Xem mẫu

103

PHẦN II

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG

Chương 06: Chương trình tổng thể : Mô giáo dục toàn diện Chương 07 : Tổ chức tư vấn tâm lý trong tư vấn học đường Chương 08 : Tổ chức Hướng nghiệp trong tư vấn học đường Chương 09: Một số lý thuyết chủ yếu trong tư vấn tâm lý Chương 10: Một số lý thuyết chủ yếu trong hướng nghiệp

104

CHƯƠNG 6 PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ TƯ VẤN 1. TƯ VẤN VIÊN VÀ CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG

Chương trình tổng thể tư vấn học đường (Comprehensive School Counseling Programs) (Comprehensive: bao hàm, toàn diện, tổng thể) là một chương trình được hoạch định nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ giáo dục rộng lớn của nhà trường một cách đầy đủ hơn. Chương trình này là một bộ phận, thành phần không thể thiếu trong kế hoạch giáo dục chung của nhà trường có bộ phận tư vấn học đường hoạt động hữu hiệu. Vai trò tích cực của tư vấn viên học đường là thiết kế một chương trình tổng thể các hoạt động với những mục tiêu và đối tượng cụ thể nhằm hoàn thiện nhiệm vụ giáo dục đa dạng của học đường. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt, mà các tư vấn viên tâm lý ở các nơi khác ngoài trường học, không có. Thiết kế và điều hành một chương trình được hoạch định có mục tiêu giáo dục trong năm học, trong một thời kỳ kế hoạch giáo dục ở học đường là nét đặc thù, phân biệt tư vấn viên học đường với các tư vấn viên tâm lý khác, chỉ chuyên lo phục vụ trong nghiệp vụ giới hạn và tập trung vào mục tiêu trước mắt phục vụ thân chủ trong chuyên môn của mình.
Hiện nay, hầu hết các trường có tư vấn viên học đường, hoặc có phòng tư vấn học đường, vẫn chưa có quan tâm xây dựng chương trình tư vấn tổng thể. Do còn quan niệm hạn hẹp khi đưa tư vấn tâm lý vào nhà trường – Đã không phân biệt tư vấn tâm lý (counseling) trong nhà trường và tư vấn tâm lý ngoài xã hội, trong bệnh viện, trường trại cải huấn ... Tư vấn tâm lý trong tư vấn học đường (school counseling) được hiểu là một sự tuyển lựa rộng rãi các dịch vụ và các hoạt động mà tư vấn viên chọn để giúp con người phòng chống các biến cố tai hại xảy ra, tập trung trên sự phát triển toàn diện và chữa trị các nỗi lo buồn đang tồn tại của con người ( Counseling refer to a wide

selection of services and activities that counselor choose to help people to prevent disabling events, focus on their overall development, and remedy existing concernsJohn Schmidt, 1999, trg 30.)
Tư vấn trong tư vấn học đường, (Counseling trong School Counseling) là từ được coi là từ ngữ đương thời (hiện đai) thay cho từ cũ : tư vấn cá nhân và hướng dẫn, hướng nghiệp ( personnel services và guidance services) . Hiệp hội Tư vấn viên Học đường Hoa Kỳ (ASCA-American School Counselor Association) đã ghép 2 tờ chuyên san: Elementary School Guidance and Counseling và The School Counselor hợp nhất thành một tờ : Professional School Counseling.

105

Do tính chất đặc thù của tư vấn học đường sử dụng cả phương pháp hướng dẫn guide (hướng dẫn , cố vấn trong giáo dục, Hội đồng Quốc gia Cấp chứng chỉ Tư vấn viên (National Board for Certified Counselors (NBCC) cũng đã dành riêng ra một bộ phận chuyên đề cấp chứng chỉ cho tư vấn viên học đường, phân biệt với tư vấn viên tâm lý khác. Đối với tổ chức học đường của chúng ta hiện nay, vẫn còn nhiều nơi cho là mới lạ. Mới vì chưa tổ chức; Mới vì tổ chức còn ở dạng hình thức yêu cầu của một nhà trường thân thiện, hiện đại; Mới vì chưa đi hết đoạn đường đào tạo, tích lũy kinh nghiệm, tổ chức hệ thống và lúng túng trong công tác cụ thể của tư vấn viên trong nhà trường; Mới vì chưa chuyển hóa hết tư tưởng của những nhà tâm lý giáo dục và hiệu quả phục vụ giáo dục trong nhà trường tiên tiến vào hoàn cảnh nước ta. Do đó, đặt vấn đề xây dựng chương trình tư vấn tổng thể trong nhà trường có tư vấn học đường là điều rất cần thiết làm rõ vai trò và công tác cụ thể của tư vấn viên học đường. Trong hoàn cảnh hiện nay, tất cả khía cạnh của vấn đề thiết kế điều hành và mối quan hệ giữa Hiệu trưởng, cán bộ lãnh đạo , các nhà giáo dục trong nhà trường và trên cộng đồng, mối quan hệ chương trình tư vấn học đường tổng thể với phụ huynh và các giáo viên trong quan tâm giáo dục: dạy chữ, dạy người,dạy nghề chưa được đề cập và nhất là các vấn đề tạo điều kiện cơ sở vật chất, con người và ngân sách dành cho chương trình sẽ còn là những khó khăn khiến cho chương trình giới hạn tính khả thi. Tuy vậy, qua kinh nghiệm tác giả đã trược tiếp triển khai ở một số trường trung học cho thấy vì hiệu quả của chương trình, nhà trường, phụ huynh và cộng đồng đã chung tay cùng tư vấn viên thì việc thiết kế và thực hiện chương trình gặp nhiều thuận lợi và kết quả tích cực vượt xa dự kiến ban đầu. Kính mong được các nhà quản lý giáo dục địa phương, nhà trường quan tâm đầu tư để nâng cao hiệu quả giáo dục, vào thời kỳ mà nhà nước và nhân dân đang tập trung đổi mới toàn điện nền giáo dục nươc ta.

2. BA NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Mục đích tối thượng của chương trình tổng thể tư vấn học đường là sự thành đạt của học sinh. Từ trong công tác thiết kế đến quá trình thực hiện và nội dung đều dốc lực nâng cao khả năng cho tất cả học sinh, sẵn sàng được hưởng đầy đủ mọi cơ hội học tập và rèn luyện. Chương trình tập trung 3 lãnh vực phát triển : - dạy chữ, - dạy người - và dạy nghề.

106

Chương trình tư vấn học đường tổng thể là một bộ phận không thể thiếu để hoàn thiện môi trường giáo dục của nhà trường và cùng với nhà trường đề xuất các sáng kiến đưa đến sự thay đổi tích cực trong kết quả thành đạt về quá trình học tập và nhân cách của học sinh.. Nghiệp vụ chính của tư vấn viên học đường là thiết kế chương trình tư vấn học đường tổng thể và tạo diều kiện thuận lợi thực hiện phối hợp với lãnh đạo nhà trường, những nhà giáo dục chuyên trách khác và những thành viên của cộng đồng để hỗ trợ và lượng giá hiệu quả hoạt động. Trong một chương trình tổng thể, tư vấn viên học đường vừa là người điều hành, người biện hộ, và là người điều phối hoạt động vì sự thành đạt của học sinh được thừa nhận, được nâng cao, vượt qua các trở lực, rào cản, khó khăn. Cụ thể, những thành quả thay đổi tích cực đó là tăng chỉ số thành đạt, tăng tỷ lệ tốt nghiệp, học sinh trở nên chuyên cần hơn, giảm các trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật, toàn bộ học sinh hoàn thành kế hoạch học tập cá nhân, và tăng mức độ học sinh tham gia hoạt động vì cộng đồng. Tư vấn vấn học đường không phải là phụ trợ, giúp cho một ai đó thấy vấn đề, thay đổi hành vi..., phụ trợ thì có thể không cần thiết, mà là phải xây dựng hệ thống hoạt động cơ bản, liên kết hữu cơ với hệ thống lớn thực hiện mục đích giáo dục của nhà trường hiện đại. Tư vấn học đường không phải là một chuổi hoạt động rời rạc phục vụ khi có vấn đề, mà là một chương trình được sắp xếp thận trọng, hài hoà, bao gồm những dịch vụ cơ yếu, và những hoạt động có ý nghĩa hoàn thiện kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường. Hiệp hội Tư vấn viên học đường Hoa Kỳ (ASCA, 1977: Campbell& Dahir,1997) đã đề ra tiêu chuẩn quốc gia về chương trình tư vấn học đường tổng thể dựa trên 3 lãnh vực tương thuận và liên kết với nhau: Phát triển quá trình dạy và học ở nhà trường (AcademicDevelopmental); Phát triển nghề nghiệp, hướng nghiệp (Career Development); Phát triển nhân cách, quan hệ xã hội (Personal/Social Development). Có nơi gọi dễ hiễu là 3 mặt: học tập, nhân cách xã hội, và nghề nghiệp (Education, Personal-Social and vocational). (Gysbers & Hendrson,1997,p.13). Nôm na là dạy chữ, dạy ngườì, và dạy nghề.

107



Nhiệm vụ phát triển học tâp ( Academic /Education Developmental)

Chương trình tư vấn học đường tổng thể có nhiệm vụ đưa vào kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường các dịch vụ mà toàn thể nhà trường phải thực hiện, bao gồm toàn bộ cán bộ nhân viên, lãnh đạo, giáo viên và một số phụ huynh, đại diện cộng đồng có liên quan, mà tư vấn viên là người thiết kế, điều hợp. Chương trình được sự chỉ đạo của hiệu trưởng, sự thống nhất của hội đồng sư phạm, hội đồng cố vấn chương trình. Riêng bản thân tư vấn viên cũng phải trực tiếp thực hiện một số công tác và đôn đốc điều phối các hoạt động đã lên kế hoạch, sao cho hiệu quả đào tạo của nhà trường được nâng cao. Hiệu quả giảng dạy và học tập của nhà trường được nâng cao khi tất cả các em đều được học hành tích cực, nhà trường tạo nên được một không khí học tập thân thiện, thích thú, mang lại một cơ hội thành đạt bình đẳng cho mọi học sinh. Tư vấn viên phải đánh giá, xác định khả năng của học sinh, hướng dẫn giáo viên sắp xếp học sinh theo trình độ, cung cấp lời khuyên cho các bậc phụ huynh về sự phát triển và tiến bộ của con em và tư vấn riêng cho học sinh về kế hoạch học tập cá nhân và thực hiện xây dựng kế hoạch, mục tiêu cho cuộc đời các em. Cụ thể, cùng với giáo viên tổ chức tư vấn hướng dẫn trong lớp (classroom guidane activities) kết hợp với bài học trong ngày hay được thiết kế như những buổi thuyết trình chuyên đề. Đặc biệt cùng với cá học sinh thảo luận về kế hoạch học tập lâu dài, học tập suốt đời, động viên các em xem việc học không phải chỉ là ganh đua nhất thời trong lớp học mà là một sứ mệnh đầy hứng thú khi đam mê tìm kiếm thông tin, mở mang trí tuệ, hiểu biết về sự vật, về đời người không ngừng nghỉ.  Nhiệm vụ phát triển hướng nghiệp (Career Development)

Nghiệp vụ tư vấn học đường bắt nguồn từ tư vấn hướng nghiệp, mặc dù theo thời gian, công tác tư vấn học đường phát triển sang nhiều lãnh vực khác, nhưng hoạt động tư vấn hướng nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng. Hiểu biết và có khả năng đưa ra một hướng chọn nghề là những điều tối hệ trọng trong đời người tự phát triển và hoàn thiện. Tư vấn viên trong chương trình tư vấn học đường có trách nhiệm giúp cho học sinh giải quyết vấn đề chọn nghề và yêu nghề mình đã chọn.

nguon tai.lieu . vn