Xem mẫu

  1. GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGUYỄN VĂN HOÀ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Lý tưởng là khát vọng mà con người hướng đến, là mục tiêu và động lực phấn đấu của cuộc đời mỗi con người. Sinh viên sư phạm là các nhà giáo tương lai. Đội ngũ nhà giáo là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo phù hợp với mục tiêu của giáo dục đề ra. Nhà giáo dục phải được giáo dục. Vì vậy, giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm chẳng những là yêu cầu tiên quyết đối với các cơ sở đào tạo giáo viên mà còn là yêu cầu thực tế của cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay. Từ khoá: lý tưởng, sinh viên sư phạm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý tưởng của sự nghiệp “trồng người” chính là hạt nhân của mục tiêu giáo dục và đào tạo. Sinh viên sư phạm là những người kế tục sự nghiệp “trồng người” trong tương lai cho Tổ quốc. Sự nghiệp “trồng người” bao giờ cũng gắn liền với lý tưởng, hướng theo lý tưởng. Vì thế, lý tưởng của sinh viên sư phạm sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lý tưởng của học sinh. Theo đó, ảnh hưởng đến tiền đồ của đất nước và vận mệnh của dân tộc. Giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm trong thời gian qua, đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, giáo dục lý tưởng trong các cơ sở đào tạo giáo viên còn nhiều bất cập so với yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo. Sự phai nhạt về lý tưởng, sự xuống cấp về đạo đức, tư tưởng; sự giảm sút về lòng tin của một bộ phận không nhỏ sinh viên đã gây nên nhiều hệ luỵ tiêu cực trong cuộc sống. Vì vậy, giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm trở thành yêu cầu bức bách nhằm tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục không những ở các cơ sở đào tạo giáo viên mà cả những cơ sở giáo dục phổ thông. Một trong những phương hướng và nhiệm vụ của giáo dục hiện nay là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn... Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [3, tr.114-115]. Để thực hiện tốt phương hướng và nhiệm vụ này, rất cần những con người có lý tưởng. 2. NỘI DUNG 2.1. Lý tưởng và đặc trưng của lý tưởng Lý tưởng là nền tảng của đời sống tinh thần là khát vọng mà con người hướng đến. Vì thế, lý tưởng được xem như là điểm tựa, mục tiêu và động lực phấn đấu của cuộc đời mỗi con người. Tuỳ theo căn cứ, người ta có thể phân chia lý tưởng thành 186
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào tính chất của lý tưởng, người ta chia lý tưởng thành lý tưởng khoa học và lý tưởng không khoa học, lý tưởng cao cả và lý tưởng thông tục; căn cứ vào thời gian, người ta chia lý tưởng thành lý tưởng lâu dài và lý tưởng trước mắt; căn cứ vào nội dung của lý tưởng, người ta chia thành lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức, lý tưởng chức nghiệp và lý tưởng sinh hoạt; căn cứ vào chủ thể của lý tưởng, người ta chia thành lý tưởng cá nhân và lý tưởng xã hội. Nói đến giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm là nói đến chủ thể và nội dung giáo dục của lý tưởng. Lý tưởng cá nhân và lý tưởng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó lý tưởng xã hội đóng vai trò quyết định và chi phối lý tưởng cá nhân. Nội dung của lý tưởng xã hội bao chứa nội dung của lý tưởng cá nhân; ngược lại, không có sự nỗ lực, phấn đấu của mỗi cá nhân để thực hiện lý tưởng của mình thì lý tưởng xã hội sẽ trở thành ảo tưởng và không tưởng. Giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm cần phải thấy rõ mối quan hệ đó và không được tuyệt đối hoá bất cứ một lý tưởng nào (hoặc là lý tưởng xã hội hoặc là lý tưởng cá nhân); mặt khác, bốn mặt của nội dung lý tưởng như lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức, lý tưởng chức nghiệp và lý tưởng sinh hoạt có nội dung khác nhưng chúng tồn tại cũng không phải biệt lập mà là tồn tại trong sự tương tác lẫn nhau, trong đó lý tưởng chính trị đóng trò chủ đạo và chi phối. Vì lý tưởng chính trị là biểu hiện tập trung và cao nhất lý tưởng của các giai cấp. “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” [1, tr.70]. Đó chính là lý tưởng chính trị của nhân dân ta, của Đảng ta. Lý tưởng này sẽ xuyên thấm vào lý tưởng đạo đức, lý tưởng chức nghiệp và lý tưởng sinh hoạt. “Bản chất của lý tưởng là sự thống nhất hữu cơ giữa xu thế vận động của tính tất yếu khách quan và tính vận động tự giác chủ quan của con người”[5, tr.383]. Từ bản chất đó, ta thấy rằng lý tưởng có những đặc trưng như sau: Một là, lý tưởng là sự phản ánh tự giác đối với hiện thực khách quan và phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Như vậy, lý tưởng khác với không tưởng và ảo tưởng ở chỗ lý tưởng có căn cứ hiện thực và cơ sở khoa học. Điều này nói lên rằng: giáo dục lý tưởng cho sinh viên không phải dựa vào niền tin một cách thuần tuý mà trước hết phải dựa vào tư duy và trí tuệ, dựa vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của sinh viên; giáo dục lý tưởng là một quá trình, chứ không phải phó mặc cho một môn học nào đó trong chương trình đào tạo đại học. Giáo dục lý tưởng trong các trường đào tạo 187
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 giáo viên là phải giúp cho người học nắm được những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống vững chắc; phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo của người học. Hai là, lý tưởng có tính giai cấp. Lý tưởng là cái mà người ta tôn thờ và hướng tới. Trong xã hội có giai cấp, tuỳ theo địa vị và lợi của các giai cấp khác nhau nên cái tôn thờ và hướng tới cũng khác nhau. Chừng nào trong xã hội còn có giai cấp thì không thể có lý tưởng phi giai cấp. Dựa trên đặc trưng này, chúng ta xác định giáo dục lý tưởng cho sinh viên nói chung và sinh viên sinh phạm nói riêng phải là lý tưởng của giai cấp công nhân. Điều này đòi hỏi công tác giáo dục lý tưởng phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân; sự mơ hồ về tính giai cấp sẽ dẫn đến sự dao động, bi quan trước những khó khăn thử thách và sự phai nhạt về lý tưởng. Ba là, lý tưởng có tính vượt trước. “Nguồn gốc của lý tưởng từ hiện thực, sinh ra từ thực tiễn. Nó là hình tượng tương lai của một loại dự kiến trưởng thành bằng hình thức quan niệm, trên cơ sở nhận thức, khái quát và tổng quát đối với thực tiễn của người ta, lấy hình thức dự kiến để phản ánh vượt lên trước tương lai” [5, tr. 386]. Lý tưởng có nguồn gốc từ hiện thực, phản ánh hiện thực, chứ không phải là hiện thực, mà là sự phản ánh vượt lên trước hiện thực hay nói cách khác là sự thăng hoa của hiện thực. Lý tưởng phản ánh hiện thực trong xu thế phát triển khách quan của nó. Do đó, lý tưởng bao giờ cũng cao hơn hiện thực, ưu việt hơn hiện thực. Điều này nói lên rằng giáo dục lý tưởng phải đảm bảo các yêu cầu như sau: giáo dục lý tưởng phải đản bảo tính khoa học, có như vậy sinh viên mới nắm được xu hướng phát triển tất yếu khách quan của hiện thực, biết ủng hộ cái mới, cái tiến bộ, cái ưu việt; không được “tô hồng” hay “bôi đen” hiện thực mà phải đảm bảo tính chân thật trong việc giáo dục lý tưởng cho sinh viên; giúp cho sinh viên xác định đúng đắn mục đích để phấn đấu, để học tập và để rèn luyện phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. 2.2. Vai trò của giáo dục lý tưởng đối với nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm Lý tưởng là mục đích cuộc sống là ý nghĩa của cuộc đời. Trong mỗi con người không ai lại không chú trọng đến chí hướng phấn đấu của mình. Chí hướng sẽ là định hướng trong hành trình của cuộc đời vươn tới tương lai ngày càng tốt đẹp. Người không có chí hướng thì không có mục đích phấn đấu, không có khát vọng của cuộc đời. Vì thế, lý tưởng có vai trò dẫn dắt sự nghiệp của mỗi con người, tăng thêm sức mạnh cho họ để vượt qua khó khăn, thử thách và đạt được thành công trong sự nghiệp của cuộc đời. Chính vì thế, thông qua việc giáo dục lý tưởng, sinh viên xác định được mục đích phấn đấu; từ đó, ý thức được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, đối với nhân dân và sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nếu người học không xác định đúng mục đích học tập thì nhà trường khó mà nâng cao chất lượng đào tạo; người học không có một lý tưởng để hướng tới thì giáo dục không có ý nghĩa Giáo dục lý tưởng là tiền đề tạo nên tính kiên định, lòng tự tin, tính độc lập và sáng tạo trong các hoạt động của sinh viên. Lý tưởng của sinh viên sư phạm, trước hết phải hướng đến thực hiện: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát 188
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6, tr.21]. Sinh viên sư phạm là các nhà giáo tương lai, nhiệm vụ đầu tiên của nhà giáo là giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu giáo dục. Mục tiêu này, cần phải xác định rõ ngay từ khi nhà giáo còn là sinh viên và xem đây là lý tưởng chức nghiệp mà sinh viên đang theo đuổi và gắn bó với sự nghiệp suốt đời của mình. Trong thực tế, có không ít sinh viên do không xác định đúng chức nghiệp của mình trong tương lai nên khi ra trường họ không đáp ứng yêu cầu của xã hội. Từ đó, dẫn đến sự hẩng hụt, bi quan, chán nãm. Sự đáp ứng yêu cầu của xã hội là tiêu chuẩn hàng đầu và quan trọng nhất để đánh giá chất lượng đào tạo của các trường. Vì thế, giáo dục lý tưởng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm. Lý tưởng là động lực khích lệ người ta tiến lên theo theo mục tiêu đã định, là nguồn gốc sức mạnh của cuộc đời. Lý tưởng là những tư tưởng về tương lai tốt đẹp mà con người khát khao để vươn tới. Sinh viên sư phạm có vai trò rất quan trọng đối sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Họ có rất nhiều tiềm năng và để cho những tiền năng đó được khai phóng và phát huy, họ cần phải được định hướng. Vì thế, lý tưởng luôn là động lực, là mục tiêu mà họ vươn tới. có thể nói rằng giáo dục lý tưởng là tạo lập nội lực cho sinh viên - những chủ thể giáo dục tương lai của đất nước, lòng yêu nước, yêu nghề, yêu người; ý chí độc lập, sáng tạo trong công việc. Lý tưởng sẽ giúp cho sinh viên xác định được động cơ học tập một cách đúng đắn, từ đó tạo nên hứng thú và nhu cầu học tập, rèn luyện. Nhu cầu và hứng thú tạo nên tính tự giác trong mọi hoạt động của sinh viên. Tự học, tự làm giàu tri thức là một trong những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhậtvaf đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [2, tr. 128-129] 2.3. Thực trạng việc giáo dục lý tưởng trong các cơ sở đào tạo giáo viên ở nước ta hiện nay Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế một mặt, góp phần phát triển, làm phong phú đời sống tinh thần của sinh viên; mặt khác, tạo nên sự xáo trộn bảng giá trị tinh thần của dân tộc, khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng và đua đòi theo lối sống ngoại lai, sùng bái đồng tiền, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, coi trọng lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích tập thể. Những mặt trái đó đã làm phai nhạt lý tưởng, xói mòn lòng tin và làm suy giảm lòng yêu nghề của sinh viên sư phạm. Vào học các trường sư phạm không phải đóng học phí; thế nhưng, vẫn không thu hút được nhiều người học và người giỏi, tình trạng sinh viên sư phạm bỏ học để học ngành khác không phải là ít. Do không xác định đúng lý tưởng, đặc biệt là lý tưởng chức nghiệp, nên lòng 189
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 yêu nghề, sự nhiệt huyết trong học tập và phấn đấu của sinh viên còn nhiều hạn chế; thậm chí có một số sinh viên mất phương hướng, chán nản, trốn học. Thực tế các trường đào tạo giáo viên hiện nay, thường dành sự quan tâm ưu tiên đối với việc trang bị kiến thức chuyên nghiệp; còn kiến thức giáo dục đại cương chưa được quan tâm đúng mức. Trong nội dung chương trình của kiến thức giáo dục đại cương thường bao gồm những học phần như sau: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, tâm lý học, giáo dục học; quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo. Những học phần này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận, thái độ, kỹ năng của sinh viên. Đây chính là những yếu tố cốt lõi hình thành nên lý tưởng cho sinh viên. Song có không ít người dạy và người học quan niệm rằng: đào tạo ngành nào thì tập trung học kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của ngành đó; còn kiến thức giáo dục đại cương không quan trọng, nên bớt môn học, bớt thời lượng để tập trung cho kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; kiến thức giáo dục chuyên nghiệp mới chính là cái gắn bó suốt đời với nghề dạy học của họ. Thật ra, lý tưởng chức nghiệp của người sinh viên sư phạm đâu phải chỉ có “dạy chữ” mà còn phải “dạy người”. Sự nghiệp “trồng người” không thể không có sự an hiểu về những kiến thức giáo dục đại cương. Giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức là một trong những nội dung quan trọng đối với giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm. Pháp luật có vai trò rất quan trọng trọng việc hình thành lý tưởng sinh viên. Ý thức pháp luật và quá trình hình thành lý tưởng của sinh viên luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi sinh viên có ý thức pháp luật thì họ sẽ biết hướng hoạt động của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, cho một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Năng lực tự điều chỉnh hành vi của sinh viên dựa trên năng lực tư duy của họ. Năng lực tư duy có nhiều yếu tố, trong đó pháp luật là yếu tố quan trọng trong quá trình điều chỉnh hành vi của họ. Do đó, không am hiểu về pháp luật thì khó mà hướng hành động của mình theo đúng lý tưởng đã lựa chọn. Tính giai cấp của lý tưởng được biểu hiện cụ thể qua pháp luật; pháp luật và lý tưởng có mối quan hệ khăng khích với nhau. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống đạo đức. “Tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành một trong những triết lý giáo dục của chúng ta. Đạo đức sẽ giúp cho sinh viên điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Những tư tưởng đạo đức, những chuẩn mực đạo đức luôn trở thành những định hướng cho hoạt động của sinh viên. Con người mỗi khi thực hiện theo đúng các chuẩn mực thì họ luôn cảm thấy tự hào, phấn khích, thanh thản về lương tâm và nhận được sự động viên cổ vũ của mọi người. Vì thế, giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm sẽ giúp họ có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện theo lý tưởng mà họ đã lựa chọn. Mỗi lý tưởng đều có đạo đức tương ứng với nó. Thông qua giáo dục đạo đức, giúp cho sinh viên lựa chọn, đánh giá những tư tưởng và chuẩn mực đạo đức, từ đó góp phần hình thành niền tin và lý tưởng. 190
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Rất tiếc, trong chương trình đào tạo của nhiều cơ sở đào tạo giáo viên không có môn pháp luật và môn đạo đức. Điều này lý giải vì sao phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp thiếu những hiểu biết về pháp luật, đạo đức, văn hoá. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp về đạo đức, phai nhạt về lý tưởng. Để khắc phục thực này, đòi hỏi chúng ta phải: “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hoá truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hoá của nhân loại; giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [ 2, tr.128] 2.3. Giải pháp tăng cường giáo dục lý tưởng trong các cơ sở đào tạo giáo viên ở nước ta hiện nay Thứ nhất, tăng cường giáo dục lý tưởng trong các trường học. Trường học là kênh chủ đạo để tiến hành giáo dục lý tưởng cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên sư phạm. Với đặc điểm nghề nghiệp của nghề dạy học không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn dạy người. Do vậy, sinh viên trong các trường Sư phạm cần phải có lý tưởng cao đẹp. Tăng cường giáo dục lý tưởng cho sinh viên trong các trường Sư phạm phải được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là yêu cầu đặc thù, cấp bách. Giáo viên không chỉ ảnh hưởng đến học sinh về mặt năng lực và phẩm chất mà quan trọng hơn là phải biết truyền cảm hứng cho học sinh, thấy được mục đích của cuộc sống và ý nghĩa của cuộc đời. Giáo dục lý tưởng là một nội dung quan trọng trong đào tạo sinh viên sư phạm; tiêu chuẩn hàng đầu của “người dạy người” là lý tưởng. Trường học là môi trường thuận lợi nhất nhất để giáo dục lý tưởng cho người học một cách bài bản như: có chương trình và nội dung; có phương pháp và hình thức; có tổ chức và kế hoạch; có thời gian và điều kiện. Vì thế, giáo dục lý tưởng, trước hết phải là sứ mệnh của nhà trường. Cần khắc phục khuynh hướng khá phổ biến hiện nay trong các trường Đại học ở nước ta, chỉ chú ý đến giáo dục kiến thức, nghiệp vụ mà coi nhẹ giáo dục lý tưởng; lý tưởng chưa trở thành một tiêu chuẩn cụ thể để cân đong, đo đếm trong việc đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo, nên thường bị bỏ qua và thiếu sự quan tâm chỉ đạo thực hiện. Do đó, cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc giáo dục lý tưởng cho sinh viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên. Thứ hai, trong mối quan hệ giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề thì dạy người là gốc đó chính là đặc trưng của các cơ sở đào tạo giáo viên. Chính vì thế, người ta thường gọi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp “trồng người”. Tôn chỉ quan trọng nhất của giáo dục là đào tạo, bồi dưỡng những người có đầy đủ phẩn chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Lý tưởng của sinh viên sư phạm sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ thế hệ trẻ sau này. Bởi họ chính là người giáo viên tương lai - người kỹ sư tâm hồn. Giáo viên là người là người tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo. Cho dù, chương trình, nội dung, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị có đổi mới và hiện đại đến mấy cũng không thể thay thế được vai trò định hướng và dẫn dắt của người giáo viên nhằm giúp cho người học vượt qua 191
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 khó khăn, thử thách vươn tới tương lai. Lý tưởng là sự hướng tới, người giáo viên không có lý tưởng thì làm sao đảm trách định hướng cho người học. Giáo dục lý tưởng là một quá trình cần có sự kết hợp, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc quan trọng trong việc giáo dục lý tưởng. Nguyên tắc này đòi hỏi: một là, trong việc giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm không những giúp họ nắn vững kiến thức mà quan trọng hơn làm cho họ biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống; hai là, chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lý tưởng phải phù hợp với đối tượng sinh viên sư phạm. Thứ ba, cần quán triệt và nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công tác giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm là một nhiệm vụ trọng tâm và có tính chiến lược. Nói đến giáo dục lý tưởng là nói đến giáo dục phẩm chất của con người. Sự hình thành và phát triển phẩm chất của sinh viên sư phạm bao giờ cũng chịu sự tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó sự tác động của nhà trường là mạnh mẽ nhất. Do đó, trong việc giáo dục lý tưởng cho sinh viên nhà trường phải đóng vai trò nòng cốt và chủ động. Nhà trường chính là đầu mối trong sự phối hợp với gia đình và xã hội trong việc tổ chức giáo dục lý tưởng. “Cấp uỷ Đảng trong các cơ sở giáo dục - đào tạo phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo”[ 2, tr.126]. Lơ là, không làm tròn trách nhiệm giáo dục lý tưởng cho sinh viên trong điều kiện hiện nay, cũng chính là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ nhà giáo mà trước hết là của các cấp uỷ Đảng trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm có liên quan đến vận mệnh của Đảng và vận mệnh của công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Thứ tư, kết hợp hài hoà những giá trị truyền thống với hiện đại; dân tộc với quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú của sinh viên trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đưa môn đạo đức, đặc biệt là đạo đức nhà giáo vào chương trình đào tạo sinh viên sư phạm. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp cho sinh sẽ có trách nhiệm cao đối với ngành nghề mà họ lựa chọn; từ đó, khơi dậy sự nhiệt tình, sự khát khao được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà. Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong sinh viên Sư phạm. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị và bộ phận trong nhà trường đối với giáo dục lý tưởng cho sinh viên. Chuyển hình thức giáo dục lý tưởng chủ yếu ở trên lớp sang các hình thức giáo dục đa dạng, coi trọng các hoạt động xã hội. Thứ năm, phải đảm bảo nguyên tắc toàn diện trong giáo dục lý tưởng cho sinh viên. Nguyên tắc này đòi hỏi phải gắn dạy chữ với dạy người và dạy nghề. Nội dung giáo dục lý tưởng phải đảm bảo toàn diện, cơ bản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với đối tượng sinh viên sư phạm và yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. “Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết 192
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới” [ 2, tr.130]. Giáo dục lý tưởng là một quá trình, tuỳ theo từng giai đoạn phát triển mà lý tưởng được biểu hiện ở những mục tiêu cụ thể khác nhau. Do đó, tất cả nội dung đào tạo giáo viên cần tiếp tục đổi mới theo đúng của mục tiêu giáo dục đề ra. Khắc phục tình trạng thêm, bớt môn học một cách tuỳ tiện, chủ quan mà không tuân theo định hướng đã xác định. 3. KẾT LUẬN Lý tưởng là bệ đỡ của đời sống tinh thần; là điểm tựa, mục tiêu và động lực phấn đấu của cuộc đời mỗi con người. Do yêu cầu về nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên sư phạm, nên việc giáo dục lý tưởng phải đặc biệt quan tâm trong các cơ sở đào tạo giáo viên. Quan tâm đến giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm chính là đã thực hiện một tiêu kép trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện không chỉ ở các cơ sở đào tạo giáo viên và các cơ sở giáo dục phổ thông. Giáo dục lý tưởng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Qua đó, tạo cho sinh viên sư phạm khi ra trường có đủ năng lực và phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị và chức trách của một người giáo viên. Ngày nay, trong điều kiện mới, đứng trước yêu cầu mới, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm hơn nữa công tác giáo dục lý tưởng. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục lý tưởng cho sinh viên sư phạm thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, trong đó giải pháp thứ tư là quan trọng nhất vì mọi hoạt động của con người đều xuất phát từ nhận thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2013 [3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016 [4] Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014 [5] La Quốc Kiệt (chủ biên), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 [6] Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Title: EDUCATING IDEALS FOR STUDENTS WHOSE MAJOR IS TEACHING Abstract: Ideal is the desire which people want to have and their objective in life. Students whose major is teaching are the future teachers. Teaching staff decide the quality of education and training in conformity with educational objectives. Educators have to be trained. Therefore, 193
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 education ideal for students whose major is teaching is not only an essential demand in institutions of teaching but also a practical need in current secondary education institutions. Keywords: Ideal, students whose major is teaching. PGS.TS. NGUYỄN VĂN HOÀ Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế. Điện thoại: 0914025731. 194
nguon tai.lieu . vn