Xem mẫu

  1. 147 GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƢ PHẠM HÒA BÌNH THÔNG QUA HỌC TẬP NỘI DUNG VỀ VĂN HÓA ĐỜI SỐNG TRONG CHƢƠNG VII: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƢỜI MỚI Th.s Nguyễn Phương Quỳnh Đơn vị: LLCT-QPAN&GDTC Email:Nguyenquynhhb1969@gmail.com I. Tóm tắt Bài viết đã nêu lên những quan niệm cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống được thể hiện trong chương VII: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới”. Thực trạng lối sống của sinh viên cao đẳng sư phạm Hòa Bình hiện nay, nội dung và một số biện pháp giáo dục lối sống mới theo quan điểm của Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình. II. Đặt vấn đề Hiện nay, cùng với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Việt Nam tích cực tham gia xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng. Trong bối cảnh đó, sinh viên Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị vừa phù hợp truyền thống dân tộc, vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là lựa chọn lối sống, hành vi ứng xử trong cuộc sống, học tập, công tác và các mối quan hệ xã hội. Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030” gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Chỉ thị số 31/ CT-TTg về “ Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên”. Trong nhiều năm qua, trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình đã rất chú trọng đến công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên nhà trường. Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh- sinh viên không chỉ là nhiệm vụ của phòng công tác học sinh- sinh viên, của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh , của Hội sinh viên nhà trường mà là nhiệm vụ của tất cả các giảng viên, cán bộ trong nhà trường. Cùng với việc cung cấp cho sinh viên kiến thức có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, môn học tư tưởng Hồ Chí Minh còn có một nhiệm vụ rất quan trọng là góp phần xây dựng nền đạo đức con người mới. Vì thế, trong quá trình giảng dạy môn học, nhất là giảng dạy chương VII: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa- đạo đức và xây dựng con người mới”, tác giả đã rất chú trọng tới việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. III. Phƣơng pháp nghiên cứu
  2. 148 Tác giả đã sử dụng các phương pháp sau để thực hiện bài viết: 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình Tác giả đã nghiên cứu nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống trong chương VII- giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho sinh viên không chuyên ngành Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng. Nghiên cứu tác phẩm “ Đời sống mới” của Hồ Chí Minh. Các bài viết, bài phát biểu của Người về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên sinh viên. Tìm hiểu phong cách sống, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, phong cách làm việc của Hồ Chí Minh qua các câu chuyện của nhiều tác giả. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Tác giả đã quan sát, trao đổi, trò chuyện với sinh viên k27, k28 để tìm hiểu quan niệm sống của các em; về lý tưởng, mục tiêu, khát vọng, mong ước của sinh viên; về thực trạng đạo đức, lối sống, nếp sống của sinh viên Cao đẳng sư phạm Hòa Bình hiện nay. Tác giả cũng tìm hiểu các số liệu cụ thể về kết quả rèn luyện về hạnh kiểm của sinh viên K27, k28 năm học 2019-2020; số liệu sinh viên đạt “ sinh viên 5 tốt “ của nhà trường vừa được vinh danh tháng 12/ 2020. Từ đó, có được con số tương đối chính xác về thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên Cao đẳng sư phạm hòa Bình hiện nay. IV. Kết quả và bàn luận 1. Một số vấn đề chung 1.1. Khái niệm lối sống Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “ Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sống của con người trong một xã hội nhất định, được xem xét thống nhất trong một xã hội nhất định với các điều kiện kinh tế nhất định” [ 10,742]. 1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về lối sống mới trong nội dung chương VII Những quan điểm của Hồ Chí Minh về lối sống được Người đề cập nhiều trong các bài viết, các bài báo, trong các bức thư, trong các bài nói chuyện, đặc biệt thể hiện sinh động nhất là thông qua chính phong cách sống của Người trong suốt cuộc đời mình. Với phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin đề cập những quan niệm cơ bản nhất về lối sống của Hồ Chí Minh được viết trong nội dung chương VII (giáo trình dành cho sinh viên đại học, cao đẳng hệ không chuyên ngành Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh) mà hiện đang được giảng dạy cho sinh viên hệ cao đẳng chính quy theo Quy định số 52/ 2008/QĐ-BGDĐ ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
  3. 149 Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về đạo đức- lối sống, Hồ Chí Minh xem lối sống còn là hình thái biểu hiện của văn hóa- văn hóa đời sống. Theo Người, đạo đức- lối sống- nếp sống là ba nội dung hợp thành văn hóa đời sống, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu nhất. Lối sống mới mà Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng cho mọi người là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Trước hết, con người sống phải có lý tưởng, theo Hồ Chí Minh đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội một khi lý tưởng này phai nhạt thì không thể nói đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Nội dung cốt lõi của đạo đức chính là “ cần, kiệm, liêm, chính” [3,123]. Thực hành đạo đức chỉ có thể thông qua lối sống và nếp sống của mỗi cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng, lối sống bộc lộ thông qua các hoạt động của con người trong cách ăn, cách mặc, ở, đi lại, làm việc.. Lối sống vừa có các giá trị của văn minh nhân loại, vừa có các giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc. Bên cạnh các giá trị tình cảm, lối sống cũng chứa đựng các giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng thời kỳ nhất định, có những khía cạnh tiến bộ và cả những khía cạnh tiêu cực. Có thể nói, lối sống bộc lộ nhân cách của con người trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định. Con người phản ánh qua lối sống phần nào diện mạo văn hóa thời đại thông qua năng lực trí tuệ, quan hệ ứng xử và khả năng đồng hóa thẩm mỹ hiện thực của mình trong các phương diện khác nhau. Với Hồ Chí Minh, lối sống bao gồm lối sống của từng các nhân và lối sống chung của từng nhóm người, rộng hơn là toàn xã hội. Xây dựng lối sống mới theo quan điểm của Hồ Chí Minh phải bắt đầu từ những điều cơ bản nhất nhưng cũng đơn giản nhất mà mỗi cá nhân phải thực hành, đó là: ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc; phải làm sao cho mỗi hoạt động đó đều mang tính văn hóa. Chính vì vậy, để xây dựng lối sống mới, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lối sống mới thể hiện trong quan hệ giữa con người với con người, Người yêu cầu phải sửa đổi “ cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại” [1,113]. Đây chính là phong cách sống ( sinh hoạt ứng xử) và phong cách làm việc, gọi chung là lối sống mới. Đó là phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít ham muốn về vật chất, chức quyền, danh lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em phải cởi mở, khiêm tốn, ân cần, tế nhị, giàu tình yêu thương, quý mến con người, trân trọng con người. Đối với mình thì nghiêm khắc, chặt chẽ, đối với người thì khoan dung, độ lượng. Sinh hoạt lành mạnh, tiến bộ, ứng xử hài hòa, đúng mực. Đó là lối sống đề cao tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại, đề cao tinh tần nhân đạo, nhân văn, coi trọng những nghĩa cử cao đẹp. Phải nêu cao và không ngừng rèn luyện :“ cần, kiệm, liêm, chính”. Lối sống còn thể hiện qua phong cách làm việc, theo Hồ Chí Minh, phong cách làm việc phải dân chủ, khoa học, có tính tập thể cao, có tác phong quần chúng.
  4. 150 Lối sống theo quan niệm của Hồ Chí Minh còn là tiêu chí, là thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của dân tộc. Người cho rằng: “ Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm sỉ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ” [6,79]. Với ý nghĩa đó, xây dựng lối sống mới đã trở thành một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Lối sống là thể hiện cụ thể quan niệm đạo đức trong những hình thức hoạt động của con người trong xã hội. Một lối sống được xem là cao đẹp trước hết phải là lối sống có đạo đức, luôn luôn đề cao trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng và toàn xã hội. Ngược lại, lối sống chỉ biết hưởng thụ cho bản thân là lối sống thấp hèn, ích kỷ cần phải lên án, đấu tranh vì nó trái với đạo đức của dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức quyết định lối sống. Do đó, muốn xây dựng lối sống mới trước hết phải bắt đầu từ việc xây dựng, thực hành đạo đức mới. Chỉ có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới lành mạnh, hướng con người tới tầm cao của văn hóa, của một đất nước độc lập và chủ nghĩa xã hội. Nếp sống mới là nếp sống văn minh, là quá trình làm cho lối sống mới dần thành thói quen, phongh tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong nỹ tục lâu đời của dân tộc. Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà đạo đức lỗi lạc mà Người còn chính là tấm gương mẫu mực trong thực hiện các chuẩn mực đạo đức, lối sống, nếp sống. Chính vì vậy, bên cạnh việc phân tích, giảng giải quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống, giảng viên phải có những dẫn chứng sinh động về tấm gương mẫu mực của Người về đạo đức, lối sống, nếp sống, mới có sức hấp dẫn, cảm hóa người học. Đúng như Hồ Chí Minh dạy: “ Nói chung thì các dân tộc phương Đông, đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [1, 263]. 2. Thực trạng lối sống của sinh viên cao đẳng sư phạm Hòa Bình hiện nay 2.1. Những mặt tích cực trong lối sống của sinh viên cao đẳng sư phạm Hòa Bình. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy 3 học phần cho sinh viên cao đẳng sư phạm mầm non k27; 2 học phần cho sinh viên cao đẳng tiểu học k27; 1 học phần cho sinh viên cao đẳng tiểu học k28 và cao đẳng mầm non k28B, tôi đã tìm hiểu quan niệm về lối sống, qua quan sát thực tế lối sống của sinh viên, qua trao đổi trò chuyện, qua các giờ thảo luận, và nhận thấy: Sinh viên đang theo học tại trường chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Tổng số sinh viên k27 và k28 hiện nay là 255 em, trong đó 192 em là sinh viên người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 75,2 % . Đại đa số sinh viên thường xuyên tự đổi mới phương pháp học tập, lấy thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Có nhiều sinh viên học hai văn bằng. Sinh viên ngày càng có khả năng thích nghi cao với môi trường sống và học tập. Các em năng động hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện cảu Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình cho phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã
  5. 151 hội. Phong cách sống độc lập, muốn tự khẳng định mình. Đại đa số sinh viên vẫn luôn giữ gìn và phát huy truyền tốt đẹp của dân tộc “ tôn sư, trọng đạo” , kính trọng, lễ phép với các thầy cô giáo và cán bộ, nhân viên trong nhà trường. Trong các mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử cởi mở, chất phác, chân thành, tiếp tục phát huy, kế tiếp truyền thống tốt đẹp của các thế hệ sinh viên. Đại đa số sinh viên cao đẳng sư phạm k27,28 có phong cách sống giản dị, thân thiện, gần gũi. Chấp hành tốt nội quy học tập, lao động và nội quy, giờ giấc ký túc xá. Có tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau. Năm học 2019-2020, trong tổng số 255 sinh viên k27, k28 có 116 sinh viên có đánh giá điểm rèn luyện loại xuất sắc (45,4%); 114 sinh viên đạt loại tốt ( 44,7%). Tháng 12/2020, có 50 sinh viên đạt danh hiệu “ sinh viên 5 tốt” cấp trường. Đây là một kết quả cao, phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của sinh viên và toàn thể cán bộ, giảng viên của nhà trường trong công tác dạy- học và rèn luyện toàn diện. 2.2. Những tồn tại trong lối sống của sinh viên Cao đẳng sư phạm Hòa Bình Dưới tác động của kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa, hội nhập và nhiều nguyên nhân tiêu cực khác đã làm cho một số sinh viên có hành vi lệch chuẩn với chuẩn mực xã hội. Phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu bản lĩnh chính trị, không hoài bão, ít sinh viên có lý tưởng sống đẹp, rõ ràng. Lối sống đạo đức có phần xuống cấp như: đam mê hưởng thụ, lười lao động, xa hoa lãng phí, thiếu ý thức rèn luyện, vô cảm. Có một bộ phận sinh viên lấy đồng tiền làm thước đo giá trị cuộc sống. Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng gia tăng, chỉ biết mình mà không biết đến ai, chỉ thấy được lợi ích trước mắt của bản thân mà quên đi lợi ích lâu dài của tập thể, của cộng đồng. Một số sinh viên có những biểu hiện cư xử không đúng mực, thiếu tôn trọng thầy cô và nhân viên trong trường. Một bộ phận có quan niệm về tình bạn, tình yêu chưa đúng, Nhiều sinh viên vùi mình trong thế giới ảo, dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, mất quá nhiều thời gian truy cập vào các trang mạng chỉ để giải trí, không chịu khó học hành, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Xu hướng lười lao động có chiều hướng phát triển trong sinh viên nhà trường. Trong nhiều hoạt động lao động, sinh viên thường thuê lại người khác trong phạm vi công việc đã được phân công. Trong tổng số 255 sinh viên k27 và k28 có 21 sinh viên có điểm đánh giá kết quả rèn luyện xếp loại khá ( 8,2%) và 5 sinh viên có kết quả xếp loại trung bình khá (1,9%). Dù tỷ lệ này rất thấp song những sinh viên này cần phải cố gắng nhiều trong học tập và rèn luyện. 2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, những tiêu cực trong lối sống của sinh viên cao đẳng sư phạm Hòa Bình hiện nay Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, những tiêu cực trong lối sống của sinh viên cao đẳng sư phạm Hòa Bình hện nay. Có thể kể ra một số nguyên nhân cơ bản sau: Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Sự bùng nổ thông tin của thời đại công nghệ 4.0 và những mặt trái của nó.
  6. 152 Sự du nhập của nhiều nền văn hóa vào Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhiều trào lưu văn hóa nước ngoài tràn vào trong khi nhiều sinh viên chưa biết chắt lọc, sử dụng hợp lý hóa với văn hóa Việt Nam, bắt chước, đua đòi, lạm dụng, làm mất đi văn hóa sinh viên nói riêng và văn hóa của người Việt Nam nói chung Thiếu ý thức học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. 3. Nội dung và biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên Cao đẳng sư phạm Hòa Bình thông qua giảng dạy nội dung chương VII. 3.1. Sự cần thiết phải giáo dục lối sống mới cho sinh viên Giáo dục lối sống giúp cho mỗi cá nhân sinh viên trong nhà trường nâng cao trình độ nhận thức về các giá trị đạo đức, lịch sử, từ đó điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với chuẩn mực lối sống của xã hội. Góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng, đồng thời, góp phần tích cực trong việc hình thành những giá trị đạo đức, lối sống mới, khắc phục sự lệch chuẩn và những thói hư tật xấu. Qua đó, giúp sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hòa Bình đứng vững trước những biến động phức tạp của lối sống trong xã hội, trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên học sinh, sinh viên. Đặc biệt, sinh viên sư phạm là những thầy cô giáo trong tương lai rất gần, vì thế, bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tiếp tục cung cấp những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nói chung và đạo đức của người sinh viên, đạo đức của người giáo viên, biến những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đó trở thành những thói quen trong lối sống hàng ngày của sinh viên sư phạm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. 3.2. Nội dung giáo dục lối sống mới cho sinh viên cao đẳng sư phạm theo quan điểm của Hồ Chí Minh thông qua chương VII Giáo dục các chuẩn mực thể hiện lập trường chính trị cho sinh viên: Có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, yêu quê hương đất nước, có lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giáo dục lối sống và hành vi hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân: Tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thực siêng năng, biết tự kiềm chế, nghiêm khắc với bản thân. Giáo dục lối sống và hành vi tốt đẹp thể hiện trong quan hệ với mọi người: Nhân nghĩa, yêu thương, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, tế nhị, lịch sự, tôn trọng mọi người, giữ chữ tín. Giáo dục các hành vi thể hiện trong quan hệ với công việc: Có trách nhiệm, có lương tâm, làm việc có chất lượng và hiệu quả, tôn trọng lẽ phải. 3.3. Những biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên thông qua giảng dạy nội dung chương VII
  7. 153 1. Bản thân mỗi giảng viên phải mẫu mực trong công việc giảng dạy trên lớp, trong hành vi, trong sự giao tiếp, ứng xử với sinh viên, đồng nghiệp và nhân dân. Trong quá trình giảng dạy trên lớp, bản thân tác giả luôn luôn nhận thức : “ Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là những tấm gương sáng để học sinh noi theo”. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để xây dựng đạo đức, lối sống mới là “ Nêu gương về đạo đức”. “ Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để…xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [8. 558]. Mỗi giảng viên phải thực sự rèn luyện theo đúng tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong tác phong làm việc, trong ứng xử, giao tiếp với sinh viên, đồng nghiệp và nhân dân. Có như vậy, khi giảng dạy hay giáo dục sinh viên, mới có sức truyền cảm hứng tích cực, làm cho người học dễ chấp nhận và tin tưởng vào bài giảng của mình. 2. Truyền thụ cho sinh viên nắm vững được những quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. Giáo viên phải sử dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp với nội dung và đối tượng, làm cho sinh viên hiểu rõ, hiểu đúng và nắm chắc quan niệm của Hồ Chí Minh về lĩnh vực văn hóa đời sống với 3 nội dung có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, đó là đạo đức mới- lối sống mới và nếp sống mới. Trong đó, đạo đức là yếu tố quyết định đến lối sống và nếp sống. Nói cách khác, lối sống và nếp sống chính là sự thể hiện đạo đức của con người. Việc nắm vững những luận điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống giúp sinh viên có tri thức về tư tưởng của Người, đồng thời …. 3 .Kể chuyện về phong cách sống, phong cách làm việc, phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh không những là một nhà tư tưởng về đạo đức mà Người còn là một tấm gương mẫu mực về đạo đức, lối sống và nếp sống. Chính sự mẫu mực của Người trong cách giao tiếp, cách ứng xử, cách sinh hoạt, cách làm việc được những người đã có dịp tiếp xúc hoặc làm việc cùng Người kể, ghi chép lại đã khiến hàng triệu triệu người Việt Nam và nhân loại tiến bộ yêu quý, tôn kính Hồ Chí Minh. Người đã trở thành tượng đài bất tử trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Đó cũng chính là những minh chứng sinh động, giàu sức thuyết phục cho tư tưởng đạo đức, lối sống, nếp sống của Người. Một nhân cách lớn, có tầm vóc vô cùng vĩ đại nhưng luôn luôn sống giản dị, trong sáng, yêu thương và gần gũi với tất cả mọi người. Cùng với việc cung cấp lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên phải minh họa bằng những câu chuyện có thật, chọn lọc về phong cách sống, phong cách làm việc của Hồ Chí Minh. Có như vậy mới làm cho sinh viên tiếp thu bài giảng một cách sâu sắc và hứng thú. 4. Yêu cầu sinh viên sưu tầm những mẩu chuyện về phong cách của Hồ Chí Minh và yêu cầu các em rút ra nhận xét cũng như bản thân học được gì qua những câu chuyện đó.
  8. 154 Việc yêu cầu sinh viên sưu tầm những mẩu chuyện về phong cách của Hồ Chí Minh chính là việc các em phải tìm đọc để tìm hiểu về Hồ Chí Minh, nó giúp bản thân các em tự lĩnh hội tri thức một cách tự giác, giúp các em chăm chỉ học tập hơn, rèn luyện khả năng tự học. Từ những câu chuyện đó, giảng viên yêu cầu sinh viên phải rút ra nhận xét của bản thân về những điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ứng xử và hành động. Qua đó, bản thân sinh viên cần học được những điều gì ở Người. 4. Cho sinh viên thảo luận về thực trạng, cách rèn luyện đạo đức và xây dựng lối sống , nếp sống tốt cho mỗi các nhân Giảng viên yêu cầu sinh viên tìm hiểu về thực trạng lối sống của sinh viên cao đẳng sư phạm Hòa Bình hiện nay, cả những mặt tích cực và hạn chế. ( Nên giao phần này để sinh viên chuẩn bị bài sau giờ lên lớp). Đồng thời, có kế hoạch rèn luyện đạo đức, lối sống và nếp sống mới cho bản thân. Thực hành văn hóa đời sống theo Hồ Chí Minh “ không phải cao xa gì,cũng không phải khó khăn gì.. Nó chỉ sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc” [1,112]. Cốt lõi của việc sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc chính là thực hành “ cần, kiệm, liêm, chính” [2, 7]. Học tập Hồ Chí Minh phải được thể hiện từ những việc rất nhỏ như đi học đúng giờ, nghiêm túc trong học tập và thi cử, có thái độ tôn trọng thầy cô. Chăm chỉ lao động, học tập, đoàn kết, thương yêu mọi người, dám chịu trách nhiệm, không ngại việc. Có ước mơ, khát vọng cống hiến cho quê hương, đất nước. Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện. V. Kết luận Giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên cao đẳng sư phạm Hòa Bình là một nhiệm vụ thường xuyên và cần thiết để bản thân các em có đủ phẩm chất và kiến thức cần thiết của một công dân tốt, một nhà giáo tương lai, sẵn sàng và xứng đáng tham gia vào sự nghiệp “ trồng người”. Cùng với các môn học khác, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên cao đẳng sư phạm Hòa Bình nói riêng và sinh viên đại học, cao đẳng cả nước nói chung. Trong phạm vi hẹp của bài viết, thông qua nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống trong chương VII môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã nêu một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên cao đẳng sư phạm Hòa Bình hiện nay. Hy vọng sẽ góp phần nhỏ cùng với các giảng viên, cán bộ nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo sinh viên.
  9. 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012 2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012 3. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012 4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012 5. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012 6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012 7. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012 8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012 9. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mac- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2019 10. Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 2015 11. Xếp loại kết quả rèn luyện của sinh viên cao đẳng hệ chính quy K27, K28 năm học 2019- 2020, Phòng công tác học sinh- sinh viên, trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình.
nguon tai.lieu . vn