin, tryptophan, histidin, phenylalanin, leuxin, izoleuxin, threonin, arginin, valin, glyxin. + Acid amin thay thế được (không thết yếu): là những Acid amin mà cơ thể động vật có thể tự tổng hợp được hoặc tạo ra bằng cách chuyển hoá từ các Acid amin khác. Acid amin có thể thay thế được: alanin, asparagin, prolin, cerin, ornitin, acid glutamic, acid aminsparaginic; acid amin bán thay thế: sistein, sistin, tirosin. Trong protein thực vật thường thiếu một hoặc nhiều acid amin thiết yếu (trong proein thực vật hàm lượng một số acid amin thiết yếu thường thấp hơn so với nhu cầu của vật nuôi). Trong động vật có đủ acid amin thiết yếu. Tuỳ theo tuổi và loài động vật mà số lượng các acid amin không thay thế được nói trên có thể khác nhau. Riêng đối với động vật nhai lại thì các acid amin thiết yếu được tổng hợp bởi VSV trong dạ cỏ vì thế chúng không phụ thuộc nhiều vào hàm lượng các acid amin cung cấp từ thức ăn. Trong các loại thức ăn thực vật hàm lượng lyzin, methionin, triptophan thường thấp hơn nhiều so với nhu cầu của vật nuôi nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn đối với vật nuôi, người ta gọi các acid amin này là 45
  20. acid amin đặc biết không thay thế. Trong thức ăn động vật thì các acid amin này tương đối đầy đủ và cân đối, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của con vật. * Vai trò của acid amin và protein + Tạo các enzyme nhờ đó mà tốc độ phản ứng hoá học trong cơ thể nâng lên hàng ngàn tỷ lần. + Thực hiện chức năng vận chuyển và dự trữ : Hemoglobin + Tham gia bảo vệ cơ thể như bạch cầu và tạo độ bền cho da + Tham gia vào vận động (cơ), các quá trình thông tin như protein thị giác, thần kinh - Protein tham gia vào tạo tế bào cơ thể (mô cơ) và các chất sinh học khác - Thực hiện chức năng phân giải cho ra năng lượng (1g protein cho 4Kcal năng lượng trao đổi) Hình 3.2: Minh hoạ về acid amin giới hạn 4.3. Sử dụng Acid amin và đạm phi protein Hai hay nhiều acid amin nối với nhau bởi cầu nối peptit được gọi là protit. Protit được cấu tạo bởi 2 acid amin gọi là dipeptit, bởi 3 gọi là tripeptit, từ 4–10 gọi là poligopeptit, lớn hơn 10 gọi là Polipeptit. Căn cứ vào cầu nối thẳng hay tạo thành các mắt xích uấn cong mà ta có cấu tạo hình cầu hay hình phiến của các phân tử protit. + Protit đơn giản: là loại khi thuỷ phân chỉ cho ra các Acid amin Ví dụ: Thực vật là: gluten, prolamin; Động vật là: protamin, histon, albumin + Protit phức tạp: khi thuỷ phân ngoài các Acid amin còn cho ra các vật chất khác như hydratcacbon, axit photphoric, axit nucleic… Ví dụ: Glucoproteit thường gặp ở cơ thể động vật ở sụn, xương, chất nhầy muxin; photphoproteit; lipoproteit, nucleoproteit… 46
nguon tai.lieu . vn