Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 5 MÁY THU DỌN PHÂN MH 42 - 05 Giới thiệu: Các cấu tạo và các nguyên lý vận hành được các trang thiết bị, máy thu dọn phân dùng trong chăn nuôi. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được các cấu tạo và các nguyên lý vận hành được các trang thiết bị, máy thu dọn phân dùng trong chăn nuôi. - Kỹ năng: vận hành được các trang thiết bị, máy thu dọn phân dùng trong chăn nuôi. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nhiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học để vận hành được các trang thiết bị, máy thu dọn phân dùng trong chăn nuôi; đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất. 1. Khái niệm Là hệ thống xử lý chất thải khép kín gồm máy ép phân, bể chứa nhiều ngăn phục vụ cho máy và bể biogas. Theo đó, phân từ trong chuồng cùng nước thải của lợn sẽ chảy xuống bể chứa có 3 ngăn. Ngăn thứ nhất nơi phân rơi xuống lắng lại cũng là chỗ đặt cho hút của máy ép. Nước từ bể 1 tràn sang bể 2 từ bể 2 tràn sang bể 3 rồi cuối cùng chảy vào hồ biogas để xử lý trước khi thải sang các hồ môi trường. Mỗi ngày chiếc máy ép phân thu dọn được vận hành 1 lần. Phân sau khi được tách hết nước được trộn với chế phẩm vi sinh rồi đóng bao để 1 tuần cho hết mùi mới xuất bán. Vận hành máy 2. Nguyên lý – cấu tạo 2.1.Hệ thống thu phân khô (bò và heo) Dùng xe cải tiến Dùng vòi phun nước cao áp Dùng Biogas Bể xử lý tự hoại Thu dọn phân kiểu cánh gạt Hệ thống và thiết bị thu dọn phân Máy gạt phân 55
  2. Hình 5.1: Máy gạt phân Máy quét chuồng Hình 5.2: Máy quét dọn chuồng 56
  3. Hình 5.3: Sơ đồ xử lý chất thải chăn nuôi 2.2.Hệ thống thu phân lỏng Rãnh phân kiểu gờ nổi Rãnh phân kiểu có phai chặn Chất thải được xử lý theo hình 5.4 Hình 5.4: Sơ đồ Xử lý chất thải trong chăn nuôi 57
  4. Để xử lý chất thải trong chăn nuôi, người ta sử dụng Bể SBR (Sequencing Batch Reactor)là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh họctheo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Đây là một dạng của bể Aerotank (Hình 5 .4). Hình 5.5: Bể SBR (Sequencing Batch Reactor)là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Chu kỳ hoạt động của bể với 5 pha được tiến hành như sau: Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học. Hình 5.6: Chu kỳ hoạt động của bể SBR • 1, Pha làm đầy: Nước thải được bơm vào bể xử lý trong khoảng từ 1-3 giờ. Trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tùy thuộc theo mục 58
  5. tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào mà quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: Làm đầy - tĩnh, làm đầy- hòa trộn, làm đầy- sục khí. • 2, Pha sục khí: Tiến hành sục khí cho bể xử lý để tạo phản ứng sin hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH3 sang N-NO22- và nhanh chóng chuyển - sang dạng N - NO3 • 3, Pha lắng: Lắng trong nước. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ. • 4, Pha rút nước :Khoảng 0.5 giờ. • 5, Pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành. Thiết bị thu dọn phân trong chuồng nuôi gà bao gồm: - Băng tải thu dọn phân - Xe ủi phân Hình 5.7: Xe ủi phân 3. Cách vận hành Máy thu dọn( ép) phân là máy được dùng cho các trang trại chăn nuôi heo, bò, thỏ, gà.,…vv. Có lưu lượng chất thải lớn để xử lý chất thải giảm thiểu mùi 59
  6. hôi thu hồi chất thải nhanh chóng và làm giảm tình trạng quá tải của biogas, góp phần xử lý tối ưu các vấn đề về môi trường. Hình 5.8: Máy thu dọn (ép) phân heo Máy được thiết kế với nguyên tắc lưới lọc và trục vít xoắn có thể tách lọc tối đa các chất xơ có kích thước 0,25cm hoặc 0.5cm tùy vào chất thải của vật nuôi, sau khi được ép tách qua máy phần chất thải rắn được máy đưa ra trước cửa miệng ra của máy để thu gom và xử lý làm phân hữu cơ hoặc phân vi sinh, compost. Phần nước sau khi được lọc sẽ được đưa thẳng vào biogas để xử lý tiếp, vậy là sau khi qua quá trình ép tách và lọc của máy thì phần chất thải rắn đã được đưa lên tận dụng chỉ còn phần nước nên sau khi vào hệ thống biogas có thể xử lý rất tối ưu không còn tình trạng quá tải, đầy biogas vì nhiều lượng bã như trước. 4. Thực hành Phương pháp sử dụng các loại máy thu dọn phân trong chuồng trại chăn nuôi. 4.1. chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu - Chia nhóm sinh viên (25 sinh viên/01 nhóm) - Trại nuôi heo, máy thu dọn (ép) phân heo. - Giáo trình môn học Cơ khí chăn nuôi 4.2. Phương pháp tiến hành Giảng viên phát tờ hướng dẫn cách sử dụng máy thu dọn (ép) phân heo cho sinh viên. 60
  7. Chia tổ thực hành, 5 sinh viên/ 1 tổ. Sinh viên đọc và nêu câu hỏi (nếu có). 4.3. Nội dung thực hành Giảng viên hướng dẫn cách vận hành và sử dụng máythu dọn (ép) phân heo. Sinh viên thực hành làm theo thao tác của giảng viên. Giảng viên sẽ giải đáp tất cả câu hỏi mà sinh viên thắc mắc. 4.4. Tổng kết nhận xét đánh giá - Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kiểm tra kiến thức sinh viên. - Ghi chép đầy đủ những thông tin. - Sinh viên tham gia đầy đủ các thao tác. - Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. - Viết bài thu hoạch. 61
  8. CHƯƠNG 6 MÁY VẮT SỮA MH42 - 06 Giới thiệu: Các cấu tạo và các nguyên lý vận hành được các trang thiết bị, máy vắt sữa dùng trong chăn nuôi. Mục tiêu: - Kiến thức: hiểu được các cấu tạo và các nguyên lý vận hành được các trang thiết bị, máy vắt sữa dùng trong chăn nuôi. - Kỹ năng: Thức hiện vận hành được các trang thiết bị, máy vắt sữa gia súc dùng trong chăn nuôi. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nghiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học để vận hành được các trang thiết bị, máy vắt sữa gia súc dùng trong chăn nuôi; đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất. 1. Khái niệm Yêu cầu về sinh học đối với việc vắt sữa Máy vắt sữa để thức ănng năng suất lao động và đảm bảo vệ sinh. Hàng ngày bò được vắt sữa 2 lần (cách nhau 10-12 giờ) sau khi ăn. Trước khi vắt sữa cần vệ sinh vú bò bằng nước ấm. Lực vắt vừa phải (áp suất của hệ thống vắt là 0,5kg/cm2). Tần số vắt 45-60 lần/phút. Vắt sữa cần đảm bảo đúng thời gian, thời điểm để tạo thói quen cho bò. 2. Nguyên lý – cấu tạo Cấu tạo của máy vắt sữa bò. Với máy vắt sữa bò được chia làm 2 phần: Hệ thống hút sữa và hệ thống tạo chân không. Hệ thống hút sữa gồm có: Cụm vắt sữa: gồm 4 tay cầm được làm bằng thép không rỉ, nắp bịt nhựa và 4 vú cao su thỏa mãn tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và đảm bảo độ kín kít và dàn hồi giữa tay cầm inox, nắp bịt nhựa và vú cao su tạo thành buồng chân không, có thể co bóp. Thêm vào đó còn có bát gom sữa dung tích 240cc, ống dẫn khí ngắn, van điều khiển tắt/ mở dòng khí tới 4 vú cao su để vắt sữa. Bộ tạo xung nhịp là bộ phận có thể nói rất quan trọng, do được thiết kế bên trong là các van ngăn kéo, các hốc chứa khí và các màng dãn nở để đảm bảo 62
  9. nhịp nhàng đóng mở 2 pha dẫn khí tới 2 vú cao su vắt sữa một cách nhịp nhàng, đối xứng. Bình inox đựng sữa đảm bảo chất lượng, không bị rỉ. Có nắp đậy để đảm bảo an toàn khi hút sữa. Với loại máy vắt đôi bình có 40l chưa, máy vắt đơn bình có 30l. Hệ thống bơm hút tạo áp lực chân không. Mô tơ điện cũng như mọi mô tả của các thiết bị khác. Mô tơ điện có các thông số phù hợp để bơm chân không phù hợp. Sản phẩm máy vắt sữa bò Bartech thì mô tơ điện có công suất là 0,55kW, 220V, 50Hz, 1450 vòng/phút. Bơm chân không thường có thân được làm bằng gang đúc, roto bơm có bốn rảnh để lắp cánh quạt. Tùy theo lưu lượng mà kích thước của cánh quạt thay đổi và vật liệu làm cánh quạt, có loại bằng phíp để sử dụng cho bơm làm mát bằng dầu, loại cánh bằng carbon sử dụng loại làm mát bằng không khí. Bình chân không được nối với các bơm chân không bằng các ông mềm. Bình chứa áp lực chân không để tạo nên lực hút và điều tiết chu kỳ hút sữa. Van điều áp thường được chỉnh theo mức là 375mmHg có thể điều chỉnh. Đồng hồ chân không dùng để xem áp lực của chân không khi hút sữa. Thường khi vắt nên điều chỉnh áp lực chân không đạt giá trị 375mmHg. Đồng hồ hiển thị từ 0 cho đến 750mmHg. Van khóa van này thường được đóng mở khi mở máy vắt và tắt máy. 3. Cách vận hành Nguyên tắc hoạt động máy vắt sữa bò. Với nguyên tắc chính là hút tạo chân không kích thích vú mẹ để bò mẹ tiết sữa. Đồng thời dùng áp lực chân không để thu chuyển dòng sữa về ình chứa. Máy văt sữa bò được mô phòng theo động tác của bê con bú sữa bò mẹ. Hệ thống máy vắt sữa Hệ thống máy vắt sữa dạng nối tiếp Hệ thống máy vắt sữa dạng song song Hệ thống máy vắt sữa dạng dạng xương cá Hệ thống máy vắt sữa dạng tròn 63
  10. Hình 6.1: Vắt sữa bò Hình 6.2: Máy vắt sữa bò 64
  11. Hình 6. 3: Máy vắt sữa bò đô Núm sữa Hình 6. 4: Núm sữa Núm sữa làm việc theo nguyên tắc 2 pha: Pha hút(pha A): hút tạo áp suất âm ở buồng trong Tạo áp suất âm ở buồng ngoài Do cân bằng áp suất nên ống vắt sữa trở lại trạng thái ban đầu 65
  12. Sữa trong bầu lại được dồn về núm vú và hút ra ngoài Hình 6.5: 03 bước vắt sữa Pha vắt (pha B): Hút tạo áp suất âm ở buồng trong và đưa áp suất khí quyển vào buồng ngoài Ống vắt sẽ bóp lại 2 pha vắt sẽ nghỉ nối tiếp nhau là quá trình làm việc của máy vắt sữa (buồng trong luôn tạo áp suất âm và buồng ngoài có áp suất thay đổi theo chu kỳ áp suất âm và áp suất khí quyển) Bộ chia và gom sữa Gồm 2 buồng: Buồng chia để phân chia đường khí có áp suất thay đổi từ ống ra của bộ điều khiển thành 4 đường dẫn vào ống khí của núm sữa. Buồng gom sữa dẫn áp suất khí âm đến các ống sữa và gom sữa được vắt từ 4 ống sữa của núm sữa về 1 ống chung xuống bình đựng sữa (H6.6) 66
  13. Hình 6.6: Bộ chia và gom sữa Bộ điều khiển Bộ điều khiển chuyển đổi áp suất luôn âm được lấy từ bình đựng sữa hoặc từ đường ống của hệ thống Bộ điều khiển chuyển đổi áp suất luôn âm thành áp suất thay đổi Có nhiều nguyên lý điều khiển (kiểu màng, pít tông hoặc điện) Bộ điều khiển tạo ra pha nén và pha hút Hình 6.7: Bộ điều khiển vắt sữa 67
  14. Hình 6.8: Bơm chân không Hình 6.9: Van chỉnh áp 4. Thực hành Phương pháp sử dụng máy vắt sữa. 4.1. chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu - Chia nhóm sinh viên (25 sinh viên/01 nhóm) - Trại nuôi bò sữa, máy vắt sữa bò. - Giáo trình môn học Cơ khí chăn nuôi 4.2. Phương pháp tiến hành 68
  15. Giảng viên phát tờ hướng dẫn cách sử dụng máy vắt sữa bò cho sinh viên. Chia tổ thực hành, 5 sinh viên/ 1 tổ. Sinh viên đọc và nêu câu hỏi (nếu có). 4.3. Nội dung thực hành Giảng viên hướng dẫn cách vận hành và sử dụng máy vắt sữa bò. Sinh viên thực hành làm theo thao tác của giảng viên. Giảng viên sẽ giải đáp tất cả câu hỏi mà sinh viên thắc mắc. 4.4. Tổng kết nhận xét đánh giá - Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kiểm tra kiến thức sinh viên. - Ghi chép đầy đủ những thông tin. - Sinh viên tham gia đầy đủ các thao tác. - Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. - Viết bài thu hoạch. 69
  16. CHƯƠNG 7 MÁY ẤP TRỨNG MH42 - 07 Giới thiệu: Các cấu tạo và các nguyên lý vận hành của các loại máy ấp trứng gia cầm. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được các cấu tạo và các nguyên lý vận hành của các loại máy ấp trứng gia cầm. - Kỹ năng: Thực hiện vận hành được các trang thiết bị, máy ấp trứng gia cầm dùng trong chăn nuôi. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nghiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học để vận hành được các trang thiết bị, máy ấp trứng gia cầm dùng trong chăn nuôi; đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất. 1. Khái niệm Máy ấp đơn kỳ: chỉ có 1 loại trứng ở 1 lứa tuổi ấp (ấp nở trong cùng một máy). Máy ấp đa kỳ: có nhiều loại trứng có tuổi ấp khác nhau, vào ấp và ra nở luân phiên. (Máy ấp đa kỳ-đa giống: có nhiều loại trứng có tuổi ấp khác nhau, đồng thời có trứng của nhiều giống khác nhau cũng vào ấp và ra nở luân phiên ). 2.Nguyên lý – Cấu tạo 2.1. Nguyên lý Trứng có phôi cho vào tủ ấp với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trứng sẽ nở sau 21 ngày ( đối với gà)chỉ có thể bỏ trứng vào một lần lúc ban đầu ấp cho đến khi nở hết. Từ ngày thứ 7, nên lấy trứng ra soi trứng để loại bỏ trứng không có phôi (cồ) ra. Đến ngày thứ 12 nên soi lại trứng để loại bỏ những trứng phôi yếu hoặc chết phôi. Trứng chết phôi là trứng có 1 điểm màu đen dính vào vỏ, phôi phát triển tốt là phôi có 1 điểm đen ở giữa, xung quanh chỉ máu tỏ ra như rể cây. Được minh họa qua bảng 7.1 70
  17. Bảng 7.1 Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong ấp trứng gà Ngày ấp Nhiệt độ Độ ẩm Từ 1-15 ngày 37,50C 60-62% Từ 16-21 ngày 36,80C 70-75% 71
  18. Hình 7.2: Nguyên lý hoạt động máy làm mát Hình 7.3: Soi trứng định kỳ để loại những trứng bị chết hoặc không có phô 2.2. Cấu tạo Máy ấp như một cái tủ, ngoài là vỏ máy, bảng điều khiển tín hiệu. Phía trong là giá đỡ khay, khay đựng trứng, hệ thống đảo, hệ thống thông thoáng, hệ thống nhiệt, hệ thống tạo ẩm và hệ thống bảo vệ. Vỏ máy Bao gồm phần xung quanh máy, trần máy và sàn máy. 72
  19. Phải đạt yêu cầu kỹ thuật như: cứng, nhẹ, chịu ẩm, cách nhiệt và dễ vệ sinh. Vì vậy vỏ máy thường làm bằng hợp kim nhôm hoặc bằng nhựa chịu nhiệt. Bảng điều khiển tín hiệu: Là bảng tập trungtất cả nút điều khiển các hoạt động của máy Giá đỡ khay: Là giàn khung đỡ các khay đựng trứng. Các giá đỡ khay có kích thước sao cho các khay đựng trứng nằm vừa khít trong lòng của nó. Khay đựng trứng: Ở máy ấp gọi là khay ấp, máy nở gọi là khay nở Hệ thống đảo: Là hệ thống để đảo trứng, có thể dùng môtơ hoặc hơi nước để đẩy cần đảo. Hệ thống thông thoáng: Gồm lỗ hút khí, lỗ thoát khí và quạt gió. Hệ thống nhiệt: Để cấp nhiệt và ổn định nhiệt trong máy người ta thường dùng các thiết bị như cảm nhiệt, nhiệt kế công tắc hoặc màng ete và dây mayso cấp nhiệt. Để tránh nhiệt độ môi trường tăng cao, một số máy ấp còn gắn thêm quạt hút khí nóng hoặc dàn ống nước lạnh. Hệ thống tạo ẩm: Về nguyên lý chung có 2 cách tạo ẩm là dùng diện tích bề mặt cho nước bay hơi và phun nước dưới dạng sương mù. Hệ thống bảo vệ: Gồm các thiết bị lắp đặt để ngăn chặn hoặc thông báo trước các sự cố có thể xảy ra làm hỏng máy ấp hoặc trứng ấp. Tín hiệu là chuông báo động hoặc đèn bật sáng Chuẩn bị ấp trứng Nhận trứng Kiểm tra lại toàn bộ khay trứng. Tách riêng các trứng bẩn còn sót lại, những trứng bị bể, dập trong quá trình vận chuyển. Kiểm tra số lượng trứng của từng loại. Nếu trứng có nhiều giống nhiều đàn, cần đánh dấu và xếp riêng ra từng khu vực để tránh nhầm lẩn. Sau khi nhận cần ghi vào sổ nhập trứng: ngày, tháng, giờ nhập trứng, Nguồn gốc giống, dòng, số lượng và tuổi trứng. Khử trùng trứng ấp Bề mặt vỏ trứng có các loại vi trùng và nấm mốc. Chúng có thể xâm nhập vào bên trong trứng qua các lổ khí và gây bệnh, môi trường trong máy ấp, máy nở có nhiều vi khuẩn phát triển. Vì vậy phải khử trùng trứng trước khi đưa vào kho bảo quản và ấp. Chuẩn bị máy ấp a. Máy đơn kỳ Kiểm tra máy trước khi cho trứng vào ấp. 73
  20. Xông máy 2 ngày/ lần với liều lượng 17,5g thuốc tím (KMnO4) + 35 ml formol (formalin 40%) cho 1m3 thể tích máy/ 3 giờ b. Máy đa kỳ Thực hiện nghiêm quy định vệ sinh sát trùng máy. Mỗi đợt đưa trứng mới vào ấp phải tiến hành xông sát trùng trứng với liều lượng 9g thuốc tím + 18ml formol cho 1m3. Hàng ngày quét và lau sạch sàn máy, vỏ máy bằng dung dịch thuốc sát trùng như formol 2%, desinfectol 4%0 . Mỗi năm phải ngưng ấp tối thiểu 2 tuần để sát trùng như máy đơn kỳ. c. Máy nở Vệ sinh trước tối thiểu 12 giờ trước khi đưa trứng từ máy ấp sang. Xông sát trùng như máy ấp trứng. Kỹ thuật xếp trứng vào khay ấp 0 Chú ý là góc xếp trứng. Trứng gà xếp đứng góc 90 để tận dụng công suất 0 máy. Trứng thuỷ cầm xếp 45 , khi xếp đảm bảo khay trứng chặt chẽ, không lắc. Nên chèn trứng bằng những giấy mềm, sau khi xếp trứng vào khay, ghi lên thẻ gắn ở đầu khay các thông số cần thiết như: số trứng ấp, dòng, giống Gia cầm, số lô ấp, số máy ấp, vị trí khay và dự kiến ngày nở. Một số loài gia cầm dự kiến ấp nở được thể hiện qua bảng 7.2 74
nguon tai.lieu . vn