Xem mẫu

  1. 32 Bài 05: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP PE Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp bảo dưỡng sửa chữa bơm cao áp PE Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng: - Củng cố kiến thức lý thuyết về cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp PE - Trình bày được qui trình tháo lắp các chi tiết bơm cao áp PE - Tháo, lắp, kiểm tra các chi tiết bơm cao áp PE đảm bảo yêu cầu kỹ thuật -Xác định được nguyên nhân hư hỏng, đề ra các giải pháp khắc phục, bảo dưỡng, sửa chữa bơm cao áp PE đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Tuân thủ các nguyên tắc an toàn cho người và thiết bị. Nội dung chính: 1.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp 1.1.Cấu tạo Hình 5.1. Cấu tạo chung của bơm PE
  2. 33 Các chi tiết của một tổ bơm cao áp PE Hình 5.2 Cấu tạo một tổ bơm cao áp PE 1.Lò xo cao áp 8. Đế và chén chận lò xo 2.Đầu nối đường ống cao áp 9.Lò xo 3.Van cao áp 10.Chén chận lò xo 4.Đế (bệ) van cao áp 11.Vít điều chỉnh vị trí của piston và vít khoá 5.Xi lanh bơm 12.Con đội 6.Piton bơm 13.Con lăn 7.Manchon 14.Cam
  3. 38 Hình 5.3 Sơ đồ công tác bơm cao áp 1.2.Nguyên lý làm việc của bơm cao áp PE -Khi piston bơm ở vị trí thấp nhất thì nhiên liệu từ lỗ bên trái tràn vào chứa đầy thể tích công tác (bao gồm: phía trên piston và rãnh lõm ở đầu piston) vị trí I -Khi piston đi lên, nhiên liệu được ép lại và bị đẩy một phần qua lỗ : vị trí II -Piston tiếp tục đi lên và che lấp gờ trên của lỗ: vị trí III, từ đó trở đi nhiên liệu đi vào đường ống cao áp đến kim phun: vị trí IV -Piston tiếp tục đi lên và khi gờ dưới của rãnh lõm bắt đầu mở lỗ: vị trí V, kể từ đó trở đi nhiên liệu theo rãnh lõm qua lỗ ra ngoài : vị trí VI Chú ý Phần đầu piston bơm có xẻ rãnh hình chéo (lằn vạt chéo). Piston chuyển động tịnh tiến trong xylanh và hai bên xylanh có lỗ thoát nhiên liệu Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để thay đổi thời gian phun -Thời gian phun càng lâu, lượng dầu càng nhiều động cơ chạy nhanh -Thời gian phun ngắn, dầu càng ít động cơ chạy chậm - Khi ta xoay piston để rãnh đứng ngay lỗ dầu về thì sẽ không có vị trí án lỗ dầu mặc dù piston vẫn lên xuống, nhiên liệu không được nén, không phun. Động cơ ngưng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu)
  4. 39 Hình 5.4 Định lượng nhiên liệu của bơm cao áp PE Lằn vạt xéo trên đầu piston có 3 loại a.Lằn vạt xéo trên dưới b.Lằn vạt xéo phía trên c.Lằn vạt xéo phía dưới (a) (b) (c) Hình 5.5 Cấu tạo đầu piston bơm PE a.Lằn vạt xéo trên dưới: Điểm khởi phun và kết thúc phun thay đổi. b.Lằn vạt xéo trên: Điểm khởi phun thay đổi, điểm dứt phun cố định. c.Lằn vạt xéo dưới: Điểm khởi phun cố định, điểm dứt phun thay đổi
  5. 40 2. Bộ điều tốc 2.1. Công dụng -Ổn định tốc độ động cơ khi tải động cơ thay đổi trong lúc cần gia tốc cố định -Giới hạn vận tốc tối đa của trục khuỷu tránh hư hỏng động cơ 2.2. Phân lọai Trên động cơ Diesel thông thường sử dụng 3 loại bộ điều tốc sau -Bộ điều tốc cơ khí tác động nhờ lực ly tâm -Bộ điều tốc chân không, hoạt động nhờ sức hút của piston động cơ -Bộ điều tốc thủy lực, hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu trong thân bơm cao áp 3.Bộ điều tốc cơ khí 3.1. Sơ đồ nguyên lý Hình 5.6 Bộ điều tốc cơ khí 1,2. Quả văng 9. Lỗ cúp dầu 3. Ống trượt 10.Vít cầm chừng 4.Cần lắc 11.Cần ga 5.Cần khởi động 12.Lò xo điều tốc 6.Lò xo khởi động 13.Chốt giữ 7.Van định lượng 14.Lò xo cầm chừng 8. Piston
  6. 41 3.2. Nguyên lý làm việc Khi động cơ không hoạt động các quả văng và ống trượt đều ở vị trí ban đầu của chúng, van định lượng ở vị trí khởi động. Sau khi khởi động các quả văng bung ra làm ống trượt di chuyển sang phải, cần khởi động xoay ép lò xo khởi động lại, van phân phối bị đẩy sang phải tới vị trí cầm chừng Khi nhả bàn đạp ga, cần điều khiển ở vị trí cầm chừng và tựa vào vít điều khiển vị trí cầm chừng. Tốc độ cầm chừng được chỉnh sao cho động cơ chạy không tải không bị tắt máy. Nhờ lò xo cầm chừng mà tốc độ cầm chừng được giữ ổn định. Khi tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ cầm chừng lò xo cầm chừng bị nén khít lại, lúc nầy lò xo cầm chừng mất tác dụng Khi động cơ đang hoạt động ổn định với vị trí cần ga cố định, nếu tải tăng tốc độ động cơ sẽ giảm làm lực ly tâm của các quả văng giảm theo, sức căng của lò xo điều tốc thắng lực ly tâm, các quả văng bị ép lại, ống trượt bị đẩy qua trái, van định lượng bị đẩy qua phải theo chiều tăng nhiên liệu, làm tốc độ động cơ tăng, hai quả văng lại bung ra cho đến khi lực ly tâm cân bằng với lực căng của lò xo Ngược lại, khi động cơ đang hoạt động ổn định với vị trí cần ga cố định, nếu tải giảm tốc độ động cơ sẽ tăng làm lực ly tâm của các quả văng tăng theo, lực ly tâm thắng sức căng của lò xo điều tốc, các quả văng bung ra, ống trượt bị đẩy qua phải, van định lượng bị đẩy qua trái theo chiều giảm nhiên liệu, làm tốc độ động cơ giảm, hai quả văng bị ép lại cho đến khi lực ly tâm cân bằng với lực căng của lò xo 4. Bộ điều tốc chân không Bộ điều tốc áp thấp thường được áp dụng trên động cơ Diesel vận tải, nó hoạt động theo Qui luật biến thiên áp suất trên đường ống nạp theo số vòng quay của động cơ. Ưu điểm là kích thước đơn giản, nhỏ gọn
  7. 42 4.1. Sơ đồ nguyên lý Hình 5.7 Bộ điều tốc chân không 4.2. Nguyên lý làm việc Khi cánh bướm gió ở vị trí nhất định, nếu tốc độ động cơ thay đổi sẽ làm áp suất ở họng khuếch tán cũng thay đổi. Tốc độ động cơ tăng thì áp suất ở họng khuếch tán cũng giảm và ngược lại Khi áp suất ở họng khuếch tán giảm làm áp suất buồng bên phải giảm theo, lò xo bộ điều tốc bị nén lại, màng da bị đẩy về phía bên phải kéo thanh răng theo chiều giảm nhiên liệu để giảm tốc độ động cơ. Khi tốc độ động cơ giảm áp suất trong họng khuếch tán tăng lên làm áp suất buồng bên phải tăng theo cho đến khi cân bằng với lực lò xo Khi áp suất ở họng khuếch tán tăng làm áp suất buồng bên phải tăng theo, màng da bị đẩy về phía bên trái kéo thanh răng theo chiều tăng nhiên liệu để tăng tốc độ động cơ. Khi tốc độ động cơ tăng, áp suất trong họng khuếch tán giúp làm áp suất buồng bên phải giảm theo cho đến khi cân bằng với lực lò xo 4.2.1.Chế độ khởi động Lúc động cơ ngừng, áp suất hai buồng bằng nhau, thanh răng nằm ở vị trí nhiên liệu tối đa, làm giàu nhiên liệu giúp động cơ khởi động dễ dàng. Ngay sau khi động cơ khởi động, áp suất buồng bên phải giảm màng da bị hút kéo thanh răng về phía phải giảm nhiên liệu tương ứng với vị trí cánh bướm gió
  8. 43 4.2.2.Chế độ cầm chừng Ở chế độ này cánh bướm gió đóng gần kín họng khuếch tán, tạo áp suất thấp nhất sau cánh bướm gió, lực hút trong buồng chân không mạnh, màng da bị hút mạnh về phía phải, nén lò xo kéo thanh răng về vị trí cầm chừng 4.2.3.Chế độ tốc độ cực đại Cánh bướm gió mở lớn, áp thấp sinh ra trong ống khuếch tán yếu, lực hút trong buồng chân không yếu, lò xo đẩy màng và thanh răng về phía trái, đến vị trí đạt tốc độ tối đa ấn định của bộ điều tốc 4.2.4.Chế độ quá tải Với vị trí cần ga tối đa động cơ làm việc ở chế độ đầy tải, tải tiếp tục tăng thì tốc độ động cơ giảm. Do đó áp thấp sinh ra sẽ yếu hơn, lò xo điều tốc đẩy màng và thanh răng về phía tăng nhiên liệu để đáp ứng cho mức tăng quá tải 4.2.5.Khi tốc độ vượt giới hạn Áp thấp sinh ra lớn sẽ kéo thanh răng về phía giảm nhiên liệu 4.2.6.Ngừng động cơ Khi muốn tắt máy ta kéo thanh răng về nén lò xo bộ điều tốc để ngưng cung cấp nhiên liệu 5. Bộ điều tốc thủy lực Dầu nhờn từ bơm do trục khuỷu dẫn động có áp suất tỉ lệ thuận với tốc độ động cơ, áp suất này tác động lên cơ cấu piston – xylanh và các thanh dẫn động để điều khiển thanh răng bơm cao áp Khi áp suất dầu tăng, đẩy piston ép lò xo điều tốc nén lại, thanh răng bị đẩy về phía giảm nhiên liệu. Tốc độ động cơ giảm xuống đến khi áp suất dầu cân bằng với sức căng lò xo của bộ điều tốc Khi áp suất dầu giảm, lò xo điều tốc đẩy piston và thanh răng về phía tăng nhiên liệu. Tốc độ động cơ tăng lên đến khi áp suất dầu cân bằng với sức căng lò xo của bộ điều tốc 6. Qui trình tháo lắp bơm cao áp PE
  9. 44 6.1. Qui trình tháo TT Bước công việc Hình minh hoạ Dụng cụ YCKT A-Tháo các chi tiết bên ngoài của bơm 1 -Tháo cần điều -Clê -Nhớ vị trí chỉnh ga lắp 2 -Tháo bu lông bắt -Clê -Khi tháo ống dầu vào trên không để bơm thấp áp móp, bẹp ống 3 -Tháo bu lông bắt -Clê -Cẩn thận đường ống dầu tránh chờn vào của bơm cao ren áp 4 -Tháo bu lông bắt -Clê -Nới đều các cố định bơm cao bulông áp với động cơ. B-Tháo phần phía trên của bơm (Phần phía trên là phần giữ những bộ phận chính của bơm) 1 -Tháo cửa sổ - Tuốc nơ -Tránh làm bơm vít rách đệm
  10. 45 2 -Tháo nắp đậy bộ -Tuốc nơ -Tránh làm điều tốc vít rách đệm (tháo vít 2) 3 -Tháo bộ điều -Tuốc nơ -Không vặn chỉnh số vòng vít đai ốc điều quay không tải và chỉnh tháo thanh điều chỉnh C-Tháo rời phần phía trên thân bơm 1 -Tháo vít cố định -Clê -Nhớ vị trí giữa phần trên và tránh làm (thân bơm) và hư hỏng chi phần dưới của tiết bơm. 2 -Tháo các vít -Tuốc nơ -Nhớ vi trí định vị con đội, vít vít định vị con lăn với thân con đội bơm 3 -Tháo con đội, -Tránh làm con lăn. rớt, chú ý vị trí từng con đội
  11. 46 4 -Tháo đĩa lò xo -Tuốc nơ -Chú ý chiều và lò xo vít, kìm lắp đĩa lò xo mỏ nhọn 5 -Tháo piston -Tuốc nơ -Tránh làm vít, kìm trầy xướt mỏ nhọn piston 6 -Tháo cần điều -Tuýp -Nhớ vị trí chỉnh nhiên liệu lắp và thanh răng 7 -Tháo vòng răng -Kìm nhọn -Tránh làm hư vòng răng 8 -Tháo các kẹp -Tuýp -Nhớ vi trí định vị (khoá lắp hãm) đầu nối các đường cao áp 9 -Tháo đầu nối -Clê, kìm -Để gọn theo ống nhiên liệu, lò nhọn bộ xo van triệt hồi.
  12. 47 10 -Tháo vít cố định -Tuốc nơ -Tránh làm giữ xi lanh với vít hư vít định thân bơm vị 11 -Tháo xi lanh Tay -để gọn theo thứ tự từng phân bơm tránh làm xước xi lanh D-Tháo các bộ phận phía dưới của bơm 1 -Tháo mặt bích -Tuốc nơ -Cẩn thận đầu trục cam và vít tránh làm hư tháo vòng đệm đệm làm kín 2 -Tháo vỏ bộ điều -Tuốc nơ -Nhớ vị trí tốc, tháo trục cam vít, vam trục cam và vòng bi khỏi chuyên trục cam dùng 3 -Bộ phận phía -Dầu sạch -Sạch sẽ, tra dưới của bơm và mỡ vừa đủ các chi tiết phải được rửa sạch bằng dầu, tra mỡ vào ổ bi, vòng bi 6.2. Qui trình lắp bơm cao áp PE Thực hiện ngược lại qui trình tháo nhưng cần chú ý -Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi lắp -Lắp đúng vị trí các chi tiết -Trục cam phải đúng chiều
  13. 48 -Khâu răng và thanh răng phải đúng chiều và ở vị trí thích hợp -Piston lắp vào xy lanh phải đúng chiều và chiều cao con đội phải thích hợp -Các nắp bắt bộ điều tốc phải kín khít -Phải cân bơm cao áp trước khi lắp vào động cơ -Khi lắp lên động cơ phải đúng dấu 6.3.Vị trí điều chỉnh -Vị trí điều chỉnh trên con đội, dùng để tăng giảm chiều cao của con đội. Điều chỉnh góc phun nhiên liệu giữa các phân bơm điều nhau, nhưng phải đảm bảo khoảng chạy dự trữ của piston (khoảng 0,3mm) -Vị trí điều chỉnh của khâu răng dùng để điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu đồng đều cho các phân bơm, điều chỉnh bằng cách nới vít hãm rồi xoay khâu răng 7. Phương pháp đặt bơm cao áp kép vào động cơ Ý nghĩa - Đặt bơm cao áp kép vào động cơ là công việc lắp ráp bơm cao áp vào động cơ đảm bảo cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt đúng thời điểm, ứng với piston ở thời kỳ cuối nén đầu nổ, để nhiên liệu phun vào buồng đốt cháy chọn vẹn phát huy hết công suất. 7.1. Đặt bơm cao áp kép có dấu 7.1.1.Điều kiện -Bơm cao áp phải được điều chỉnh đúng -Biết rỏ chiều quay của động cơ và chiều quay của trục bơm cao áp -Biết rỏ góc phun dầu sớm trên động cơ 7.1.2.Phương pháp tiến hành -Quay máy chuẩn ở thời kỳ cuối nén đầu nổ -Dừng lại ngay dấu phun dầu sớm (sau cho dấu phun dầu sớm trên buly hoặc bánh đà trùng với dấu cố định trên thân máy ) -Quay trục cam bơm cao áp theo chiều làm việc cho dấu phun dầu trên thân bơm cao áp trùng với dấu trên cơ cấu phun dầu sớm tự động ( nếu có ) -Lắp khớp truyền động và bắt chặt các bulông -Tiến hành xã gió và khởi động động cơ
  14. 49 Chú ý -Đối với bơm cao áp được truyền động bằng bánh răng cố định thì không tháo bánh răng, công việc đặt bơm chỉ cần lắp sau cho dấu trên điã bị động và bánh răng chủ động trùng nhau và siết chặt bulông giữ là đúng 7.2. Đặt bơm cao áp kép không dấu Được tiến hành khi trên bơm cao áp hoặc trên động cơ không có dấu hoặc dấu không rỏ ràng. Nhưng phải biết góc phun dầu sớm trên động cơ và công việc được tiến hành như sau -Xác định góc phun dầu sớm trên buly hoặc bánh đà và thân động cơ (dấu cố định trên thân động cơ ) -Lắp bơm cao áp vào động cơ nhưng chưa lắp khớp truyền động, xã gió trong khoang chứa dầu của bơm cao áp -Quay trục khuỷu động cơ theo chiều làm việc cho máy chuẩn (máy cần đặt bơm) ở thời kỳ cuối nén đầu nổ và dừng lại ngay dấu phun dầu sớm -Lắp thời điểm kế vào rắc co van triệt hồi của máy chuẩn -Kéo tay ga về vị trí cung cấp nhiên liệu -Quay trục bơm cao áp theo chiều làm việc cho nhiên liệu ở thời điểm kế chớm đi lên thì dừng lại -Lắp khớp truyền động giữa trục bơm cao áp vào động cơ -Quay động cơ theo chiều làm việc và quan sát đến khi nào nhiên liệu trong thời điểm kế vừa chớm đi lên thì dừng lại. Xem dấu phun dầu sớm trên động cơ nếu đúng thì bắt các ống dầu cao áp vào cho đúng vị trí -Xã gió và khởi động động cơ 8. Sửa chữa bơm cao áp -Kiểm tra tổng quát xem vỏ bơm có bị nứt, chờn ren không -Kiểm tra cặp piston xylanh dùng kín lúp để kiểm tra quan sát xem piston có bị cào xước không -Kiểm tra khe hở cặp piston và xylanh bằng cách rửa sạch sau đó đặt nghiêng piston so với xy lanh một góc 450.Nếu piston đi vào xylanh từ từ và đều là tốt, (nếu đi vào bị sượn là bị cào xước ). Khi khe hở quá lớn sửa chữa bằng cách mạ phục hồi hoặc thay mới -Van triệt hồi không kín thì rà lại
  15. 50 -Lò xo van bị yếu, gãy thì thay mới -Khâu răng và thanh răng bị mòn thì thay mới -Vít hãm xylanh bị chờn thì thay mới -Lò xo hồi vị piston yếu hoặc gãy thì thay mới -Loại con đội có trục con lăn bị mòn thay mới Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm cao áp PE 2.Trình bày qui trình tháo lắp bơm cao áp PE 3.Trình bày phương pháp kiểm tra sửa chữa bơm cao áp PE 4.Trình bày phương pháp đặt bơm cao áp PE vào động cơ Bài 06: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP –VE Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp bảo dưỡng sửa chữa bơm cao áp VE Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng - Củng cố kiến thức lý thuyết về cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp VE - Trình bày được qui trình tháo lắp các chi tiết bơm cao áp VE - Tháo, lắp, kiểm tra các chi tiết bơm cao áp VE đảm bảo yêu cầu kỹ thuật -Xác định được nguyên nhân hư hỏng, đề ra các giải pháp khắc phục, bảo dưỡng, sửa chữa bơm cao áp VE đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Tuân thủ các nguyên tắc an toàn cho người và thiết bị Nội dung chính: 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp VE
  16. 51 1.1. Cấu tạo Hình 6.1 Cấu tạo bơm cao áp VE 1.Trục dẫn động bơm 9.Vít dầu hồi 2.Bơm cấp liệu 10.Cần điều chỉnh 3.Đĩa cam 11.Bộ điều tốc 4.Vành tràn 12.Van điều chỉnh áp suất 5.Ty bơm 13.Ống cao áp đến kim phun 6.Nắp phân phối 14.Bộ điều khiển phun sớm 7.Van điện cắt nhiên liệu 15.Con lăn 8.Vít chỉnh tốc độ 16.Van cao áp (van triệt hồi
  17. 53 1.2. Sơ đồ nguyên lý Hình 6.2 Nguyên lý hoạt động của bơm VE Hình 6.3 Các đường dầu trong bơm VE Hình 6.4 Nguyên lý piston bơm VE 1.3. Nguyên lý làm việc Khi piston di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, chuyển động vừa quay vừa tịnh tiến của nó làm mở lổ dầu vào ở đầu phân phối nhờ rãnh nạp ở
  18. 54 piston. Lúc này nhiên liệu với áp lực ở khoang bơm sẽ đi vào trong xi-lanh bơm. Khi piston ở điểm chết dưới, nhiên liệu đi vào lổ nạp (2) và rãnh nạp piston (3), rồi vào trong buồng cao áp (4) 1.3.1. Thời điểm khởi phun và phun nhiên liệu Khi piston di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này lỗ nạp (2) bị đóng lại bởi piston (1). Piston tiếp tục di chuyển lên điểm chết trên tạo ra áp lực cao trên đầu piston và do chuyển động quay của piston nên rãnh phân phối trên thân piston trùng với lỗ phân phối ở đầu bộ phân phối. Nhiên liệu ở buồng cao áp được nén lại với áp suất cao và theo lỗ phân phối làm mở van cao áp. Nhiên liệu bị đẩy tới đường ống cao áp tới kim phun và phun vào buồng đốt Hình 6.5 Thời kỳ phun nhiên liệu 1.3.2. Thời điểm kết thúc phun - Quá trình phun kết thúc ngay khi lỗ khoan ngang của piston lên đến mép của van định lượng. Sau thời điểm này không có nhiên liệu được phân phối tới kim phun và van cao áp cũng đóng lại Hình 6.6 Thời kỳ dứt phun
  19. 55 2. Qui trình tháo lắp bơm cao áp VE 2.1. Tháo bơm VE ra khỏi động cơ -Tháo dây đai cam theo Qui trình riêng -Tháo bánh răng bơm cao áp -Tháo các đường ống dẫn dầu -Tháo giắc nối điện ở van điện cắt nhiên liệu -Tháo các bulông bắt giữ bơm cao áp với động cơ 2.2. Tháo bơm cao áp VE ra chi tiết Trước khi tháo ra chi tiết cần vệ sinh sạch sẽ bên ngoài bơm cao áp TT Bước công việc Hình minh hoạ Dụng cụ YCKT 1 -Tháo van điện -Chìa khoá -Tránh chờn đóng, ngắt nhiên vòng, ren liệu miệng 2 -Tháo vỏ bộ -Chìa khoá -Nhớ vị trí điều tốc lục giác lắp cần dẫn động 3 -Tháo cần nối bộ -Kềm nhọn -Nhớ vị trí điều tốc cần nối bộ điều tốc 4 -Tháo trục bộ -Chìa khoá -Tránh làm điều tốc và giá và vít dẹp rơi chi tiết đỡ qủa văng và nhớ vị trí các quả văng
  20. 56 5 -Tháo các giá đỡ -Chìa khoá -Các van van phân phối 17 phân phối và đệm, sắp xếp theo thứ tự 6 -Tháo nắp phân -Chìa khoá -Cần dẫn phối lục giác hướng, lò xo, piston đệm lò xo piston, sắp xếp theo thứ tự 7 -Tháo piston -Tránh làm bơm xướt piston bơm, 8 -Tháo đĩa cam -Nhớ vị trí đĩa cam 9 -Tháo lò xo, -Kềm nhọn -Nhớ vị trí khớp nối và các lò xo, khớp con lăn nối và các con lăn 10 -Tháo kẹp bộ -Kềm nhọn -Đẩy chốt điều khiển phun trượt hướng sớm và chốt vào trong chặn
nguon tai.lieu . vn