Xem mẫu

  1. BÀI 3 KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY KHOAI LANG MĐ 22-03 Giới thiệu: Tại Việt Nam, khoai lang là một trong những cây lương thực rất quan trọng. Diện tích trồng khoai lang có xu hướng giảm có thể do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như sâu bệnh nhiều, thời tiết không thuận lợi,… chuỗi liên kết còn nhiều bất cập nên đầu ra còn gặp nhiều khó khăn. Bài học sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về tình hình sản xuất cây bắp trong nước và trên thế giới, đặc điểm sinh học và quá trình tạo củ cũng nhu cầu về dinh dưỡng, nhu cầu sinh thái và kỹ thuật canh tác cây khoai lang. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được tình hình sản xuất, đặc điểm sinh học, nhu cầu về dinh dưỡng, nhu cầu sinh thái và kỹ thuật canh tác các cây khoai lang - Kỹ năng: + Vận dụng kiến thức trong việc trồng và chăm sóc cây khoai lang; + Thực hiện được quy trình trồng và chăm sóc cây khoai lang. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính ham học hỏi, làm việc theo nhóm. Vận dụng kiến thức và kỹ năng vào việc phân tích và giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất để tăng năng suất và phẩm chất cây trồng đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường. 1. Tình hình sản xuất trong nước và trên thế giới 1.1. Tình hình sản xuất trong nước Tại Việt Nam, khoai lang là cây lương thực rất quan trọng với diện tích 135 nghìn ha cho cả nước trong năm 2013 và sản lượng khoai lang đạt 1.358 nghìn tấn.Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích canh tác khoai lang có chiều hướng giảm, diện tích canh tác khoai lang của cả nước năm 2019 chỉ còn 116,5 nghìn ha với năng suất 12 tấn/ ha nên sản lượng không giảm 1402,3 nghìn tấn (Bảng 3.1). Diện tích trồng khoai lang giảm có thể do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như sâu bệnh nhiều, thời tiết không thuận lợi,… chuỗi liên kết còn nhiều bất cập nên đầu ra còn gặp nhiều khó khăn. Diện tích trồng khoai lang của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 22,8 nghìn ha (năm 2019), diện tích trồng tuy có giảm qua các năm gần đây năm 2017 với 23,6 nghìn ha, năm 2018 với 24,9 nghìn ha nhưng có chiều hướng tăng lên so các vùng trồng khoai lang khác ở nước ta. Tuy diện tích canh tác giảm nhưng sản lượng thì vẫn cao nhất so với tất cả các vùng (556,3,9 nghìn tấn), chiếm hơn 1/3 60
  2. sản lượng của cả nước. Ở Đồng bằng sông Cửu Long khoai lang được tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh. Bảng 3.1: Diện tích (nghìn ha) và sản lượng (nghìn tấn) khoai lang ở Việt Nam 2017 2018 2019 Vùng Diện Sản Diện Sản Diện Sản tích lượng tích lượng tích lượng CẢ NƯỚC 121,8 1.352,8 117,8 1.375,1 116,5 1.402,3 Đồng bằng sông 17,4 169,9 16,9 168,5 16,6 169,6 Hồng Trung du và 31,4 216,4 29,4 203,4 27,7 193,8 miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền 30,2 201,8 27,1 186,7 26,0 186,3 Trung Đông Nam Bộ 1,4 9,1 1,5 10,5 1,9 15,2 Đồng bằng sông Cửu 23,6 542,4 23,9 559,0 22,8 556,3 Long Vĩnh Long 13,8 358,0 14,7 381,4 13,8 377,5 Đồng Tháp 3,8 94,3 3,6 91,4 3,7 94,4 Kiên Giang 1,5 32,1 1,4 30,7 1,3 30,0 Trà Vinh 1,2 19,0 1,2 18,6 1,1 18,5 Sóc Trăng 1,6 20,0 1,5 19,4 1,5 19,3 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021) Tại Đồng bằng sông Cửu Long, khoai lang được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Long (13,8 nghìn ha) với sản lượng 377,5 nghìn tấn năm 2019, tập trung ở xã Tân Thành, Thành Trung, Tân Lược, Đông Thành, Nguyễn Văn Thảnh của huyện Bình Tân. Do nhu cầu thế giới tăng cao, các thương nhân Trung Quốc tăng cường nhập khẩu khoai lang Việt Nam. Hơn 70% sản lượng khoai tại Bình Tân tỉnh Vĩnh 61
  3. Long được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Hiện nay, nông dân Vĩnh Long chủ yếu trồng khoai lang tím Nhật để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Chỉ còn một số ít sản xuất các loại khoai lang trắng sữa, khoai trắng giấy, bí đường, khoai bí nghệ, khoai dương ngọc phục vụ nhu cầu trong nước. Thời gian gần đây thị trường Trung Quốc nhập hàng khoai lang của trong nước khá mạnh, giá tăng cao hơn trước. Nhưng thị trường này khắt khe hơn trước là đòi hỏi đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm. Năm 2018, HTX khoai lang Tân Thành có 32ha sản xuất được sản phẩm theo hướng an toàn và 17ha theo hướng GlobalGAP. Khoai lang Bình Tân có nhãn hiệu tập thể “BÌNH TÂN SWEET POTATOES” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận góp phần tạo thương hiệu cho khoai lang Vĩnh Long, đã xuất khẩu sang thị trường các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…Trong năm 2020, huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) được Trung tâm Chất lượng nông - lâm - thủy sản Vùng 6 cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 50 ha khoai lang thuộc hai tổ hợp tác sản xuất, với 47 hộ tham gia. Như vậy, đến nay, toàn huyện Bình Tân có 100 ha khoai lang được chứng nhận VietGAP, trong đó, có 50ha ở xã Thành Trung, 19,2 ha ở xã Tân Lược và 30,8 ha ở xã Tân Thành. Đồng Tháp, là một tỉnh có diện tích trồng khoai lang (3,7 nghìn ha) đứng thứ 2 sau tỉnh Vĩnh Long, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành với 3 400 ha chiếm 91,9 % diện tích trồng khoai lang toàn tỉnh, tập trung trồng nhiều nhất là ở các xã Tân Phú, Phú Long và Hòa Tân. Ngành hàng khoai lang ở huyện Châu Thành là một trong những ngành hàng được chọn tái cơ cấu nông nghiệp, được tỉnh hướng đến sản xuất chế biến theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Trồng giống khoai tím Nhật chiếm 85%, năng suất bình quân 34 tấn/ha, sản lượng hằng năm đạt 115.821 tấn. Vùng trồng khoai lang ở huyện Châu Thành thành lập được 2 Hợp tác xã, 2 Tổ hợp tác và 2 Hội quán sản xuất và kinh doanh khoai lang. Để khoai lang có giá trị xuất khẩu, huyện Châu Thành tập trung phát triển chuỗi giá trị thông qua việc xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Châu Thành triển khai thí điểm mô hình giảm giá thành sản xuất khoai lang theo hướng VietGAP năm 2020 tại xã Tân Phú với diện tích 50 ha, có 41 hộ tham gia sản xuất. Tham gia mô hình này, ước tính chi phí giống, phân bón, chăm sóc cho vụ khoai lang chỉ khoảng 22 triệu đồng/ha, giảm khoảng 10 - 20% so với phương pháp cũ. Trong ba loại khoai lang thì khoai lang tím Nhật Bản cho thu nhập cao nhất. Khoai trắng, khoai sữa cho thu nhập từ 100-120 triệu đồng/ha, thấp hơn khoai lang tím Nhật Bản (từ 170- 200 triệu đồng/ha). Khoai lang hiện đang là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị của một số địa phương. Trung bình mỗi năm, Lâm Đồng xuất khẩu 5-6 ngàn tấn khoai lang tươi và đông lạnh. Trong đó, mặt hàng khoai lang đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc; mặt hàng khoai lang củ tươi xuất sang 62
  4. Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Khoai lang xuất khẩu chủ yếu là giống khoai lang Nhật ngọt, được trồng tại địa bàn Lâm Đồng với diện tích trồng 2.400 ha. Nhu cầu sử dụng khoai lang ngày càng tăng khiến nông dân và doanh nghiệp chế biến Lâm Đồng tích cực nâng cao năng suất, chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, 2019). 1.2. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới Nhờ tính thích nghi tương đối rộng, khoai lang được trồng khắp nơi trên thế giới, từ vĩ độ 0-450 Bắc và Nam. Các nước trồng nhiều khoai lang gồm có: Trung Quốc, Indonesia, Nhật, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Argentina, Mỹ… Theo FAO, đến năm 2019 diện tích trồng khoai lang trên thế giới là 7,769 triệu ha giảm 88 nghìn ha so với năm 2016 và sản lượng đạt 91,821 triệu tấn (Bảng 3.2). Khoai lang được xem là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp của các nước đang phát triển. Diện tích trồng khoai lang tập trung ở Châu Phi và Châu Á. Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng khoai lang trên thế giới (FAO, 2021) 2013 2016 2019 QUỐC Diện tích Năng Diện Năng Diện Năng GIA (triệuha) suất tích suất tích suất (t/ha) (triệuha) (t/ha) (triệuha) (t/ha) THẾ GIỚI 7,739 12,19 7,681 11,80 7,769 11,82 CHÂU PHI 3,944 6,35 4,147 6,28 4,426 6,30 CHÂU Á 3,377 19,20 3,079 19,36 2,92 20,22 Trung 2,711 21,07 2,449 21,08 2,374 21,90 Quốc Ấn Độ 0,112 10,12 0,126 11,54 0,110 10,51 Indonesia 0,162 14,74 0,124 17,56 0,086 20,92 Việt Nam 0,135 10,02 0,121 10,52 0,117 12,02 Ở Châu Á, diện tích khoai lang được trồng chủ yếu ở Trung Quốc (2,374 triệu ha) với năng suất (21,9 tấn/ha) và sản lượng (51,992 triệu tấn) cao nhất thế giới (Bảng 3.2). Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ thu hoạch khoai lang vào tháng 63
  5. 8,9,10, các tháng còn lại phải nhập khoai từ nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Trước đây, phần lớn khoai lang tại Trung Quốc được trồng để làm lương thực, nhưng ngày nay phần lớn (60%) được trồng để chăn nuôi gia súc. Phần còn lại được dùng làm lương thực hay chế biến các sản phẩm khác cũng như để xuất khẩu, chủ yếu là xuất sang Nhật Bản. Tại Trung Quốc hiện nay có trên 100 giống khoai lang. Bắc và Nam Mỹ, quê hương của khoai lang nhưng ngày nay chỉ chiếm không quá 3% sản lượng toàn thế giới. Châu Âu cũng có trồng khoai lang, nhưng sản lượng không đáng kể, chủ yếu tại Bồ Đào Nha. 2. Đặc điểm sinh học và quá trình tạo củ khoai lang 2.1. Đặc điểm sinh học Khoai lang (Ipomoea batatas Poir), thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae), là loại cây thân thảo, có mủ ở thân và củ, thường bò hay leo (Hình 3.1). Ipomoea batatas là loài duy nhất của chi Ipomoea (trong số 105 loài) có củ ăn được. Nó có thể sống đa niên, nhưng thường chỉ được trồng từ 3-8 tháng. Một thí nghiệm trồng trong nhà kính ở Hoa Kỳ cho thấy một dây khoai lang trồng 4 năm có thể cho củ nặng đến 57 kg (125 lbs). Hình 3.1: Hình thái cây khoai lang a) Rễ Ở hom giâm: Hom bắt đầu bén rễ từ 5-15 ngày sau khi giâm. Rễ đầu tiên có ở mắt thứ 2 gần mặt đất, sau đó đến những mắt kế tiếp. Mỗi mắt trên hom có thể cho 15-20 rễ nhưng thường chỉ có 5-10 rễ. Các rễ mọc ở những mắt ở gần mặt đất càng to, mập sẽ dễ cho củ sau này (3-4 rễ). Rễ khoai lang trồng từ hom có thể mọc lan rộng 110 cm và sâu đến 180 cm khi gặp đất xốp, đủ ẩm. Ở cây con (gieo hột): Sau 3-5 ngày cây ra rễ chính, 5-7 ngày sau ra rễ phụ. 64
  6. Về hình dạng và kích thước, khoai lang có 3 loại rễ: - Rễ phụ: Nhỏ, trắng, thường phát triển ở lớp đất mặt và mọc nhiều nhất trong 2 tháng đầu tiên. Loại rễ này đảm nhiệm việc cung cấp nước và dưỡng liệu cho cây phát triển. Tuy nhiên trong giai đoạn tạo củ, nếu nhiều rễ phụ, năng suất củ sẽ giảm. - Rễ đực: là các rễ có khả năng cho củ, nhưng gặp điều kiện bất lợi nên không phát triển được. Rễ có đường kính khoảng 2-3 cm, rất dài, nhiều xơ. Đây là loại rễ vô dụng, làm tiêu hao dinh dưỡng nuôi cây. - Rễ củ: Ở giống sớm nó được tạo ra khoảng 30-35 ngày sau khi trồng, ở giống muộn khoảng 4-50 ngày. Thời gian tạo rễ củ thay đổi tuỳ giống và môi trường. Rễ củ được tạo ở lớp đất mặt (sâu 10-25 cm), trên những mắt hom gần mặt đất (mắt thứ 2-4). Củ bắt đầu phát triển theo chiều dài trước, sau đó mới phát triển theo đường kính và nhanh nhất chỉ 1 tháng trước khi thu hoạch. Rễ phụ cũng có thể cho củ, nhưng củ nhỏ và hại củ chính (ở gốc) nên thường được loại bỏ. Củ khoai lang nặng khoảng 60 – 75% trọng lượng toàn cây. Củ khoai lang có nhiều màu sắc (trắng, đỏ, vàng, cam…) và hình dạng (tròn, trụ, thoi…) khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy những giống có củ dài thường cho năng suất cao. Củ mang nhiều mầm nhờ đó được dùng nhân giống vô tính để phục tráng hom giống. b) Thân (dây) Gồm có thân chính và nhánh: - Thân chính: Gặp ở dây khoai lang trồng bằng hom ngọn, được tạo thành do hom mọc dài ra. Thân chính mang nhiều chồi phụ. - Nhánh: Do những chồi phụ ở thân chánh tạo thành. Nó có nhiều chồi nhưng chỉ một ít phát triển thành nhánh cấp 2. Thân khoai lang dài hay ngắn khác nhau tuỳ giống, thời gian trồng và môi trường canh tác. Các giống khoai thường mọc dạng thân bò (dài 2-3 cm), chỉ một ít giống có thân mọc đứng, vì lóng ngắn. Tiết diện thân tròn hay có góc cạnh. Thân có hay không lông và có nhiều màu sắc khác nhau (tím, xanh, nâu…). Thân có lóng dài, ngắn tuỳ giống, thời kỳ tăng trưởng, nước, dinh dưỡng…Khi gặp hạn, các lóng thường ngắn (2-3 cm), đủ dinh dưỡng lóng sẽ dài (10 cm). c) Lá Mọc cách, mỗi nách cho một lá. Cuống lá dài 15 - 20 cm, nhờ đó phiến lá có thể xoay ra phía ánh sáng dễ dàng. Hình dạng và màu sắc lá thay đổi tuỳ giống và vị trí của lá trên thân. Phiến lá có thể nguyên (hình tim hay lưỡi mác, xẻ thành 65
  7. khía sâu hay cạn có 3; 5 hay 7 thuỳ). Khoai lang thường đạt chỉ số diện tích lá (LAI) trong khoảng 1.8 - 5.9 tối hão bằng 3.5 - 4.0. d) Hoa Khoai lang ra nụ hoa lúc 20-30 ngày sau khi trồng. Từ khi trồng tới trổ khoảng 20- 30 ngày. Hoa thuộc nhóm cánh dính, hình chuông và có cuống dài (họ bìm bìm). Hoa mọc ở nách lá hay ngọn thân, riêng lẽ hay từng chùm có 3-7 hoa. Tràng hoa hình phểu, màu hồng, tím, trắng…gồm những cánh dính liền nhau. Bên trong có lông tơ và tuyến mật. Hoa có 5 nhị đực cao thấp không đều. Bầu noãn có 2 ngăn, đầu nướm chẻ đôi. Sau khi hoa nở 2 giờ thì nhị đực mới tung phấn. Hạt phấn hình cầu, khi khai phấn thường dễ dính lại với nhau nên khó phát tán. Phấn hoa chín chậm, nướm lại có cấu tạo không thuận lợi để tự thụ nên khoai lang thường thụ phấn chéo đến 90%. Thời gian thụ phấn tốt nhất từ 8-9 giờ sáng, dù hoa có thể nở sớm hơn (lúc 3-4 giờ sáng). Điều kiện ngoại cảnh rất ảnh hưởng đến sự ra hoa. Ở nhiệt đới, nhiệt độ ấm và ngày ngắn nên khoai lang ra hoa và thụ phấn tương đối dễ. Quang kỳ, cường độ sáng, nhiệt độ, vũ lượng, dưỡng liệu, mật độ, chăm sóc…điều ảnh hưởng đến sự ra hoa. Đang lúc ra hoa nếu nhiệt độ cao, mưa nhiều sẽ làm hoa rụng. Do đó mùa hè ở miền Bắc thường ít thấy hoa khoai lang. Tại vùng ôn đới, muốn khoai lang ra hoa, người ta phải chọn những cây đã chịu lạnh trong mùa đông trước và đem trồng nơi ấm vào mùa xuân. Nên tỉa bớt thân lá để kích thích cây ra hoa. Nhiệt độ cao và ẩm độ vừa phải sẽ giúp khoai lang ra hoa dễ dàng. Điều kiện canh tác và dinh dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa: Cây trồng thưa và tăng trưởng kém đều dễ ra hoa hơn. Tuy khoai lang là cây ngày ngắn, nhưng cũng có giống trung tính hay ít bị quang cảm. Điều kiện chiếu sáng của tháng 10-12 dl của nhiệt đới là cây dễ ra hoa nhất. Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa. Thí nghiệm tại Hoa Nam (Trung Quốc) cho thấy dưới ánh sáng yếu (26% so với bình thường), khoai lang ra hoa sớm (12 ngày) và nhiều hơn. e) Trái và hột Trái khoai lang là một nang quả (casule) hình tròn, màu nâu đen và có 2 ngăn, mỗi ngăn chứa 0-2 hột. Trái có từ 1-4 hột nhỏ, màu đen hay vàng nâu, hình tròn hay có góc cạnh. Vì trái khô tự khai nên phải thu sớm, ngay khi vừa chín để hột không bị rơi mất. Trái chín khoảng 1-2 tháng sau khi thụ phấn. 66
  8. Hột khoai lang rất cứng, khó nảy mầm. Vì vậy người ta thường phải làm mỏng vỏ, ngâm trong dung dịch H2SO4 (1- 2% trong 20 phút) hay nước nóng 50oC (trong 3-4 giờ) để phá miên trạng hột. Hột nhỏ nên khi gieo phải làm đất thật kỹ. 2.2. Quá trình tạo củ khoai lang Mục đích trồng khoai lang là để thu hoạch thân, lá và củ, nên giai đoạn sinh sản của loại cây này ít được chú trọng đến (ngoài lý do là để lai tạo giống). Năng suất khoai thu hoạch tuỳ thuộc vào quá trình tạo củ của nó. Thời gian sinh trưởng của cây khoai lang có thể chia ra làm 3 thời kỳ: - Thời kỳ tăng trưởng thân, lá tích cực: Thời kỳ này chiếm khoảng 2/3 thời gian trồng và đạt được trọng lượng cao nhất sau 2 tháng trồng. Cần cung cấp phân bón, nhất là N để diện tích lá mau đạt tối đa trong 2 tháng đầu. Lượng phân bón trong thời sau chỉ cần đủ để duy trì tuổi thọ của lá. - Thời kỳ tạo củ: Chiếm hơn 1/3 thời gian trồng, vào giai đoạn giữa. - Thời kỳ phát triển của củ: Chiếm hơn 1/3 thời gian trồng, vào giai đoạn tăng trưởng cuối. Rễ củ được hình thành nhiều nhất lúc thân lá đang phát triển tích cực và chỉ phình to vào cuối thời kỳ này (từ sau 2/3 thời gian sinh trưởng). Củ khoai lang hình thành và phát triển qua hai giai đoạn, giai đoạn phân hoá bên trong rễ củ và giai đoạn phát triển (phình to) của củ. a) Giai đoạn phân hoá của rễ củ Rễ củ thường được tạo thành từ các mắt hom nằm gần mặt đất. Các hom ngọn có rể củ mọc mạnh nhất. Rễ xuất hiện rõ dạng ở 30-50 ngày sau khi đặt hom. Trong điều kiện thuận tiện, rễ củ sẽ phát triển thành củ (nếu không sẽ thành rễ đực). Ở 10-25 ngày sau khi trồng, tượng tầng libe gỗ của rễ bắt đầu hoạt động. Khi hoạt động mạnh, tượng tầng này sẽ phân hoá ra những gỗ đặc biệt chỉ gồm toàn nhu mô chứa tinh bột. b) Giai đoạn phát triễn của củ Giai đoạn này được tiến hành qua 2 thời kỳ: - Thời kỳ hoạt động sơ cấp (10-15 ngày sau khi trồng): Tượng tầng li-be gỗ phân hoá tạo ra gỗ 1 và libe 1. Sau đó, tượng tầng phát triển tạo thành dạng hình cánh cung, 2 nhánh của cánh cung sẽ phát triển tiến dần về sát nội bì tạo thành hình đa giác không đều. Củ lúc này có dạng như những rễ thường, nhưng bên trong đã bắt đầu phân hoá. - Thời kỳ hoạt động thứ cấp (25 ngày sau khi trồng): Tượng tầng libe gỗ phát triển, tạo gỗ 2 và libe 2. Sự phát triển và tích luỹ chất dinh dưỡng của các tế bào 67
  9. gỗ 2 và libe 2 làm đường kính củ tăng nhanh chống và đẩy các tế bào libe 1 ra phía vùng vỏ củ. - Thời kỳ sơ cấp quyết định số lượng rễ củ trong lúc thời kỳ thứ cấp sẽ quyết định độ lớn của củ. Trồng khoai từ hom ngọn, bón đủ dinh dưỡng và đất xốp là tạo điều kiện để giúp tượng tầng hoạt động mạnh hơn vận tốc hoá gỗ của tế bào, do đó sẽ có nhiều củ và củ có kích thước lớn. Củ khoai lang phát triển nhanh nhất vào một tháng trước khi thu hoạch. Lúc đầu nó tăng trưởng theo chiều dài, sau đó mới phình to lên. Củ tăng trưởng mạnh nhất vào ban đêm, từ 6 giờ chiều đến 12 giờ khuya. Sự phát triển của củ tuỳ thuộc vào: - Cơ cấu của rễ củ: Tượng tầng libe gỗ phải hoạt động mạnh (hom ngọn phát triển mạnh hơn), trung trụ không bị hoá gổ thì củ mới phát triển tốt được. - Đặc tính giống và phẩm chất của hom: Số lượng củ, kích thước, thời gian phát triển của củ…ở các giống thường khác nhau. Phẩm chất hom cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của củ. Hom giống mập mạnh và nhiều mắt sẽ cho củ tốt, hom già yếu (do bị hạn, thiếu dinh dưỡng…) thường chỉ cho củ nhỏ hay rễ đực. 3. Nhu cầu sinh thái Tuy là loại hoa màu có nguồn gốc nhiệt đới (Nam Mỹ, Ấn Độ), khoai lang vẫn có thể mọc được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Tuy nhiên để cho năng suất cao, nó cần có những điều kiện thích hợp để tăng trưởng. 3.1. Nhiệt độ Mặc dù tương đối khá kháng hạn, chịu nóng khá và có thể mọc được ở vĩ độ từ 0-45o Bắc và Nam, nhưng khoai lang chịu lạnh rất kém. Để mọc tốt, nó cần nhiệt độ ngày và đêm tương đối ấm áp. Vì vậy ở nhiệt đới cây khoai lang cho củ có phẩm chất tốt, ít xơ và ngọt, trong lúc ở ôn đới khoai lang cho ít củ và nhiều xơ. Cây cần nhiệt độ từ 15-35oC, có thể chịu đựng đến nhiệt độ 45oC. Nhiệt độ cao giúp phát triển thân lá dễ dàng. Tuy nhiên nếu đất ẩm, màu mở mà nhiệt độ lại cao thì cây chỉ cho thân lá mà không tạo củ. Củ khoai lang nảy mầm tốt ở 26 – 30oC. Thân lá mọc tốt ở 22-28oC, củ phát triển tốt ở 22-25oC. Nhiệt độ cần thiết để cây quang hợp tốt là 25-38oC (ở cây con) và 28oC (ở cây trưởng thành). Nhiệt độ thấp hơn 20oC thì sự quang hợp sẽ kém. Ở độ cao dưới 1500 m, khoai lang có thể trồng quanh năm. 68
  10. 3.2. Nước Cây cần nhiều nước lúc đang tăng trưởng mạnh. Thí nghiệm cho thấy khoai lang cần khoảng 640-780 lít nước/kg chất khô lúc đang tăng trưởng và 450 lít/kg lúc thu hoạch. Tuỳ giai đoạn tăng trưởng, ẩm độ thích hợp nhất là 60-80% nước hữu dụng. Ẩm độ đất quá cao (>90%) cây sẽ nhiều rễ non, làm đất không được thoáng và củ sẽ nhỏ đi. Trong mùa khô, nếu giữ ẩm độ đất khoảng 70-80% thuỷ dung sẽ giúp năng suất lớn gần 2 lần so với không tưới và bị hạn. 3.3. Ánh sáng Ánh sáng rất quan trọng tới sự tạo củ. Thí nghiệm cho thấy củ phát triển tốt nhất ở 12,5-13,0 giờ chiếu sáng mỗi ngày. Tuy nhiên, ánh sáng chịu ảnh hưởng yếu hơn nhiệt độ trong quá trình tạo và phát triển củ và chi phối trên khả năng quang hợp của lá. Hiệu suất quang hợp (NAR) của khoai lang thấp, 2,5-5,0 g/m2/ngày (tối đa là 7-8 g/m2/ngày), trong lúc khoai tây có NAR từ 10-11 g/m2/ngày (giống bắp). Tuỳ theo đặc điểm sinh trưởng của các giống, NAR tăng đến tối đa ở 2-3 tháng sau đó giảm dần. NAR trong giai đoạn sau càng lớn có lẽ dễ đưa đến tăng năng suất. 3.4. Đất đai Khoai lang có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, từ sa cấu đất đến sét nặng. Tuy nhiên, loại đất thích hợp nhất vẫn là đất xốp, dễ thoát nước, có sa cấu từ cát đến thịt pha cát và phải màu mỡ. Lý tưởng nhất là đất thịt pha cát có nhiều hữu cơ và lớp thứ cấp phải dễ thấm nước. Loại đất pha cát có 30-40% sét là thích hợp nhất với khoai lang. Đất sét nặng thường cây cho năng suất kém, củ dễ bị méo mó, nhiều nước, phẩm chất xấu, tăng trưởng chậm và khó tồn trữ. Ở đất thịt, cây thường cho nhiều rễ đực và rễ phụ thay vì cho nhều rễ củ. Khoai lang là loại cây tương đối chịu được mặn. Nó mọc tốt ở đất đã được luân canh, nhiều hữu cơ. pH thích hợp là từ 4,2-8,4 (tốt nhất là từ 5,0-6,8). 4. Nhu cầu dinh dưỡng a) Kali K Là loại dưỡng liệu cần cho củ phát triển. Kali kích thích sự phát triển của tượng tầng libe gỗ, giúp gia tăng kích thước tế bào nhu mô củ dự trữ tinh bột ở củ. Về phẩm chất, K làm giảm lượng chất xơ ở củ, giúp gia tăng sự bảo vệ của vỏ có nên có có thể tồn trữ được lâu hơn. K còn giúp cải thiện hình dạng củ. Kali 69
  11. giúp chuyển hóa glucid, tăng độ lớn tế bào nhu mô củ, làm tăng sự tích lũy tinh bột. Lúc tạo củ, kali được di chuyển từ lá đến củ. Theo Okamoto, S. thiếu K làm hô hấp ở rễ giảm, không đủ cung cấp năng lượng cho sự chuyển hóa tinh bột và hấp thụ dưỡng chất làm khó tạo củ. Tăng kali sẽ làm tăng hô hấp rễ (Bounhiuk). Tăng kali cũng làm tăng lượng tinh bột và đường đôi trong củ. Lượng kali cung cấp cần thiết cho cây vào lúc trước khi củ phát triển sẽ được thân lá hấp thụ và phát triển. Lúc củ thành lập, kali sẽ tích tụ ở đó. b) Đạm (N) Cần thiết cho thân lá, lá phát triển và tích lũy chất khô thuộc giai đoạn tăng diện tích đồng hóa giúp sự quang hợp cây được tốt hơn và tăng lượng caroten trong củ. Thiếu N củ sẽ khó thành hình và sẽ phát triển kém. Nhu cầu về đạm thay đổi tùy giống. Những giống khoai lá dày thường có nhu cầu về đạm cao hơn giống có lá mỏng. Đặc tính này lại tương quan nghịch với diện tích là của cây. Do đó những giống có thân ngắn thường có là dày, chịu phân và cho năng suất cao. Sự quang hợp với diện tích là lớn của những giống thân ngắn, nhất là trong giai đoạn phát triển thân lá nhờ cung cấp nhiều N ở những giống chịu phân N sẽ cho năng suất cao. Tuy nhiên, dư đạm làm cây phát triển thân lá mà không tạo củ. Đạm nhiều làm giãm hoạt động của tượng tầng libe gỗ, làm rễ cũ dễ biến thành rễ đực, kéo dài thời gian tạo cũ, làm phẩm chất kém đi và khó tồn trữ. Lượng đạm cần thiết cho cây ở 0–45 ngày tích lũy đa số ở lá (chiếm 45-50% tổng lượng N cần thiết), lúc 60-80 ngày tích lũy ở lá và củ (chiếm 35-30% lượng N, 50% ở lá và 10% ở củ) và từ 90 ngày trở đi chủ yếu ở củ. c) Lân (P) Là nguyên tố cần thiết thứ ba (về lượng) sau K và N, hiện diện trong đường Glucose-b-phosphate. Lân giúp gia tăng quá trình quang hợp và tạo tinh bột làm gia tăng phẩm chất củ (củ ít xơ, nhiều tinh bột và nhiều caroten) và thời gian tồn trữ. Lân còn giúp tăng khả năng hấp thu N ở khoai lang. Tuy nhiên nhu cầu về lân của khoai lang cũng rất ít. Cây khoai lang cần nhiều phân (nhất là N và K) vào giai đoạn tạo củ. Ngoài N, P, K, khoai lang cũng cần nhiều nguyên tố vi lượng khác như Ca, Mg (trên đất cát), Cu, Zn, B, Mo (trên đất sét nặng). Thông thường, các giống khoai lang đáp ứng phân bón cao thường có thời gian tạo củ từ rất sớm và kéo dài. Do đó, nếu bón ít phân (nhất là trong giai đoạn bón lót) sẽ làm cây tăng trưởng kém, ít lá dẫn đến trọng lượng chất khô (củ, thân, 70
  12. lá khô) giảm và làm giảm năng suất. Thời gian tạo củ càng dài (khi đủ dương liệu cung cấp) sẽ cho năng suất cao (Tsunoda, 1959). Đối với các giống khoai bò lan rộng (có lỏng dài) thì ngược lại. Vì bộ lá có cấu trúc phân tán theo dạng thảm nên chúng chỉ cho năng suất khá khi bón ít phân. 5. Kỹ thuật canh tác cây khoai lang 5.1. Thời vụ Nhìn chung khoai lang có thể trồng quanh năm, nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng vụ. - Vụ khoai lang sớm (vụ Đông Xuân) xuống giống vào giữa tháng 11 âm lịch. - Vụ chính xuống giống vào giữa tháng giêng âm lịch sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân. - Vụ khoai muộn xuống giống vào giữa tháng 3 âm lịch sau khi thu hoạch vụ khoai lang sớm. Tuỳ giống khoai mà thời gian sinh trưởng có thể kéo dài từ 3-4 tháng. Khoai neo có thể kéo dài đến 5 - 7 tháng. 5.2. Chuẩn bị đất - Đất thích hợp nhất để trồng khoai lang là đất có cơ cấu nhẹ như đất phù sa ven sông, đất thịt pha cát, đất luân canh với lúa chứa nhiều mùn bã hữu cơ. Đất phải tơi xốp, thấm và thoát nước tốt. - Đất trồng khoai lang cần xới đất 2 lần. Lần 1 sâu khoảng 20-25 cm, lần 2 xới trở đất. Trước khi xới, rơm, rạ rãi đều phơi khô và đốt. - Đào mương nhỏ sâu khoảng 1 m, rộng 0,5-0,6 m, dọc theo ruộng để rửa phèn, dẫn và thoát nước. Thường đất ruộng từ 15-20 m đào 1 mương. - Luống trồng: Lên luống cao 40-50 cm, rộng 80-90 cm. - Có thể bón vôi hoặc tưới thuốc bệnh để khử mầm bệnh trong đất. 5.3. Giống Vùng Châu Thành có trồng 1 số giống phổ biến: - Tào Nghẹn có thời gian sinh trưởng 4-6 tháng, năng suất 50-80 tạ/ công. - Bí đường (khoai đỏ) có thời gian sinh trưởng 3-4 tháng, năng suất đạt 50- 80 tạ/ công. - Khoai Sữa có thời gian sinh trưởng 3-3,5 tháng, năng suất 40-60 tạ/ công. - Tím Nhật có thời gian sinh trưởng 3-3,5 tháng, năng suất 40-50 tạ /công. 71
  13. Các giống Khoai này có phẩm chất ngon, năng suất cao, được thị trường chấp nhận. a) Chuẩn bị hom giống * Chọn củ giống: Chọn những củ thon dài có cuống to và ngắn, nặng trung bình (củ khoai nòi). Sau khi xử lý thuốc sâu, đem tồn trữ nơi khô ráo, thoáng mát. * Chuẩn bị dây Sau khi nước lũ rút (trước trồng khoảng 2 tháng) giâm củ trên líp ương để mầm phát triển thành chồi. Chồi được 4 mắt, bấm ngọn để chồi ra nhiều nhánh. - Trước trồng khoảng 1 ngày, cắt dây giống. Dây giống cắt vào sáng sớm, sau đó cắt thành những đoạn hom ngắn 25-30 cm. Chọn loại hom ngọn và giữa để trồng đạt năng suất cao. Riêng giống khoai Dương ngọc, nên chọn hom tốt vừa phải. Sắp hom theo 1 chiều, giữ thẳng, bó thành bó nhỏ để trong mát. 5.4. Mật độ - Trung bình 1.000 m2 cần khoảng 10.000 hom giống. - Trước khi trồng có thể nhúng hom trong dung dịch thuốc trừ sâu để ngừa sâu và sùng đục củ. - Tưới ướt6 giồng cho mềm đất. - Trồng dọc theo luống 2 hàng dây song song cách nhau 3 cm. Khoảng nối giữa các hom trên 2 hàng phải xen kẻ nhau. Các đầu luống trồng 3 hom. Đặt toàn bộ hom xuống đất sâu 2-2,5 cm. 5.5. Phân bón Khoai lang cần nhiều N, P, K, nhất là K. Lượng phân cho mỗi vụ, mỗi lần trong vụ tùy thuộc vào đất trồng, mức độ phát triển và thời gian sinh trưởng của khoai lang. Có thể bón trung bình 1.000 m2 lượng phân như sau: - Vôi: 50 kg - Super lân: 25 kg - Urea: 25 kg - NPK 16-16-8: 30 kg - Kali: 15 kg Cách bón: Phân được pha với thuốc tưới, hoặc có thể rãi trước mưa khi khoai đã phủ luống. 72
  14. + Rãi hết vôi, super lân trước khi trồng + 3 – 7 Ngày sau khi trồng: 3 kg Urea. + 10 – 25 Ngày sau khi trồng: 5 kg Urea, 5-7 ngày/lần. + 30 – 90 Ngày sau khi trồng: bón kết hợp các loại phân; chia nhiều lần bón tùy theo sự phát triển của khoai. + Ngưng phân trước khi thu hoạch 15 ngày. 5.6. Chăm sóc * Trồng dặm Khoai lang trồng trong mùa khô thường dễ bị chết, vì vậy cần phải chuẩn bị thêm một số hom đủ để trồng dậm thêm lúc 5-10 ngày sau khi trồng, trồng dặm để bảo đảm mật độ cây. * Nước: - Cung cấp nước đủ ẩm để dây phát triển tốt. Tuần đầu tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. - Từ tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 3 tưới 1 lần/ngày, tuỳ đất. - Sau 20 ngày cắt nước cho khoai xuống củ. Sau đó từ 3-4 ngày tưới nước 1 lần. - Sau khi có củ đường kính khoảng 1 cm thì tưới 7- 10 ngày/ 1 lần. Nếu thấy đất quá khô thì tưới thật đậm để hạn chế sùng phát triển. Có thể tưới tràn trong 9 giờ thì rút nước hoàn toàn. Nếu quá thời gian này rễ sẽ không hô hấp được gây hiện tượng thối rễ và chết dây. Tưới tràn từ chiều tối đến sáng. Không tưới tràn lúc nắng vì gây thối củ. * Bấm ngọn: Để kích thích thân khoai phân nhiều nhánh, sớm và không cho thân chính mọc quá dài (nhất là những giống chậm phân nhánh). Bấm ngọn sớm và chỉ một lần duy nhất (vào lúc thân chính dài khoảng 30-40 cm). Bấm ngọn trễ hay nhiều lần sẽ cho kết quả xấu vì làm cây mất sức, hao dưỡng liệu. * Nhấc dây (tùy theo mùa): Để hạn chế không cho rễ phụ của các mắt trên thân phát triển (nhất là khi dây khoai bò trên đất ẩm). Nhấc dây hợp lý sẽ giúp dưỡng liệu tập trung ở củ gốc và còn làm luống thông thoáng. Công tác này thường tiến hành cùng lúc với việc làm cỏ và chỉ cần thực hiện 2 lần là đủ, tức vào 30-45 ngày và 60-75 ngày sau khi trồng. 73
  15. Chỉ nên giở dây cho đứt rễ phụ ở thân, không nên lật ngược dây làm xáo trộn kết cấu tầng lá sẽ giảm khả năng quang hợp và tạo chất khô của lá. Nếu gặp trời hạn nên hạn chế nhấc dây 5.7. Dịch hại Khoai lang thường bị nhiều loài côn trùng tấn công gây hại, bệnh chủ yếu do nguồn nấm từ hom giống và đất nhưng cũng ít ảnh hưởng đến năng suất. a) Sâu hại * Sùng khoai lang Sùng khoai lang là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên cây khoai lang. Sùng khoai lang tấn công củ làm mất phẩm chất, giảm năng suất. - Đặc điểm hình thái và sinh học + Thành trùng dài từ 5 - 8 mm, mình thon, chân dài, trông tựa như kiến. Đầu đen, miệng dài, mắt kép hình bán cầu hơi lồi ra hai bên đầu. Râu đầu có 10 đốt. Ngực, đốt cuối râu và mắt màu đỏ. Bụng và cánh màu xanh đen bóng. Đốt cuối râu thành trùng đực hình ống dài, trong khi của thành trùng cái thì có hình trứng. Ngực trước có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Đốt đùi nở to. Thành trùng cái sống khoảng 100 ngày (Hình 3.2) và đẻ khoảng 200 trứng. + Trứng hình bầu dục, dài từ 0,50 - 0,70 mm, lúc mới đẻ màu trắng sữa, sau thành màu vàng. Thời gian ủ trứng từ 5 - 10 ngày. + Ấu trùng hình ống dài, 2 đầu thon nhỏ, đầu nâu, thân trắng, không chân; bụng chia đốt rất rõ ràng, chiều dài cơ thể khoảng 5 - 8,5 mm, ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 15 - 25 ngày. + Nhộng màu trắng, dài từ 4 - 8 mm. Thời gian nhộng từ 4 - 10 ngày. 74
  16. 3 – 7 ngày 15 - 25 ngày Ấu trùng Trứng Nhộng Khoảng 100 ngày 4 – 10 ngày Thành trùng Hình 3.2: Vòng đời của Sùng khoai lang - Cách gây hại Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại cho dây khoai: - Thành trùng có thể ăn gặm phần thân, mầm hoặc lá khoai lang non nhưng thích nhất là củ khoai, vì vậy những củ lồi khỏi mặt đất hay lộ qua kẻ đất nứt rất dễ bị thành trùng tấn công. Các vết đẻ trứng của thành trùng sẽ là nơi xâm nhập của nấm và vi khuẩn tiếp theo làm dây khoai bị suy yếu. - Ấu trùng đục vào bên trong củ gây hại chủ yếu cho củ khoai. Nếu bị tấn công khi củ còn non củ bị lép, không phát triển được, năng suất giảm. Nếu bị tấn công khi củ đã lớn, năng suất không giảm nhiều nhưng mất phẩm chất do phần thịt chung quanh đường đục bị chuyển thành màu tím, có mùi hôi, vị đắng. Thời tiết khô và nóng là điều kiện thích hợp cho sùng phát sinh và phát triển mạnh. Sau khi thu hoạch, ấu trùng vẫn tiếp tục tấn công khoai được tồn trữ do nở từ trứng đã có sẵn trong củ khoai hoặc đôi khi do thành trùng tấn công trong kho. Ngoài ra, việc sử dụng các hom khoai trồng trên các ruộng bị sùng hại vụ trước cũng là nơi có thể lây lan sang vụ sau. Sùng đục trong dây và củ, nhất là những củ lộ ra khỏi mặt đất. Củ bị đục thối, có vị đắng (do chất Tespenes), vị đắng này là do độc tố mà củ khoai sản sinh ra để chống lại sự gây hại của sùng. - Biện pháp phòng trị  Biện pháp canh tác: o Diệt cỏ dại, tránh nơi ẩn nấp của thành trùng. 75
  17. o Luân canh khoai với các loại cây trồng khác không phải là thức ăn của sùng (đất lúa-khoai lang-lúa) ít bị sùng hơn. o Vun dây khoai kết hợp với vun luống khoai phủ kín phần củ khoai lồi lên mặt đất để tránh nơi đẻ trứng của thành trùng. o Loại bỏ những dây khoai hay củ bị sùng tấn công. Sau khi thu hoạch gom và phơi khô dây khoai, sau đó đốt hay cho gia súc ăn, o Thu gom dây khoai và củ khoai sùng đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy. o Nếu chủ động nước thì cho ruộng ngập nước từ 1-2 tuần ngay sau khi thu hoạch, tàn dư của cây bị thối rửa, sùng sẽ chết. o Sử dụng dây giống không nhiễm sùng khoai lang, Không để củ lộ lên khỏi mặt đất  Biện pháp sinh học và hóa học: o Sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc từ nấm ký sinh (Hình 3.3) o Sử dụng bẫy pheromon dẫn dụ giới tính để bắt sùng trưởng thành đực o Ngâm dây khoai sắp trồng vào dung dịch thuốc trừ sâu trong khoảng 30 phút sẽ giết trứng và nhộng sống bên trong thân. o Khoảng 1 tháng sau khi trồng nếu phát hiện thấy thành trùng sống rải rác trong ruộng khoai thì dùng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để diệt như Saliphos 35 EC, Vicarp 95BHN,…. a) b) Hình 3.3: Sùng khoai lang bị nấm Metarhizium (a) và nấm Beauveria (b) ký sinh * Sâu ăn lá - Tập quán sinh sống và cách gây hại. Vì cơ thể lớn nên 2 loài sâu trên ăn phá rất nhiều, sâu ăn trụi cả lá, làm cây xơ xác. - Biện pháp phòng trị - Dùng bẩy đèn để thu hút bướm. - Sâu lá mật số cao khoảng 20 con/m2 thì phun: Bitadin WP, Tasieu 1.9EC. 76
  18. - Nếu bị nặng thì sử dụng: Dupont Prevathon 5SC, Pegasus…… Phun lúc sâu tuổi nhỏ sẽ cho kết quả cao. b) Bệnh hại * Bệnh thối mềm củ - Triệu chứng bệnh: Từng vùng vỏ củ bị nhiễm bệnh khi củ bị tổn thương hoặc có vết cắt (củ còn nguyên vẹn thì mầm bệnh không thể tấn công được). Lúc đầu vết bệnh vẫn giữ màu sắc bình thường của củ, sau đó, vết bệnh có màu nâu rồi chuyển sang đen. Vết bệnh mềm, có chứa dịch đặc, khi ấn nhẹ tay vào vết bệnh thì dịch nầy chảy ra và có mùi hôi. Khi chất dịch nầy bốc hơi hết, vết bệnh trở nên khô, hơi lõm xuống và có chứa lớp mốc màu trắng. Tác nhân gây bệnh: Do nấm Rhizopus nigricans - Phòng bệnh: Khi thu hoạch cần nhanh chóng, không tạo vết thương cho củ. Tồn trữ cũ nơi thoáng mát, ở khâu phân loại, đóng gói cần nhẹ nhàng và không chất thành đống cao. * Bệnh thối đen - Triệu chứng bệnh: Ở cây con: thân dưới đất có vết đen, gốc thân cũng có màu đen, gốc thân cũng có màu đen và thối, cây héo chết. Trên củ và thân ngầm: có các đốm tròn màu nâu hoặc đen, đường kính 2-3 cm. Đốm bệnh ăn sâu vào trong củ, làm củ có vị đắng và gây độc cho động vật. Đôi khi giữa đốm bệnh có mốc đen. Tác nhân gây bệnh: Do nấm Ceratostomella fimbriata (EetH) Elliot 77
  19. Hình 3.4: Triệu chứng bệnh thối củ khoai lang - Phòng trị bệnh: - Giống sạch bệnh - Cắt dây giống cách mặt 2 – 5 cm để tránh phần cây bị nhiễm bệnh - Vệ sinh đồng ruộng tốt - Khi phát hiện bệnh sớm có thể pha nước tưới 1 số loại thuốc như Copper B, Cupruxat, Score, Nutar.....Tưới lặp lại 7-10 ngày. 5.8. Thu hoạch và bảo quản Thực tế, có thể thu hoạch vào lúc: -Thu hoạch lúc thân lá phát triển chậm, lá vàng rụng nhiều, vỏ củ láng. - Thời gian thu hoạch tùy theo thời gian sinh trưởng của giống, mức độ đầu tư. Có thể thu hoạch khoai 3,5 tháng hoặc 5 tháng. - Vỏ củ láng và còn mang rất ít rễ phụ - Củ có tỉ lệ chất khô cao (ít nước) Thu hoạch củ sớm sẽ ít tinh bột, nhiều nước, khó tồn trữ. Khi thu hoạch hạn chế làm củ bị tổn thương, như vậy nấm bệnh sẽ tấn công dễ dàng. Củ nhổ xong không nên rửa sạch, chỉ nên phơi khô 3-4 nắng, loại bỏ những củ bị sâu bệnh, củ xấu hay củ bị tổn thương. Sau đó đem tồn trữ hoạch chế biến hay bán ra thị trường. 6. Thực hành 6.1. Trồng và chăm sóc cây khoai lang - Mục đích: Giúp sinh viên biết được cách trồng và chăm sóc cây khoai lang 78
  20. - Vật liệu và dụng cụ - Hom giống (khoai lang giống) - Phân hoá học và phân hữu cơ, thuốc - Giá thể (được dùng để bổ sung và thành phần đất trồng) - Các dụng cụ bao gồm: + Dụng cụ làm đất: len, chét, dao…. + Thùng tưới nước, phân + Thùng dùng để pha phân, thuốc + Bình phun (dạng 5 lít) + Thước kẻ - Phương pháp Cách trồng (tạo luống trồng, trồng bằng hom) và chăm sóc (bấm ngọn, nhấc dây, cắt tỉa nhánh, bón phân, tưới nước, phun thuốc…) cho cây khoai lang. - Thực hành Sinh viên chia thành từng nhóm 4-5 sinh viên với sự hướng dẫn của giảng viên, các nhóm sinh viên sẽ thực hành trồng và chăm sóc cây khoai lang theo mỗi phương pháp trồng khác nhau cho mỗi nhóm. + Làm đất: Đất trồng khoai lang cần xới đất 2 lần. Lần 1 sâu khoảng 20-25 cm, lần 2 xới trở đất. Trước khi xới, rơm, rạ rãi đều đã được xử lý. Lên luống cao 40-50 cm, rộng 80-90 cm, đào rãnh thoát nước. Có thể bón vôi hoặc tưới thuốc bệnh để khử mầm bệnh trong đất. + Giống: Có thể trồng các giống sau:  Tào Nghẹn có thời gian sinh trưởng 4-6 tháng, năng suất 50-80 tạ/ công.  Bí đường (khoai đỏ) có thời gian sinh trưởng 3-4 tháng, năng suất đạt 50- 80 tạ/ công.  Khoai Sữa có thời gian sinh trưởng 3-3,5 tháng, năng suất 40-60 tạ/ công.  Tím Nhật có thời gian sinh trưởng 3-3,5 tháng, năng suất 40-50 tạ /công.  Các giống Khoai này có phẩm chất ngon, năng suất cao, được thị trường chấp nhận. Chuẩn bị dây giống: Chọn hom thân ngọn và hom thân giữa để trồng. Đoạn hom dài 25-30 cm. Riêng giống khoai Dương ngọc, nên chọn hom tốt vừa phải. Sắp hom theo 1 chiều, giữ thẳng, bó thành bó nhỏ để trong mát, tưới nước. Hôm sau có thể đem giống trồng. 79
nguon tai.lieu . vn