Xem mẫu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC GIÁO TRÌNH Mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 979 QĐ-CĐVX-ĐT ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện xây dựng Việt Xô Ninh Bình - 2019
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo nghề và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 2 MỤC LỤC TT ĐỀ MỤC TRANG 1 Lời giới thiệu 1 2 Mục lục 2 3 4 5 6 7
  4. 3 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực Mã mô đun: MĐ 19 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 59 giờ; Kiểm tra 3 giờ) I.Vị trí tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí giảng dạy sau các môn học cơ sở và các mô đun nghề như: MĐ 16, MĐ 17, MĐ18. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề Công nghệ ô tô trình độ trung cấp II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu , phân loại của các bộ phận trong hệ thống truyền lực + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe + Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng các bộ phận: Ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe ô tô + Trình bày đúng phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những hư hỏng của các bộ phận: Ly hợp, hộp số các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe - Về kỹ năng:  Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của: ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa  Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Số Tổng Lý Thực hành, Kiểm TT Tên các bài trong mô đun số thuyết thực tập, thí tra nghiệm,Thảo luận, bài tập
  5. 4 1 Bài 1: Tổng quan về hệ thống 12 8 4 truyền lực 1. Nhiệm vụ, và phân loại hệ thống truyền lực 1.1. Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực 1.2. Yêu cầu của hệ thống truyền lực 1.3. Phân loại hệ thống truyền lực 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống 2.1. Sơ đồ cấu tạo 2.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống 3. Tháo nhận dạng lắp các bộ phận trong hệ thống truyền lực 3.1. Tháo nhận dạng, lắp ly hợp 3.2. Tháo nhận dạng, lắp hộp số 3.3. Tháo nhận dạng, lắp cầu chủ động 2 Bài 2: Bảo dưỡng và Sửa chữa 12 3 8 1 ly hợp 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại ly hợp. 2. Cấu tạo và hoạt động của ly hợp 2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động. 2.2. Cấu tạo các bộ phận. 3. Tháo, nhận dạng, lắp và bảo dưỡng các bộ phận của ly hợp 3.1. Tháo các bộ phận, nhận dạng các chi tiết 3.2. Làm sạch, bôi trơn các vị trí cần thiết 3.3. Lắp các bộ phận của ly hợp
  6. 5 4. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa 5. Kiểm tra, bảo dưỡng và Sửa chữa ly hợp 5.1. Kiểm tra, bảo dưỡng và Sửa chữa phần chủ động ly hợp 5.2. Kiểm tra, bảo dưỡng và Sửa chữa phần bị động của ly hợp 5.3. Sửa chữa bộ phận ép 5.4. Sửa chữa cơ cấu điều khiển 3 Bài 3: Bảo dưỡng và Sửa 16 4 11 1 chữa hộp số chính 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số 2. Cấu tạo và hoạt động của hộp số . 2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số 2.2. Cấu tạo các bộ phận 3. Tháo lắp, nhận dạng và bảo dưỡng các bộ phận của hộp số. 3.1. Tháo các bộ phận, nhận dạng các chi tiết. 3.2. Làm sạch, bôi trơn các vị trí cần thiết. 3.3. Lắp các bộ phận 4. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa 5. Kiểm tra, bảo dưỡng và Sửa chữa 5.1. Kiểm tra sửa chữa vỏ hộp số 5.2. Kiểm tra Sửa chữa trục và các ổ đỡ 5.3. Kiểm tra Sửa chữa các bánh răng
  7. 6 5.4. Kiểm tra Sửa chữa cơ cấu điều khiển 4 Bài 4: Bảo dưỡng và Sửa chữa 8 2 6 hộp số phân phối 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số phân phối 2. Cấu tạo và hoạt động của hộp số phân phối. 2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số 2.2. Cấu tạo các bộ phận 3. Tháo lắp, nhận dạng và bảo dưỡng các bộ phận của hộp số phân phối. 3.1. Tháo các bộ phận, nhận dạng các chi tiết. 3.2. Làm sạch, bôi trơn các vị trí cần thiết. 3.3. Lắp các bộ phận 4. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa 5. Kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa hộp số 5.1. Kiểm tra sửa chữa vỏ hộp số 5.2. Kiểm tra Sửa chữa trục và các ổ đỡ 5.3. Kiểm tra Sửa chữa các bánh răng 5.4. Kiểm tra Sửa chữa cơ cấu điều khiển 5 Bài 5: Bảo dưỡng và Sửa chữa 4 2 2 các đăng 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các đăng 2. Cấu tạo và hoạt động của các đăng. 2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của khớp các đăng 2.2. Cấu tạo các bộ phận
  8. 7 3. Tháo lắp, nhận dạng và bảo dưỡng các bộ phận của các đăng. 3.1. Tháo các bộ phận, nhận dạng các chi tiết. 3.2. Làm sạch, bôi trơn các vị trí cần thiết. 3.3. Lắp các bộ phận 4. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa 5. Kiểm tra Bảo dưỡng và sửa chữa các đăng 6 Bài 6: Bảo dưỡng và Sửa chữa 16 4 11 1 cầu chủ động 1. Nhiệm vụ yêu cầu và phân loại cầu chủ động 2. Cấu tạo và hoạt động của cầu chủ động 2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu chủ động 2.2. Cấu tạo các bộ phận của cầu chủ động 3. Tháo lắp,nhận dạng và bảo dưỡng các bộ phận của cầu chủ động 3.1. Tháo các bộ phận ,nhận dạng các chi tiết. 3.2. Làm sạch,bôi trơn các vị trí cần thiết. 3.3. Lắp các bộ phận 4. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của cầu chủ động 5. Kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa cầu chủ động 5.1. Kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa vỏ cầu 5.2. Kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa truyền lực chính 5.3. Kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa bộ vi sai
  9. 8 5.4. Kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa bán trục 5.5. Kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa moay ơ và bánh xe 7 Bài 7: Hộp số tự động 8 1 7 1. Nhiệm vụ,yêu cầu và phân loại hộp số tự động 2. Cấu tạo và hoạt động của hộp số tự động. 2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động 2.2. Các bộ phận chính 3. Tháo lắp,nhận dạng và bảo dưỡng các bộ phận của hộp số. 3.1. Tháo các bộ phận ,nhận dạng các chi tiết. 3.2. Làm sạch,bôi trơn các vị trí cần thiết. 3.3. Lắp các bộ phận 8 Bài 8: Bảo dưỡng hệ thống 4 1 3 truyền lực 1. Mục đích, yêu cầu và quy trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực 1.1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Quy trình bảo dưỡng 2. Thực hành bảo dưỡng 2.1. Bảo dưỡng thường xuyên 2.2. Bảo dưỡng định kỳ 9 Kiểm tra kết thúc modul 10 1 9 Cộng: 90 28 59 3
  10. 9 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Mã bài: MĐ 19 – 01 Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực - Vẽ được sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của ly hợp, hộp số, các đăng và cầu chủ động - Tháo lắp các cụm chi tiết đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn - Nhận dạng các chi tiết - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ly hợp 3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc hộp số 4. Cấu tạo và nguyên lý làm việc các đăng 5. Cấu tạo và nguyên lý làm việc cầu chủ động 6. Quy trình tháo lắp các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực - Quy trình tháo, lắp ly hợp - Quy trình tháo, lắp hộp số - Quy trình tháo, lắp các đăng - Quy trình tháo, lắp cầu chủ động 7. Nhận dạng các chi tiết
  11. 10 1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CÁC CỤM CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 1.1 Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực a. Cầu trước dẫn động (FF) b. Cầu sau dẫn động (FR) Hình 1.1: Hệ thống truyền lực Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực là truyền công suất của động cơ đến các bánh xe chủ động. 1.2 Yêu cầu của hệ thống truyền lực - Truyền công suất từ động cơ đến bánh xe chủ động với hiệu suất cao, độ tin cậy lớn. - Thay đổi mô men của động cơ dễ dàng - Cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng, sửa chữa. 1.3 Phân loại hệ thống truyền lực Theo cách bố trí hệ thống truyền lực chia ra làm các loại sau. - FF(Front-Front) động cơ đặt trước, cầu trước chủ động - FR(Front- Rear) động cơ đặt trước, cầu sau chủ động - 4WD(4 wheel drive) bốn bánh chủ động - MR (Midle- Rear) động cơ đặt giữa cầu sau chủ động - RR(Rear- Rear) động cơ đặt sau, cầu sau chủ động 1.4. Mục đích, yêu cầu và quy trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực 1.4.1 Mục đích Chúng ta nhận thấy rằng mục đích của bảo dưỡng kỹ thuật là duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ôtô, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các
  12. 11 hư hỏng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo cho ôtô chuyển động với độ tin cậy cao. Vì thế, bảo dưỡng là việc cần làm thường xuyên. Xe ô tô được cấu tạo bởi một số lượng lớn các chi tiết, do đó chúng có thể bị mòn, yếu hay ăn mòn làm giảm tính năng, tùy theo điều kiện hay khoảng thời gian sử dụng. Từ các chi tiết cấu tạo nên xe, có thể dự đóan được rằng tính năng của chúng sẽ giảm đi, do đó cần phải được bảo dưỡng định kỳ, sau đó điều chỉnh hay thay thế để duy trì tính năng của chúng. Bằng cách tiến hành bảo dưỡng định kỳ. 1.4.2 Yêu cầu - Ngăn chặn được những vấn đề lớn có thể xảy ra sau này. - Xe ô tô có thể duy trì được trạng thái hoạt động tốt và thỏa mãn được những tiêu chuẩn của pháp luật. - Kéo dài tuổi thọ của xe. - Khách hàng có thể tiết kiệm chi phí và lái xe an toàn hơn. 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ly hợp 2.1 Mô tả. Ly hợp nằm giữa động cơ và hộp số thờng dùng để nối và ngắt công suất động cơ bằng cách đạp bàn đạp ly hơp. Vì vậy, ly hợp có thể từ từ chuyển công suất của động cơ đến các bánh xe chủ động để ôtô chuyển bánh được êm và chuyển các số được êm theo các điều kiện chạy của xe
  13. 12 2.2 Bàn đạp ly hợp Bàn đạp li hợp tạo ra áp suất thuỷ lực trong xilanh chính bằng lực ấn vào bàn đạp. Áp suất thuỷ lực này tác dụng lên xi lanh cắt li hợp và cuối cùng đóng và ngắt ly hợp. 3 Hộp số 3.1 Mô tả Hộp số ngang thường (hộp số dọc thường) Là một bộ phận để tăng và giảm tốc độ của động cơ bằng bánh răng và biến đổi nó thành mômen quay để truyền đến các bánh xe dẫn động. Tham khảo phần “Hệ thống truyền lực” để biết về bộ vi sai trong hộp số ngang thường. - Để nối/ngắt công suất truyền từ động cơ bằng cách điều khiển cần chuyển số. - Để tăng mômen quay khi khởi hành và leo dốc. - Để truyền động đến các bánh xe ở tốc độ cao khi đang chạy với tốc độ lớn. - Để truyền động đến các bánh xe khi chạy lùi.
  14. 13 3.2 Tỷ số truyền Nếu bánh răng bị động có 38 răng và bánh răng chủ động có 12 răng chẳng hạn, thì tỷ số truyền giảm tốc của số 1 là 38/12 = 3,166 Khi trục sơ cấp truyền chuyển động quay và mômen quay cho trục thứ cấp, tốc độ quay sẽ giảm xuống và mômen quay sẽ tăng lên theo tỷ số truyền giảm tốc của các bánh răng này. Mômen đầu thứ cấp = Mômen đầu sơ cấp x Tỷ số truyền Số vòng quay đầu sơ cấp = Số vòng quay đầu thứ cấp x Tỷ số truyền Điều này cho thấy rằng tỷ số truyền cũng lớn thì mômen quay cũng tăng, còn số vòng quay cũng giảm. Nghĩa là xe có thể chạy ở tốc độ cũng cao khi tỷ số truyền cũng nhỏ, mặc dù lực truyền động giảm xuống. 4. Các đăng 4.1 Mô tả Trục các đăng (ở các xe FR và các xe 4WD) truyền cụng suất từ hộp số ngang/dọc đến bộ vi sai.
  15. 14 Trục các đăng có thể dịch chuyển lên xuống tương ứng với các điều kiện đường xỏ và triệt tiêu sự thay đổi về chiều dài bằng rãnh then. Người ta lắp đặt trục cac đăng ở vị trí sao cho bộ vi sai thấp hơn hộp số, do đó trục bị nghiêng đi. Với những lý do này, người ta thiết kế trục các đăng sao cho nó truyền công suất từ hộp số đến bộ vi sai được êm dịu không bị ảnh hưởng của các thay đổi núi. 4.2 Cấu tạo trục các đăng Trục các đăng là một ống thép nhẹ bằng thép các bon, đủ khoẻ để chống xoắn và cong. Bình thường trục các đăng là một ống liền có hai khớp nối ở hai đầu hình thành các khớp các đăng. Vì có đôi chút rung động ở tốc độ cao, nên ngày nay người ta thường sử dụng trục các đăng loại có 3 khớp nối. 4.2.1 Loại có hai khớp nối Tổng chiều dài của mỗi đoạn của trục các đăng loại hai khớp nối tương đối lớn. Điều này có nghĩa là khi trục các đăng quay ở tốc độ cao, nó có xu hướng cong đi một chút và rung động hơn do độ mất cân bằng. 4.2.2 Loại có 3 khớp nối Chiều dài của mỗi đoạn trục của trục các đăng loại 2 đoạn, 3 khớp ngắn hơn và do đó độ cong do không cân bằng ngắn hơn. Độ rung ở tốc độ cao cũng giảm. 5 Cầu chủ động.
  16. 15 5.1 Mô tả Hệ thống truyền lực truyền công suất của động cơ đến các bánh xe. Người ta thường chia nó thành các loại sau đây: + FF (Động cơ ở phía trước – Xe dẫn động bánh trước) Lực dẫn động từ động cơ truyền qua bộ vi sai của hộp số ngang đến các bán trục, các bánh xe và các lốp ở bên trái và bên phải. + FR (Động cơ ở phía trước – Xe dẫn động bánh sau) Lực dẫn động từ động cơ truyền từ hộp số rồi qua trục các đăng và bộ vi sai đến bán trục (hoặc cầu xe), cầu xe, các bánh xe và các lốp ở bên trái và bên phải. 5.2 Cấu tạo Bộ vi sai tiếp tục tăng mômen quay đã truyền qua hộp số dọc và phân phối lực dẫn động tới các bán trục bên trái và bên phải. Ngoài ra, chính truyền lực vi sai tạo ra sự chênh lệch về tốc độ quay giữa bánh xe phía trong và bánh xe phía ngoài khi xe quay vòng và làm cho xe chạy êm trên những đường cong. + Truyền lực cuối cùng Truyền lực cuối cùng giảm số vòng quay từ hộp số ngang (dọc) để tăng mômen quay. Truyền lực cuối cùng của xe FR tăng mômen quay khi xe chuyển hướng. +Truyền lực vi sai Truyền lực vi sai tạo ra tốc độ quay chênh lệch giữa hai bánh xe khi xe chạy trên các đường vòng. 6. Quy trình tháo lắp các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực(mời các bạn đọc tham khảo ở phần các bài sau)
  17. 16 BÀI 2. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA LY HỢP Mã bài: MĐ 19 – 02 Mục tiêu - Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của ly hợp - Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp - Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa được ly hợp đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của ly hợp 2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ly hợp - Phương pháp kiểm tra - Phương pháp sửa chữa 3. Sửa chữa ly hợp 3.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa ly hợp 3.2 Thực hành sửa chữa ly hợp - Sửa chữa vỏ ly hợp - Sửa chữa trục và các ổ đỡ - Sửa chữa đĩa bị động - Sửa chữa đĩa ép - Sửa chữa cơ cấu dẫn động ly hợp
  18. 17 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA LY HỢP 2.1 Nhiệm vụ của ly hợp Ly hợp là một cụm của hệ thống truyền lực nằm giữa động cơ và hộp số chính có chức năng: + Tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực một cách dứt khoát. + Lắp động cơ với hệ thống truyền lực một cách êm dịu và phải truyền hết được toàn bộ mômen xoắn từ động cơ sang hệ thống truyền lực. + Bảo vệ an toàn cho các cụm khác của HTTL và động cơ khi bị quá tải. + Dập tắt các dao động cộng hưởng nâng cao chất lượng truyền lực của HTTL 2.2 Phân loại Mục tiêu: - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Ly hợp - Tháo, kiểm tra, sửa chữa được ly hợp đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 2.2.1. Theo phương pháp truyền mômen Theo phương pháp truyền mômen từ trục khuỷu của động cơ đến hệ thống truyền lực người ta chia ly hợp thành các loại sau: - Ly hợp ma sát: mômen truyền động nhờ các bề mặt ma sát. - Ly hợp thuỷ lực: mômen truyền động nhờ năng lượng của chất lỏng. - Ly hợp điện từ: mômen truyền động nhờ tác dụng của từ trường nam châm điện. - Ly hợp liên hợp: mômen truyền động bằng cách kết hợp hai trong các loại kể trên. 2.2.2. Theo trạng thái làm việc của ly hợp Theo trạng thái làm việc của ly hợp người ta chia ly hợp ra thành hai loại sau: - Ly hợp thường đóng. - Ly hợp thường mở. 2.2.3. Theo phương pháp phát sinh lực ép trên đĩa ép Theo phương pháp phát sinh lực ép trên đĩa ép người ta chia ra các loại ly hợp sau: - Loại lò xo (lò xo đặt xung quanh, lò xo trung tâm, lò xo đĩa); - Loại nửa ly tâm: lực ép sinh ra ngoài lực ép của lò xo còn có lực ly tâm của trọng khối phụ ép thêm vào. - Loại ly tâm: ly hợp ly tâm sử dụng lực ly tâm để tạo lực ép đóng và mở ly hợp. 2.2.4. Theo phương pháp dẫn động ly hợp
  19. 18 Theo phương pháp dẫn động ly hợp người ta chia ly hợp ra thành các loại sau: - Ly hợp dẫn động cơ khí; - Ly hợp dẫn động thuỷ lực; - Ly hợp dẫn động có cường hoá: + Ly hợp dẫn động cơ khí trợ lực khí nén; + Ly hợp dẫn động thuỷ lực trợ lực khí nén. 2.3 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc Mục tiêu: - Vẽ được sơ đồ nguyên lý của ly hợp - Trình bày được hoạt động của ly hợp - Rèn luyện tư duy, tác phong trong học tập. 2.3.1 Ly hợp ma sát khô một đĩa bị động lò xo ép hình trụ bố trí xung quanh 2.3.1.1 Sơ đồ cấu tạo 1 - Bánh đà; 2 - Đĩa ma sát;3 - Đĩa ép; 4 - Lò xo ép; 5-Vỏ ly hợp; 6 - Bạc mở; 7 - Bàn đạp; 8 -Lò xo hồi vị bàn đạp;9 - Đòn kéo; 10 - Càng mở;11 - Bi "T"; 12 - Đòn mở;13 - Bộ giảm chấn. Hình 2.1.a. Sơ đồ nguyên lý ly hợp ma sát khô một đĩa lò xo trụ bố trí xung quanh
  20. 19 Hình 2.1.b. Cấu tạo của ly hợp 1 đĩa bị động lò xo trụ bố trí xung quanh 1-Trục khuỷu; 2,3 - Bulông; 4 -Bánh đà; 5 -Đĩa ép; 6 -Tấm thép truyền lực; 7 -Tấm đệm; 8 - Bulông; 9 - Vỏ ly hợp; 10 - Đệm cách nhiệt; 11 -Lò xo ép; 12 - Lỏ trong ly hợp; 13 -Bi "T"; 14 - Bạc mở; 15 -Lò xo hồi vị bạc mở; 16 - Ống trượt; 17 - Càng mở; 18 - Đòn mở; 19 - Đai ốc điều chỉnh; 20 - Bulông điều chỉnh; 21 -Tấm hãm; 22 - quang treo; 23 - Cácte ly hợp; 24 - Bulông; 25 - Chốt; 26 - Bi kim; 27 - Bulông; 28 - đĩa bị động; 29 - Vú mỡ; 31 - Bulông; 32 -Tấm thép; 33 - Trục ly hợp; 34 - Ngõng trục ly hợp. Cấu tạo chung của ly hợp được chỉ ra trên hình 2.1.a và 2.1.b. Hình 2.1.a thể hiện cấu tạo của ly hợp dưới dạng sơ đồ đơn giản. Hình 2.1.b thể hiện kết cấu thực của nó. Cấu tạo của ly hợp có thể chia thành 2 nhóm chính sau: - Nhóm các chi tiết chủ động gồm bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép, đòn mở và các lò xo ép. - Nhóm các chi tiết bị động gồm đĩa bị động (đĩa ma sát), trục ly hợp. Khi ly hợp mở hoàn toàn các chi tiết thuộc nhóm bị động sẽ đứng yên. Theo sơ đồ cấu tạo ở hình 2.1.a, vỏ ly hợp 5 được bắt cố định với bánh đà 1 bằng các bulông, đĩa ép 3 có thể dịch chuyển tịnh tiến trong vỏ và có bộ phận truyền mômen từ vỏ 5 vào đĩa ép. Các chi tiết 1, 3, 4, 5 được gọi là phần chủ động của ly hợp, chi tiết 2 được gọi là phần bị động của ly hợp. các chi tiết còn lại thuộc bộ phận dẫn động ly hợp. Cấu tạo thực tế của ly hợp ma sát khô một đĩa bị động, lò xo trụ bố trí xung quanh được thể hiện trên hình 2.1.b. Cũng như ở sơ đồ nguyên lý, cấu tạo
nguon tai.lieu . vn