Xem mẫu

  1. GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG LỄ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ HOÀNG THỊ THUỶ AN Khoa Giáo dục Chính trị Tóm tắt: Văn hóa ứng xử trong lễ hội là một trong những thành tố quan trọng tạo nên văn hóa ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội và là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong môi trường học đường. Bài viết tập trung trình bày ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử trong lễ hội, thựa trạng của vấn đề này cũng như những nguyên tắc chính yếu trong quá trình giáo dục dành riêng cho học sinh trung học phổ thôn trên địa bàn thành phố Huế. Từ khóa: Giáo dục văn hóa, văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử lễ hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giao tiếp là một trong những đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người. Nó không chỉ là điều kiện quan trọng của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi hoạt động. Giao tiếp diễn ra trong môi trường văn hoá trong những nền văn hoá nhất định. Bất cứ người nào, dân tộc nào thông qua mối quan hệ giao tiếp cũng phản ánh trình độ giao tiếp chung và trình độ giao tiếp của dân tộc mình, xã hội mình. Theo nghĩa chung nhất, văn hoá giao tiếp là nói đến vẻ đẹp trong giao tiếp của con người với con người trong xã hội, thể hiện được hệ thống xã hội, những chuẩn mực được xã hội thừa nhận, và được biểu hiện cụ thể qua văn hoá ứng xử, trong thái độ, hành vi, cách nói năng... của con người với con người trong xã hội. Thực tế hiện nay, giao tiếp ứng xử trong học đường đang ở mức báo động về hành vi thiếu văn hoá, lời nói thiếu lịch sự, nhã nhặn, cách giao tiếp lệch chuẩn, vượt ra ngoài những quy tắc ứng xử thông thường. Một đất nước giàu mạnh, văn minh cần có những giá trị ứng xử văn hoá và nhân bản. Vì thế, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề văn hoá ứng xử trong giáo dục, thể hiện ở các Nghị quyết Đại hội Đảng. Trong đó, Đại hội XI xác định "Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội". Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 29/08/2007 quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên, trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành cũng chính xuất phát từ thực trạng trên nhằm chấn chỉnh thực trạng này. Mảnh đất cố đô Huế đặc biệt là nơi có nhiều di tích lịch sử phong phú vật thể và phi vật thể, có nhiều truyền thống, lễ hội mang đậm hương vị Việt Nam nói chung và Huế nói Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 203-208
  2. 204 HOÀNG THỊ THỦY AN riêng. Hàng năm có rất nhiều những hoạt động và lễ hội, festival...được tổ chức tại Huế cùng với sự tham gia và trải nghiệm của các học sinh THPT tại đây. Và đó cũng chính là môi trường ứng xử khác ngoài học đường cần được quan tâm để hình thành và nâng cao văn hoá ứng xử. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Tầm quan trọng của giáo dục văn hoá ứng xử Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh Đặc biệt, với bộ phận học sinh THPT, lứa tuổi đang hình thành và hoàn thiện dần lý tưởng và đạo đức cũng như nếp sống, chúng ta cần phải giáo dục cho các em hiểu được vai trò quan trọng của văn hoá ứng xử. Bởi các em là tương lai của đất nước, chính là bộ mặt của dân tộc khi đưa văn hoá ứng xử của mình thể hiện cho bạn bè khắp bốn bể năm châu. 2.2. Thực trạng và nguyên nhân và vấn đề đặt ra Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Ðồng thời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Tuy nhiên thời gian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như ý nghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác, đặc biệt là ý thức ứng xử trong tham gia lễ hội. Có một điều cần quan tâm là hằng năm, ở Huế, các lễ hội lớn như: festival, lễ hội đua thuyền, lễ hội làng nghề truyền thống... thường thu hút hàng triệu khách thập phương hành hương dự lễ, trong đó cũng có đông đảo những sinh viên và học sinh THPT,
  3. GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG LỄ HỘI… 205 nhưng chắc cũng không nhiều người hiểu được thần tích, không gian văn hóa và giá trị riêng của lễ hội họ tham gia. Ði lễ mà không hiểu đối tượng hành lễ là ai, ý nghĩa của lễ hội là gì, cần phải ứng xử ra sao, đó là nguyên nhân khiến lễ hội chưa năm nào thoát khỏi những cảnh khó coi. Ðó cũng là nguyên nhân dẫn đến quan niệm lệch lạc khi tham gia lễ hội Cùng với quan niệm, ứng xử lệch lạc trong lễ hội có nguồn gốc từ việc hiểu sai, hay hiểu chưa đúng về ý nghĩa lễ hội, còn phải kể tới nhiều biểu hiện phi văn hóa khác như chen lấn, xô đẩy, khấn hộ, đốt vàng mã tràn lan... cùng hàng loạt các tệ nạn "ăn theo" như cờ bạc, trộm cắp, "chặt chém", xả rác bừa bãi... Vì trên thực tế, lễ hội khó có thể phát huy được bản sắc nguyên gốc khi ngay bản thân người tham gia còn chưa (không) nắm vững ý nghĩa và giá trị đích thực của lễ hội. Festival Huế gần đây đã lấy điểm nhấn là nét đẹp truyền thống Việt Nam với tư cách lễ hội có nhiều người mặc trang phục dân tộc cùng ca hát nhã nhạc cung đình Huế. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những khán giả xem và trải nghiệm, những học sinh THPT ăn mặc chưa phù hợp và có hành xử chưa đúng chuẩn khi tham gia. Bên cạnh đó, sự đua chen tham gia lễ hội một cách vô tội vạ, sự học tập, tiếp thu một cách xô bồ, thiếu chọn lọc của những học sinh càng làm cho bộ mặt văn hóa lễ hội thêm méo mó. Theo thống kê, nước ta hiện có gần 8.000 lễ hội, tức là mỗi ngày, bình quân có tới hơn 20 lễ hội. Với một mảnh đất dày truyền thống và nhiều di tích danh thắng như Huế, Không khó để nhận ra, các lễ hội đang tăng mạnh về lượng, nhưng cũng giảm mạnh về chất. Thậm chí, các địa phương còn đang có xu hướng thi nhau tổ chức các festival thu hút du lịch nhưng tổ chức không đến "độ", không có sự giám sát quản lý, khiến ý thức của người tham gia lễ hội cũng đi xuống. 2.3. Một số nguyên tắc của việc giáo dục văn hoá ứng xử trong lễ hội Đứng trước tầm quan trọng của việc giáo dục văn hóa ứng xử trong lễ hội cho học sinh THPT ở thành phố Huế, chúng ta cũng cần phải dựa trên những nguyên tắc để có thể đưa ra được giải pháp đúng đắn và khoa học. Thứ nhất, giáo dục phù hợp với đặc điểm truyền thống văn hoá của người dân Huế. Mỗi vùng miền đều có những nét văn hoá đặc trưng, từ cách chào hỏi, xưng hô, cho đến từ ngữ sử dụng để giao tiếp. Đặc biệt với vùng đất kinh kì như Huế, những nét truyền thống văn hoá riêng càng mang nhiều đặc sắc hơn. Ở những lễ hội, những đặc điểm đó lại càng được khuyếch trương, nhấn mạnh, nhằm tạo ấn tượng. Do vậy phải hiểu được nét riêng văn hoá của nơi đây, mới có thể có giải pháp giáo dục phù hợp, và mang lại hiệu quả. Thứ hai, giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh. Đây là một nguyên tắc bắt buộc trong việc giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp. Việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống
  4. 206 HOÀNG THỊ THỦY AN cho học sinh phải đảm bảo an toàn, nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động, sáng tạo của học sinh. Căn cứ tâm sinh lý, lứa tuổi, khả năng, nhu cầu của học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tránh việc tổ chức hình thức, quá tải, khiên cưỡng; không gây áp lực, không ép buộc học sinh tham gia. Nội dung giáo dục kỹ năng sống tập trung giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Thứ ba, xác định đúng những chuẩn mực ứng xử riêng cho từng loại lễ hội. Bên cạnh việc phù hợp với truyền thống văn hoá và tâm sinh lý học sinh, việc giáo dục ứng xử cũng cần căn cứ vào mỗi loại lễ hội. Bởi mỗi lễ hội mang một ý nghĩa riêng, mang một đặc sắc riêng, nên văn hoá ứng xử cũng theo đó mà mang những chuẩn mực riêng. Có những lễ hội mang tính chất tâm linh, lại có nhưng lễ hội mang tính tưởng nhớ ghi ơn, hay những lễ hội văn hoá nhằm quảng bá nét đẹp riêng để đẩy mạnh ngành du lịch, hướng về du khách tham quan tìm hiểu. Từ những đặc điểm đó, cách ứng xử trong quá trình tham gia trải nghiệm cũng cần có cách giáo dục phù hợp 2.4. Một số biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử trong lễ hội cho học sinh Thứ nhất, lồng ghép trong các tiết dạy địa phương ở các môn học trong chương trình ở trường. Căn cứ vào nội dung chương trình học của học sinh THPT thì việc lồng ghép kiến thức giáo dục kỹ năng sống vào một số bài học là nội dung cần thiết. Xét về chương trình thì không đủ thời gian cho việc tìm hiểu trong quá trình học. Có thể khẳng định rằng việc lồng ghép kiến thức giáo dục văn hoá ứng xử vào trong chương trình nội dung của các môn học là một nội dung hết sức cần thiết và bổ ích. Nếu một học sinh có hiểu biết sâu sắc về văn hoá ứng xử trong các lễ hội ở chính nơi mà các em sống sẽ khiến các em dấy lên niềm tự hào về đất nước nói chung và miền quê mình nói riêng. Hơn nữa, các em ở độ tuổi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, trong thời đại văn hoá phương Tây du nhập nhiều, nếu có được sự hiểu biết về các nước trên thế giới mà trong khi đó lại không biết về những nét Lịch sử tiêu biểu, hay những đặc điểm văn hoá lễ hội truyền thống nơi mình đang sống thì quả là một thiệt thòi rất lớn. Học sinh sẽ không biết để bảo vệ và góp phần bảo tồn, gìn giữ những nét đẹp văn hoá chính trên mảnh đất thân yêu mà các em lớn lên. Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng xã hội. Công tác tuyên truyền giáo dục mang vai trò vô cùng quan trọng nếu muốn giáo dục chuyên sâu. Bởi vì những kiến thức nhằm nâng cao văn hoá ứng xử, nếu muốn thật sự có hiệu quả khi đến với đối tượng học sinh THPT thì nền tảng cộng đồng là vô cùng xã hội. Khi có cơ sở căn bản là môi trường mà tất cả mọi người đều có ý thức nâng cao văn hoá ứng xử trong những dịp lễ hội như vậy, thì từ đó các em có thể dễ dàng tiếp thu và nhận thức hơn nữa.
  5. GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG LỄ HỘI… 207 Thứ ba, chú trọng công tác tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên trong các lễ hội. Đây là một điều không thể thiếu trong những bước đầu đưa việc giáo dục văn hoá ứng xử vào thực hành. Nếu đội ngũ cộng tác viên có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu cũng như thực sự có mong muốn nâng cao ý thức cho các em, thì việc giáo dục sẽ càng hiệu quả. Bởi trong các lễ hội chinh là giai đoạn thực hành của các em sau khi đã đươc giảng dạy về lý thuyết ở trường. Từ đó, khi được trực tiếp tham gia trải nghiệm lễ hội, chính đội ngũ công tác tình nguyện trong lễ hội sẽ giống như lá cờ tiên phong trong việc nêu cao ý thức ứng xử có văn hoá, đồng thời cũng sẽ trở thành đội ngũ quản lý đi sâu sát vào tình trạng thực tế của việc ứng xử có văn hoá trong các lễ hội. Thứ tư, tạo điều kiện để học sinh tham gia nhiều vào các hoạt động chính của lễ hội. Khi được tham gia vào các hoạt động chính, mang tầm quan trọng trong lễ hội, các em không những có cơ hội để tìm hiểu, trải nghiệm, mà bên cạnh đó còn kích thích ý thức của các em khi chính bản thân các em đứng vào vị trí trung tâm, khơi dậy lòng yêu thích của các em ở những nét đặc sắc trong các lễ hội, từ đó các em dễ dàng có mong muốn nâng cao ý thức của mình, cũng như chia sẻ cùng các bạn cùng trang lứa. 3. KẾT LUẬN Dựa trên những đặc điểm đặc thù của mảnh đất Cố đô dày lịch sử, với nhưng lễ hội mang quy mô lớn, thu hút nhiều du khách cũng như tác động trực tiếp đến đời sống của người dân nơi đây, việc giáo dục văn hoá ưng xử là vô cùng cấp thiết. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy rõ thực trạng, nguyên nhân của thực trạng của việc ý thức trong lối ứng xử của người dân Việt Nam nói chung và bộ phận học sinh nói riêng đang là vấn đề cần được quan tâm, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên. Dựa trên những thông tin đươc thu thập từ thực tế các lễ hội trên địa bàn Thành phố Huế, cũng như những khảo sát về thực trạng của việc giáo dục nâng cao văn hoá ưng xử trong bộ phận học sinh THPT, nghiên cứu đã chỉ rõ phương hướng giải quyết và giáo dục cho các em để các em có ý thức hơn trong việc tham gia trải nghiệm lễ hội ở trên chính nơi các em trưởng thành. Để những phương hướng trên được áp dụng thực hành cũng như mang lại hiệu quả thật sự, để các em học sinh có thể có ý thức sâu sắc trong việc giao tiếp ứng xử có văn hoá trong lễ hội, để đạt được kết quả đó, các nhà quản lý giáo dục cũng cần phải đưa ra thêm những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu và con đường để tiến hành cũng như tạo điều kiện cho giáo viên và đội ngũ công tác tình nguyện tham gia vào nâng cao kỹ năng để có thể thực hiện tốt trong việc chỉ dạy các em.
  6. 208 HOÀNG THỊ THỦY AN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Nho (2015). Nâng cao nhận thức, văn hóa ứng xử của giới trẻ về lễ hội, Báo Quân đội Nhân dân, ra ngày 11/03. [2] Nguyễn Tất Thịnh Giảng (2015). Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [3] Tô Huy Rứa (2011). Phát huy kết quả bước đầu, khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong những năm tới, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 11/3. [4] Nguyễn Thị Tùng (2013), Một số giải pháp cơ bản để nâng cao văn hóa lối sống cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, NXB Thanh niên, Hà Nội. HOÀNG THỊ THUỶ AN SV lớp GDCT 4, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn