Xem mẫu

  1. TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP KHOA CƠ KHÍ – XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƢỠNG & SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ ÔTÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số: ngày tháng năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017 0
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nghề công nghệ ôtô dạy tại trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp đào tạo các kiến thức cơ bản về động cơ xăng, động cơ dầu, gầm ôtô, điện động cơ, điện thân xe, điện điều khiển động cơ, hệ thống truyền lực, hộp số tự động, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh ABS. Giáo trình được biên soạn dựa trên các kiến thức chẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng, tháo lắp của các Hãng xe nổi tiếng như: Toyota, Hyundai, Honda…và các giáo trình ngành Động lực của trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM. Ngoài ra, giáo trình còn được biên soạn với tiêu chí dựa trên những thiết bị dạy học sẵn có tại Khoa Cơ khí-Xây dựng – Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp. Cuốn giáo trình thực hành này được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về chẩn đoán các mã lỗi cơ bản của động cơ và chẩn đoán một số hư hỏng thường gặp. Ngoài ra còn bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh ABS. Đây là lần đầu tiên giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh ABS. được đưa vào giảng dạy nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong được sự đóng góp quý báu từ Quý Thầy cô và bạn đọc Đồng Tháp, ngày 20 tháng12 năm 2020 Người biên soạn Ths.Nguyễn Văn Tào 2
  4. MỤC LỤC  Trang 1. Mục lục ......................................................................................................................... 3 2. Giới thiệu về mô đun .................................................................................................... 4 3. Bài 1: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ biến mô .................................................................. 5 1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của bộ biến mô thủy lực. ............................... 5 2. Tháo lắp bộ biến mô thủy lực. .................................................................................. 6 3. Phương pháp kiểm tra chung bộ biến mô. ................................................................ 8 4. Sửa chữa bộ biến mô................................................................................................ 9 4. Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động .......................................................... 11 1. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng hộp số. ............................................ 11 2. Tháo lắp hộp số hành tinh. ...................................................................................... 13 3. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hộp số hành tinh. .............................................. 17 Hệ thống điều khiển thủy lực. .................................................................................... 21 1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của hệ thống điều khiển thủy lực. ............... 21 2. Tháo lắp hệ thống điều khiển thủy lực. .................................................................. 21 3. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển. ......................................... 23 5. Bài 3: Chẩn đoán mã lỗi hộp số tự động. ................................................................... 27 1. Chẩn đoán mã lổi P0705 hư hỏng mạch cảm biến vị trí cần số ............................ 27 2. Chẩn đoán mã lỗi P0710 Mạch cảm biến nhiệt độ dầu hộp số............................... 32 3. Chẩn đoán mã lỗi P0712 Tín hiệu vào của Cảm biến nhiệt độ dầu hộp ............... 33 4. Chẩn đoán mã lỗi P0713 Tín hiệu vào của Cảm biến nhiệt độ dầu hộp số ............ 35 5. Chẩn đoán mã lõi P0717 Không có tín hiệu mạch cảm biến tốc độ tua bin .......... 37 6. Chẩn đoán mã lỗi P0787 Thời điểm / Chuyển số van điện từ Thấp ...................... 38 7. Chẩn đoán mã lỗi P0973 Mạch điện điều khiển van điện từ ................................. 39 8. Chẩn đoán mã lỗi P0976 Mạch điện điều khiển van điện từ ................................. 40 9. Chẩn đoán mã lỗi P2716 Mạch điện van điện từ điều khiển áp suất .................... 42 10. Chẩn đoán mã lỗi P2769 Ngắn mạch mạch van điện từ khóa biến mô ............... 43 6. Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 45 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dƣỡng sửa chữa hộp số tự động Mã mô đun: CMĐ 29 Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun này bố trí dạy sau môn học/ mô đun: CMĐ 17, CMĐ 18, CMĐ 19, CMĐ 20, CMĐ 21, CMĐ 22, CMĐ23, CMĐ 24, CMĐ 25. - Tính chất: Mô đun thực hành chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Hộp số tự động AT (Automatic Transmission) là loại hộp số có tính tối ưu, giúp giảm bớt được nhiều thao tác khi vận hành xe, mà chủ yếu tập trung vào quan sát, lái xe và xử lý tính huống. Hộp số tự động càng nhiều cấp càng tiết kiệm nhiên liệu. Hộp số có vai trò thay đổi tỉ số truyền mô men xoắn đến các bánh xe, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài, thay đổi chiều chuyển động của xe như tiến và lùi. Hộp số còn có tác dụng tách biệt động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực tùy ý mà không cần tắt máy và mở ly hợp, tăng mô-men xoắn khi xe khởi động và khi leo dốc. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: c ng cố kiến thức công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hộp số tự động trên ô tô, sử dụng được các máy chẩn đoán, dụng cụ kiểm tra, chẩn đoán đảm bảo chính xác và an toàn - Kỹ năng: tháo lắp, kiểm tra sửa chữa được các hư hỏng trên hộp số tự động ô tô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi  Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô  Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Nội dung của mô đun: 4
  6. Bài 1: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƢỠNG BỘ BIẾN MÔ Mã bài: CMĐ 29-01 Giới thiệu: Biến mô men thuỷ lực là một loại ly hợp thuỷ lực hoạt động nhờ áp lực của thuỷ lực (dầu chuyên dùng) được lắp với hộp số hành tinh thành một cụm. Biến mô thuỷ lực có nhiệm vụ tự động điều khiển: cắt, truyền lực và biến đổi mô men từ động cơ đến hộp số, thông qua áp lực của dòng chất lỏng. Điều kiện làm việc của bộ biến mô liên tục truyền áp suất thuỷ lực lớn và chịu nhiệt độ cao nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa kịp thời để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổi thọ của bộ biến mô thuỷ lực ô tô. Mục tiêu thực hiện: - C ng kiến thức cố cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ biến mô thủy lực. - Thực hiện được các kỹ năng: tháo lắp, kiểm tra sửa chữa được bộ biến mô thủy lực trên ôtô đúng yêu cầu kỹ thuật. - Có năng lực tự phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa; có trách nhiệm thực hiện an toàn cho thiết bị, dụng cụ, thực hiện an toàn vệ sinh công. Nội dung chính: I. Hiện tƣợng và nguyên nhân hƣ hỏng của bộ biến mô thủy lực. 1. Bộ biến mô bị trượt ở tốc độ cao và khi tải nặng a) Hiện tượng : - Khi người lái tăng ga nhưng xe tăng tốc chậm hoặc kéo tải yếu. b) Nguyên nhân - Tấm ma sát của khoá biến mô mòn. - Áp suất dầu không đủ tiêu chuẩn do bơm dầu yếu. 2. Ly hợp hoạt động không êm, có tiếng ồn a) Hiện tượng: - Nghe tiếng khua nhiều ở cụm biến mô, xe vận hành bị rung giật. b) Nguyên nhân - Bánh bơm rô to và stato mòn, gãy các cánh bơm. - Thiếu dầu bôi trơn. 3. Bộ biến mô không hoạt động. a) Hiện tượng: - Khi ô tô khởi động nhưng vào số xe không vận hành. 5
  7. b) Nguyên nhân - Hệ thống điều khiển thuỷ lực đứt, hỏng. - Các van tắc bẩn hoặc hỏng. - Thiếu dầu bôi trơn bộ biến mô hoặc hỏng bơm dầu. 4. Bộ biến mô không còn tác dụng tăng mô men a) Hiện tượng - Khi khi xe vận hành lực kéo yếu. b) Nguyên nhân - Áp suất dầu không đủ tiêu chuẩn do bơm dầu yếu. - Stato mòn hỏng không khóa hãm được. II. Tháo lắp bộ biến mô thủy lực. 1. Quy trình tháo biến mô trên ô tô. 1.1. Làm sạch bên ngoài cụm biến mô và hộp số - Chèn các lốp xe chắc chắn và kéo hãm phanh tay. - Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô. - Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm biến mô và hộp số. 1.2. Tháo các bộ phận liên quan bên ngoài cụm biến mô và hộp số. - Bộ dụng cụ tay nghề sửa chữa ô tô. - Tháo các đầu dây điện của hệ thống điều khiển, dây báo số lùi và báo tốc độ ô tô. - Tháo cơ cấu điều khiển. 1.3. Tháo cụm cầu chủ động hoặc truyền động các đăng - Tháo cụm cầu chủ động khỏi cụm biến mô và hộp số. - Hoặc tháo truyền động các đăng nối với hộp số. 1.4. Tháo cụm biến mô và hộp số hành tinh khỏi ô tô - Tháo nắp sàn xe phía trên cụm biến mô và hộp số. - Lắp giá treo, palăng và treo giữ cụm biến mô và hộp số an toàn. 6
  8. - Xả dầu cụm biến mô và hộp số. - Tháo các bu lông hãm. - Đẩy cụm biến mô và hộp số về phía sau động cơ và nới lỏng từ từ pa lăng để lấy cụm biến mô và hộp số ra khỏi động cơ. 2. Quy trình tháo rời bộ biến mô. 2.1. Tháo bơm dầu (hình.1-1, hình.1-2) - Tháo các bu lông hãm. 1.5. Tháo hộp số hành tinh ra khỏi bộ biến mô - Vạch dấu giữa vỏ bộ biến mô và vỏ hộp số. - Tháo các bu lông hãm. 1.6. Làm sạch và kiểm tra - Bàn, khay để chi tiết và dung dịch rửa. * Các chú ý - Kê, chèn lốp xe, kéo phanh tay chắc chắn và lắp giá treo, pa lăng treo cụm biến mô và hộp số an toàn. - Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định. - Dùng cảo tháo bơm dầu ra khỏi trục stato. 2.2.Tháo vỏ bánh bơm - Tháo các bu lông hãm. 2.3. Tháo stato - Tháo các bu lông hãm và stato. - Tháo trục stato. 2.4. Tháo rô to tua bin và khoá hãm - Tháo rô to tua bin. - Tháo khoá hãm rô to. 2.5. Làm sạch chi tiết và kiểm tra - Dùng dung dịch rửa và giẻ làm sạch các chi tiết. - Dùng dụng cụ kiểm tra để kiểm tra các chi tiết. 7
  9. Bé biÕn m« Trôc khuûu §Öm B¸nh ®µ men Bé biÕn m« men Trôc s¬ cÊp Vá bé biÕn m« R« to tua bin vµ stato B¸nh b¬m men Hình 1-2. Cấu tạo bộ biến mô men 3. Quy trình lắp. * Ngƣợc lại quy trình tháo (sau khi thay thế các chi tiết hư hỏng) - Tra dầu, mỡ bôi trơn các chi tiết: ổ bi, các lỗ chốt. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng (tấm ma sát, phe hãm). - Thay dầu bôi trơn bộ biến mô. III. Phƣơng pháp kiểm tra chung bộ biến mô. 1. Kiểm tra bên ngoài cụm biến mô và hộp số - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài cụm biến mô và các bộ phận điều khiển. 2. Kiểm tra khi vận hành H×nh 1-9. Th¸o ly hîp 8
  10. - Khi vận hành ô tô chú ý lắng nghe tiếng kêu ồn khác thường ở cụm biến mô, nếu có tiếng ồn khác thường và cụm biến mô không còn tác dụng làm việc theo yêu cầu cần Bánh bơm phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Đồng hồ so 3. Quy trình bảo dƣỡng bộ biến mô. 3.1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Vam cảo và bộ dụng cụ tay tháo bộ biến mô. - Dầu bôi trơn, bơm hơi, mỡ bôi trơn và dung Bạc lót dịch rửa. Tấm dẫn động 3.2. Tháo và làm sạch các chi tiết bộ biến mô a) - Dùng dung dịch rửa, bơm hơi, giẻ sạch để làm sạch, khô bên ngoài bộ biến mô. Đồng hồ so - Dùng cờ lê và vam cảo tháo rời bộ biến mô. 3.3. Kiểm tra bên ngoài các chi tiết - Dùng kính phóng đại và mắt thường. - Quan sát bên ngoài và bề mặt các chi tiết. 3.4. Bôi trơn các chi tiết - Dùng mỡ bôi trơn. - Bôi trơn các lỗ, bạc xoay và tra mỡ bôi trơn b) Tấm dẫn động các chi tiết. Hình 1-3. Sơ đồ kiểm tra bánh bơm 3.5. Lắp các chi tiết của bộ biến mô và tấm dẫn động - Dùng cờ lê, vam cảo và tuýp đúng loại. a- Kiểm tra ống bạc bánh bơm - Lắp bộ biến mô (ngược lại quá trình tháo). b- Kiểm tra tấm dẫn động 3.6. Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh công nghiệp - Dùng chổi, giẻ lau. - Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng. IV. Sửa chữa bộ biến mô. 1. Bánh bơm và tấm dẫn động 1.1. Hư hỏng và kiểm tra (hình 1-3) - Hư hỏng chính của bánh bơm và tấm dẫ động: mòn, cong vênh ống bạc lót và tấm dẫn động, nứt gãy vỏ và các cánh bơm. - Kiểm tra: lắp biến mô lên tấm dẫn động, dùng pan me và đồng hồ so để đo độ mòn và vênh của bạc lót và tấm dẫn động so với tiêu chuẩn kỹ thuật (độ mòn và độ đảo của ống bạc lót không nhỏ hơn 0,2 mm). Quan sát các vết nứt, vỡ của vỏ bánh bơm và các cánh bơm. 9
  11. 1.2. Sửa chữa bánh bơm Cữ chuyên dùng - Ống bạc lót bị mòn có thể hàn đắp gia công lại, bị cong vênh quá giới hạn cho phép cần thay thế. - Vỏ bánh bơm và các cánh bị nứt nhẹ, có thể hàn đắp gia công lại, các cánh bơm bị gãy phải thay thế bánh bơm. 2. Rô to tua bin Bánh bơm 2.1. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng chính của rô to tua bin: mòn moayơ và then hoa, nứt gãy các cánh bơm, khóa biến mô: mòn tấm ma sát. - Kiểm tra: dùng pan me và cử then hoa để đo độ mòn của then hoa, so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Hình 1-4. Kiểm tra stato Quan sát các vết nứt, vỡ của các cánh bơm. 2.2. Sửa chữa rô to tua bin - Rô to tua bin bị nứt nhẹ, mòn phần then hoa có thể hàn đắp gia công lại, các cánh bị nứt và cong vênh quá giới hạn cho phép cần thay thế. - Khoá biến mô: tấm ma sát mòn cần thay thế. 3. Stato 3.1. Hư hỏng và kiểm tra (hình. 1-4) - Hư hỏng của stato: mòn bạc lót, vành ngoài , vành trong và khớp một chiều. - Kiểm tra: dùng cữ chuyên dùng kiểm tra độ rơ của vành trong của khớp với Hình 1-8. Sửa chữa đĩa ly hợp bị vênh vấu lồi của moayơ biến mô. Hoặc lật úp bộ biến mô, quay bánh bơm theo chiều ngược chiều kim đồng hồ thì khớp phải khóa cứng và quay tự do theo chiều kim đồng hồ phải êm nhẹ. 3.2. Sửa chữa - Stato mòn hỏng bạc ló và nứt nhẹ cánh bơm, có thể hàn đắp gia cộng lại kích thước ban đầu. - Khớp một chiều mòn hỏng cần phải thay thế stato. 4 . Bơm dầu 4.1. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng của bơm dầu: mòn bánh răng (rô to, phiến gạt) xi lanh, bạc lót và van điều tiết áp suất. - Kiểm tra: mùng pan me, đồng hồ so đo độ mòn của bánh răng (rô to, phiến gạt) xi lanh, bạc lót và van trượt, dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 10
  12. 4.2. Sửa chữa - Xi lanh mòn và nứt nhẹ có thể hàn đắp và gia công lại kích thước ban đầu. Bánh răng (rô to, phiến gạt) bạc lót và van trượt mòn, nứt cần phải thay thế. * CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1- Trình bày các nguyên nhân làm cho bộ biến mô bị trượt ? 2- Vì sao bộ biến mô làm việc không có tác dụng biến (tăng ) mô men ? Bài 2: BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG Mã bài: CMĐ 29-02 Giới thiệu: Hộp số hành tinh là một bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô được lắp với bộ biến mô tạo thành một cụm truyền lực bằng thủy lực. Hộp số hành tinh có chức năng tự động thay đổi mô men, tốc độ của động cơ phù hợp với tình trạng lực cản trên đường và tạo nên chuyển động lùi cho ô tô. Điều kiện làm việc của các cặp bánh răng hành tinh liên tục truyền lực lớn và chịu nhiệt độ cao của áp suất thuỷ lực nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa kịp thời để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổi thọ của hộp số hành tinh trên ô tô. Mục tiêu thực hiện: 1.Trình bày đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hộp số hành tinh. 2. Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp số hành tinh. 3.Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được hộp số đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính: 1. Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hộp số hành tinh. 2. Phương pháp kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng, sửa chữa hộp số hành tinh. 3. Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được hộp số đúng yêu cầu kỹ thuật. A. HỘP SỐ HÀNH TINH. I. Những hiện tƣợng và nguyên nhân hƣ hỏng hộp số. 1. Điều khiển cần chọn số khó khăn 1.1. Hiện tượng 11
  13. - Khi người lái điều khiển cần chọn số cảm thấy nặng hơn bình thường và có tiếng kêu. 1.2. Nguyên nhân - Cần chọn số bị kẹt hoặc cong. - Van điều khiển kẹt hỏng. 2. Hộp số tự nhảy số 2.1. Hiện tượng - Khi ô tô vận hành, người lái không điều khiển cần chọn số, nhưng hộp số tự động thay đổi mô men không phù hợp với tình trạng mặt đường. 2.2. Nguyên nhân - Cơ cấu ly hợp mòn hoặc kẹt hỏng. - Bộ phanh hãm mòn hỏng không còn tác dụng. - Hệ thống điều khiển: các bộ cảm biến hoặc van thuỷ lực kẹt hỏng. 3. Hộp số hoạt động không êm, có tiếng ồn khác thƣờng 3.1. Hiện tượng - Nghe tiếng ồn, khua nhiều ở hộp số khi xe vận hành. 3.2. Nguyên nhân - Các trục mòn và bánh răng hành tinh mòn, nứt gãy hoặc trục cong. - Dầu bôi trơn thiếu. - Các ổ bị mòn, vỡ. - Các cụm phanh hoặc ly hợp nứt, vỡ. 4. Hộp số không hoạt động 4.1. Hiện tượng - Khi đã chọn số và vận hành ô tô nhưng xe không hoạt động. 4.2. Nguyên nhân - Hệ thống điều khiển thuỷ lực hỏng. - Bơm dầu hỏng không hoạt động. - Các trục và bánh răng kẹt hỏng nứt vỡ ổ bi. 5. Hộp số chảy, rỉ dầu bôi trơn 5.1. Hiện tượng - Bên ngoài hộp số rỉ, chảy dầu. 5.2. Nguyên nhân hộp số chảy, rỉ dầu bôi trơn do: - Vỏ hộp số bị nứt. - Bề mặt lắp ghép bị nứt, joăng đệm hỏng. - Bu lông hãm chờn hỏng. 12
  14. Th©n van trªn 6. Cụm van thuỷ lực hỏng Th©n van d-íi 6.1. Hiện tượng - Khi người lái điều khiển cần chọn số đúng vị trí, nhưng hộp số ô tô không hoạt động hoặc hoạt động không đúng yêu cầu của người lái xe. 6.2. Nguyên nhân Vá hép sè Phanh d¶i - Van điều khiển hoặc các van thuỷ lực bị kẹt hoặc hỏng. - Bộ điều khiển trung tâm hỏng. - Các cảm biến bị đứt hoặc hỏng. 7. Các cảm biến hoặc bộ điều khiển trung tâm hỏng B¬m dÇu Bé c¶o 7.1. Hiện tượng - Khi người lái điều khiển ô tô hoạt động bình thường, nhưng đột ngột hộp số ngừng hoạt động hoặc hộp số làm việc không ổn định . 7.2. Nguyên nhân Bé ly hîp - Các cảm biến bị đứt dây dẫn hoặc nứt vỡ. - Bộ điều khiển trung tâm nứt, hở đầu cắm dây hoặc cháy hỏng. II. Tháo lắp hộp số hành tinh. Phanh nhiÒu ®Üa Vá hép sè 1. Quy trình tháo trên xe ô tô 1.1. Làm sạch bên ngoài cụm hộp số - Chèn các lốp xe chắc chắn và kéo hãm phanh tay. - Dùng bơm nước áp suất cao và phun Khíp mét chiÒu nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô. - Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm hộp số. 1.2. Tháo các bộ phận liên quan bên Hình 2-1. Tháo lắp hộp số hành tinh ngoài cụm hộp số hành tinh - Dùng bộ dụng cụ tay nghề sửa chữa ô tô. 13
  15. - Tháo các đầu dây điện, các thanh kéo hoặc dây điều khiển đến hộp số. - Tháo rời đầu đòn ép và thanh kéo ly hợp (vỏ hộp số liền vỏ ngoài bộ ly hợp). 1.3. Tháo truyền động các đăng (hoặc cầu chủ động trước) - Dùng dây treo truyền động các đăng. - Lắp dây treo truyền động các đăng chắc chắn. - Tháo các đai ốc của hai khớp các đăng và đưa các đăng ra ngoài. 1.4. Tháo hộp số khỏi ô tô - Chuẩn bị giá treo, pa lăng chuyên dùng, xe đỡ hộp số và thùng chứa dầu hộp số. - Tháo nắp sàn xe phía trên hộp số và hộp cần chọn số. - Lắp giá treo, pa lăng và treo giữ hộp số và bộ biến mô an toàn. - Xả dầu hộp số và bộ biến mô. - Tháo các bu lông hãm bộ biến mô và hộp số khỏi động cơ. - Đẩy bộ biến mô và hộp số về phía sau và nới lỏng từ từ pa lăng để lấy bộ biến mô và hộp số ra khỏi ô tô. 2. Quy trình tháo rời hộp số hành tinh. (Hình 2-1, Hình 2-2) 2.1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Bộ dụng cụ tay nghề tháo hộp số. - Làm sạch bên ngoài cụm hộp số. 2.2. Xả dầu hộp số và tháo các te - Tháo đai ốc xả dầu và xả dầu hộp số. - Tháo các bu lông hãm và nâng vỏ hộp số lên. 2.3. Tháo các ống dẫn dầu và bộ van thuỷ lực - Tháo 4 ống dầu. - Tháo cáp bướm ga, các bu lông và lấy bộ van ra ngoài. 2.4. Tháo pít tông bộ tích năng và pít tông của phanh dải - Tháo pít tông cùng lò xo. - Tháo trục sơ cấp. 2.5. Tháo bơm dầu - Dùng cảo kéo bơm dầu ra ngoài. 2.6. Tháo trống phanh sau và vành ngoài khớp một chiều 14
  16. - Dùng tua vít tháo vòng hãm và trống phanh. Cần dẫn và b/ răng hành tinh - Tháo vành ngoài khớp một chiều và mặt bích của phanh số lùi và số 1. 2.7. Tháo pitông phanh số lùi và số 1 và vành ngoài khớp một chiều - Dùng cảo ép lò xo. - Dùng kìm tháo vòng hãm và lò xo. B/ răng bao - Thổi khí vào trong vỏ đẩy pít tông ra ngoài. 2.8. Tháo ly hợp và trục sơ cấp - Tháo phanh hãm vỏ, pít tông và van bi. - Tháo các đĩa ma sát, đĩa ép và lò xo Phanh nhiều đĩa OD moayơ. Trục trung gian 2.9. Tháo phanh nhiều đĩa sau và cần dẫn bộ hành tinh trước - Tháo phanh hãm, trống phanh và pít tông. - Tháo các đĩa ma sát, đĩa ép và lò xo moayơ. - Tháo cần dẫn bộ hành tinh. 2.10. Tháo khớp một chiều trước và moayơ Hình 2-2. Tháo lắp hộp số hành tinh phanh sau - Tháo phanh hãm. - Tháo vành ngoài, vành trong, và con lăn. 2.11. Tháo phanh nhiều đĩa và khớp một chiều sau - Tháo phanh hãm. - Tháo các đĩa ma sát , đĩa ép và lò xo moayơ. - Tháo vành ngoài, vành trong và con lăn. 2.12. Tháo bộ hành tinh sau - Tháo phanh hãm và bánh răng bao. - Tháo các đĩa phanh. - Tháo vành ngoài, vành trong và con lăn. 2.13. Tháo bộ bánh răng hành tinh số OD -Tháo phanh hãm và bánh răng bao OD. - Tháo phanh nhiều đĩa. - Tháo cần dẫn và bánh răng hành tinh. 15
  17. 2.14. Tháo trục trung gian - Tháo trục trung gian và ổ bi ra ngoài. 2.15. Tháo rời các bộ phận Ly hîp tr-íc B¸nh r¨ng hµnh tinh tr-íc B¬m dÇu Trôc s¬ cÊp B¸nh r¨ng bao tr-íc Phanh d¶i Phanh nhiÒu ®Üa tr-íc Khíp mét chiÒu sau Vá hép sè Phanh nhiÒu ®Üa sau N¾p sau hép sè Phanh nhiÒu ®Üa sau h ép sè Trôc trung gian Khíp mét chiÒu Phanh nhiều đĩa OD OD Trôc trung gian Hình 2-3. Sơ đồ tháo rời chi tiết của hộp số hành tinh - Tháo rời cụm van thuỷ lực. - Tháo rời cụm trục trung gian. - Tháo cần dẫn và bánh răng hành tinh. 2.16. Làm sạch và kiểm tra chi tiết - Làm sạch chi tiết. - Kiểm tra chi tiết. 3. Quy trình lắp * Ngƣợc lại quy trình tháo (sau khi thay thế các chi tiết hư hỏng) 16
  18. - Tra dầu, mỡ bôi trơn các chi tiết: ổ bi, các lỗ chốt. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng (vòng đệm, đĩa ma sát, phe hãm). * Các chú ý - Sử dụng đúng dụng cụ tháo lắp (tháo ổ bi, phanh hãm ...) - Nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh làm hỏng các bánh răng và bộ đồng tốc (có các chi tiết làm bằng đồng) - Lắp đầy đủ các đệm và đúng vị trí. - Kê kích, treo hộp số và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe. - Thay dầu hộp số đúng loại và tra mỡ bôi trơn các chi tiết. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng. - Lắp đúng vị trí vòng đệm của các bánh răng. - Điều khiển cần chọn số nhẹ nhàng và đủ các vị trí. III. Kiểm tra, bảo dƣỡng và sửa chữa hộp số hành tinh. 1. Kiểm tra chung hộp số. 1.1. Kiểm tra khi điều khiển cần chọn số Điều khiển cần chọn số phải nhẹ nhàng và êm. - Kiểm tra: điều khiển cần chọn số khi động cơ chưa hoạt động và đang hoạt động. Nếu khi điều khiển cần chọn số cảm thấy nặng, không êm hoặc hộp số làm việc không êm, có tiếng kêu cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 1.2. Kiểm tra bên ngoài hộp số - Kiểm tra: quan sát bên ngoài hộp số các vết chảy rỉ dầu và dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ và nắp hộp số. 2. Quy trình bảo dƣỡng 2.1. Làm sạch bên ngoài và xả dầu bôi trơn. 2.2. Tháo rời hộp số và làm sạch các chi tiết. 2.3. Kiểm tra hư hỏng chi tiết. 2.4. Thay thế chi tiết theo định kỳ (joăng, đệm, các đĩa ma sát, các ổ bi...) 2.5. Lắp các chi tiết và bộ phận. 2.6. Thay dầu bôi trơn. 2.7. Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh công nghiệp. IV. Sửa chữa hộp số hành tinh. (Hình 2-4) 1. Vỏ hộp số hành tinh 1.1. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng chính của vỏ hộp số: nứt, mòn các lỗ lắp ổ bi, mòn vênh các bề mặt lắp ghép và chờn, hỏng các lỗ ren. 17
  19. - Kiểm tra: dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật (không lớn hơn 0,05 mm) và đo độ vênh của bề mặt lắp ghép so với tiêu chuẩn kỹ thuật (độ vêng không lớn hơn 0,01 mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ hộp số. 1.2. Sửa chữa - Các lỗ lắp bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép hoặc lắp ống lót sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định. - Các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp , sửa nguội và ta rô lại ren. Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay vỏ mới. - Bề mặt lắp ghép mòn, vênh tiến hành mài rà hết vênh. 2. Các trục của hộp số 2.1. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng các trục sơ cấp và trục trung gian: nứt, cong, mòn bề mặt lắp ổ bi cầu, phần then hoa và các rãnh phanh hãm, đệm bánh răng. - Kiểm tra: dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn, cong của trục (độ mòn, cong không lớn hơn 0,05 mm) và phanh hãm (hình. 2- 4), và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt của trục. 2.2. Sửa chữa - Trục sơ cấp và trục trung gian bị nứt, mòn phần then hoa quá giới hạn cho phép cần được thay mới. - Các cổ trục lắp bi và các rãnh lắp phanh hãm bị mòn có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định. 3. Các bánh răng hành tinh và bánh răng trung gian 3.1. Hư hỏng và kiểm tra (hình. 2-4). - Hư hỏng bánh răng: nứt, gãy, mòn bề mặt răng, mòn chốt và cần dẫn. - Kiểm tra: dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn của các bánh răng (độ mòn, vênh không lớn hơn 0,03 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 18
  20. B/ r¨ng hµnh tinh Trôc trung gian OD B/ r¨ng trung gian Trôc trung gian §ång hå so a) B¸nh r¨ng hµnh tinh sau b) B/ r¨ng mÆt trêi kÐp B¸nh r¨ng bao tr-íc c) d) e) Hình 2-4 Kiểm tra hư hỏng các bánh răng hộp số hành tinh a) Kiểm tra độ rơ dọc của bánh răng trung gian; b, d). Kiểm tra khe hở dọc của bánh răng hành tinh c) Kiểm tra mòn bánh răng mặt trời; e) Kiểm tra mặt bích bánh răng bao; 3.2. Sửa chữa - Bánh răng và chốt bị mòn suốt chiều dài răng, mặt đầu bị xước, sứt mẻ phải được thay mới. - Bánh răng bị nứt nhẹ về phía chân răng có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó sửa nguội bằng đá mài đạt hình dạng ban đầu. * Các chú ý trong sửa chữa - Thay dầu hộp số đúng loại. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng. - Lắp đúng vị trí vòng đệm của các bánh răng. 19
nguon tai.lieu . vn