Xem mẫu

  1. BÀI 3 QUI TRÌNH SẢN XUẤT LÚA GIỐNG MĐ 21 - 03 Giới thiệu: Bài này gới thiệu các qui trình sản xuất lúa giống theo từng cấp như giống tác giả, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng và giống xác nhận. Người sản xuất có thể tự làm giống từ cấp nguyên chủng đến cấp xác nhận để làm giống sản xuất cho vụ sau. Mục tiêu: Kiến thức: Biết được qui trình sản xuất lúa giống ở từng cấp. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào trong các quy trình sản xuất lúa giống hiện nay. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Áp dụng từng bước các quy tình sản xuất lúa giống vào thực tiển để sản xuất. 1. Qui trình sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng Qui trình này áp dụng trong trường hợp không có giống tác giả hoặc siêu nguyên chủng thì có thể sản xuất hạt giống lúa siêu nguyên chủng bằng cách phục tráng từ hạt giống có cấp chất lượng thấp hơn có trong sản xuất, các giống địa phương. Thời gian chọn lọc phục tráng là 3 vụ. + Vụ thứ 1 (G0): Ruộng vật liệu để chọn dòng - Ruộng G0 trong quá trình phục tráng là ruộng cấy 1 tép sản xuất giống Nguyên chủng hoặc ruộng sản xuất giống Xác nhận. - Chọn cây đúng giống, sạch sâu bệnh, tỷ lệ hạt chắc cao. - Số cá thể được chọn ở ruộng G0 cần khoảng 120 - 150 buội. Mỗi buội chọn 1 bông. - Số cá thể được chọn sau khi đo đếm trong phòng nhiều hay ít tùy thuộc độ thuần của giống, sự hiểu biết các tính trạng đặc trưng của giống (Bảng 3.1). 94
  2. Bảng 3.1: Một số tính trạng đặc trưng của các cá thể ở G0 Đơn vị sản xuất: Ngày gieo: Tên giống: Vụ sản xuất: Năm sản xuất: Ngày chín: Thời gian sinh trưởng: Chiều Hạt/bông Chiều dài Ghi chú các tính TT cao cây Tổng % hạt trạng cần lưu ý bông Chắc (cm) số chắc (cm) TB + Vụ thứ 2 (G1): Ruộng quan sát, đánh giá dòng . Ruộng mạ: - Chọn đất và làm đất: Chọn chân đất làm mạ tốt, ít bị nhiễm phèn, chủ động tưới tiêu. Đất phải được cày xới kỹ để không có cỏ dại và các cây lúa khác giống sót lại, tốt nhất là nên chọn đất trồng màu ở vụ trước đó hoặc chọn khoảng sân có đầy đủ ánh sáng trong ngày để làm mạ. - Chuẩn bị giống: - Số bông được chọn ở vụ trước (khoảng 100 bông) gói vào 2 lớp giấy báo, mỗi gói 20 bông. - Ngâm khoảng 24 - 36 giờ và ủ khoảng 24 - 36 giờ khi chiều dài mầm từ 3 - 4 mm là vừa. - Gieo mạ: Đặt từng bông thành hàng, mỗi liếp mạ đặt từ 2 - 3 hàng bông, bông cách bông 20 cm, mỗi bông đặt xòe ra để cho cây mạ mọc lên được thưa, mập và khỏe. . Ruộng cấy: - Chọn ruộng: Ruộng sản xuất và ruộng chọn dòng được bố trí khu riêng, cách ly không gian 20 m, nếu không có điều kiện thì bố trí cách ly thời gian trổ, trổ lệch nhau ít nhất 10 ngày. Tốt nhất bố trí ruộng chọn dòng trong khu vực ruộng nhân giống nguyên chủng cùng loại giống. Ruộng phải bằng phẳng, độ đồng đều cao, không trồng lúa khác giống ở vụ trước đó. - Cấy: 95
  3. + Mỗi bông cấy thành một ô từ 1- 2 m2 (tuỳ số lượng hạt trên bông), cấy 1 tép/buội, khoảng cách 20 x 20 cm hoặc 20 x 15 cm, khoảng cách ô là 40 cm. + Theo dõi và ghi nhận tại các thời điểm khác nhau (đặc biệt từ trổ đến trước thu hoạch). Ô nào có bất kỳ một hay vài cây mang đặc tính khác lạ với giống gốc, dùng viết đánh dấu vào số thứ tự dòng, ghi lại đặc tính khác lạ đó và cắm cây ngay đầu ô làm dấu. Trước khi thu hoạch 3 ngày, loại bỏ tất cả các ô đã được làm dấu trước đó. + Tổ chức đánh giá và kiểm định độ thuần lần cuối. + Các dòng đạt yêu cầu được chọn phải có cùng thời gian chín, chiều cao cây bằng chiều cao trung bình của các dòng ± 1 cm, năng suất, chiều dài bông, số hạt và số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt bằng và lớn hơn trung bình, gạo trắng, ít nhiễm sâu bệnh. + Đo đếm các chỉ tiêu ghi vào bảng 2. + Chú ý khi thu hoạch chỉ thu những buội ở giữa ô, loại bỏ hàng bìa ô để tránh ảnh hưởng tạp giao. + Tất cả các dòng được chọn thu hoạch xong đập tay, phơi khô (ẩm độ
  4. . Ruộng mạ: Diện tích những dòng được chọn ở G1 thường có từ 300 - 500 gam hạt giống, nên giữ lại 1/3 hay 1/4 để làm giống dự phòng, phần còn lại 2/3-3/4 dùng để gieo cấy trên ruộng so sánh và ruộng nhân dòng, gieo mạ với mật độ 50 - 100 gam/m2 (tùy giống và tùy vụ); diện tích mạ của mỗi dòng cần khoảng 3 - 5 m2. Tùy số dòng nhiều ít mà chuẩn bị đủ diện tích để gieo mạ và đảm bảo cách ly tốt, tránh lẫn giống. . Ruộng cấy: - Ruộng so sánh: cấy các dòng thành từng ô không nhắc lại, mỗi ô có diện tích ít nhất 10m2 và cách nhau 30 - 35 cm. Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, chỉ được phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi tung phấn, không khử bỏ các cây khác dạng khác. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng có tính trạng biểu hiện không phù hợp với mức độ biểu hiện chung của đa số dòng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác. Đánh giá các dòng đạt yêu cầu lần cuối trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, mỗi dòng thu 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên. Tiếp tục loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn. - Ruộng nhân dòng: Sau khi cấy ruộng so sánh, cấy hết số mạ còn lại ở ruộng nhân dòng. Cấy thành từng băng riêng (1dòng/băng), mỗi băng rộng khoảng 4 m, diện tích tối thiểu 50 - 100 m2/dòng. Phải cấy 1 tép, nông tay, mật độ 15 x 15 cm hoặc 15 x 20 cm, khoảng cách giữa các dòng 30 - 40 cm. Cấy theo thứ tự của các dòng từ nhỏ đến lớn. Sau khi cấy các ruộng phải có sơ đồ riêng. Tiến hành kiểm định các dòng đã được chọn ở ruộng so sánh vào thời kỳ trỗ 50% và trước thu hoạch để phát hiện cây khác dạng. Cho phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới, loại bỏ các dòng có cây khác dạng. Thu hoạch và tính năng suất của các dòng được chọn (kg/m2), tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu, nếu là lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm. Dựa trên kết quả đánh giá ở ruộng so sánh, ruộng nhân dòng và kết quả đánh giá trong phòng để chọn ra các dòng đạt yêu cầu. Tự kiểm tra chất lượng gieo trồng của từng dòng được chọn trước khi hỗn các dòng đạt yêu cầu thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy 97
  5. mẫu gửi phòng kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định, bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau. . Theo dõi ngoài đồng và thu hoạch: - Định kỳ theo dõi trong suốt thời gian sinh trưởng. Chú ý quan sát kỹ các tính trạng đặc trưng: dạng hình và màu sắc của thân, lá, bông, hạt. - Không được khử lẫn, nếu phát hiện có cây khác dạng ở dòng nào thì cắm cây làm dấu loại bỏ cả dòng đó. Nếu là lẫn cơ giới thì khử bỏ trước khi cây tung phấn. - Tổ chức đánh giá và kiểm định đồng ruộng 3 lần/vụ: lần 1 giai đoạn 10-15 NSKC, lần 2: giai đoạn lúa trổ 50%, lần 3 giai đoạn trước thu hoạch 5-7 ngày. - Căn cứ vào thực tế trên đồng ruộng để chọn các dòng điển hình, có độ thuần cao, chín cùng lúc. Trước khi thu hoạch 1 – 2 ngày mỗi dòng được tổ chức đánh giá chọn thu 10 buội điển hình để đo đếm các chỉ tiêu và ghi nhận kết quả theo bảng 2. - Thu hoạch bằng cách đập tay hay máy suốt nhỏ dễ dàng vệ sinh tránh lẫn giống, phơi khô (ẩm độ < 13,5%), làm sạch, cân và bảo quản trong kho lạnh riêng từng dòng, tính năng suất (kg/m2) ghi nhận kết quả theo. . Đo đếm, đánh giá chọn dòng để hỗn thành hạt siêu nguyên chủng: - Đo đếm các chỉ tiêu và ghi nhận kết quả theo. - Các dòng đạt yêu cầu được chọn phải có cùng thời gian chín, chiều cao cây bằng chiều cao trung bình của các dòng ± 1 cm, năng suất, chiều dài bông, số hạt và số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt bằng và lớn hơn trung bình, gạo trắng, dòng/giống ít nhiễm sâu bệnh. Bảo quản riêng, sau khi có kết quả kiểm nghiệm đạt chất lượng của từng dòng thì mới được hỗn với nhau thành hạt siêu nguyên chủng. - Hạt siêu nguyên chủng được đóng tịnh bao, thống nhất trong bao lúa giống phải có phiếu kiểm nghiệm và ngoài bao lúa giống phải ghi rõ: tên giống, cấp giống, nơi sản xuất, vụ sản xuất, khối lượng tịnh (kg). 2. Qui trình sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng. Sử dụng hạt giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất lúa nguyên chủng. Hạt lúa giống cấp nguyên chủng phải đạt độ thuần 99,95% mới được dùng để sản xuất giống lúa xác nhận. 98
  6. 2.1. Ruộng mạ (dành cho mạ ướt) - Chọn đất và làm đất: + Chọn chân đất làm mạ có độ phì trung bình khá, chủ động tưới tiêu và phòng chống được các điều kiện bất lợi, tốt nhất là chân đất làm màu. + Đất phải được cày xới kỹ để diệt cỏ dại và lúa chét hay lúa nền. + Diện tích đất gieo mạ bằng khoảng 1/5 – 1/25 diện tích ruộng cấy. Gieo thưa để cho cây mạ khỏe. - Chuẩn bị hạt lúa giống gieo mạ: + Hạt giống trước khi gieo cần kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm, nếu hạt lúa giống đang trong thời kỳ ngủ nghỉ thì phá miên trạng bằng cách xử lý axit HNO3 nồng độ 0,1 – 0,2%, ngâm hạt giống 12 giờ rồi lấy ra rửa sạch, ngâm nước sạch thêm 12 – 24 giờ, sau đó đem ủ 24 – 36 giờ thì có thể gieo được. + Lượng giống gieo cấy cho 1 ha lúa nguyên chủng khoảng 25 - 30 kg tùy giống và tùy thời vụ. - Bón phân cho mạ: + Tuổi mạ 15 - 18 ngày sau khi gieo có thể cấy được tuy nhiên cũng tùy phương pháp làm mạ, giống và thời vụ. + Sau khi gieo 5 - 7 ngày thì bón phân cho mạ, lượng phân bón khoảng 15 – 20 kg urê/1000 m2, có thể bón 1 - 2 lần nhưng không nên bón trễ hơn 7 ngày trước khi nhổ cấy. - Chăm sóc: + Cần thường xuyên kiểm tra ruộng mạ để khử các cây khác dạng, chủ yếu là quan sát màu sắc gốc cây mạ. + Ruộng mạ phải nên giữ ẩm thường xuyên, mực nước khoảng 2,5cm kể từ 4 – 5 ngày sau gieo (đối với mạ ướt), nếu nước cao hơn cây mạ sẽ mềm yếu, khả năng phục hồi sau khi cấy chậm. + Nhổ cỏ, trừ rầy nâu, bù lạch, sâu keo, sâu phao, chuột. 2.2. Ruộng cấy - Chọn đất và làm đất: Chọn đất có độ phì trung bình khá, chủ động tưới tiêu nước, vùng đất có thể dễ dàng chia lô và cách ly (cách ly với giống khác ít nhất là 3 m hoặc trổ lệch ít nhất là 10 ngày). Đất phải được cày xới kỹ để diệt cỏ dại và lúa chét. 99
  7. - Cấy: Cấy 1 tép/bụi (kể cả ngạnh trê), nông tay, thẳng hàng, cấy thành băng rộng 4m, khoảng cách cấy 20 x 20 cm hoặc 20 x 15 cm tùy giống, nên nhổ mạ và cấy trong ngày, không để mạ bị dập nát, rễ mạ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng. - Chăm sóc: + Sau khi cấy 10 ngày có thể làm cỏ, nhổ bỏ các cây ngoài hàng. + Chú ý: trong sản xuất giống tuyệt đối không nên sử dụng chất điều hòa sinh trưởng sẽ làm giảm chất lượng giống. + Bón phân: Tùy điều kiện đất đai, giống lúa và mùa vụ mà thay đổi lượng phân bón cho phù hợp (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Lượng phân bón cho lúa giống cấp nguyên chủng Bón phân Đợt 3 (NSC) Lót Đợt 1 Đợt 2 (20 NTT) Loại đất (0 - 1 NSC) (7- 10 NSC) (20-25 NSC) Nuôi đòng 200 kg lân Ninh 40-50 kg Urê 50-70 kg Urê 40-50kg Urê Phù sa Bình 30-40 kg DAP 20-30 kg DAP 30-50kg KCl 20-30 kg Urê 20-30 kg KCl 300 kg lân Ninh 30-40 kg Urê 40-60 kg Urê 40-50kg Urê Phèn trung Bình 40-50 kg DAP 30-50 kg DAP 30-50kg KCl bình 20 kg Urê 20-30 kg KCl * Cách bón phân như trên chỉ để tham khảo tùy vào điều kiện canh tác mà tăng giảm lượng phân bón thích hợp. Ghi chú: - NSC: Ngày sau cấy. - NTT: Ngày trước trổ. - Đơn vị tính: kg/ha + Tưới nước: Giữ mực nước xâm xắp mặt ruộng trước khi cấy, sau cấy 3 – 5 ngày cho nước vào từ từ ngập khoảng 2 – 3 cm. Khi lúa đẻ nhánh tối đa thì cho nước thêm, nhưng không quá 10 cm, không nên để ruộng khô nứt. Lúa chín vàng 60 – 70% thì rút khô nước để cây lúa vào chắc nhanh. + Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh: Đối với ruộng sản xuất giống chủ động điều chỉnh nước thì ít cỏ dại, nên làm cỏ bằng tay, hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ, 100
  8. bởi vì thuốc trừ cỏ có thể gây biến dị và cây lúa sẽ chậm phát triển hơn bình thường. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để phòng trị kịp thời. - Khử lẫn: - Tuỳ theo tình hình phát triển của lúa trên đồng ruộng nhưng yêu cầu khử lẫn tối thiểu ba lần qua các thời kỳ: + Lần 1: Khi cấy xong khoảng 10 ngày, khử lẫn bằng cách nhổ bỏ cả buội, không cắt ngang. + Lần 2: Khử trong thời gian trổ, loại bỏ những cây lúa trổ sớm quá hoặc trễ quá so với những ngày trổ tập trung của quần thể ruộng giống. Cắt bỏ cả buội sát gốc. Giai đoạn khử này hết sức quan trọng cần phải tích cực theo dõi và khử triệt để. + Lần 3: Sau khi lúa đã vào chắc (cúi bông), cần thường xuyên quan sát các đặc tính về hình dạng và màu sắc của thân lá, thìa lá, dạng lá đòng, dạng cổ bông, dạng bông, cách đóng hạt trên bông, dạng hạt, màu sắc hạt, chiều cao cây… để khử bỏ các cây khác dạng. - Thời gian quan sát khử: Nên chọn vào các buổi sáng hay các buổi chiều nắng dịu, quan sát cùng hướng mặt trời chiếu. Chú ý đi chậm quan sát kỹ mới thấy được các cây giống khác thấp hơn. - Sau khử lẫn lần cuối, trước thu hoạch cần báo cáo cho Phòng Kiểm nghiệm đi kiểm định và lập biên bản kiểm định ruộng lúa giống. . Thu hoạch: - Thu hoạch khi quan sát tổng thể ruộng lúa có 85-90% số hạt/bông chín vàng, vài hạt trong cùng chuyển sang chín sáp. - Trước thu hoạch cần kiểm tra các phương tiện như: máy suốt, bao bì, sân phơi, lò sấy,… tuyệt đối phải chuẩn bị chu đáo, vệ sinh sạch sẽ, bố trí lao động, thời gian gặt để không ảnh hưởng đến chất lượng giống. - Tập trung cắt nhanh, nếu trong vụ hè thu nên dựng bó, không cho ướt bông, cắt xong tranh thủ suốt và phơi hoặc sấy ngay (không để lâu trong bao quá 24 giờ làm mất màu vỏ trấu, gây nóng lúa bên trong, ảnh hưởng tới tỷ lệ nẩy mầm). - Chú ý khi suốt mỗi giống nên bỏ 1 bao đầu làm lương thực để tránh lẫn giống do máy suốt. - Nên đựng lúa giống bằng bao mới để tránh lẫn giống, trường hợp muốn tận dụng bao cũ phải kiểm tra thật kỹ trước khi đựng lúa bằng cách lộn ngược 101
  9. bao, quan sát kỹ các đường may bên trong, loại bỏ tất cả các tạp chất và bụi bẩn bên trong bao. - Độ ẩm hạt: Phơi hoặc sấy phải đạt ẩm độ < 13,5%, cho làm sạch rồi đóng bao. . Bảo quản: - Sau khi sơ chế xong đóng tịnh bao xếp vào kho theo lô, theo cấp giống, có lối đi, thông thoáng, thuận tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra. Trong bao lúa giống phải có phiếu kiểm nghiệm và ngoài bao lúa giống phải ghi rõ: tên giống, cấp giống, nơi sản xuất, vụ sản xuất, khối lượng tịnh (kg). - Lúa giống được bảo quản ở nơi có đủ điều kiện chống ẩm, nóng và các sâu mọt, chuột phá hại. - Yêu cầu phòng kiểm nghiệm lấy mẫu để kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hạt giống lúa nước. Qua kiểm tra nếu đạt tiêu chuẩn thì lô giống được công nhận là giống đạt cấp nguyên chủng. - Định kỳ 1 – 2 tháng kiểm tra tình hình nẩy mầm và sâu mọt, 1 tháng trước khi xuất kho để cung cấp cho sản xuất phải kiểm tra chất lượng lô giống lần cuối. 3. Qui trình sản xuất lúa giống cấp xác nhận Sử dụng hạt giống lúa cấp nguyên chủng để sản xuất lúa giống cấp xác nhận. Hạt lúa giống cấp xác nhận phải đạt độ thuần 99,70%. 3.1. Các phương pháp sản xuất giống lúa xác nhận Thông thường có thể áp dụng hai biện pháp cấy và sạ để sản xuất giống lúa xác nhận. Tùy vào điều kiện cụ thể nhưng tốt nhất là sạ hàng. a. Sản xuất giống lúa xác nhận bằng phương pháp cấy * Ruộng mạ: - Chọn ruộng và làm đất: + Chọn chân đất làm mạ có độ phì trung bình khá, chủ động tưới tiêu và hạn chế được các điều kiện bất lợi. + Đất phải được cày xới kỹ để diệt cỏ dại, lúa chét và lúa nền. + Diện tích đất gieo mạ bằng khoảng 1/5 – 1/15 diện tích ruộng cấy. Gieo thưa để cho cây mạ khoẻ. - Chuẩn bị hạt giống gieo: Hạt giống trước gieo cần kiểm tra tỉ lệ nẩy mầm, nếu hạt đang trong thời kỳ ngủ nghỉ thì phá miên trạng bằng cách xử lý 102
  10. axit HNO3 nồng độ 0,1 – 0,2 %, ngâm hạt giống 12 giờ sau đó lấy ra rửa sạch, ngâm nước sạch thêm 12 - 24 giờ, sau đó đem ủ 24 – 36 giờ thì có thể gieo được. Lượng giống gieo để cấy cho 1000 m2 ruộng cần 6 – 8 kg hạt giống. - Bón phân cho mạ: Sau khi gieo 5 – 7 ngày thì bón phân cho mạ, lượng phân bón khoảng 15 – 20 kg urê/1000 m2, có thể bón 1 – 2 lần nhưng không nên bón trễ hơn 7 ngày trước khi nhổ cấy. - Chăm sóc mạ: Ruộng mạ phải nên giữ ẩm thường xuyên, mực nước khoảng 2,5 cm kể từ 4 – 5 ngày sau khi gieo, nếu nước cao hơn cây mạ sẽ mềm yếu, khả năng phục hồi sau khi cấy chậm. Chăm sóc, nhổ cỏ, phòng trừ bù lạch, sâu keo, sâu phao, chuột. * Ruộng cấy: - Chọn ruộng và làm đất: Chọn đất có độ phì trung bình khá, chủ động tưới tiêu nước, ruộng bố trí gần đường đi để tiện chăm sóc và theo dõi. Cần làm đất kỹ để diệt sâu bệnh và cỏ dại. - Cấy: Cấy 2 - 3 tép/ bụi, khoảng cách 20 x 15 cm hoặc 15 x 15 cm. Cấy thành băng, mỗi băng rộng khoảng 4 m, băng cách băng 30 – 40 cm, để tiện đi lại theo dõi và chăm sóc. Tuổi mạ để cấy cho thích hợp là cây mạ được 5 – 6 lá, nên nhổ mạ và cấy trong ngày. b. Sản xuất giống lúa xác nhận bằng phương pháp sạ * Sạ hàng: Với lượng hạt giống từ 100 – 120 kg/ha, hàng cách hàng 20 cm, tiện đi lại chăm sóc và khử lẫn. Nên sạ thêm mạ ở gốc đất trên ruộng dùng để cấy dặm. Chú ý xử lý thuốc cỏ hoặc dùng dụng cụ làm cỏ sục bùn để trừ cỏ, vì gieo mật độ thưa cỏ rất dễ phát triển. Ngày thứ 5 sau khi gieo cho nước vào ruộng từ từ. Cấy dặm những chỗ không có cây lúa vào thời điểm 18 – 20 ngày sau sạ. Từ lúc gieo đến 25 ngày tuổi, lúa chưa đẻ nhánh kín hàng, nhìn trên ruộng lúa rất thưa. Nhưng từ tuần thứ 4 trở đi ruộng lúa trông rất đẹp, đến khi lúa trổ, cây lúa cứng, bông lúa dài hạt chắc, ít lép… là điều kiện để sản xuất hạt giống đạt chất lượng tốt. Sạ hàng có lối đi lại dễ dàng chăm sóc, khử lẫn và hạn chế sâu bệnh. * Sạ lan: Trong trường hợp không có điều kiện sạ hàng thì chúng ta có thể sạ lan để sản xuất giống lúa xác nhận còn gọi là sạ thưa, chuẩn bị lượng hạt giống lúa từ 120 - 150 kg/ ha. Khoảng 10 - 15 ngày sau sạ nhổ thành băng rộng 4 m, chừa lối đi rộng 25 – 30 cm để tiện đi lại chăm sóc, khử lẫn và phòng trừ 103
  11. sâu bệnh. Ngày thứ 5 sau khi gieo cho nước vào ruộng từ từ. Cấy dặm lại những chỗ không có cây lúa vào thời điểm 18 – 20 ngày sau sạ. 3.2. Chăm sóc Sau 10 ngày (đối với lúa cấy) hoặc 20 ngày (đối với lúa sạ) có thể làm cỏ, nhổ bỏ các cây lẫn. - Bón phân: Tùy điều kiện đất đai, giống lúa và mùa vụ mà thay đổi lượng phân bón cho phù hợp (Bảng 3.4). Bảng 3.4: Lượng phân bón cho lúa giống cấp xác nhận Bón phân Đợt 3 Đợt 1 Đợt 2 (NSS) Lót (40-45 NSS) (7 – 10 NSS) (18-22 NSS) Loại đất Đón đòng 50-70 kg Urê 50-70 kg Urê 40-50 kg Urê 200 kg lân Phù sa 20 kg KCl 50 kg DAP 40-60 kg KCl Ninh Bình Phèn trung 300 kg lân 40-60 kg Urê 50-60 kg Urê 40-50 kg Urê bình Ninh Bình 20 kg KCl 50-60 kg DAP 40-60 kg KCl * Cách bón phân như trên chỉ để tham khảo tùy vào điều kiện canh tác mà tăng giảm lượng phân bón thích hợp Ghi chú: - NSS: Ngày sau sạ. - Đơn vị tính: kg/ha + Chú ý: trong sản xuất giống tuyệt đối không nên sử dụng chất điều hòa sinh trưởng sẽ làm giảm chất lượng giống. - Tưới nước: Giữ mực nước xâm xắp mặt ruộng trước khi cấy, sau cấy 3 – 5 ngày cho nước vào từ từ ngập khoảng 2 – 3 cm. Khi lúa đẻ nhánh tối đa thì cho nước vào thêm, nhưng không quá 10 cm, không nên để ruộng khô nứt. Lúa chín vàng 60 – 70% thì rút khô nước để lúa vào chắc nhanh. - Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh: Ruộng sản xuất giống chủ động điều chỉnh mực nước nên ít cỏ dại, nên làm cỏ bằng tay, hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ, bởi vì thuốc trừ cỏ có thể gây biến dị và cây lúa sẽ chậm phát triển hơn bình thường. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để phòng ngừa kịp thời. 3.3. Khử lẫn Tùy theo tình hình phát triển của lúa trên đồng ruộng nhưng yêu cầu khử lẫn tối thiểu bốn lần ở các thời điểm: 104
  12. * Lần 1: Sau khi cấy khoảng 10 ngày, khử lẫn bằng cách nhổ bỏ cả buội lúa, không cắt ngang. * Lần 2: Khử trong thời gian trổ, loại bỏ những cây lúa trổ sớm quá hoặc trễ quá so với những ngày trổ tập trung của quần thể ruộng giống. Cắt bỏ sát gốc. Giai đoạn khử này hết sức quan trọng cần phải tích cực theo dõi và khử triệt để. * Lần 3: Sau khi lúa đã vào chắc (cúi bông), cần quan sát các đặc tính như dạng lá đòng, dạng cổ bông, dạng bông, cách đóng hạt trên bông, dạng hạt, màu sắc hạt, chiều cao cây… * Lần 4: Kiểm tra lại một lần nữa trước ngày thu hoạch, nếu nghi ngờ cây khác giống sẽ khử bỏ luôn. Thời gian quan sát khử lẫn: Nên chọn vào các buổi sáng hay các buổi chiều nắng dịu, quan sát cùng hướng mặt trời chiếu, chọn lối đi theo băng, hết băng này đến băng khác. Chú ý đi chậm quan sát kỹ mới thấy được các cây giống khác thấp hơn. Một ruộng lúa giống tốt cần phải chăm sóc kỹ và khử lẫn nhiều lần. Sau khử lẫn lần cuối, trước thu hoạch cần báo cáo cho Phòng kiểm định để kiểm định và lập biên bản kiểm định ruộng lúa giống. 3.4. Thu hoạch - Thu hoạch khi quan sát tổng thể ruộng lúa có 85-90% số hạt/bông chín vàng, vài hạt trong cùng chuyển sang chín sáp. - Trước khi thu hoạch phải kiểm tra lại các phương tiện như: máy suốt, bao bì, sân phơi, lò sấy…tuyệt đối phải chuẩn bị chu đáo, vệ sinh sạch sẽ. - Tập trung cắt nhanh, nếu vụ Hè Thu nên dựng bó, không cho ướt bông, cắt xong tranh thủ tuốt và phơi ngay, không để lâu quá 24 giờ làm mất màu vỏ trấu, gây nóng lúa bên trong bao, ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm. Chú ý khi suốt mỗi giống nên bỏ 1 bao đầu làm lương thực để tránh lẫn giống do máy suốt. Nên đựng lúa giống bằng bao mới để tránh lẫn giống, trường hợp muốn tận dụng bao cũ phải kiểm tra thật kỹ trước khi đựng lúa bằng cách lộn ngược bao, quan sát kỹ các đường may bên trong, loại bỏ tất cả các tạp chất và bụi bẩn bên trong bao. - Độ ẩm hạt: Phơi hoặc sấy phải đạt ẩm độ
  13. 3.5. Bảo quản - Sau khi sơ chế xong đóng tịnh bao xếp vào kho theo lô, theo cấp giống, có lối đi, thông thoáng, thuận tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra. Trong bao lúa giống phải có phiếu kiểm nghiệm và ngoài bao lúa giống phải ghi rõ: tên giống, cấp giống, nơi sản xuất, vụ sản xuất, khối lượng tịnh (kg). - Lúa giống được bảo quản ở nơi có đủ điều kiện chống ẩm, nóng và các sâu mọt, chuột phá hại. - Yêu cầu phòng kiểm nghiệm lấy mẫu để kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hạt giống lúa nước. Qua kiểm tra nếu đạt tiêu chuẩn thì lô giống được công nhận là giống đạt cấp xác nhận. - Định kỳ 1 - 2 tháng kiểm tra tình hình nẩy mầm và sâu mọt, 1 tháng trước khi xuất kho cung cấp cho sản xuất phải kiểm tra chất lượng lô giống lần cuối. 4. Thực hành: Trồng và chăm sóc một số giống lúa Vật liệu Mỗi nhóm sinh viên (6-7 em) cần có: - Hạt lúa - Phân bón các loại - Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ bệnh - Cây mạ 12 ngày tuổi - Phân bón các loại - Thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh - Bình phun thuốc - 12 cái chậu Các bước hướng dẫn thực hành a. Cách trồng và chăm sóc, bón phân, phun thuốc cho cây lúa Bước 1: Chuẩn bị đất và cho đất vào trong chậu để trồng lúa Bước 2: Cho nước vào chậu và bón phân lót Bước 3: Trồng lúa vào chậu với mật độ là 15 x15 * Lượng phân bón (công thức phân bón) - Tuỳ theo vùng đất mà có công thức phân bón khác nhau 106
  14. - Từ 70 - 40 - 30 đến 120 - 60 - 60. - Lượng phân cần xác định cho vùng đất canh tác của mình * Vai trò của phân N, P, K - Phân đạm (N) là chất tạo hình giúp lúa phát triển chiều cao, thân, lá, nên bón phân N giúp lúa đẻ nhánh tốt. - Phân lân (P) là chất sinh năng, thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ phát triển … Cây lúa cần lân vào giai đoạn ban đầu. - Phân K còn gọi bồ tạt, phân này giúp cho cây vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, giúp cây cứng chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và đổ ngã, chịu hạn tốt. * Cách tính lượng phân bón - Trường hợp dùng phân đơn Bước Điểm chú ý 1. Quyết định dùng loại phân nào Chọn loại phân theo tiêu chuẩn: - Có sẵn ở địa phương - Tương đối rẻ tiền tính ra đơn vị nguyên chất. - Phù hợp với đất đai (đất phèn dùng phân ít chua) - Có sẵn phương tiện để áp dụng. 2. Ghi các số liệu cần thiết Số liệu cần dùng để tính: - Công thức phân 100-40-30 - Hàm lượng chất phân chứa trong phân (C%) - Diện tích A cần bón (m2) LL 100.LL 3. Tính lượng phân đơn cần cho 1 ha = ------------ (Kg/ha) C C C 100 107
  15. 4. Tính lượng phân đơn cần cho diện 100.LL DT LL.DT tích A (m2) X ---- = --------- 10000 C 100.C - Trường hợp dùng phân hỗn hợp Bước Điểm chú ý 1. Quyết định dùng loại phân nào Chọn loại phân theo tiêu chuẩn: - Có sẵn ở địa phương - Tương đối rẻ tiền tính ra đơn vị nguyên chất. - Phù hợp với đất đai (đất phèn dùng phân ít chua) - Có sẵn phương tiện để áp dụng 2. Ghi các số liệu cần thiết Số liệu cần dùng để tính: - Công thức phân 100-40-30 - Loại phân để chọn Hỗn hợp 16-16-8 Đơn chất urea 45-0-0 Đơn chất Kali 0-0-60 - Diện tích A cần bón (m2) - LL: Liều lượng phân/ha 3. Tính lượng phân hỗn hợp cần thiết để - Lần lượt chia công thức phân bón cho % thoả mãn 1 đơn chất mà không làm dư chất phân tương ứng có trong phân hỗn hợp chất khác 100 40 30 16 16 8 6,25 2,5 3,75 - Chọn tỉ số nhỏ nhất để tính lượng phân hỗn hợp là số 2,5 - Lượng phân hỗn hợp có 108
  16. chứa 16% lân cần thiết để thoả mãn công thức 40 kg lân là: 40 X 100 = 250 kg hỗn hợp 16-16-8 16 4. Tính công thức phân tương đương Trong 250 kg phân hỗn hợp 16-16-8 có 40 với lượng phân hỗn hợp kg P đồng thời có 250x 16 N? = = 40 N 100 250x 8 K? = = 20 kg K2O 100 Viết công thức tương đương lượng phân 250 kg là 40-40-20 5. Tính lượng phân cần phải đáp ứng đủ Đối chiếu lượng phân đã sử dụng và công với công thức phân. thức phân cần bón: 100- 40-30 40 - 40 - 10 60 - 0 – 10 6. Tính lượng phân đơn cần bổ sung - Lượng phân urê cần bổ sung thêm (urê và kali) 60 X 100 = 133 kg urê 45 - Lượng phân kali cần bổ sung 109
  17. 10 X 100 = 16,6 kg kali 60 7. Lượng phân cần bón cho 1 diện tích 133 X A A (m2) =? 10000 m 2 16,6 X A =? 10000 m 2 * Cách bón phân cho lúa - Cách bón phân cơ bản cho lúa Khi nào mới bón phân cho lúa? * Bón khi cây lúa cần. * Bón khi biết được thời gian sinh trưởng của cây. * Bón khi biết giống lúa đó đáp ứng với phân đạm nhiều hay ít. * Cần xác định rõ số lần bón/vụ. Số lần bón cơ bản đối với lúa 90 ngày * Bón lót: lượng phân lân, phân chuồng, không bón lót phân đạm cho lúa sạ, chỉ bón cho lúa cấy. * Bón thúc 1: 10 ngày sau khi sạ (NSKS): ¼ lượng N và ½ lượng kali * Bón thúc 2: 20-25 NSKS 2/4 lượng N (tính cho bón dậm) * Bón nuôi đòng: 42 NSKS ¼ lượng N và ½ lượng K còn lại * Đối với lúa có thời gian sinh trưởng dài hay ngắn hơn 90 ngày thì cần thay đổi ngày bón thúc 2 và nuôi đòng. - Cách bón phân đạm theo bảng so màu lá . Tại sao phải bón phân theo bảng so màu lá? Bón phân đạm theo bảng so màu lá là cách bón phân khoa học dựa vào nhu cầu thực tế của cây lúa tùy theo độ phì của đất, mùa vụ, nhóm giống và giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa. Tiết kiệm phân bón, giảm chi phí, tăng lợi tức. 110
  18. Giảm tác hại của sâu bệnh và ngã đổ do không có lượng đạm dư thừa trong cây. Giảm tác hại đến môi trường do giảm lượng đạm dư thừa trong đất và trong nước. . Bảng so màu ra sao? Bảng so màu có 6 dãy màu từ nhạt đến đậm với mã số tương ứng từ 1 đến 6 (Hình 3.1). Hình 3.1: Bảng so màu lá lúa .So màu như thế nào? Mỗi tuần 1 lần, bắt đầu từ ngày 14 sau khi sạ hoặc cấy cho đến lúc lúa trổ. Chọn ngẫu nhiên 10 bụi lúa rải rác trong ruộng (không chọn nơi quá tốt hoặc quá xấu). * Phun thuốc trừ sâu bệnh - Khi có sâu, bệnh xuất hiện thì tiến hành phun thuốc - Quan sát xem lúa bị bệnh gí và sâu gì - Chọn thuốc để phun - Pha thuốc đúng với nồng nộ khuyến cáo (phải đeo răng tay và khẩu trang trước khi pha thuốc). b. Theo dõi đặt tính nông học của cây lúa - Đo chiều cao cây lúa từ mặt đất đến chóp cao nhất của lá hoặc bông lúa. 5 ngày đo 1 lần 111
  19. - Đếm toàn bộ số lá lúa, 5 ngày đếm 1 lần - Đếm tổng số chồi vô hiệu và hữu hiệu, 5 ngày đếm 1 lần CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao phải bón phân cân đối? 2. Tại sao phải bón phân theo bảng so màu lá? 3. Thực hành cách tính phân đơn và phân hỗn hợp 4. Phân biệt sự khác nhau của 3 qui trình sản xuất lúa giống ? 5. Trong quá trình sản xuất lúa giống phải khử lẫn bao nhiêu lần ? 112
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Đệ (2009), Giáo trình cây lúa. Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM. 2. Nguyễn Văn Luật (2016), Gieo trồng lúa, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 3. Huỳnh Quang Tín, Nguyễn Hồng Cúc và Huỳnh Nguyễn Vũ Lâm (2016), Sản xuất và thương mại lúa giống ở cộng đồng, Nxb Đại học Cần Thơ. 4. Trần Minh Thành (1992), Cơ sở khoa học cây lúa, Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). 5. Trung tâm giống Nông nghiệp Đồng Tháp (2006), Qui trình kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa. 6. Phạm Thị Phấn (2008), Giáo trình thực tập cây lúa, Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ. 113
nguon tai.lieu . vn