Xem mẫu

  1. 74 GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƢỜNG PTTHCLC NGUYỄN TẤT THÀNH Hà Thị Vân Hòa – Trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành Trường CĐSP Hòa Bình Email: Havanhoacdsp@gmail.com * Tóm tắt: Cùng với xu thế phát triển của thế giới cũng như đất nước trong giai đoạn hiện nay, giáo dục kỹ năng sống là vấn đề rất cần thiết đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là các em lứa tuổi tiểu học, nhất là những học sinh tiểu học đầu cấp, khi các em mới bước vào cấp học tiểu học, còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có khả năng hiểu biết, nhận thức, xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống liên quan đến học tập, rèn luyện, trong các mối quan hệ giữa thầy – trò, bạn bè, gia đình, xã hội….Chính bởi vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh tiểu học trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành nói chung và các em học sinh lớp 2 riêng là rất cần thiết. Trong đó, nội dung môn Đạo đức lớp 2 đã chứa đựng những nội dung liên quan đến kỹ năng sống như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bày chia sẻ và cảm thông, kỹ năng quản lý thời gian….vì vậy, giáo dục kỹ năng sống qua môn đạo đức cho học sinh lớp 2 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành có thể trang bị cho các em một số hiểu biết ban đầu về những chuẩn mực hành vi, đạo đức đúng đắn phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh. I. Đặt vấn đề Giáo dục kỹ năng sống là rất cần thiết cho học sinh nói chung và các em học sinh khối 2 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành nói riêng. Trong quá trình giáo dục, ngoài trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản cần chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người” để học sinh có thêm kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu mới của xã hội. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên thiết yếu bởi nó góp phần đào tạo con người mới với sự phát triển toàn diện về đức, trí, thể mỹ, hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục kỹ năng sống qua môn đạo đức cho học sinh lớp 2, trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành nhằm giúp học sinh hình thành một số kỹ năng sống cơ bản như: tự nhận thức bản thân, biết lắng nghe, ứng xử phù hợp với những chuẩn mực, hành vi đạo đức trong các mối quan hệ với những người xung quanh, đánh giá được hành vi đạo đức của người khác theo những chuẩn mực đạo đức, vận dụng những kiến thức đã học để hình thành những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, việc hình thành những kỹ năng sống cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Xã hội hiện nay đang có nhiều thay đổi, nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen. Vì vậy, người viết đề cập đến: “Giáo dục kỹ năng sống qua môn đạo đức cho học sinh cho
  2. 75 học sinh lớp 2 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành” nhằm đưa ra một số kỹ năng sống cần thiết có thể giáo dục qua môn đạo đức cho học sinh lớp 2 để trang bị cho các em những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp, góp phần giáo dục cho các em cách sống lành mạnh, tích cực và thay đổi những thói quen, hành vi tiêu cực, giúp học sinh có khả năng xử lý những vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. II. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp quan sát: Hành động của giáo viên và học sinh trong quá trong dạy – học môn Đạo đức ở cấp Tiểu học. - Điều tra thực tế qua dự giờ đồng nghiệp… III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 1. Về lý luận Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Kỹ năng sống là kỹ năng về giao tiếp dể tương tác hiệu quả với người khác, là khả năng thích nghi và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, tình huống trong cuộc sống bằng những hành vi tích cực. Theo UNESCO Learning: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày – thông qua việc học tập.” Theo UNICEF: “Kỹ năng sống bao gồm kỹ năng nhận biết để sống với chính mình và kỹ năng nhận biết để sống với người khác.” Từ những quan niệm trên, kỹ năng sống có thể hiểu là các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, đó là những kỹ năng mà trẻ nhỏ thực sự cần nếu chúng muốn là một con người, muốn sống tốt và sống an lành trong môi trường của chúng. Kỹ năng sống là những thói quen hợp lý, cần thiết để xử lý khi có những tình huống cụ thể xuất hiện trong cuộc sống, cách ứng xử đúng đắn sẽ giúp chúng ta xử lý được các vấn đề một cách hiệu quả. Với yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh cũng như xu thế chung của thời đại, việc giáo dục kỹ năng sống sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân đồng thời góp phần và sự phát triển chung của xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh lớp 2 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành nói riêng sẽ trang bị tri thức và hành vi đúng đắn cho học sinh, đồng thời rèn luyện cho các em những thói quen, hành vi ứng xử tốt, giúp học sinh thích ứng được với những sự thay đổi của xã hội, tự lập trong cuộc sống, tự giải quyết được một số vấn đề cần thiết như vấn đề sức khỏe, môi trường, tệ nạn xã hội… để trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè, có tư duy toàn diện, tích cực để sẵn sàng hòa nhập với môi trường học tập mới. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
  3. 76 Trong những năm học qua, nhà trường luôn quan tâm, chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh, đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học, tích cực cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm bổ ích đã bước đầu hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho các em học sinh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau: 2.1 Về phía giáo viên - Thực tế hiện nay, chương trình giáo dục vẫn nặng về kiến thức trong khi đó những tri thức vận dụng trong cuộc sống vẫn còn hạn chế, quá trình dạy – học chủ yếu trong trường học, học sinh ít được rèn luyện kỹ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu cuộc sống xung quanh. - Một số môn học đã lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, tuy nhiên phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa hợp lý nên hiệu quả chưa cao. - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giáo viên cần có thời gian nghiên cứu và giảng dạy thực tế để rút ra kinh nghiệm trong quá trình dạy học để đạt được mục tiêu môn học. 2.2. Về phía học sinh - Do sự phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, học sinh hiện nay tương đối nhạy cảm với những vấn đề của gia đình, xã hội. Việc các em tiếp xúc sớm, tiếp xúc nhiều với các thiết bị thông minh với nhiều thông tin tích cực – tiêu cực tràn lan trên các trang mạng xã hội, cha mẹ không kiểm soát thông tin con em mình tiếp nhận dẫn đến các thông tin tiêu cực, các hành vi đạo đức phản cảm, thiếu văn minh ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ ngày nay. - Trong các nhà trường vẫn tồn tại hiện tượng học sinh cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau, chưa lễ phép gây mất đoàn kết trong tập thể lớp. Học sinh khá rụt rè trong quá trình học tập, chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến, một số em nói trống không và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với thầy cô, bạn bè, thậm chí có học sinh còn nói tục, chửi bậy trong lớp học… - Một bộ phận học sinh chưa áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế, thiếu kỹ năng sống nên chưa hình thành được năng lực cho bản thân - Một số gia đình thiếu gương mẫu, phó mặc con em cho trường học, thiếu sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường, thậm chí nuông chiều con quá mức dẫn đến học sinh không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng làm việc nhà, kỹ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ.. 3. Một số kỹ năng sống đƣợc giáo dục qua môn Đạo đức cho học sinh khối 2 trƣờng PTTHCLC Nguyễn Tất Thành. Giáo dục kỹ năng sống qua môn Đạo đức cho học sinh trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong phạm vi bài viết, có thể đề cập đến một số kỹ năng sống cơ bản như sau:
  4. 77 3.1. Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp là khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh văn hóa, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Rèn kỹ năng giáo tiếp cho học sinh cũng chính là rèn luyện cho học sinh khả năng bày tỏ ý kiến bao gồm cả về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn, bộc lộ cảm xúc của bản thân khi ứng xử với thầy cô, bạn bè, gia đình, xã hội đồng thời, biết nói lời yêu cầu, đề nghị hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn khi cần thiết. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua môn đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua các bài học đạo đức, các tình huống cụ thể để các em rèn luyện cách ứng xử đúng đắn trong sinh hoạt hằng ngày giúp các em xử lý được các tình huống giao tiếp xảy ra trong thực tế và đưa ra cách ứng xử phù hợp, cởi mở, thoải mái trong bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình đồng thời không làm hại hay gây tổn thương cho người khác, từ đó xây dựng được mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Ví dụ: Khi dạy bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị. Thông qua các hình thức như quan sát tranh, thảo luận để xử lý các tình huống cụ thể trong bài hoc, học sinh có thể trình bày được những biểu hiện của việc biết nói lời yêu cầu đề nghị, từ kiến thức đã học hình thành nên thói quen biết nói lời yêu cầu, đề nghị thầy cô, bạn bè giúp đỡ khi gặp khó khăn trong học tập, sinh hoạt ở trường hoặc nói những lời yêu cầu, đề nghị ông bà, bố mẹ, anh chị tư vấn, giúp đỡ khi ở nhà cũng như những tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày khi giao tiếp với mọi người. Hay khi dạy bài 11: “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại” và bài 12 “ lịch sự khi đến nhà người khác”. Qua xử lý những tình huống thực tế, từ kiến thức đã học thì học sinh thực hiện được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại như: Biết chào hỏi và tự giới thiệu, nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn, nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng và xử lý được một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại hoặc trình bày được hành vi giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác và thực hiện cư xử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người quen. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp giúp học sinh lớp 2 chủ động, tự tin, tăng khả năng giải quyết vấn đề, giải quyết khó khăn, mâu thuẫn hay thương lượng, vui vẻ, hòa đồng với thầy cô, bạn bè, xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người giúp các em đạt được nhiều niềm vui trong cuộc sống. 3.2. Kỹ năng thể hiện sự chia sẻ, cảm thông. Kỹ năng thể hiện sự chia sẻ, cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác giúp học sinh có thể hiểu khó khăn, cảm xúc hay nhiệm vụ của người khác và hình thành sự cảm thông, chia sẻ bằng lời nói, hành động cụ thể. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khuyến khích học sinh có thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ, là một trong những kỹ năng rất cần thiết hình thành nên nhân cách tốt đẹp của mỗi con người, đồng thời cũng góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như truyền thống nhân ái, nhân nghĩa, đoàn kết….
  5. 78 Ví dụ: Khi dạy bài 6: “Quan tâm, giúp đỡ bạn”. Qua những kiến thức đã học giúp học sinh giải thích được vì sao bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống, trình bày được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày để từ đó hình thành kỹ năng quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng trong những tình huống cụ thể. Hay dạy bài 13: “Giúp đỡ người khuyết tật”, giúp học sinh hiểu vì sao phải biết giúp đỡ người khuyết tật. Từ những hình ảnh, những câu chuyện, tấm gương cụ thể trong cuộc sống giúp học sinh có thể hình dung và đặt mình vào hoàn cảnh của những người khuyết tật, hình thành tình cảm cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ và đối xử bình đẳng với những người khuyết tật và thực hiện những hành vi ứng xử đúng đắn góp phần hình thành nên kỹ năng chia sẻ, cảm thông để giúp đỡ những hoàn cảnh khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. Rèn luyện kỹ năng chia sẻ, cảm thông giúp học sinh hình thành sự chia sẻ, cảm thông với những người xung quanh, đặc biệt là những hoàn cành khó khăn, thiệt thòi cần được chia sẻ trong cuộc sống như: người khuyết tật, người già neo đơn, trẻ em lang thang, cơ nhỡ, nhân dân vùng thiên tai, bão lụt… để từ đó xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện trong cuộc sống. 3.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân biết quyết định, lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc xử lý các tình huống trong thực tế cuộc sống. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp học sinh phân tích các vấn đề thường gặp phải trong cuộc sống, hình dung được kết quả xảy ra nếu lựa chọ phương án giải quyết nào đó, xem xét về suy nghĩ, cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương án đó và đưa ra quyết định để giải quyết các vấn đề đặt ra. Trong quá trình học tập môn đạo đức 2, học sinh thường được tiếp cận với những tình huống có vấn đề, suy nghĩ, thảo luận để chọn ra phương án hành động đúng đắn trong tình huống cụ thể và từ đó rèn luyện được kỹ năng giải quyết vấn đề. Ví dụ, khi dạy bài 9: “ Trả lại của rơi” , thông qua những tình huống, tấm gương, câu chuyện về hành động không tham lam, tự giác trả lại của rơi khi nhặt được, học sinh sẽ giải thích được vì sao khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người đánh mất, đánh giá được việc trả lại của rơi cho người đánh mất là người thật thà, được mọi người yêu quý và biết quý trọng những người thật thà, không tham của rơi, hình thành thói quen nhặt được của rơi biết tìm cách trả lại người đánh mất. Kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp học sinh có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống phát sinh trong cuộc sống. 3.4. Kỹ năng hợp tác.
  6. 79 Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại, việc rèn luyện kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm cho học sinh nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, nhất là trong trường hợp học sinh cần đến sự hỗ trợ và ủng hộ của những người xung quanh để giải quyết việc học tập, rèn luyện, các hoạt động vui chơi, giả trí hay trong sinh hoạt hàng ngày. Trong môn học đạo đức 2, mỗi bài học đều có những tình huống đặt ra yêu cầu học sinh xử lý các tình huống đó, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong quá trình giảng dạy môn đạo đức, giáo viên thường lựa chọn phương pháp thảo luận nhóm để xử lý những tình huống có vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Quá trình làm việc nhóm sẽ giúp học sinh tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp hơn và cùng nhau hoàn thành bài tập thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, làm việc nhóm rèn luyện cho học sinh khả năng hợp tác, tổ chức lãnh đạo tốt và giúp học sinh có được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong nhóm, tăng thêm sự gắn kết và có được tình bạn lâu bền trong học tập và trong cuộc sống. Ví dụ, khi dạy bài 7: “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”, giáo viên đưa ra tình huống: Em sẽ làm gì nếu bạn Nam lớp em rủ em cùng vẽ hình Đô – Rê – Mon lên tường lớp học? Giáo viên sẽ chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 bạn và yêu cầu các bạn thảo luận nhóm để đưa ra cách xử lý phù hợp trong tình huống trên. Khi làm việc nhóm với bạn bè hay những người xung quanh, mỗi học sinh sẽ có những ưu điểm riêng, kiến thức, kỹ năng khác nhau nên các thành viên trong nhóm sẽ có sự hỗ trợ, hợp tác với nhau giúp cho việc học tập nhanh chóng và hiệu quả hơn. Kỹ năng hợp tác sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, thông qua quá trình hợp tác, học tập nhóm giúp học sinh học được cách học tập, rèn luyện có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, điều này giúp học sinh hòa đồng hơn, yêu thích bạn bè hơn để từ đó vui vẻ, học tập tốt hơn. 3.5. Kỹ năng quản lý thời gian. Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng làm chủ bản thân, quản lý thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân. Đối với học sinh lớp 2, học sinh đã làm quen dần với chương trình giáo dục nặng về kiến thức và thi cử tương đối áp lực vì vậy,việc chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách quản lý thời gian, sắp xếp thời gian biểu cho việc học tập, rèn luyện có hiệu quả là nhiệm vụ rất quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
  7. 80 Trong môn học đạo đức 2 đã có những bài học nhằm rèn luyện cho học sinh lớp 2 kỹ năng quản lý thời gian để học tập hiệu quả như: Khi học bài 1: “Học tập, sinh hoạt đúng giờ”, học sinh có thể tìm hiểu được những biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ, giải thích được vì sao phải học tập, sinh hoạt đúng giờ và thực hiện cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ của cha mẹ lập ra thời gian biểu cho bản thân và kiên trì thực hiện. Hay trong bài 3 : “Gọn gàng ngăn nắp” học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp ở lớp cũng như ở nhà để tiết kiệm thời gian và rèn luyện thói quen sắp xếp, giữ gìn đồ dùng cá nhân gọn gàng. Kỹ năng quản lý thời gian rất cần thiết cho mỗi học sinh vì nó là nền tảng xuyên suốt từ nhỏ đến khi trưởng thành. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành mục tiêu đó và sắp xếp, quản lý thời gian một cách khoa học, hợp lý. 3.6. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức trách nhiệm khi tham gia một nhiệm vụ nào đó. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm chính là sự tự giác đảm nhận trách nhiệm với công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Trong chương trình môn học đạo đức 2 đã có một số bài học giúp học sinh tìm hiểu và thực hành kỹ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân và có trách nhiệm với những người xung quanh. Ví dụ, khi dạy bài 2: “Biết nhận lỗi và sửa lỗi”, thông qua bài học, học sinh sẽ hiểu được ý nghĩa của hành vi nhận lỗi và sửa lỗi đồng thời lựa chọn hành vi nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chịu trách nhiệm với những việc mình đã gây ra. Hay trong bài 4: “Chăm làm việc nhà”, khi học bài này, học sinh sẽ giải thích được vì sao trẻ em có bổn phận tham gia vào những việc nhà phù hợp với khả năng và hiểu được rằng chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông, bà, cha mẹ và từ đó tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp. Hay trong bài 5: “ Chăm chỉ học tập”. học sinh sẽ nhận thức được vì sao phải chăm chỉ học tập, lợi ích của chăm chỉ học tập và tự giác thực hiện giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, bảo đảm thời gian tự học ở trường và ở nhà. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm giúp học sinh nâng cao sự tự giác của bản thân, có trách nhiệm với việc làm của mình và tích cực đảm nhận trách nhiệm của mình ở lớp, ở trường, trong gia đình phù hợp với khả năng của bản thân. IV. Kết luận Môn đạo đức là một trong những môn học rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng để hình thành nên kỹ năng sống cho các em. Trong qua trình học tập môn đạo đức, học sinh lớp 2 sẽ bước đầu hình thành những tri thức ban đầu về các hành vi đạo đức đúng đắn, từ kiến thức đã học hình thành nên những
  8. 81 kỹ năng sống để học tập và rèn luyện có hiệu quả cao. Rèn luyện kỹ năng sống qua môn đạo đức cho học sinh lớp 2 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành giúp các em không chỉ hình thành kiến thức về chuẩn mực, hành vi đạo đức mà còn được giáo dục những kỹ năng sống cần thiết, qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ góp phần tạo nên những giá trị sống lành mạnh để làm hành trang bước vào đời. Trên đây là một số kỹ năng sống được rèn luyện qua học tập môn đạo đức của học sinh khối lớp 2 trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành. Hy vọng bài viết sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng sống ở khối Tiểu học nói chung và khối 2 nói riêng của trường PTTHCLC Nguyễn Tất Thành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học (NXB Giáo dục Việt Nam, 2010) 2. Thông tư 32/2018/TT – BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 3. Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học (Hoàng Hà Bình, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010)
nguon tai.lieu . vn