Xem mẫu

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình bệnh ký sinh trùng trên ngựa được biên soạn dùng cho chương trình đào tạo trung cấp nghề chăn nuôi thú y (chuyên sâu về ngựa). Giáo trình bao gồm các kiến thức cơ bản về bệnh ký sinh trùng trên ngựa, giúp người học có cái nhìn tổng quát về bệnh ký sinh trùng, vận dụng những hiểu biết về dịch bệnh là cơ sở để làm nghề sau khi tốt nghiệp ra trường. Giáo trình gồm 6 Bài: Bài 1. Đại cương về bệnh ký sinh trùng Bài 2. Đơn bào ký sinh và bệnh do chúng gây nên Bài 3. Sán dây và các bệnh do sán dây Bài 4. Sán lá và các bệnh do sán lá Bài 5. Giun tròn và các bệnh giun tròn Bài 6. Động vật tiết túc ký sinh Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn thú y, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành giáo trình này. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề Chăn nuôi thú y, nghề thú y. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Quảng Ninh, ngày 6 tháng 3 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Mai Anh Tùng (chủ biên) 2. Mai Thị Thanh Nga 3. Hoàng Thị Ngọc Lan 2
  3. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH 1 LỜI GIỚI THIỆU 3 BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG 7 1.1 KHÁI NIỆM 8 1.2 KÝ SINH TRÙNG VÀ KÝ CHỦ 9 1.2.1. ký sinh trùng 9 1.2.2. Ký chủ 9 1.3. PHÂN LOẠI KÝ SINH TRÙNG 10 1.3.1. Loại đơn bào 10 1.3.2. Loại đa bào 10 1.4. CHU KỲ PHÁT TRIỂN CỦA KÝ SINH TRÙNG 10 1.5. ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIƯÃ KÝ SINH TRÙNG VỚI KÝ CHỦ 11 1.5.1. Tác hại của ký sinh trùng đến cơ thể ký chủ 11 1.5.2. Phản ứng của cơ thể ký chủ đối với ký sinh trùng 12 1.6. CHẨN ĐOÁN BỆNH KÝ SINH TRÙNG 12 1.6.1 Chẩn đoán lâm sàng 12 1.6.2 Chẩn đoán phi lâm sàng 12 1.6.3 Chẩn đoán thí nghiệm 12 1.7. NGUYÊN TẮC PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG 12 1.7.1. Nguyên tắc phòng bệnh ký sinh trùng 12 1.7.2. Điều trị ký sinh trùng 13 BÀI 2. ĐƠN BÀO KÝ SINH VÀ BỆNH DO CHÚNG GÂY NÊN 14 2.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT 14 2.1.1. Đặc điểm của nguyên sinh động vật 14 2.1.2. Sự gây bệnh và tác hại của nguyên sinh động vật 15 2.1.3 Phân loại 15 2.2 CÁC BỆNH VỀ NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT 15 2.2.1 Bệnh tiên mao trùng 15 BÀI 3. SÁN DÂY VÀ CÁC BỆNH DO SÁN DÂY (CESTODA) 18 3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - VÒNG ĐỜI - PHÂN LOẠI 18 3.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo sán dây 18 3.1.2. Vòng đời 20 3.1.3. Phân loại sán dây, các loại ấu trùng sán dây gây bệnh cho vật nuôi 21 3
  4. 3.2 NHỮNG BÊNH ẤU TRÙNG SÁN DÂY 23 3.2.2. Bệnh sán dây ở ngựa 23 4.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ SÁN LÁ 27 4.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo 27 4.2. BỆNH SÁN LÁ THƯỜNG GẶP Ở NGỰA 28 4.2.1. Bệnh sán lá gan ở gia súc nhai lại (Fasciolosis) 28 BÀI 5. GIUN TRÒN VÀ BỆNH GIUN TRÒN 36 5.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ GIUN TRÒN KÝ SINH 36 5.1.1 hình thái 36 5.1.2 Vòng đời 36 5.2 CÁC BỆNH GIUN ĐŨA 37 5.2.1. Bệnh giun đũa ngựa (Parascariosis) 37 CHƯƠNG 6. ĐỘNG VẬT TIẾT TÚC KÝ SINH 42 6.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG 42 6.1.1. Động vật chân đốt 42 6.1.2. Lớp hình nhện 43 6.2. CÁC BỆNH VỀ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG 43 6.2.1.Ve 43 6.2.2. Ghẻ 44 4
  5. MÔ ĐUN: BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN NGỰA Tên môn học/mô đun: Bệnh ký sinh trùng trên ngựa Mã môn học/mô đun: MĐ 18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học bệnh ký sinh trùng trên ngựa được học sau môn học giải phẫu sinh lý vật nuôi, dược lý thú y và chẩn đoán bệnh trên ngựa. - Tính chất: là môn học chuyên môn, thuộc các môn học bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: + Môn học bệnh bệnh ký sinh trùng là môn học chuyên ngành trong các môn chuyên ngành của nghề chăn nuôi thú y; + Sau khi học xong môn học người học có thể giải thích được các hình thái, vòng đời của bệnh ký sinh trùng trong cơ thể vật nuôi, từ đó áp dụng kiến thức về chẩn đoán, phòng và trị được một số bệnh thường gặp trên ngựa đồng thời vận dụng những hiểu biết về môn học có thể cải tiến về phòng trị bệnh trên vật nuôi hiệu quả. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được vị trí ký sinh, các nhân tố trung gian truyền bệnh; + Giải thích được vòng đời ký sinh của ký sinh trùng; - Về kỹ năng: + Xác định được nguồn lây bệnh và các phương thức truyền lây. + Xác định được các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh trên ngựa. + Lựa chọn được các phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo; + Cẩn thận, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. + Có ý thức bảo vệ môi trường sống. Nội dung của môn học/mô đun: Bài 1. Đại cương về bệnh ký sinh trùng Bài 2. Đơn bào ký sinh và bệnh do chúng gây nên Bìa 3. Sán dây và các bệnh do sán dây Bài 4. Sán lá và các bệnh do sán lá Bài 5. Giun tròn và các bệnh giun tròn 5
  6. Bài 6. Động vật tiết túc ký sinh Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG Giới thiệu: Chương 1. giới thiệu kiến thức cơ bản về vật chủ trung gian, nguồn bệnh, các yếu tố truyền lây, phương pháp phòng và trị bệnh, là tiền đề để học và nghiên cứu các chương tiếp theo. Mục tiêu: - Trình bày được những dạng quan hệ, phân loại và chu kỳ phát triển của ký sinh trùng. - Vận dụng vào việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng và có biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng trong chăn nuôi nói chung và ngựa nói riêng. Nội dung chính: 1.1. Khái niệm 1.2. Ký sinh trùng và ký chủ 1.2.1. Ký sinh trùng 1.2.2. Ký chủ 1.3. Phân loại ký sinh trùng 1.3.1. Loại đơn bào 1.3.2. Loại đa bào 1.4. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng 1.5. Ảnh hưởng qua lại giưã ký sinh trùng với ký chủ. 1.5.1. Tác hại của ký sinh trùng đến cơ thể ký chủ 1.5.2. Phản ứng của cơ thể ký chủ đối với ký sinh trùng 1.6. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng 1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng 1.6.2. Chẩn đoán phi lâm sàng 1.6.3. Chẩn đoán thí nghiệm 1.7. Nguyên tắc phòng và trị bệnh ký sinh trùng 1.7.1. Nguyên tắc phòng bệnh ký sinh trùng 1.7.2. Nguyên tắc phòng trị bệnh ký sinh trùng 6
  7. 1.1 Khái niệm Là mối quan hệ tương hỗ đối kháng giữa 2 sinh vật khác loài, trong đó sinh vật này ký sinh trùng tạm thời hay thường xuyên sống nhờ ở cơ thể sinh vật kia (ký chủ) để lấy dịch hay tổ chức của ký chủ làm thức ăn, đồng thời gây hại cho ký chủ. Hiện tượng ký sinh khác với hiện tượng chung sống và ký sinh trùng chỉ chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong quá trình tiêu hóa, đồng hóa chất dinh dưỡng của vật chủ. Ký sinh trùng không những chiếm những thức ăn vừa lấy vào hoặc các chất căn bã thải ra của ký sinh trùng. Đây là môn học chuyên nghiên cứu những ký sinh trùng có nguồn gốc động vật gồm: giun sán, động vật chân đốt, đơn bào, ký sinh trùng ở vật nuôi; nghiên cứu những bệnh do chúng gây ra cho vật nuôi và biện pháp phòng trừ chúng. Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng thú y thường tập chung nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vòng đời, phân bố ... của ký sinh trùng vật nuôi. Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng thú y thường tập chung nghiên cứu triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị và biện pháp phòng bệnh ở vật nuôi. 1.2 Ký sinh trùng và ký chủ 1.2.1. Ký sinh trùng Để có bệnh ký sinh trùng, phải có ký sinh trùng. Đây là điều kiện tiên quyết và người ta thường lấy tên của ký sinh trùng đặt tên cho bệnh do ký sinh trùng do chúng gây ra. Ký sinh trùng muốn gây được bệnh cần có những điều kiện: phải có sức gây hại cho ký chủ, ký sinh trùng phải có số lượng đủ để gây bệnh cho ký chủ và phải xâm nhập vào cơ thể bằng con đường thích hợp. Ký sinh trùng phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi loài ký sinh trùng có khả năng gây bệnh ở các giai đoạn khác nhau. Ví dụ: Bệnh lợn gạo, bò gạo, giun bao ... Thì ký sinh trùng gây bệnh ở giai đoạn ấu trùng. Cũng có khi ký sinh trùng lại gây bệnh ở giai đoạn trưởng thành lẫn ấu trùng như bệnh sán lá gan. 1.2.2. Ký chủ Ký sinh trùng chỉ có thể tồn tại khi có ký chủ thích hợp. Vì vậy, một bệnh ký sinh trùng muốn phát sinh thì cần phải có động vật cảm thụ với loại ký sinh trùng đó và phụ thuộc những yếu tố sau: - Loài ký chủ Mỗi loài ký sinh trùng thường ký sinh ở những loài vật chủ nhất định, xân nhập và gây bệnh ở ký chủ thích hợp. Những gia súc mới nhập, chuyển vùng rễ mắc ký sinh trùng và bệnh thường nặng hơn. - Tuổi ký chủ: Tính cảm nhiễm ký sinh trùng của cơ thể ký chủ thường phụ thuộc và tuổi của gia súc. Ví dụ: Bệnh giun đũa thường thấy ở gia súc non, bệnh sán lá gan thường thấy ở gia súc già. 7
  8. - Sức đề kháng của ký chủ Những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức kháng bệnh của vật nuôi: - Phương thức chăn nuôi - Chế độ dinh dưỡng - Chế độ sử dụng, làm việc - Bệnh tật có sẵn - Điều kiện tự nhiên Điều kiện ngoại cảnh Bao gồm các yếu tố tự nhiên: Nhiệt độ, độ ẩm, khu hệ động thực vật, thổ nhưỡng, mưa, nắng, gió có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại ký sinh trùng cũng như cơ thể gia súc. 1.3. Phân loại ký sinh trùng 1.3.1. Loại đơn bào Loại ký sinh trùng đơn bào cử động bằng chân giả, cử động bằng roi, cử động bằng long, có bào tử. 1.3.2. Loại đa bào Là những loài như giun sán, động vật tiết túc 1.4. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng Toàn bộ quá trình phát triển, thay đổi qua những giai đoạn khác nhau của đời sống ký sinh trùng, kể từ khi là mầm sinh vật đầu tiên, cho đến khi lại sản sinh ra mầm sinh vật mới, tạo ra một thế hệ mới được gọi là chu kỳ. Ví dụ: Chu kỳ phát triển của ruồi: Ruồi Trứng Dòi Nhộng Quan niệm về chu kỳ không phải là không gián đoạn, hình dung như là một đường tròn không có điểm mở đầu và không có điểm kết thúc. Do quan niệm này nên mới có danh từ chu kỳ (chu nghĩa là vòng tròn) hoặc vòng đời. Khi nói đến chu kỳ của một ký sinh trùng nào đó, ta có thể mô tả từ giai đoạn nào cũng được. Nhưng do thói quen theo một trình tự nhất định mà người ta thường mô tả chu kỳ bắt đầu từ mầm sinh vật đầu tiên (ký sinh trùng trưởng thành). * Các kiểu chu kỳ Chu kỳ của ký sinh trùng hoặc thực hiện trên cơ thể ký chủ, hoặc thực hiện ở môi trường tự nhiên. Nếu lấy môi trường ký chủ làm trung tâm thì môi trường tự nhiên thường được gọi là ngoại cảnh hoặc ngoại giới. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng gồm những kiểu sau: - Có những ký sinh trùng mà chu kỳ của chúng hoàn toàn thực hiện ở ngoại cảnh, không cần tới ký chủ. Đó là chu kỳ của những ngoại ký sinh trùng như ruồi, muỗi (tuy có 8
  9. lúc sống ký sinh vào ký chủ, nhưng không cần sống bám vào ký chủ mới thực hiện được chu kỳ toàn vẹn). - Một số ký sinh trùng khác có chu kỳ thực hiện lúc ở ngoại cảnh, lúc ở ký chủ. Ví dụ: chu kỳ của các sán lá. - Một số ký sinh trùng có chu kỳ thực hiện hoàn toàn trên ký chủ mà không cần đến ngoại cảnh mới thực hiện được chu kỳ. Ví dụ: chu kỳ của giun bao, của các huyết bào tử trùng. Như vậy, có ký sinh trùng có kiểu chu kỳ đơn giản, có ký sinh trùng có kiểu chu kỳ phức tạp. Tính đơn giản hoặc phức tạp của chu kỳ ảnh hưởng tới mức độ phát triển ký sinh trùng và liên quan đến mức độ phổ biến của bệnh do ký sinh trùng đó gây ra. Những ký sinh trùng có chu kỳ phức tạp thường khó tồn tại và phát triển, vì chu kỳ có nhiều khâu, và chỉ cần một khâu không thực hiện được hoặc bị phá vỡ là chu kỳ không thực hiện được. Những ký sinh trùng có chu kỳ đơn giản sẽ dễ thực hiện được chu kỳ toàn vẹn, chúng không những dễ tồn tại mà cũng dễ phát triển và nhiễm vào ký chủ để gây bệnh. Vì ký sinh trùng có nhiều kiểu chu kỳ nên biện pháp phá vỡ chu kỳ của ký sinh trùng cũng có nhiều hình thức khác nhau: hoặc cắt đứt khâu ký sinh trùng từ ký chủ ra ngoại cảnh, hoặc từ ngoại cảnh vào ký chủ, hoặc diệt ký sinh trùng ở ký chủ bằng cách dùng hoá dược điều trị. Chu kỳ có những quy luật nhất định, các giai đoạn phải tuần tự kế tiếp nhau, nhưng vì còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường nên thời gian hoàn thành một chu kỳ không thể cố định được. Ở điều kiện thuận lợi, tốc độ hoàn thành chu kỳ sẽ nhanh hơn so với ở môi trường không thuận lợi. Ví dụ: ve Boophilus cần 1 - 1,5 tháng vào mùa nóng, ẩm để hoàn thành chu kỳ, còn vào mùa lạnh thì phải trên 3 tháng. 1.5. Ảnh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng với ký chủ 1.5.1. Tác hại của ký sinh trùng đến cơ thể ký chủ Do sống ký sinh nên ký sinh trùng và ký chủ luôn có tác động lẫn nhau, những tác động này thay đổi tùy giai đoạn phát triển của ký sinh trùng. * Tác hại cơ giới Do ký sinh trùng có kích thước lớn, lại ký sinh với số lượng nhiều, nên thường gây tắc, vỡ các khí quan hình ống như: ruột, ống mật, mạch máu ... Ví dụ: giun đũa. Nhiều loài ký sinh trùng có giác móc gai, răng có thói quen cắn sâu vào các cơ quan của vật chủ, gây tổn thương nơi ký sinh. Ấu trùng của ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể thường di hành qua nhiều cơ quan, gây tổn thương nhiều khí quan. Ví dụ: ấu trùng giun đũa lợn (A.suum), ấu trùng sán lá gan (Fasciola) gây tổn thương ở ruột, gan, phổi. 9
  10. * Tác hại chiếm đoạt Ký sinh trùng lớn lên và sinh sản trong cơ thể ký chủ nhờ chất dinh dưỡng của vật chủ đã tiêu hoá sẵn, chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong các tổ chức của cơ thể hay hút máu ... ký sinh trùng càng nhiều mức độ chiếm đoạt càng tăng lên làm cho vật chủ thiếu máu, gầy yếu. Ví dụ: 1 Sán lá gan chiếm đoạt 0,5ml máu/ 1 ngày đêm. * Tác hại đầu độc Ký sinh trùng đầu độc vật chủ bằng độc tố gồm tất cả các sản phẩm của quá trình trao đổi chất và những chất bài tiết của ký sinh trùng. Những mô, tế bào và cơ thể của ký sinh trùng chết cũng đều có tác dụng đầu độc cơ thể ký chủ. Những độc tố này thường gây các triệu chứng thần kinh, thiếu máu làm con vật gầy yếu và có thể chết. Ví: ấu trùng giun bao ở người và súc vật, tiên mao trùng ở trâu, bò. * Tác dụng truyền bệnh. Nhiều ngoại ký sinh chẳng những hút máu gia súc mà còn truyền thêm những bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng khác. Ví dụ: muỗi truyền bệnh sốt rét, ve truyền bệnh lê dạng trùng, bọ chét truyền bệnh dịch hạch, mòng truyền bệnh roi trùng. Ấu trùng ký sinh trùng khi di hành trong cơ thể đem theo nhiều vi trùng, siêu vi trùng xâm nhập vào các khí quan gây bệnh truyền nhiễm kế phát. Ký sinh trùng còn làm giảm sức đề kháng của vật chủ, giúp các bệnh khác phát sinh và làm các bệnh đó trầm trọng thêm. 1.5.2. Phản ứng của cơ thể ký chủ đối với ký sinh trùng Khi bị ký sinh trùng xâm nhập, tác động, cơ thể ký chủ luôn chống lại bằng các loại phản ứng sau: - Phản ứng miễn dịch thực bào: Cơ thể huy động các tế bào như bạch cầu đơn nhân, lâm ba cầu làm nhiện vụ thực bào và ẩm bào (ăn vật ký sinh). - Phản ứng miễn dịch tế bào: viêm, tăng bạch cầu, tổ chức biến đổi, các tế bào nhiễm trùng to lên. - Phản ứng miễn dịch dịch thể: do ký sinh trùng và độc tố của chúng tác động vào cơ thể ký chủ như một kháng nguyên, cơ thể ký chủ sinh ra kháng thể để phản ứng lại những tác động của ký sinh trùng và tạo ra sức miễn dịch của ký chủ. 1.6. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng Có các biện pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng: 1.6.1 Chẩn đoán lâm sàng Đây là phương pháp quan sát các triệu chứng để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên phương pháp này có độ chính xác không cao. Bệnh ký sinh trùng thường là bệnh mãn tính, triệu chứng nhiều bệnh (nhất là bệnh giun sán đường tiêu hóa) thường biểu hiện gần giống nhau. 1.6.2 Chẩn đoán phi lâm sàng Chẩn đoán này có độ tin cậy cao vì dùng kính hiểm vi để kiểm tra. 10
  11. Xét nghiệm phân, máu mủ để tìm căn bệnh của ký sinh trùng như: trứng, ấu trùng, kiểm tra tìm chính ký sinh trùng gây bệnh như: ve, ghẻ, rận. Phương pháp này có thể phát hiện được những ký sinh trùng ký sinh trong các tổ chức, tế bào, trong cơ, trong máu, nội tạng ... mà những phương pháp khác khó phát hiện. 1.6.3. Chẩn đoán thí nghiệm Thường dùng trong chẩn đoán bệnh ký sinh trùng đường máu để phát hiện căn bệnh như bệnh tiên mao trùng ... 1.7. Nguyên tắc phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng Muốn phòng trừ bệnh ký sinh trùng cần áp dụng “biện pháp phòng trừ tổng hợp”. Phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 1.7.1. Nguyên tắc phòng bệnh ký sinh trùng * Diệt ký sinh trùng ở các giai đoạn phát triển của chúng Ký sinh trùng đều trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng liên tiếp nhau trong chu kỳ phát triển. Ví dụ: Sán lá gan khi trưởng thành ở trong gan súc vật, trứng sán theo phân ra ngoài môi trường; các dạng ấu trùng ở trong ốc ký chủ trung gian; nang kén gây nhiễm bám trên cây cỏ thủy sinh có vật chủ trung gian. Để diệt ký sinh trùng một cách triệt để, cần diệt chúng ở các giai đoạn. Tùy vào khả năngvà điều kiện mà chọn giai đoạn thích hợp trong vòng đời của ký sinh trùng cắt đứt một khâu trong chu kỳ phát triển của vòng đời ký sinh trùng. Diệt ký sinh trùng bằng các phương pháp sau: - Phương pháp hóa học Dùng các hóa dược diệt ký sinh trùng trong cơ thể gia súc. Dùng các hóa chất diệt ký sinh trùng ở phân, đồng cỏ, môi trường ngoài. - Phương pháp vật lý: Dùng ánh sáng, nhiệt độ để diệt mầm bệnh. Tháo khô nước, cày lật đất phơi nắng để diệt ký chủ trung gian. - Phương pháp sinh vật: Dùng chim bắt ăn ve Nuôi gia cầm ăn các loại ốc ký chủ trung gian * Tránh không cho ký sinh trùng cảm nhiễm vào gia súc Thanh toán nguồn gieo rắc mầm bệnh Diệt Vật chủ trung gian, vật gieo mầm bệnh Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhiễm vào vật nuôi Thức ăn và nước uống cần phải sạch sẽ, không nhiễm mầm bệnh (trứng hay ấu trùng) của ký sinh trùng. Không để vật mô giới hay ký chủ trung gian đưa mầm bệnh vào gia súc. Khi nhập gia súc cần nhốt riêng tẩy ký sinh trùng và theo dõi, nhập đàn. 11
  12. 1.7.2. Điều trị ký sinh trùng Diệt ký sinh trùng ở cơ thể gia súc Điều trị những con bị bệnh và mang ký sinh trùng khỏi bệnh Khi chữa bệnh không để mầm bệnh gieo rắc ra bên ngoài và làm ô nhiễm môi trường, lây lan bệnh sang gia súc khác. Diệt ký sinh trùng cần chú ý đến liều lượng của thuốc. Không để con vật tái nhiễm bồi dưỡng cho vật nuôi phục hồi nhanh. - Cần chú ý khi chữa bệnh ký sinh trùng cho gia súc. Bệnh ký sinh trùng thường là bệnh mãn tính, khi điều trị cơ thể ở trạng thái yếu. Thuốc trị ký sinh trùng thường độc với cơ thể gia súc. Cần cân nhắc sức khỏe gia súc khi dùng thuốc. Bệnh ký sinh trùng thực tế là bệnh nội khoa mà nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng. Cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh nội khoa nhằm đạt hiệu quả chữa cao, nhanh chóng, an toàn. Câu hỏi ôn tập 1. Định nghĩa hiện tượng ký sinh của ký sinh trùng? 2. Cách xâm nhiễm của ký sinh trùng vào cơ thể ký chủ? 3. Những tác động của ký chủ lên ký sinh trùng 4. Nguyên tắc phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh. Ghi nhớ Nội dung Đại cương về bệnh ký sinh trùng 12
  13. Bài 2. ĐƠN BÀO KÝ SINH VÀ BỆNH DO CHÚNG GÂY NÊN Giới thiệu: Bệnh đơn bào ký sinh ở ngựa không nhiều và cũng ít xảy ra. Đây là bệnh ký sinh trùng đường máu, để hiểu được đặc điểm, triệu chứng, sẽ giúp chẩn đoán chính xác và có những biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Mục tiêu: - Nhận biết, phân biệt được các bệnh do đơn bào ký sinh. - Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh do đơn bào ký sinh gây ra cho vật nuôi - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tác phong công nghiệp, quyết đoán trong công việc để bảo đảm hiệu quả, an toàn, vệ sinh cho người và vật nuôi. Nội dung 2.1. Đại cương về nguyên sinh động vật 2.1.1. Đặc điểm của nguyên sinh động vật 2.1.2. Sự gây bệnh và tác hại của nguyên sinh động vật 2.1.3. Phân loại nguyên sinh động vật 2.2. Các bệnh về nguyên sinh động vật 2.2.1. Bệnh tiên mao trùng * Thực hành 2.1 Đại cương về nguyên sinh động vật 2.1.1. Đặc điểm của nguyên sinh động vật + Hình thái Kích thước rất nhỏ, chỉ có 1 tế bào - Màng : Có loại không có màng - Nguyên sinh chất : gồm 2 lớp - Nhân : Nhân đơn hoặc nhân kép - Vật phụ tạm thời : Chân giả (Giả túc) - Vật phụ vĩnh viễn: Hình dạng cố định + Tiêm mao (lông tơ) + Tiên mao (Roi) + Đặc điểm sinh học - Dinh dưỡng : Dùng chân giả Thẩm thấu qua toàn bộ cơ thể - Sinh sản : Vô tính( trực phân) Hữu tính Xen kẽ - Nơi kí sinh : Đường tiêu hóa (Cầu trùng) Máu(Lê dạng trùng,Tiên mao trùng) Đường sinh dục (Roi trùng) 13
  14. 2.1.2. Sự gây bệnh và tác hại của nguyên sinh động vật Một số đơn bào hoàn toàn vô hại (ví dụ, các mao trùng ở đường tiêu hoá gia súc nhai lại), một số có hại nhưng không gây ra những biến loạn đáng kể (ví dụ, các amip ở ruột), một số đơn bào tác động mạnh, gây bệnh nặng, có thể làm cho con vật chết (ví dụ: tiên mao trùng, cầu trùng...). Đơn bào ký sinh tự nuôi dưỡng và phát triển bằng những chất tước đoạt của ký chủ như các thành phần của máu, thành phần của tế bào....Ngoài sự chiếm đoạt dinh dưỡng, đơn bào còn phá huỷ hồng cầu (lê dạng trùng), tiết độc tố (bào tử trùng ở thịt), gây hoại tử các tổ chức (amip gây bệnh lỵ).... 2.1.3 Phân loại Lớp giả túc (Rhizopoda):Amip ,Entamoeba Lớp tiêm mao ( Ciliata) : Balantidium coli Lớp bào tử trùng(Sporozoa) + Bộ cầu trùng(Coccidida): Cầu trùng gà + Bộ huyết bào tử trùng( Haemosporidia) + Lê dạng trùng, biên trùng + Bộ nhục bào tử trùng (Sarcosporidia) Lớp tiên mao (Mastigophora): Tiêm mao trùng, roi trùng 2.2 Các bệnh về nguyên sinh động vật 2.2.1 Bệnh tiên mao trùng 2.2.1.1. Căn bệnh, ký chủ, vị trí ký sinh Bệnh tiên mao trùng do roi trùng Trypanosoma evansi gây ra. Phạm vi ký chủ rất rộng: ngựa, lừa, lạc đà, trâu, bò, dê, cừu, chuột bạch, chó, mèo, chuột lang, thỏ.... T. evansi ký sinh ở ngoài hồng cầu (sống và di động trong huyết tương ký chủ). Vật môi giới truyền bệnh: mòng (Tabanus), ruồi trâu (Stomoxys). 2.2.1.2. Hình thái căn bệnh 14
  15. T. evansi dài 18 - 34 µm. Cơ thể hình thoi, giữa có một nhân, có một roi xuất phát từ thể hình roi, cách đuôi tiên mao trùng khoảng 1,5 µm. Roi này chạy dọc theo thân, uốn khúc và tạo thành nhiều màng rung Hình 1. Trypanosoma evansi động, cuối cùng roi lơ lửng ở phần đầu và thành roi tự do, dài khoảng 6 µm. Nhờ roi và màng rung động nên tiên mao trùng di chuyển được trong máu. Xem tiêu bản máu tươi có tiên mao trùng trên phiến kính, thấy chúng di chuyển rất nhanh, làm các hồng cầu chuyển động. Khi nhuộm Giemsa thấy: nguyên sinh chất của tiên mao trùng bắt màu xanh nhạt, nhân bắt màu trong máu hồng. Nếu kỹ thuật nhuộm tiêu bản không tốt thì chỉ nhìn thấy tiên mao trùng bắt màu tím xanh 2.2.1.3. Triệu chứng - Ở ngựa: có 3 thể bệnh là cấp tính, á cấp tính và mạn tính. Thời kỳ nung bệnh ở thể cấp tính và á cấp tính dài 1 - 1,5 tháng. Thể mạn tính thì thời gian nung bệnh tới 4 - 6 tháng. Ở ngựa thường có triệu chứng điển hình như sau: + Sốt cao: sốt trên 40°C, trạng thái sốt lên xuống, có một thời kỳ sốt 2 – 3 ngày, sốt tới 40 - 42°C, nghỉ sốt tới 4 - 6 ngày. Sốt có thể kéo dài tới 20 ngày và ngừng sốt tới 14 ngày. Khi con vật sốt dễ tìm thấy tiên mao trùng ở mạch máu ngoại vi. Mạch nhanh 60 - 80 lần/phút, tần số hô hấp tăng. Lượng nước tiểu giảm, nước tiểu có màu vàng. Sau 2 - 3 ngày, thân nhiệt hạ xuống mức bình thường, trong máu ít thấy tiên mao trùng. Trong giai đoạn này, các triệu chứng trên giảm dần, nhưng sau 2 - 3 tuần lại sốt cao. Qua nhiều lần sốt cao lên xuống, con vật ăn kém, bỏ ăn, gầy dần, tim yếu, thiếu máu nặng, hạch sưng. + Thuỷ thũng (phù): triệu chứng thủy thũng dưới da biểu hiện vào ngày thứ 6 - 7 sau khi phát bệnh, có khi sau 3 tuần mới thấy thủy thũng. Lúc đầu thấy thủy thũng ở âm hộ gần phía bụng, sau lan dần lên ngực và xung quanh vú. Giai đoạn cuối thấy phù ở môi, mí mắt, dưới hàm rồi tới bốn chân. Hiện tượng phù có thể mất đi, rồi có thể trở lại nếu không điều trị kịp thời. + Triệu chứng thần kinh: kế tiếp các triệu chứng trên là triệu chứng thần kinh xuất hiện. Con vật mệt mỏi, đi lại siêu vẹo, quay vòng, bốn chân run, hay nằm. Thời kỳ cuối bốn chân bị tê liệt, con vật chết. Hồng cầu bị phá hoại nên số lượng hồng cầu và hàm lượng Hemoglobin giảm. 2.2.1.4. Điều trị Phải điều trị tổng hợp, vừa chú ý chăm sóc con vật ốm, vừa dùng một trong những thuốc đặc hiệu sau: 15
  16. - Naganin (Naganol): liều 10 - 15 mg/kg TT. Pha với nước cất thành dung dịch 10%, tiêm tĩnh mạch, hoặc tiêm vào bắp thịt thành 2 - 3 điểm. Sau 1 tuần nếu con vật chưa khỏi (vẫn sốt) thì có thể tiêm l ại lần 2. - Trypamidium: liều 1 mg/kg TT. Pha với nước cất thành dung dịch 1 - 2%, tiêm bắp thịt. Nếu lượng thuốc nhiều (> 15 ml) thì phải tiêm ở 2 - 3 điểm. - Berenil (Azidin): liều 5 - 8 mg/kg TT. Cứ 0,8 gam thuốc pha trong 5 ml nước cất. Tiêm sâu vào bắ p thịt (không dùng vượt quá tổng liều 9 gam cho 1 con vật). Nếu chưa khỏi, có thể tiêm lần 2 sau 15 - 20 ngày. - Trybabe: là thuốc đặc trị ký sinh trùng đường máu cho gia súc. Thuốc có hai dạng: thuốc bột pha tiêm hoặc dung dịch tiêm, liều tiêm: 1 ml/ 10 kg TT. 251 Trường hợp không xác định rõ trâu, bò nhiễm loại ký sinh trùng đường máu nào, dùng liều 1 ml/7 kg TT để đảm bảo hiệu quả trên tất cả các loại ký sinh trùng đường máu. - Phar-trypazen: (trong một lọ 1,18 gam chứa 525 mg Diminazen diaceturat). Liều dùng: lọ 1,18 gam pha trong 7 ml nước cất hoặc nước sinh lý. Tiêm sâu vào bắp thịt cho 150kg TT. Trường hợp bệnh súc còn sốt, tiêm nhắc lại mũi thứ 2 sau 24 giờ. Trường hợp con vật bị phù thũng, sau 10 ngày tiêm nhắc lại mũi thứ 3. Đặc biệt cho hiệu quả cao khi tiêm kết hợp với 3 mũi Doxyvet - L.A hoặc 2 mũi Oxyvet - L.A. 2.2.1.5. Phòng bệnh Cần thực hiện các biện pháp tổng hợp sau: - Ở những vùng có bệnh, vào mùa ruồi trâu và mòng hoạt động, cần kiểm tra máu cho toàn bộ gia súc. Nếu có bệnh hoặc nghi có bệnh thì cần cách ly và điều trị kịp thời. - Khi có bệnh xảy ra, phải báo cáo cho chính quyền và các cơ quan thú y để công bố dịch. - Tiêm phòng bằng thuốc: dùng thuốc Trypamidium, liều 0,5 mg/kg TT, pha thành dung dịch 1 - 2% để tiêm phòng tiên mao trùng, vì trong số các thuốc trên thì Trypamidium thải trừ chậm, có thể tồn tại trong máu tới 4 tháng nên dùng phòng bệnh tốt hơn các thuốc khá Câu hỏi ôn tập 1. Đặc điểm cấu tạo của đơn bào ký sinh? 2. Đặc điểm bệnh tiên mao trùng trâu bò? Cách phòng trị? Phần thực hành Phương pháp kiểm tra máu Kiểm tra máu nhằm phát hiện các ký sinh trùng đường máu như: Trypanosoma sp., Piroplasma sp. (Babesia sp.). * Lấy máu để kiểm tra 16
  17. Đối với gia súc (ngựa), dùng kẻo vô trùng cắt nhẹ ở đầu tai hoặc dùng kim tiêm vô trùng chọc ngang một mạch máu nhỏ ở đầu tai sau khi đã cắt lông và sát trùng. Đối với những động vật thí nghiệm (chuột bạch, chuột lang) thì cố định đầu và nắm đuôi kẻo mạnh rồi cắt chóp đuôi. Đối với gia cầm và chim thì dùng kim đâm vào tĩnh mạch cánh để lấy máu. * Kiểm tra máu tươi Cho một giọt máu vào giữa phiến kính khô, trong và sạch, đặt một lá kính lên giọt máu sao cho giọt máu dàn mỏng ra (có thể nhỏ vào cạnh lá kính một giọt dung dịch natri citrat 2% để máu chậm đông, dễ kiểm tra hơn). Kiểm tra dưới kính hiển vi, độ phóng đại 10 x 20 hoặc 10 x 40. Phương pháp kiểm tra máu tươi phát hiện được các loài tiên mao trùng còn sống (Trypanosoma sp.). Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức đánh giá kết quả thực hành theo nhóm của học sinh. Ghi nhớ Nội dung bệnh do đơn bào ký sinh 17
  18. Bài 2. SÁN DÂY VÀ CÁC BỆNH DO SÁN DÂY (CESTODA) Giới thiệu Đặc điểm, hình thái, cấu tạo và vòng đời của sán dây ký sinh từ đó đưa ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp trên ngựa. Mục tiêu - Nhận biết, phân biệt được các bệnh do sán dây và bệnh do chúng gây nên - Thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh sán dây và bệnh do chúng gây nên cho vật nuôi - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tác phong công nghiệp, quyết đoán trong công việc để bảo đảm hiệu quả, an toàn, vệ sinh cho người và vật nuôi. Nội dung 3.1. Đặc điểm hình thái - vòng đời - phân loại Trong phân loại, sán dây là những ký sinh trùng thuộc lớp Cestoda, ngành Plathelminthes. Sán dây ký sinh và gây bệnh cho gia súc, gia cầm ở cả giai đoạn ấu trùng và sán trưởng thành. 3.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo sán dây Sán dây có hình dải băng, dài và dẹp. Kích thước giữa các loài có sự chênh lệch lớn. Có loài chỉ vài mm, có loài dài tới hàng chục mét. Cơ thể gồm 3 phần: - Phần đầu: đầu thường có dạng hình cầu. Một số loài có giác bám, một số loài không có giác bám thì có rãnh bám. Có nhiều loài trên giác bám còn có nhiều móc. Một số loài trên đỉnh đầu có mõm hút và rất nhiều móc, số lượng, hình thái và cách sắp xếp của móc thay đổi tuỳ theo mỗi loài, đây là đặc điểm cấu tạo riêng giúp cho việc định loài sán dây. - Phần cổ: gồm các đốt cổ. Đốt cổ của sán dây là đốt sinh trưởng, từ các đốt cổ sinh ra các đốt thân. - Phần thân: gồm nhiều đốt (số lượng đốt tuỳ theo loài sán dây). Các đốt ở phần thân sán dây chia làm 3 loại: + Đốt chưa thành thục: là những đốt giáp với đốt cổ, cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, chỉ có cơ quan sinh dục đực. + Đốt thành thục: cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ, có cả cơ quan sinh dục đực và cái, có hệ bài tiết (mỗi đốt có cấu tạo như một cơ thể sán lá, nhưng không có hệ tiêu hoá). + Đốt già hay đốt chửa: ở đốt này, các khí quan teo đi, chỉ còn tử cung chứa đầy trứng sán. Đốt chửa thường xuyên tách khỏi cơ thể theo phân ra ngoài. Đốt sán già có hình 4 cạnh, chiều dài lớn hơn hoặc nhỏ hơn chiều rộng (tuỳ loài sán). Cơ thể sán dây được bao bọc bởi 3 lớp: lớp vỏ, lớp dưới vỏ và lớp cơ, bên dưới lớp cơ là các khí quan của sán dây. - Hệ thần kinh: gồm nhiều hạch ở đốt đầu, các hạch nối với 2 sợi dây thần kinh nhỏ chạy xuyên qua các đốt, đi về phần cuối thân sán. 18
  19. - Hệ tiêu hoá: không có. Sán dây lấy thức ăn bằng cách thẩm thấu (đặc điểm này khác hẳn với sán lá và giun tròn). - Hệ tuần hoàn và hô hấp: không có. - Hệ bài tiết: có hai ống bài tiết chính bắt đầu từ đầu sán đi về phía cuối cơ thể và thông với lỗ bài tiết. Ở mỗi đốt sán còn có những ống ngang nối với hai ống chính. Như vậy, sán dây chỉ có hai ống bài tiết chạy dọc cơ thể và có các nhánh ngang nối với nhau. Ở cuối thân, hai ống thường hợp lại, làm thành một túi bài tiết chung. Khi đốt sán cuối rụng đi, mỗi ống bài tiết ở một bên thân thông ra ngoài qua một lỗ ở cạnh bên đốt sán. Hình 2. Cấu tạo đầu sán dây Hình 3. Các dạng đốt sán dây 1. Có móc trên đỉnh đầu 1. Moniezia expansa 7. Giống Stilesia 2. Không có đỉnh đầu 2. M. benedeni 8. Giống 3. Móc ở đầu sán dây Diphylobothrium 3. Giống Anoplocephala 9. Giống Mosocestoldes 4. Giống Fimbriria 10. Giống Dipylidium 5. Giống Thysaniezia 11. Giống Taenia 6. Giống Avitellina - Hệ sinh dục: ở mỗi đốt sán có đủ cơ quan sinh dục đực và cái. Quá trình phát triển như sau: ở gần đốt cổ là đốt chưa thành thục, chưa có cơ quan sinh dục đực và cái. Sau đó, cơ quan sinh dục đực và cái được hình thành. Cơ quan sinh dục đực được hình thành trước và thành thục dần, tiếp đó cơ quan sinh dục cái được hình 19
  20. thành và thành thục. Cuối cùng, đốt sán phát triển thành đốt thành thục. Sau khi giao phối, cơ quan sinh dục đực thoái hoá, trong đốt sán chỉ còn tử cung chứa đầy trứng (gọi là đốt sán già hay đốt sán chửa). Đốt sán già tách ra khỏi thân sán và theo phân ra ngoài. + Cơ quan sinh dục đực gồm nhiều tinh hoàn (mỗi tinh hoàn nối với một ống dẫn tinh riêng, nhiều ống này hợp thành ống dẫn tinh chung), dương vật (đoạn cuối của ống dẫn tinh chung có màng bọc bên ngoài gọi là túi dương vật), túi tinh (nằm trong túi dương vật) thông ra ngoài qua lỗ sinh dục đực ở cạnh hoặc giữa đốt sán (vị trí lỗ sinh dục đực có ý nghĩa trong định loại sán dây). + Cơ quan sinh dục cái: ở giữa có túi trứng thông với buồng trứng, tuyến dinh dưỡng, tuyến Mehlis, tử cung và âm đạo. Cuối âm đạo là lỗ sinh dục cái thông ra ngoài ở cạnh lỗ sinh dục đực. Có 1 buồng trứng phân thành 2 thùy. Trứng sau khi thành thục đi vào tử cung. Tử cung của các sán dây thuộc bộ Pseudophyllidea có hình ống, có lỗ thông ra bên ngoài nên trứng được đẻ ra bên ngoài. Tử cung của các sán dây thuộc bộ Cyclophyllidea là hình túi khép kín nên sán không đẻ trứng, trứng sán không theo phân ra ngoài mà đốt sán già sẽ rời khỏi thân sán và theo phân ra ngoài. Sán dây thụ tinh theo phương thức thụ tinh chéo và tự thụ tinh. Trứng sán dây bộ Cyclophyllidea hình tròn hoặc hơi bầu dục, có 4 lớp vỏ, trong có ấu trùng 6 móc. Trứng sán dây bộ Pseudophyllidea gần giống trứng sán lá, một đầu có nắp. 3.1.2. Vòng đời Phần lớn các loài sán dây ký sinh ở gia súc, gia cầm đều cần một hoặc hai ký chủ trung gian. Chỉ một số ít loài ký sinh ở động vật gặm nhấm và người không cần ký chủ trung gian. 3.1.2.1. Vòng đời của sán dây thuộc bộ Pseudophyllidea Ví dụ: vòng đời của sán dây hai rãnh Diphyllobothrium latum, ký sinh ở người và gia súc. Sán trưởng thành đẻ trứng theo phân ra ngoài. Nếu trứng rơi vào nước, sau 10 - 15 ngày trứng nở thành ấu trùng Coracidi có lông bao bọc và chuyển động trong nước, rồi ấu trùng bị giáp xác Cyclops nuốt. Tới ruột giáp xác, Coracidi rụng lông và chui vào thành ruột, một thời gian sau phát triển thành ấu trùng Procercoid, thân nhỏ, một đầu hình cầu, một đầu hình thoi, 6 móc vẫn được bọc trong hình cầu. Khi ký chủ trung gian bổ sung là cá nuốt giáp xác, sau 1 - 4 tuần, ấu trùng phát triển thành ấu trùng Plerocercoid ở trong cơ của cá (dài 6 mm, đốt đầu có rãnh bám không rõ lắm, không chia đốt). Khi ký chủ cuối cùng ăn cá chưa nấu chín thì vào tới ruột, ấu trùng phát triển thành sán trưởng thành. 3.1.2.2. Vòng đời của sán dây thuộc bộ Cyclophyllidea. Có hai kiểu: - Không cần ký chủ trung gian Ví dụ: vòng đời của sán dây Hymenolepis nana, ký sinh ở người và chuột. Đốt sán chửa rụng, theo phân ra ngoài, vỡ ra giải phóng nhiều trứng sán. Ở ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi, sau một thời gian trứng phát triển thành trứng có sức gây bệnh. Trứng này 20
nguon tai.lieu . vn