Xem mẫu

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ĐIỆN ĐỘNG CƠ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN… ngày…….tháng….năm ......... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng) Đà Nẵng, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trang 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ cho sinh viên và học sinh ngành công nghệ ô tô Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng có những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa điện động cơ. Trong tài liệu có sự tham khảo cẩm nang hướng dẫn sửa chữa của một số hãng sản xuất xe như: TOYOTA, HONDA, FORD, HYUNDAI, DAEWOO, ISUZU... Xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Công nghệ ô tô thuộc khoa Cơ khí cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Tác giả đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thàng cảm ơn ! Trang 2
  4. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Lời giới thiệu Bài 1: Hệ thống khởi động 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống khởi động ô tô. 2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống khởi động bằng điện. 3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống khởi động ô tô. Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy khởi động trên ôtô 2. Cấu tạo và hoạt động của máy khởi động. 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động ô tô. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa rơ-le máy khởi động 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của rơ le khởi động. 2. Cấu tạo và hoạt động của rơ le khởi động. 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra và sửa chữa bảo dưỡng rơ le khởi động ô tô. Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của ắc quy. 2. Cấu tạo và hoạt động của ắc quy. 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy. Bài 5: Hệ thống đánh lửa bằng điện tử không có tiếp điểm 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa bằng điện tử không có tiếp điểm. 2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng điện tử không có tiếp điểm. 3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống đánh lửa bằng điện tử không có tiếp điểm. Bài 6: Hệ thống đánh lửa bằng điện dung 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung. 2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung. 3. Bảo dưỡng bên ngoài hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung. HệBài 7: Hệ thống phun xăng điện tử Đại 1. Đại cương về hệ thống phun xăng điện tử 2. Kiểm tra, bảo dưỡng ECU và các bộ cảm biến 3. Kiểm tra, bảo dưỡng bơm xăng điện tử Trang 3
  5. THÔNG TIN CHUNG TÊN GIÁO TRÌNH SỐ LƯỢNG BÀI BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ĐIỆN ĐỘNG CƠ 07 Thời gian 135 giờ ( LT: 30 - TH:105) Vị trí của môn - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: học CNOT 01.1, CNOT 02.1.1, CNOT 03.1, CNOT 04.1, CNOT 05.1, CNOT 06.1, CNOT 07.1, CNOT 08.1, CNOT 09.1, CNOT 01.1, CNOT 11.1 Tính chất của Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc môn học Kiến thức tiên - Hoàn thành các mô đun BDSC kỹ thuật chung ô tô và quyết công nghệ sửa chữa, nhận dạng các chi tiết trên động cơ ô tô, bản chất dòng điện một chiều. Đối tượng Học sinh - sinh viên học các nghề công nghệ ô tô trình độ trung cấp và cao đẳng. Mục tiêu Về kiến thức: - Phát biểu đúng về hệ thống khởi động, hệ thống đánh lửa và đại cương về hệ thống phun xăng điện tử - Giải thích cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của khởi động, hệ thống đánh lửa và giải thích khái quát hệ thống phun xăng điện tử Về kỹ năng: - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống khởi động ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật. - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống đánh lửa bằng điện tử không có tiếp điểm đúng yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện động cơ ô tô. - Kiểm tra, bảo dưỡng máy tính, các bộ cảm biến và bơm xăng yêu cầu kỹ thuật. Về thái độ: - Có thái độ cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác trong công việc, có tác phong công nghiệp và ý thức cao về an toàn lao động. Yêu cầu Sau khi học xong môn học này học sinh sinh viên có khả năng - Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện động cơ ô tô. - Kiểm tra, bảo dưỡng máy tính, các bộ cảm biến và bơm xăng yêu cầu kỹ thuật. Trang 4
  6. DANH MỤC VÀ PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG CHO CÁC BÀI TÊN CÁC CHƯƠNG TRONG MÔN THỜI GIAN (GIỜ) TT HỌC LT TH BT KT TỔNG 1 Bài 1: Hệ thống khởi động 8 2 10 2 Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động 2 13 15 Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa rơ-le máy khởi 3 2 7 1 10 động 4 Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy 1 4 5 Bài 5: Hệ thống đánh lửa bằng điện tử 5 9 10 1 20 không có tiếp điểm 6 Bài 6: Hệ thống đánh lửa bằng điện dung 4 5 1 10 7 Bài 7: Hệ thống phun xăng điện tử 10 23 2 35 Bài tập hoặc thực hành tại xưởng hoặc đi thực 8 tế tại doanh nghiệp 25 TỔNG CỘNG 30 100 5 135 Trang 5
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ STT Viết tắt Ý nghĩa 1. ST Tín hiệu khởi động 2. B+ Nguồn dương 12 Vôn trước khóa điện 3. IG Nguồn dương 12 Vôn sau khóa điện 4. E, E1, E2 Mát 5. Vc Nguồn 5 Vôn 6. THA Tín hiệu nhiệt độ khí nạp 7. THW Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát 8. PIM Tín hiệu điện áp bộ đo gió bằng áp suất tuyệt đối 9. accu Bình điện cấp nguồn điện trên ô tô Trang 6
  8. Thời gian (giờ) MÃ MÔ ĐUN: BÀI 1: HỆ THỐNG LT TH BT KT TS CNOT 16.1 KHỞI ĐỘNG 8 2 10 Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ hệ thống khởi động trên ô tô. - Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống khởi động. - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống khởi động ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật. Các vấn đề chính sẽ được đề cập Mục 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống khởi động ô tô. Mục 2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống khởi động bằng điện. Mục 3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống khởi động ô tô. A. NỘI DUNG : 1. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống khởi động ôtô 1.1. Nhiệm vụ. Động cơ không tự khởi động được nên cần có một ngoại lực để khởi động động cơ đốt trong. Hệ thống khởi động có nhiệm vụ biến điện năng thành cơ năng làm quay trục khuỷu thông qua vành răng Máy khởi động tạo ra một moment lớn từ nguồn điện của ắc quy. Để khởi động được động cơ thì trục khuỷu phải quay nhanh hơn tốc độ tối thiểu. Thông thường khoảng 40-60v/ph đối với động cơ xăng và 80-100v/ph đối với động cơ Diezen. Hình 1-1. Máy khởi động lắp trên động cơ 1.2. Yêu cầu. - Hệ thống khởi động đảm bảo quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ tối thiểu. Trang 7
  9. - Hệ thống khởi động phải bảo đảm khởi động được nhiều lần. - Tỷ số truyền động nằm trong giới hạn (i = 9 - 18). - Chiều dài, điện trở của dây dẫn phải nằm trong giới hạn quy định (< 1m). - Moment truyền động phải đủ lớn để khởi động động cơ. 2.Sơ đồ mạch điện và hoạt động của hệ thống khởi động bằng điện. 2.1.Sơ đồ mạch điện (Hình 1.2). Hình 1-2. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống khởi động 2.2. Nguyên tắc hoạt động. Gồm các chế độ: a. Chế độ kéo (Hút vào): - Bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của ắc quy đi vào cuộn giữ và cuộn hút. Sau đó dòng điện đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm xuống mát. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hóa các lõi cực và do vậy pít tông của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự hút này mà bánh răng bendix bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính lên. Để duy trì điện áp kích hoạt công tắc từ, một số xe có rơ le khởi động đặt giữa khóa điện và công tắc từ. Hình 1-3. Kéo (Hút vào) Trang 8
  10. b. Chế độ giữ: Công tắc chính được bật lên, thì không có dòng điện chạy qua cuộn hút vì hai đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ ắc quy. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động. Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có dòng điện chạy qua cuộn hút. Hình 1-4. Giữ c. Chế độ nhả (Hồi về) Khóa điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, tại thời điểm này, tiếp điểm chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn hút rồi qua cuộn giữ. Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vòng dây quấn và quấn cùng chiều. Ở thời điểm này, dòng điện qua cuộn hút bị đảo chiều, lực điện từ được tạo ra bởi cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được pít tông. Do đó pít tông bị đẩy trở lại nhờ lò xo hồi về và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại. Hình 1-5. Nhả (Hồi về) Trang 9
  11. 3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống khởi động ô tô. 3.1.Quy trình tháo lắp các bộ phận ra khỏi động cơ. - Chuẩn bị : + Nơi làm việc + Thiết bị: Hệ thống khởi động + Dụng cụ: Cờ lê, tuýp tua vít + Vật tư : giẻ lau, cọ. - Các bước thực hiện: STT Các bước thực hiện Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Tắt máy, cắt mát và kéo phanh tay Rút chìa khóa khỏi ổ khóa 2 Chèn các bánh xe Khối Chèn cẩn thận chèn 3 Tháo dây cáp từ (+)ắc quy đến máy Cờ lê 17 Không được để chạm khởi động mát 4 Tháo dây điện từ khóa đến máy Cờ lê 12 Không được để chạm khởi động mát 5 Tháo 3 bu lông bắt máy khởi động Cờ lê 14 Nới đều các bu lông lên động cơ 6. Đưa máy khởi động ra khỏi động Không làm máy khởi cơ động rơi 7. Tháo ắc quy khởi động Cờ lê 14 Tránh làm vỡ 3.2. Làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài các bộ phận. STT Nội dung Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Ắc quy 1.1 Vệ sinh sạch sẽ và lau khô bên ngoài ắc quy 1.2 Kiểm tra sơ bộ bên ngoài ắc quy Kiểm tra sự nứt vỡ của ắc quy Không nứt vỡ Kiểm tra các cọc cực của ắc quy Các cọc bình sạch Trang 10
  12. 2 Các dây dẫn: 2.1 Kiểm tra dây cáp bắt từ ắc quy Dây cáp phải đảm bảo đến máy khởi động cách điện tốt, chiều dài khoảng 1m 2.2 Các dây dẫn điện khác Các dây dẫn đảm bảo không bị đứt mạch và dẫn điện tốt. 3 Rơ le Rơ le phải hoạt động tốt 4 Máy khởi động Phải hoạt động êm dịu Thử máy khởi động và không gây ra tiếng kêu.Các chi tiết quay ổn định và tốc độ tối thiểu mà làm cho động cơ phải nổ được 3.3. Lắp các bộ phận lên động cơ. Quy trình lắp ngược với quy trình tháo Chú ý: - Tháo cáp accu bằng cách xoay có thể làm xước cực accu. - Tháo cáp accu theo trình tự không đúng có thể gây nên ngắn mạch, nó có thể làm hỏng cầu chì hay cháy dây dẫn - Khi đấu các đây điện phải đúng cực và không được để chạm mát. 3.4. Một vài sơ đồ mạch điện hệ thống khởi động trên ô tô. Trang 11
  13. Hình 1-6. Sơ đồ mạch điện hệ thống khởi động KIA CERATO 2019 Hình 1-7. Sơ đồ mạch điện hệ thống khởi động TOYOTA VIOS 2019 Trang 12
  14. B. THỰC HÀNH VÀ BÀI TẬP I. Thực hành 1. Nơi làm việc: Công việc thực hành bảo dưỡng hệ thống khởi động được tiến hành tại xưởng Động lực với mỗi nhóm 2 học sinh và được tiến hành trên một mô hình động cơ ô tô. 2. Chuẩn bị dụng cụ: - Dụng cụ thực hành bao gồm: các cờ lê có số từ 10 đến 19, kìm điện, đồng hồ đo điện vạn năng, máy kiểm tra ắc quy VAT 150, tỷ trọng kế đo dung dịch ắc quy, thước đo và khay đựng. - Vật tư gồm có: dầu diesel, mỡ bôi trơn và giẻ lau. 3. Tháo lắp và bảo dưỡng: 3.1. Thực hiện tháo rời các bộ phận của hệ thống khởi động: - Tiến hành theo quy trình đã học ở trên lớp - Yêu cầu kỹ thuật: chọn cờ lê đúng cỡ và tránh làm chạm chập điện (nên tháo cực âm ắc quy trước khi tháo các đầu cực dẫn điện khác) 3.2. Kiểm tra và bảo dưỡng: - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của ắc quy bằng máy VAT 150: kẹp 2 đầu cực của máy đo vào hai cực của ắc quy, kẹp màu đỏ vào cực dương và kẹp màu đen vào cực âm của ắc quy. Sau khi máy khởi động xong, máy VAT sẽ yêu cầu nhập các thông số kỹ thuật của ắc quy như hiệu điện thế và dung lượng, chúng ta nhập các giá trị này từ bàn phím của máy sau đó nhấn OK. Chờ vài chục giây sau máy sẽ báo kết quả kiểm tra bằng một câu nhận xét là ắc quy còn tốt hay không. - Kiểm tra nồng độ và mức điện dịch trong bình ắc quy: sử dụng tỷ trọng kế và thước đo. Tiêu chuẩn kỹ thuật: nồng độ dung dịch từ 1,21 - 1,32g/cm3 ở hiệu điện thế 12 V và mực dung dịch phải ngập quá bản cực từ 5 - 25mm. - Kiểm tra tốc độ và độ sụt áp khi máy khởi động chạy không tải. - Kiểm tra độ rơ và độ mòn bánh răng của bánh răng máy khởi động. - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các dây dẫn điện và các đầu nối của chúng. - Kiểm tra khả năng tiếp xúc tốt của khoá điện bằng cách đo điện trở tiếp xúc. Trang 13
  15. 3.3. Thực hiện lắp lại các bộ phận của hệ thống khởi động lên động cơ: Thực hiện ngược lại với quy trình tháo với các chú ý: Tra mỡ bôi trơn cho trục và bánh răng máy khởi động và bắt chắc chắn các đầu nối điện. II. Câu hỏi và bài tập 1. Câu hỏi 1. Câu 1.Trình bày nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống khởi động ? 2. Câu 2. Hãy nêu các chế độ hoạt động của hệ thống khởi động ? 3. Câu 3. Vẽ sơ đồ mạch điện hệ thống khởi động ? 2. Bài tập Bài tập 1. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện điều khiển hệ thống khởi động trên động cơ ô tô TOYOTA VIOS 2014? Bài tập 2. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện điều khiển hệ thống khởi động trên ô tô Thaco Foton M4? Trang 14
  16. Thời gian (giờ) MÃ MÔ ĐUN: BÀI 2: BẢO DƯỠNG SỬA LT TH BT KT TS CNOT 16.1 CHỮA MÁY KHỞI ĐỘNG 2 13 15 Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng: - Phát biểu đúng nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy khởi động. - Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy khởi động. - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được máy khởi động ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật. Các vấn đề chính sẽ được đề cập Mục 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy khởi động trên ôtô Mục 2. Cấu tạo và hoạt động của máy khởi động Mục 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động ô tô. Mục 4. Bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động A. NỘI DUNG : 1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI MÁY KHỞI ĐỘNG TRÊN Ô TÔ. 1.1. Nhiệm vụ : Máy khởi động có nhiệm vụ phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ tối thiểu mà động cơ có thể hoạt động được. 1.2. Yêu cầu: - Moment truyền động phải đủ để khởi động động cơ. - Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể nổ được. - Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép. - Phải bảo đảm khởi động lại được nhiều lần. Trang 15
  17. 3. Phân loại: a. Loại giảm tốc - Máy khởi động loại giảm tốc dùng mô tơ tốc độ cao. - Máy khởi động loại giảm tốc làm tăng moment xoắn bằng cách giảm tốc độ quay trục ra. - Cần lẫy của công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ động đặt trên cùng một trục với nó vào ăn khớp với vành răng. Hình 2.1 Máy khởi động loại giảm tốc b. Máy khởi động loại đồng trục - Bánh răng bendix được đặt trên cùng một trục với lõi mô tơ (phần ứng) và quay cùng tốc độ với lõi. - Cần dẫn động được nối với thanh đẩy của công tắc từ đẩy bánh răng chủ động và làm cho nó ăn khớp với vành răng. Hình 2.2 Máy khởi động loại đồng trục Trang 16
  18. c. Máy khởi động loại bánh răng hành tinh - Máy khởi động loại bánh răng hành tinh dùng bộ truyền hành tinh để giảm tốc độ quay của lõi (phần ứng) của mô tơ. - Bánh răng bendix ăn khớp với vành răng thông qua cần dẫn động giống như trường hợp máy khởi động đồng trục. Hình 2.3 Máy khởi động loại bánh răng hành tinh d. Máy khởi động PS (Motor giảm tốc hành tinh rotor thanh dẫn) - Máy khởi động này sử dụng các nam châm vĩnh cửu đặt trong cuộn cảm. - Cơ cấu đóng ngắt hoạt động giống như máy khởi động loại bánh răng hành tinh. Hình 2.4. Máy khởi động loại PS Trang 17
  19. 2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy khởi động 2.1. Cấu tạo: Hình 2.5. Các bộ phận của máy khởi động a. Công tắc từ Công tắc từ hoạt động như là một công tắc chính của dòng điện chạy tới mô tơ và điều khiển bánh răng bendix bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động. Cuộn hút được cuộn bằng dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ được tạo ra bởi cuộn giữ. Trang 18
  20. Hình 2.6 . Công tắc từ b. Phần ứng và ổ bi cầu Phần ứng tạo ra lực làm quay mô tơ và ổ bi cầu đỡ cho lõi (phần ứng) quay ở tốc độ cao. Hình 2.7. Phần ứng và ổ bi cầu Hình 2.8 . Vỏ máy khởi động c. Vỏ máy khởi động (hình 2.8) Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho mô tơ hoạt động. Nó cũng có chức năng như một vỏ bảo vệ các cuộn cảm, lõi cực và khép kín các đường sức từ. Cuộn cảm được mắc nối tiếp với phần ứng. d. Chổi than và giá đỡ chổi than (Hình 2.9). Chổi than được tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo để cho dòng điện đi từ Trang 19
nguon tai.lieu . vn