Xem mẫu

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: ĐÀN TRANH 2 NGÀNH: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG Lào Cai, năm 2019 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Tiếp theo Chương trình Giáo trình Đàn Tranh 1, Giáo trình Đàn Tranh 2 tiếp tục củng cố, nâng cao kỹ năng tay phải, đồng thời bổ sung kỹ thuật tay trái đó là các kỹ thuật (ngón) - Ngón Vỗ - Ngón Láy Trong Giáo trình Đàn Tranh 2 này, người học sẽ áp dụng các kỹ thuật đã học để diễn tấu các bài dân ca, các ca khúc chuyển soạn Đàn Tranh. Mục tiêu chính của Đàn Tranh 2 là người học thực hiện chính xác và chắc chắn các kỹ thuật cơ bản. Do vậy không nên nóng vội, nhảy qua các giai đoạn Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Bùi Hương Thảo 2
  3. MỤC LỤC Bài 1. Những kỹ thuật cơ bản của tay trái .......................................................................5 1. Ngón vỗ ....................................................................................................................5 1.1. Lý thuyết ............................................................................................................5 1.2 Thực hành ...........................................................................................................5 2. Ngón nhún (láy) .......................................................................................................6 2.1 Lý thuyết .............................................................................................................6 2.2. Thực hành ..........................................................................................................6 Bài 2. Ứng dụng các kỹ thuật trong diễn tấu các bài dân ca ...........................................7 1. Lý thuyết ..................................................................................................................7 2. Thực hành .................................................................................................................7 Bài 3. Ứng dụng các kỹ thuật trong diễn tấu các bài ca khúc thiếu nhi chuyển soạn cho đàn Tranh .........................................................................................................................9 1. Lý thuyết ..................................................................................................................9 2. Thực hành .................................................................................................................9 3. Hướng dẫn tự học ...................................................................................................10 PHỤ LỤC ......................................................................................................................11 I. Bài tập kỹ thuật .......................................................................................................11 Bài tập số 1 (Kỹ thuật quãng tám) ..........................................................................11 Bài tập số 2 (Kỹ thuật quãng tám , song thanh) ....................................................11 Bài tập số 3 (quãng tám & Á) .................................................................................11 Bài tập số 4 (Quãng tám & song thanh) .................................................................12 Bài tập số 5 (Quãng tám & song thanh) .................................................................12 Bài tập số 5 (Á & song thanh- Hợ âm 3,4) ............................................................. 12 Bài tập số 6 (Kỹ thuật rung) ...................................................................................13 Bài tập số 7 (Kỹ thuật rung) ...................................................................................13 Bài tập số 8 (Kỹ thuật ngón vỗ) ..............................................................................13 Bài tập số 9 (Kỹ thuật ngón nhún - láy) .................................................................14 Bài tập số 10 (Ngón láy) .........................................................................................14 2. Tác phẩm chuyển soạn........................................................................................15 Bài: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ - Phạm Tuyên ..................................................15 Bài: Làng em tươi xanh .......................................................................................... 15 Bài: Ra vườn hoa -Văn Tân- KT quãng tám .......................................................... 15 3. Dân ca ................................................................................................................16 Bài: Cây trúc xinh – Dân ca Quan họ .....................................................................16 Bài: Bèo dạt mây trôi – Dân ca Quan họ ................................................................ 17 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Đàn Tranh 2 I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Đàn Tranh 2 là học phần thứ 2 trong 6 học phần cơ bản trong chương trình đào tạo hệ trung cấp âm nhạc - chuyên ngành Đàn Tranh . Học phần nghiên cứu về cấu trúc và những kỹ thuật cơ bản về Đàn Tranh trong âm nhạc - Tính chất: Là một trong những môn chuyên ngành đào tạo Âm nhạc hệ 3 năm. II. Mục tiêu môn học - Về kiến thức:Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ thuật cơ bản về nhạc cụ Đàn Tranh trong ngành âm nhạc. - Về kỹ năng: Học sinh nhận biết và diễn tấu được từng bản nhạc khác nhau trong âm nhạc - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Rèn luyên cho học sinh ý thức tôn trọng và có nhận thức đúng đắn về ngành nghề âm nhạc. + Có tinh thần tập luyện nghiêm túc, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần hợp tác. 4
  5. Bài 1. Những kỹ thuật cơ bản của tay trái Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng - Kiến thức: Trình bày được kỹ thuật ngón vỗ láy. - Kỹ năng: Diễn tấu được ký thuật cơ bản ngón rung, vỗ, láy. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học và thực hành ngoài giờ Nội dung chính: 1. Ngón vỗ 1.1. Lý thuyết Có hai loại vỗ - Vỗ đồng thời: tức là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ sẽ nghe thấy hai âm: một âm phụ cao hơn nửa cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính (âm phụ do ngón tay trái vỗ tạo nên). - Vỗ sau: tay phải gảy dây xong, tay trái mới vỗ lên dây, như vậy sẽ nghe thấy 3 âm luyến: âm thứ nhất do tay phải gảy lên dây, âm thứ hai do ngón vỗ tạo nên, âm này cao hơn âm thứ nhất khoảng nửa cung hoặc 1 cung tiếp đó là âm thứ ba do ngón tay vỗ xong nhấc lên ngay, dây đàn được trở lại trạng thái cũ, âm thanh còn lại vang lên theo độ căng của dây đó lúc đầu. - Ngón vỗ đồng thời (ky hiệu V): yêu cầu tiếng vỗ hoẻ mạnh, dứt khoát, tiếng vang cùng tay gảy. - Ngón vỗ sau: (ký hiệu ˄) Gảy rồi mới vỗ, tiếng vỗ nghe mềm mại, tình cảm hơn. - Mô hình, ký hiệu 1.2 Thực hành Bước 1: Kiểm tra lại dây đàn 5
  6. Bước 2. Gảy từng dây cho vang đều Bước 3. Gảy các dây khác nhau theo nhịp phách Bài tập luyện: bài số 8 2. Ngón nhún (láy) 2.1 Lý thuyết - Ngón nhún: là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc. Ngón tay nhún tạo thành những làn sóng có giao động lớn hơn ở ngón rung, làm cho âm thanh thêm mềm mại, tình cảm sâu lắng. - Dùng ngón tay trái nhún đều êm, Ngón thường dùng trong nhạc Phong cách Huế. - Mô hình, ký hiệu 2.2. Thực hành Bước 1: Kiểm tra lại dây đàn Bước 2. Gảy từng dây cho vang đều Bước 3. Gảy các dây khác nhau theo nhịp phách Bài tập luyện: bài số 9, bài số 10 6
  7. Bài 2. Ứng dụng các kỹ thuật trong diễn tấu các bài dân ca Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng - Kiến thức: Trình bày kỹ thuật ngón vỗ láy - Kỹ năng: Thực hiện diễn tấu các bài dân ca. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học và thực hành ngoài giờ Nội dung chính: 1. Lý thuyết - Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, mỗi loại hình dân ca đều có màu sắc, tính chất riêng. Do vậy khi diễn tấu các bà dân ca ngoài kỹ thuật tay phải (tạo giai điệu) thì tay trái hỗ trợ tạo nên màu sắc cho giai điệu. - Các bài dân ca Việt Nam chuyển soạn cho Đàn Tranh nói riêng và các nhạc cụ nói chung đều có đặc điểm: + Đường nét chính của giai điệu bài dân ca vẫn được giữ, + Giai điệu được phối bổ sung âm, biến tấu nhằm khai thác tính năng nhạc cụ và đem lại hiệu quả tốt nhất về phần nghe. - Các chú ý khi diễn tấu các bài dân ca: + Nghe trước các bài dân ca để hiểu lòng bản của bài (Giai điệu chính của bài) + Sử dụng các kỹ thuật cơ bản để diễn tấu linh hoạt, đúng tính chất của bài. + Các bài dân ca chuyển soạn cho nhạc cụ hầu như không lạm dụng phô diễn kỹ thuật mà thiên về khai thác tính năng nhạc cụ mà vẫn giữ cái hồn của dân nhạc. 2. Thực hành Bước 1. Tìm hiểu về bài dân ca (Tính chất, thuộc dân tộc vùng miền nào) Bước 2. Lên dây đàn phù hợp với giọng của bài Bước 3. Thực hiện từng phần của bài - Giai đoạn đầu thực hiện chậm, kết hợp với đập nhịp - Giai đoạn này tập đúng tốc độ, tính chất (các kỹ thuật, sắc thái) của giai điệu - Chú ý nếu những chỗ khó, hay mắc lỗi cần luyện tập riêng nhiều lần. 7
  8. Bước 4. Thực hiện diễn tấu cả bài Nội dung thực hiện Bài Cây trúc xinh- Dân ca Quan họ Bài Bèo dạt mây trôi- Dân ca Quan họ 3. Hướng dẫn tự học - Tự luyện tập các bài. Tìm tư liệu nghe bài dân ca. 8
  9. Bài 3. Ứng dụng các kỹ thuật trong diễn tấu các bài ca khúc thiếu nhi chuyển soạn cho đàn Tranh Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng - Kiến thức: Trình bày các bước luyện tập tác phẩm - Kỹ năng: Thực hành diễn tấu được một số ca khúc thiếu nhi chyển soạn cho Đàn Tranh - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học và thực hành ngoài giờ Nội dung chính: 1. Lý thuyết - Ca khúc dành cho thiếu nhi Việt Nam rất nhiều. Tính chất chung các bài là vui tươi có tốc độ nhanh và nhanh vừa - Các tác phẩm chuyển soạn cho Đàn Tranh nói riêng và các nhạc cụ nói chung đều có đặc điểm: + Đường nét chính của giai điệu vẫn được giữ, + Giai điệu được phối bổ sung âm, biến tấu nhằm khai thác tính năng nhạc cụ và đem lại hiệu - Các chú ý khi diễn tấu các bài ca khúc thiếu nhi: + Nghe trước các bài. + Sử dụng các kỹ thuật cơ bản để diễn tấu linh hoạt, đúng tính chất của bài. 2. Thực hành Bước 1. Tìm hiểu về bài ca khúc Bước 2. Lên dây đàn phù hợp với giọng của bài Bước 3. Thực hiện từng phần của bài - Giai đoạn đầu thực hiện chậm, kết hợp với đập nhịp - Giai đoạn này tập đúng tốc độ, tính chất (các kỹ thuật, sắc thái) của giai điệu - Chú ý nếu những chỗ khó, hay mắc lỗi cần luyện tập riêng nhiều lần. Bước 4. Thực hiện diễn tấu cả bài 9
  10. Nội dung thực hiện Bài Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ- Tác giả Xuân Giao Bài Những em bé ngoan- Tác giả Phan Huỳnh Điểu 3. Hướng dẫn tự học - Tự luyện tập các bài. Tìm tư liệu nghe bài dân ca. - Luyện tập thêm bài … 10
  11. PHỤ LỤC I. Bài tập kỹ thuật Bài tập số 1 (Kỹ thuật quãng tám) Bài tập số 2 (Kỹ thuật quãng tám , song thanh) Bài tập số 3 (quãng tám & Á) 11
  12. Bài tập số 4 (Quãng tám & song thanh) Bài tập số 5 (Quãng tám & song thanh) Bài tập số 5 (Á & song thanh- Hợ âm 3,4) 12
  13. Bài tập số 6 (Kỹ thuật rung) Bài tập số 7 (Kỹ thuật rung) Bài tập số 8 (Kỹ thuật ngón vỗ) 13
  14. Bài tập số 9 (Kỹ thuật ngón nhún - láy) Bài tập số 10 (Ngón láy) 14
  15. 2. Tác phẩm chuyển soạn Bài: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ - Phạm Tuyên Bài: Làng em tươi xanh Bài: Ra vườn hoa -Văn Tân- KT quãng tám 15
  16. 3. Dân ca Bài: Cây trúc xinh – Dân ca Quan họ 16
  17. Bài: Bèo dạt mây trôi – Dân ca Quan họ 17
nguon tai.lieu . vn