Xem mẫu

  1. GIÁO DỤC HỌC – 10 NĂM HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC SINH VÀ NHÀ TRƯỜNG HẠNH PHÚC TS. Vương Thị Phương Hạnh; TS. Lê Thị Quỳnh Nga Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục học Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt Mục tiêu giáo dục là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của hệ thống giáo dục mỗi quốc gia nhằm xây dựng mẫu hình nhân cách cần hình thành ở đối tượng người học nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn sẽ có những yêu cầu khác nhau, từ đó sẽ có những mục tiêu giáo dục khác nhau, tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng đều hướng tới xây dựng môi trường học đường tối ưu để phát triển người học tối đa. Bài viết này đã tổng quan các nghiên cứu của Trung tâm NC Tâm lí học và Giáo dục học trong một thập kỉ qua theo 4 mạch nội dung chính: 1/ Những nghiên cứu định hướng chung trong việc phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc; 2/ Những nghiên cứu hướng tới việc phát triển học sinh; 3/ Những nghiên cứu hướng tới việc xây dựng nhà trường hạnh phúc; và 4/ Những nghiên cứu về các điều kiện để phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc; từ đó đưa ra các định hướng nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo vì “sự phát triển của học sinh và nhà trường hạnh phúc”. Từ khóa: Giáo dục học; Sự phát triển của học sinh; Nhà trường hạnh phúc 1. MỞ ĐẦU Hạnh phúc là mục tiêu hàng đầu của mỗi con người từ xưa tới nay. Việc mỗi người chúng ta cảm nhận hạnh phúc như thế nào có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó là một trong những nền tảng tinh thần giúp con người xây dựng những lí tưởng, mục tiêu, thái độ sống. Hạnh phúc góp phần thúc đẩy các hoạt động cá nhân, nâng cao nhận thức, tăng cường tính sáng tạo và tạo điều kiện cho các mối quan hệ xã hội. Vào những năm đầu thập niên thứ 2 thế kỷ mới, Liên hợp Quốc kêu gọi các quốc gia cần coi hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của con người, là thước đo chính xác cho tiến bộ xã hội và các mục tiêu chính sách công của các nước 188
  2. trên toàn cầu. Minh chứng là vào năm 2013, Liên hợp Quốc đã quyết định lấy ngày 20-3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc [i]. Ở trong nhà trường – một xã hội thu nhỏ, mục tiêu xây dựng môi trường hạnh phúc, nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau, nơi mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc, càng cần được chú trọng xây dựng. Theo Nel Noddings (nhà giáo dục Mỹ), giáo dục mà không đưa đến hạnh phúc là một nền giáo dục sai lầm và què quặt, còn hạnh phúc mà không có giáo dục là hạnh phúc không bền vững [ii]. Giáo dục học có tác động to lớn đến học sinh với mục tiêu phát triển học sinh, hình thành ở các em các giá trị, các mục tiêu sống, các nhu cầu và năng lực hoạt động để có được hạnh phúc cho bản thân. Nhận thức được điều đó, trong 10 năm qua, Trung tâm nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục học đã có nhiều nghiên cứu hướng tới sứ mệnh phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc. 2. GIÁO DỤC HỌC – 10 NĂM HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC SINH VÀ NHÀ TRƯỜNG HẠNH PHÚC 2.1. Những nghiên cứu định hướng chung trong việc phát triển HS và xây dựng trường học hạnh phúc 2.1.1. Triết lí giáo dục Triết lí giáo dục là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo, cốt lỗi phản ánh một cách khái quát về mục đích của giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, có tác dụng định hướng hành động cho con người. Triết lí giáo dục bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tồn tại trên nền tảng của văn hóa, chịu sự chi phối của ý thức hệ, hướng đến lý tưởng, là cơ sở nhằm xác lập các nguyên lý thực hành. Việc định hướng phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc cũng là nội dung mà những công trình về triết lí giáo dục của Trung tâm quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu “Triết lí giáo dục Việt Nam – Từ truyền thống đến hiện đại” [71]; Những vấn đề về triết lí giáo dục Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại [83] đã nghiên cứu các kinh nghiệm, các tư tưởng giáo dục trong và ngoài nước, quá khứ và hiện tại để xây dựng triết lý giáo dục cho Việt Nam hiện đại, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của giai đoạn lịch sử hiện nay. Không chỉ quan tâm nghiên cứu, đề xuất triết lí giáo dục Việt Nam trong bối cảnh mới, Trung tâm còn quan tâm đến việc đưa triết lí i United Nation, https://www.un.org/development/desa/dspd/international-days/international-day-of- happiness.html, truy cập ngày 26/10/2021 ii Noddings, N. (2003). Happiness and education. Cambridge University Press. 189
  3. đó vào thực tiễn như thế nào qua nghiên cứu “Một số giải pháp hiện thực hóa triết lý giáo dục mới trong giáo dục phổ thông” [84]. 2.1.2. Giáo dục giá trị Là một trong ba nội dung cơ bản của giáo dục (giáo dục tri thức, giáo dục kỹ năng hoạt động, giáo dục giá trị), giáo dục giá trị nhằm xây dựng niềm tin, chuẩn mực, thái độ, hành vi, có tính định hướng, tính điều chỉnh các mô thức ứng xử của của người học trong nhà trường cũng như trong cuộc sống. người đối với tự nhiên, đối với cộng đồng. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam thay đổi sâu rộng như hiện nay, các biểu hiện của đời sống văn hóa, các quan niệm về giá trị cũng thay đổi mạnh mẽ. Việc xây dựng được hệ giá trị cá nhân cũng như hệ giá trị chuẩn mực xã hội trong thời kì mới, loại bỏ những vấn nạn xã hội, những sản phẩm học đường kém phẩm chất đã trở thành một yêu cầu mới đối với giáo dục nhằm hướng tới phát triển toàn diện học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc. Trong 10 năm qua, Trung tâm đã xác định rằng để việc giáo dục giá trị đạt được hiệu quả tốt, cần xác định rõ các định hướng giá trị, các nội dung giá trị và các con đường giáo dục giá trị. Định hướng giá trị là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của học sinh. Nếu học sinh có nhận thức đúng đắn, thái độ cảm xúc tích cự và lựa chọn được những giá trị phù hợp thì định hướng giá trị của các em có thể phù hợp với giá trị xã hội, giá trị cộng đồng. Để định hướng giá trị cho học sinh, Trung tâm đã có những nghiên cứu “Giáo dục giá trị cho học sinh THPT trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” [85]; “Sự dịch chuyển giá trị văn hóa con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” [8]; “Industrial Revolution 4.0 and Global Citizenship Education in Vietnam today” [58]; … Những nghiên cứu này đã hướng học sinh đến việc chọn lựa những giá trị phù hợp trong quá trình sống và hoạt động của các em, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội nhiều thay đổi như hiện nay. Để việc định hướng giá trị cho học sinh được đúng đắn, thì vấn đề mấu chốt chính là xác định được các giá trị cần hình thành cho các em. Trung tâm cũng có nhiều nghiên cứu để đề xuất các nội dung giáo dục giá trị cho các em. Chúng ta có thể kể đến các nghiên cứu: “Xác định hệ giá trị văn hoá cần hình thành ở học sinh phổ thông trong giai đoạn mới” [12]; “Xác định hệ giá trị cốt lõi cho học sinh THPT trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế” [86]; Giáo dục giá trị cho học sinh THPT trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế [81]… Các nghiên cứu này đã xây dựng khung lí luận, tìm hiểu thực trạng, dựa trên một số nguyên tắc, yêu cầu cụ thể để đề xuất hệ giá 190
  4. trị cần hình thành cho học sinh phổ thông Việt Nam trong bối cảnh hiện nay với các giá trị cốt lõi như Yêu nước, Nhân ái, Hợp tác, Trách nhiệm, Sáng tạo, Kỉ luật… Để giáo dục giá trị, các nghiên cứu của Trung tâm đã chỉ ra rằng bên cạnh phương pháp nêu gương thì con đường thông qua hoạt động trải nghiệm cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng để hình thành giá trị cho học sinh đó. Điều này đã được khẳng định tại nghiên cứu “Giáo dục giá trị cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” [87] Bên cạnh đó, Trung tâm cũng chú trọng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để rút ra các bài học cho Việt Nam về giáo dục giá trị. Với hướng nghiên cứu này, chúng ta có thể kể đến các nghiên cứu: “Opportunities and challenges of values education for Vietnamese students from the experience of other nations” [10]; “Professional value education – Basic orientation in Teacher Training Curriculum in The United States”[43]; “Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục giá trị cho học sinh trong nhà trường phổ thông” [57]; “Giáo dục giá trị trong nhà trường phổ thông Australia và những kinh nghiệm đối với Việt Nam” [9]; “Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm” [39]; … Thông qua những nghiên cứu này, chúng tôi đã rút ra được các bài học kinh nghiệm về các cơ sở để lựa chọn các nội dung giáo dục giá trị, các con đường giáo dục giá trị như xác định lại vị trí giáo dục giá trị trong mục tiêu giáo dục nói chung; xây dựng chương trình khung về giáo dục giá trị; phối kết hợp các lực lượng giáo dục giá trị giữa nhà trường – gia đình – xã hội… 2.2. Những nghiên cứu hướng tới việc phát triển học sinh 2.2.1. Các nghiên cứu về các vấn đề trong đời sống của học sinh 2.2.1.1. Vấn đề bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại và bạo lực học đường Trung tâm xác định đây là vấn đề cốt lõi trong việc phát triển học sinh. Vì vậy, Trung tâm đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể như: “Phòng tránh xâm hại, bạo lực cho học sinh Tiểu học” [32]; “Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em” [30]; “Bạo lực học đường – từ góc nhìn tâm lí học và giáo dục học” [56]; “Phòng, chống bạo lực học đường trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp” [31]; “Xây dựng hệ thống luật và chính sách chống bạo lực học đường tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam” [63]; … Những nghiên cứu này đã tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, đồng thời chỉ ra các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại và bạo lực học đường 191
  5. 2.2.1.2. Đảm bảo kỉ luật học đường Bên cạnh việc bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại và bạo lực học đường, thì việc đảm bảo kỉ luật học đường cũng hết sức quan trọng trong việc phát triển học sinh một cách đúng hướng. Vì thế, Trung tâm cũng đã có những nghiên cứu về kỉ luật học đường như: “Kinh nghiệm quốc tế về công tác khen thưởng, kỉ luật học sinh trong nhà trường phổ thông” [59]; “Kỉ luật học đường ở Hoa Kì” [55]; “Kỷ luật tích cực học sinh trong nhà trường phổ thông” [88]; “Kỉ luật học đường và một số trường phái, mô hình nghiên cứu quốc tế về vấn đề kỉ luật học đường” [93]; … Những nghiên cứu này đã tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp đảm bảo kỉ luật học đường theo hướng tích cực, tôn trọng học sinh, tạo môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc. 2.2.1.3. Hoạt động tư vấn học đường Để phát hiện kịp thời và hỗ trợ học sinh giải quyết các vấn đề gặp phải trong đời sống học đường, Trung tâm đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu hoạt động tư vấn trong nhà trường. Các nghiên cứu về tư vấn học đường của Trung tâm trong 10 năm qua tập trung vào 4 mảng nội dung chính: 1/ Vai trò của tư vấn học đường và vai trò của các lực lượng giáo dục trong tư vấn học đường; 2/ Đặc điểm và nhu cầu tư vấn của học sinh; 3/ Thực trạng tư vấn học đường; và 4/ Biện pháp phát triển năng lực tư vấn học đường. Các nghiên cứu về vai trò của tư vấn học đường và vai trò của các lực lượng giáo dục trong tư vấn học đường như: “Sứ mệnh và nhiệm vụ của Tham vấn học đường ngày nay” [28]; Công tác tư vấn tâm lý học đường và những vấn đề đặt ra đối với giáo viên phổ thông [89]; “Tư vấn hay tham vấn – Vai trò nào cho người giáo viên THPT?” [44]; “Vai trò của giáo viên trong công tác tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông tại Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam” [68]; “Nhiệm vụ và yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn học đường trong nhà trường phổ thông” [73]; “Công tác phối hợp các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động tư vấn học đường ở trường phổ thông” [16]; … Các nghiên cứu này đã khẳng định vai trò của hoạt động tư vấn học đường, cũng như vai trò của các lực lượng giáo dục, đặc biệt là của giáo viên phổ thông là hết sức có ý nghĩa trong việc phát triển học sinh. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã có những nghiên cứu về đặc điểm và nhu cầu tư vấn của học sinh, có thể kể đến những nghiên cứu: “Đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh THCS hiện nay” [26]; Những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông [15]; “Nhận thức về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT” [42]; “Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh” [99]; … Những nghiên cứu này đã chỉ 192
  6. ra rằng học sinh có những đặc điểm chung của lứa tuổi, vừa là những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, nên có nhu cầu tư vấn rất đa dạng và rất thường xuyên cần được hỗ trợ giải quyết để phát triển một cách hài hòa. Không chỉ tìm hiểu những đặc điểm và nhu cầu tư vấn của học sinh mà Trung tâm đã có những nghiên cứu đánh giá thực trạng tư vấn học đường: “Needs for Consultancy of Vietnam high school students” [54]; “Năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học” [100]; … Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng học sinh gặp nhiều khó khăn trong đời sống học đường ở các vấn đề khác nhau, ở các mức độ khác nhau và có nhu cầu được tư vấn để giải quyết các vấn đề của mình, trong khi đó thực trạng năng lực tư vấn của người giáo viên và các lực lượng giáo dục khác lại đang ở mức thấp, cần được bồi dưỡng thêm để đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Xuất phát từ thực trạng đó, Trung tâm đã có những nghiên cứu về phát triển năng lực tư vấn học đường: “Mô hình tư vấn học đường trong nhà trường phổ thông” [75]; “Bồi dưỡng năng lực tư vấn học đường cho giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT” [78]; “Phát triển năng lực tư vấn tâm lí cho GVCN ở trường THCS” [101]; “Các chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hướng dẫn và tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên phổ thông tại Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam” [1]; “Một số vấn đề xã hội của việc xây dựng chương trình bồi dưỡng tư vấn học đường cho giáo viên chủ nhiệm trường THPT” [2]; “Biện pháp hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông” [102]; “Nội dung căn bản bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông” [27]; … Những nghiên cứu này đã đề xuất được các biện pháp phát triển năng lực tư vấn cho đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu được tư vấn của học sinh nhằm giúp các em giải quyết được những khó khăn gặp phải trong đời sống học đường để phát triển bản thân một cách hài hòa, đồng thời giúp chính bản thân người giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của mình. 2.2.2. Nghiên cứu dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học Bên cạnh việc nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà học sinh thường gặp phải trong đời sống học đường, Trung tâm cũng rất quan tâm đến nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh – đó là vấn đề phát triển năng lực học tập cho các em. 2.2.2.1. Nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học Để phát triển năng lực học tập cho học sinh, nội dung lớn mà Trung tâm đã giành thời gian nghiên cứu là phát triển các chương trình, các nội dung giáo dục. Ở hướng nghiên cứu này, chúng ta có thể kể đến các công trình sau: “Phát triển nội dung 193
  7. giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực – Từ góc nhìn Lí luận giáo dục” [76]; “Cơ sở Tâm lý học và Giáo dục học của việc xác định nội dung giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực” [77]; “Phát triển chương trình và nội dung giáo dục phổ thông ở Hàn Quốc” [45]; … Những nghiên cứu này đã tìm hiểu những cơ sở khoa học như cơ sở tâm lí học, cơ sở giáo dục học và kinh nghiệm quốc tế đề đề xuất các chương trình, nội dung giáo dục nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong bối cảnh hiện nay. 2.2.2.2. Nghiên cứu phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực người học Bên cạnh việc nghiên cứu đề xuất các chương trình, nội dung giáo dục, Trung tâm cũng quan tâm nghiên cứu những vấn đề cụ thể, chi tiết hơn, đó là vấn đề về phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực người học. Ở hướng nghiên cứu này, chúng ta có thể kể đến: “Một số loại phong cách học tập dựa trên chỉ số phân loại Myers – Briggs (MBTI)” [94]; “Giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi theo phương pháp Shichida” [95]; “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24 – 36 tháng” [33]; “Giáo dục năng lực tự học toán cho học sinh Tiểu học” [34]; “Xây dựng trò chơi học tập hỗ trợ dạy học ở trường Tiểu học” [11]; “Kỹ năng tự nhận thức của học sinh THPT” [13]; “Công não – Phương pháp dạy học phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên” [41]; “Sử dụng phương tiện dạy học phát triển năng lực cho người học” [5]…Những nghiên cứu của Trung tâm đã tập trung vào những vấn đề lí luận về phương pháp, kĩ năng dạy và học chung, cũng như những phương pháp, kĩ năng dạy và học cho từng đối tượng người học cụ thể, ở từng bậc học khác nhau. 2.2.2.3. Nghiên cứu giảm áp lực học tập cho học sinh Trong bối cảnh hiện nay, học sinh thường xuyên gặp phải những áp lực do việc học mang lại. Điều này có ảnh hưởng lớn tới chất lượng học tập cũng như sự phát triển toàn diện của các em. Nhận thức được điều này, Trung tâm đã có nhiều nghiên cứu nhằm tạo động lực và giảm áp lực học tập cho các em. Chúng ta có thể kể đến các nghiên cứu: “Quan niệm về động cơ người học và ứng dụng trong dạy học phổ thông hiện nay” [29]; “Áp lực học tập của học sinh trung học phổ thông và những hệ lụy” [79]; “Một số nguyên nhân gây ra áp lực học tập cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay” [69]; “Áp lực học tập ở HS THPT: Thực trạng và giải pháp” [96]; “Giải pháp giảm áp lực học tập cho học sinh Trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay” [97]; “Giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc, giảm áp lực học tập tại khối THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội” [98]; “Một số giải pháp cho cha mẹ trong việc giảm áp lực học tập cho học sinh THPT” [14]; … Những nghiên cứu này đã tập trung tìm hiểu những lí thuyết về tạo động lực và giảm áp lực học tập, tìm hiểu thực trạng, 194
  8. nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giảm áp lực học tập cho học sinh trong bối cảnh hiện nay. 2.3. Những nghiên cứu hướng tới việc xây dựng nhà trường hạnh phúc 2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh Trường học là nơi trẻ em dành khá nhiều thời gian hàng ngày và cũng là môi trường có ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện các quyền và khả năng phát triển của các em. Tuy nhiên, trẻ em trong các trường học hiện nay đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, đa dạng, ảnh hưởng lớn tới quyền của các em như bạo lực, xâm hại, bắt nạt, nghiện games, nghiện ma túy, sức khỏe tâm thần, bỏ học, khuyết tật... Do đó, việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh là nhiệm vụ của các cấp, các cơ sở giáo dục. Và đây cũng chính là một trong những mục tiêu hướng đến của trường học hạnh phúc. Nghiên cứu Phát triển môi trường giáo dục an toàn – lành mạnh – thân thiện ở các cơ sở giáo dục mầm non trong bối cảnh CMCN 4.0 [90]; Chương trình nghiên cứu quốc gia về KHGD năm 2018 “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở bậc học phổ thông và mầm non” [103], NCTXTCN năm 2021: “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng trường học hạnh phúc” [35] đã góp phần làm sáng tỏ nội dung này. Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực, người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Một số nghiên cứu trong nước cũng như có tham khảo kinh nghiệm quốc tế như: Mô hình tư vấn học đường trong nhà trường phổ thông [74], Mô hình tham vấn học đường trong nhà trường phổ thông ở Hoa Kỳ [72], Mô hình hội đồng tư vấn trong nhà trường phổ thông ở một số nước trên thế giới [18], Mô hình tư vấn học đường trong nhà trường phổ thông [80]… là những gợi ý cho nhà trường phổ thông triển khai các mô hình tư vấn học đường để có thể hỗ trợ, ngăn ngừa, phòng tránh và can thiệp kịp thời để bảo vệ học sinh. Cùng với giải pháp triển khai các mô hình tư vấn học đường, để kiến tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thì ngay từ khâu cán bộ quản lý cũng cần có những sự đổi mới. Điều này đã được thể hiện một phần qua nghiên cứu Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 [25]. Để người học có được niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc mỗi khi đến trường, những người có trách nhiệm (đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục) ngoài việc phát triển năng lực quản lí còn phải trao đi những yêu thương bằng những hành động cụ thể; có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa; biết quan tâm đến hoàn cảnh của nhân viên, giáo 195
  9. viên, học sinh để có biện pháp quản lí và phối hợp các lực lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp, hiệu quả nhất. Nghiên cứu Mô hình hội đồng tư vấn trong trường phổ thông: giải pháp tăng cường sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay [19] một lần nữa cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội trong việc phát triển toàn diện cho người học và xây dựng nhà trường hạnh phúc. Trường học không chỉ là môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh mà còn hướng tới sự thân thiện. Nghiên cứu Chương trình giáo dục cho học sinh khiếm thị trong môi trường giáo dục hòa nhập [36]; Xây dựng kế hoạch hành động triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trẻ khuyết tật [37], đã góp phần cho thấy môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái. Ở đó, học sinh cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ thầy cô, bạn bè với niềm vui được nhân lên và nỗi buồn được san sẻ. 2.3.2. Xây dựng môi trường/ cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp Để xây dựng trường học hạnh phúc, không gian, cảnh quan nhà trường có vai trò quan trọng, tạo ấn tượng, cảm xúc tốt đẹp cho mỗi người khi đến nơi đây. Đó là cảm xúc ban đầu và là chất xúc tác quan trọng tạo sự thư thái, gợi những xúc cảm đẹp, tiếp thêm năng lượng để người học không ngừng cố gắng trong quá trình học tập, thi cử. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn còn có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta có ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp chúng ta càng thêm yêu quý trường lớp và điều này cần tất cả các bộ phận trong nhà trường cùng chung tay để xây dựng và bảo vệ. Với ý nghĩa đó, một số nghiên cứu về xây dựng cảnh quan trường học và giáo dục bảo vệ môi trường đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định như: Biên soạn tài liệu hướng dẫn giáo viên phát triển kỹ năng BVMT cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm [92]; Xây dựng mô hình truyền thông giáo dục phòng chống ô nhiễm không khí và bụi mịn cho học sinh trung học khu vực đô thị [60]… Nghiên cứu giáo dục môi trường không chỉ ở trong nước mà cũng có sự tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế để đưa ra một số khuyến nghị, bài học đối với Việt Nam như: Kinh nghiệm giáo dục môi trường cho trẻ mần non ở Hoa Kì [17], Thực hiện chiến lược phát triển bền vững thông qua giáo dục môi trường – Kinh nghiệm của các nước EU và bài học cho Việt Nam [67]. 196
  10. 2.4. Những nghiên cứu về các điều kiện để phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc 2.4.1. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và tạo động lực giáo dục cho giáo viên 2.4.1.1. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Việc phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa then chốt, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới. Trước những yêu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục, gần đây nhất là đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, việc xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ đạt chuẩn về trình độ đào tạo mà luôn cần có tư duy đổi mới, sáng tạo trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. Do đó đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Đề cập đến vấn đề này, có các nghiên cứu Đào tạo giáo viên trong công cuộc đổi mới hiện nay – một phương án tính tới hiệu quả tổng hợp của kinh tế giáo dục [38]; Nhà trường phổ thông trong giai đoạn mới và những yêu cầu đặt ra với người giáo viên [57]; Những yêu cầu đặt ra với người giáo viên trong bối cảnh cách mạng KHCN 4.0 [48]… Đồng thời với đó là các giải pháp, hướng dẫn cụ thể để góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên như: Những yêu cầu về năng lực tư vấn của người giáo viên Trung học phổ thông [49]; Phát triển năng lực tư vấn tâm lí cho GVCN ở trường THCS [101]; Hướng dẫn giáo viên kỷ luật tích cực học sinh trong nhà trường phổ thông [91]; Biên soạn tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực bảo vệ môi trường cho học sinh THCS vùng đồng bằng sông Cửu Long [82]... Những nghiên cứu này đã cho thấy trong lao động của người giáo viên đang diễn ra những thay đổi rất cơ bản, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực vươn lên để thích ứng. Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu chuyên môn (dạy học), giáo viên cũng cần có sự am hiểu về học sinh, có khả năng giao tiếp, xử lí các tình huống sư phạm, tham gia các hoạt động xã hội…để có thể đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp đặt ra. Để việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, việc tìm hiểu kinh nghiệm từ quốc tế là những nghiên cứu hết sức cần thiết. Các nghiên cứu Phát triển nghề nghiệp giáo viên trong cải cách giáo dục ở Phần Lan [40]; Định hướng đào tạo – bồi dưỡng giáo viên ở Malaysia trong bối cảnh hiện nay [46]; Đội ngũ giáo viên – Nhân tố quan trọng trong sự chuyển đổi mạnh mẽ của hệ thông giáo dục ở Phần Lan [61]; Một số vấn đề về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở Phần Lan [50]; Some issues in the pedagogical system and the teacher training model in Finland [51]…đã tổng kết kinh nghiệm về đào 197
  11. tạo, bồi dưỡng giáo viên ở một số quốc gia trên thế giới để qua đó có thể rút ra những bài học/khuyến nghị đối với vấn đề này ở nước ta. 2.4.1.2. Tạo động lực giáo dục cho giáo viên Như đã khẳng định ở trên, giáo viên được xem như là một thành tố, đóng vai trò chủ thể để tạo nên chất lượng giáo dục. Do đó, bên cạnh vấn đề tạo điều kiện phát huy năng lực giảng dạy của giáo viên qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nhà quản lý các cấp cần có chính sách để khích lệ tạo động lực lao động cho đội ngũ giáo viên tích cực làm việc trong điều kiện cho phép để tạo ra năng suất, hiệu quả cao và phát huy vị thế của mình. Bên cạnh nhu cầu cơ bản là có thu nhập hợp lý để có thế sống được bằng nghề dạy học, họ rất cần xã hội hiểu được công việc của “nhà giáo”. Giáo viên khi gặp khó khăn trong trong chuyên môn hay cuộc sống, họ cũng có nhu cầu được mọi người chia sẻ, cảm thông nếu không giáo viên dễ sinh tâm lý tự ti, bỏ mặc và không thiết tha với công việc của nhà trường. Khi giáo viên có động lực làm việc thì họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và hiệu quả công việc cũng sẽ phát triển hơn. Ví dụ: Sự hỗ trợ tài chính đáng kể cho đào tạo giáo viên Phần Lan, phát triển chuyên môn, mức lương hợp lý và công bằng và điều kiện làm việc nhận được nhiều sự hỗ trợ. Đây cũng là những kết quả đã được ghi nhận qua các nghiên cứu Chính sách phát triển nghề nghiệp giáo viên trong cải cách giáo dục ở Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [52]; Kinh nghiệm Phần Lan trong việc tạo động lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông [53]; Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực của giáo viên dựa trên lý thuyết hai nhân tố của F.Herzberg [3]. 2.4.2. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong bối cảnh mới Để xây dựng trường học hạnh phúc, bên cạnh việc đổi mới quản lí, phát triển đội ngũ thì cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như quyết định sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Cơ sở vật chất của nhà trường là môi trường sư phạm, không gian học tập, hạ tầng kĩ thuật cùng với các công trình phụ trợ (như thư viện, phòng thực hành, nhà giáo dục thể chất, khu vệ sinh). Hệ thống cơ sở vật chất trong nhà trường cần tạo ra không gian học tập và sinh hoạt thoải mái, an toàn cho người học, cũng như hỗ trợ học sinh học tập và vui chơi, tạo sự thân thiện, gần gũi qua đó giúp học sinh phát triển một cách toàn diện nhất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể quản lí và vận hành hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường hỗ trợ hoạt động dạy và học một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay? Nghiên cứu Quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy 198
  12. học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục [4]; Những yêu cầu về Cơ sở vật chất – Thiết bị trường học các môn KHXH khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới [6] cũng đã đề cập đến vấn đề này, trong đó có vấn đề quản lí trang bị (số lượng: đầu vào, đầu ra), chất lượng (tiêu chuẩn kĩ thuật và sử dụng, bảo quản), con người (nhân viên thiết bị, giáo viên, học sinh) và việc phát triển hệ thống này trong nhà trường (nhà nước đầu tư, xã hội hóa, tự mua sắm). Nghiên cứu Sử dụng thiết bị dạy học góp phần hình thành và phát triển năng lực người học [5] cho thấy: Học sinh của thế kỷ XXI không chỉ đến trường để tiếp thu lý thuyết đơn thuần mà thông qua các thiết bị dạy học - nhất là các thiết bị dạy học hiện đại, có ứng dụng CNTT giúp các em sẽ có những hiểu biết về thế giới rộng lớn xung quanh, sự thay đổi và chuyển động không ngừng của xã hội để chuẩn bị hành trang cho bản thân, sẵn sàng hội nhập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong kỉ nguyên số với lượng thông tin tràn ngập như hiện nay, việc trang bị cho học sinh kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông để xử lý thông tin và sáng tạo thông qua việc sử dụng các sản phẩm công nghệ để tối ưu hoá khả năng học tập và thu nhận kiến thức là rất quan trọng vì đây là một trong những kĩ năng thiết yếu cho công dân thế kỉ XXI. Nghiên cứu Học tập trên thiết bị di động trong bối cảnh hiện nay [7] mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho cả học sinh lẫn giáo viên trong việc ứng dụng CNTT nói chung và sử dụng các thiết bị di động nói riêng trong dạy và học. 2.4.3. Đầu tư cho GD dưới góc độ kinh tế Để xây dựng trường học phát triển cả về nhân lực và vật lực góp phần tạo dựng giá trị hạnh phúc, điều quan trọng trước tiên là phải đầu tư kinh phí (từ ngân sách nhà nước, từ nguồn vốn xã hội hóa hoặc tự chủ). Với mục tiêu đó, các nghiên cứu của cán bộ Trung tâm trong thời gian qua đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới lĩnh vực Tài chính giáo dục nhằm hướng tới một nền giáo dục chất lượng và hiệu quả, đảm bảo công bằng cho người học, cụ thể như: - Nghiên cứu hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục đại học: Hiệu quả tài chính của đầu tư cá nhân cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay [20]; Hiệu quả đầu tư của cá nhân cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay [21]. Trong đó nhấn mạnh: Sau khi so sánh chi phí, lợi ích và các chỉ số phản ánh hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam với một số quốc gia khác thuộc khối OECD, có thể thấy rằng đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay thuộc dạng “chi phí thấp - lợi ích thấp - hiệu quả thấp”. Việc nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học phải dựa trên cơ sở sự nỗ lực, chung tay góp sức của tất cả các bên hữu quan (Nhà nước - Nhà trường - Người học - Doanh nghiệp) nhằm hướng tới chuyển đổi mô hình đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn tới theo hướng “chi phí hợp lí - lợi ích cao - hiệu 199
  13. quả cao”, đáp ứng sự kì vọng của xã hội cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước với mục tiêu đến năm 2030 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. - Tín dụng sinh viên qua các nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn cả trong nước và quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chương trình tín dụng ưu đãi đành cho sinh viên [64]; Vận dụng cơ sở lí luận để đánh giá quản lí thực hiện chương trình tín dụng sinh viên góp phần đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học ở Việt Nam [65]; Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chương trình tín dụng sinh viên [70]… - Tự chủ hóa về tài chính đối với giáo dục Đại học theo tiếp cận vĩ mô (QLNN) và vi mô (quản trị của trường Đại học công lập) như: Quản trị tài chính trường đại học công lập trong bối cảnh tự chủ GDĐH – tiếp cận từ góc độ vĩ mô và vi mô [22]; Xây dựng và thực hiện khung tiêu chí đánh giá mức độ tự chủ ở các cơ sở giáo dục đại học tại các nước liên minh châu Âu và kinh nghiệm cho Việt Nam [66]; Định hướng giải pháp quản lí nhà nước về tài chính đối với các trường đại học công lập trong bối cảnh tự chủ [23]; Tự chủ của Cơ sở giáo dục - Yếu tố then chốt thúc đẩy thực hiện chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học ở Hoa Kỳ [62]; Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính ở các trường Đại học địa phương [24]… Các nghiên cứu này đã cho thấy: Xu hướng chung trên thế giới hiện nay là chuyển dịch từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang mô hình Nhà nước giám sát với các mức độ tự chủ cao hơn để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học vận hành hiệu quả. Mục đích chủ yếu của việc giao quyền làm chủ cho hệ thống giáo dục đại học có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách đại học, đặc biệt là những cuộc cải cách nhằm đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 3.1. Kết luận Mục tiêu giáo dục là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của hệ thống giáo dục mỗi quốc gia nhằm xây dựng mẫu hình nhân cách cần hình thành ở đối tượng người học nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn sẽ có những yêu cầu khác nhau, từ đó sẽ có những mục tiêu giáo dục khác nhau, tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng đều hướng tới xây dựng môi trường học đường tối ưu để phát triển người học tối đa. Ở Việt Nam, từ khi có Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Luật Giáo dục 2019, mục tiêu giáo dục đã được xác định theo tiếp cận năng lực, phát triển tiềm năng, hoàn thiện nhân cách người học, phù hợp với mục tiêu xã hội. Và để đạt 200
  14. được mục tiêu đó, giáo dục phải hướng tới phát triển học sinh và xây dựng nhà trường hạnh phúc. Nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục mà Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Luật Giáo dục 2019 xác định, Trung tâm đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của người học và xây dựng trường học hạnh phúc thông qua những nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực như: Lí luận giáo dục, Lí luận dạy học, Lịch sử giáo dục, Giáo dục so sánh, Kinh tế học giáo dục, Xã hội học giáo dục… Những nghiên cứu ở các lĩnh vực này đã định hướng chung cho việc phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc, đồng thời hướng tới từng mục tiêu cụ thể (có những nghiên cứu hướng tới việc phát triển học sinh, cũng có những nghiên cứu hướng tới việc xây dựng trường học hạnh phúc). Không chỉ thế, Trung tâm cũng có những nghiên cứu về các điều kiện để phát triển học sinh và trường học hạnh phúc. 3.2. Định hướng nghiên cứu trong giai đoạn tới Mặc dù các nghiên cứu của cán bộ Trung tâm đã và đang góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm thúc đẩy sự phát triển của người học và đem lại môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện, song vẫn còn những “khoảng trống” cần tiếp tục lấp đầy thông qua nghiên cứu. - Những nghiên cứu định hướng chung trong việc phát triển học sinh và xây dựng trường học hạnh phúc cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu, đồng thời phải hướng tới việc cụ thể hóa những định hướng đó để có thể vận dụng trong thực tiễn. - Tiếp tục quan tâm nghiên cứu để phát hiện các vấn đề trong đời sống của học sinh, đặc biệt là những vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh xã hội liên tục thay đổi và nhiều thách thức như hiện nay. - Chú trọng nghiên cứu phương pháp, kĩ thuật dạy và học trong bối cảnh mới (áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bối cảnh toàn thế giới bị ảnh hưởng do đại dịch covid, …) nhằm phát triển năng lực người học. - Tiếp tục các nghiên cứu nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, làm rõ nét ở các cấp học và đối tượng người học (nhóm học sinh yếu thế, nhu cầu/điều kiện học tập/cơ sở vật chất ở các cấp học) cũng như việc đề xuất các biện pháp đảm bảo môi trường giáo dục thành hệ thống có tính khả thi hơn. Ngoài ra, cần bổ sung các nghiên cứu tìm hiểu quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và khuyến nghị đối với Việt Nam. 201
  15. - Bổ sung các nghiên cứu xây dựng môi trường/cảnh quan giáo dục xanh, sạch, đẹp. Bên cạnh các nghiên cứu lí thuyết, cần tiếp tục tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu thực trạng, đề xuất biện pháp, xây dựng mô hình cảnh quan nhà trường phù hợp với thực tiễn Việt Nam. - Đối với vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và tạo động lực cho giáo viên: cần bổ sung những nghiên cứu về tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên. Tiếp tục tập trung những nghiên cứu phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở những điều kiện khác nhau để đảm bảo công bằng trong giáo dục. Ngoài ra, những nghiên cứu lí thuyết về động lực cho giáo viên cũng như thực trạng của vấn đề này ở nước ta hiện nay cũng cần quan tâm nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh thực hiện chương trình GDPT2018. - Vấn đề đầu tư cho giáo dục dưới góc độ kinh tế hiện nay đang tập trung nhiều cho Đại học, do đó trong thời gian tới cần nghiên cứu mở rộng hơn đối với cấp học mầm non, phổ thông cả về phương diện lí luận và thực tiễn, trong đó chú trọng đến nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu hiệu quả đầu tư và đưa ra những đề xuất/khuyến nghị thiết thực. Có thể nói, trong 10 năm qua, các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Tâm lí học và Giáo dục học đã hướng tới mục tiêu phát triển người học và xây dựng trường học hạnh phúc. Mặc dù số lượng cán bộ nghiên cứu không nhiều, chưa phủ được các vấn đề nghiên cứu cũng như lĩnh vực nghiên cứu nhưng các cán bộ của Trung tâm đều đã cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm qua từng hoạt động nghiên cứu khoa học trong suốt 10 năm qua. Sự nỗ lực và cố gắng ấy cũng đã được minh chứng qua kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước với số lượng ngày một nhiều hơn, chất lượng ngày một tốt hơn và đó cũng là trách nhiệm của cán bộ trong nghiên cứu vì sự ổn định và phát triển của Trung tâm, vì “sự phát triển của học sinh và nhà trường hạnh phúc”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Thanh Tâm (2016), Các chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hướng dẫn và tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên phổ thông tại Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam, Hội thảo Hội KH TL-GD VN: Phổ biến kiến thức về tư vấn tâm lý học đường 2. Nguyễn Minh Đức (2016), Một số vấn đề xã hội của việc xây dựng chương trình bồi dưỡng tư vấn học đường cho giáo viên chủ nhiệm trường THPT, Hội thảo cấp 202
  16. Viện: “Phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên phổ thông” do Trung tâm Nghiên cứu TLH – GDH tổ chức, 4/10/2016 3. Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Thị Hiền (2020), Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực của giáo viên dựa trên lý thuyết hai nhân tố của F.Herzberg, Tạp chí Quản lý giáo dục, số tháng 12 4. Nguyễn Minh Đức (2020), Quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Tạp chí Thiết bị giáo dục 5. Vương Thị Phương Hạnh (2018), Sử dụng phương tiện dạy học phát triển năng lực cho người học, Tạp chí Thiết bị giáo dục, Số tháng 6 6. Vương Thị Phương Hạnh (2019), Những yêu cầu về CSVC-TBTH các môn KHXH khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Khoa học giáo dục. 7. Vương Thị Phương Hạnh (2019), Học tập trên thiết bị di động trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí thiết bị giáo dục, số đặc biệt. 8. Vương Thị Phương Hạnh (2020), Sự dịch chuyển giá trị văn hóa con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 34, tháng 10 9. Vương Thị Phương Hạnh (2020), Giáo dục giá trị trong nhà trường phổ thông Australia và những kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt T11 10. Vương Thị Phương Hạnh, Lê Thị Quỳnh Nga (2021), Opportunities and challenges of values education for Vietnamese students from the experience of other nations, International Journal of Educational Sciences (IJES), Volume 33 11. Vương Thị Phương Hạnh (2020), Xây dựng trò chơi học tập hỗ trợ dạy học ở trường Tiểu học, Tạp chí Giáo dục và xã hội, Số tháng 01 12. Vương Thị Phương Hạnh (2019), Xác định hệ giá trị văn hóa cho học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới, Đề tài cấp Bộ mã số CT2019.08.01, Viện KHGD Việt Nam. 13. Nguyễn Thị Hiền (2019), Kỹ năng tự nhận thức của học sinh THPT, Tạp chí Giáo dục và xã hội số đặc biệt 14. Nguyễn Thị Hiền (2018), Một số giải pháp cho cha mẹ trong việc giảm áp lực học tập cho học sinh THPT, Kỷ yếu HTKH cấp Viện, thuộc ĐT B2018 15. Nguyễn Thị Hiền (2016), Những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông, Hội thảo Hội KH TL-GD VN: Phổ biến kiến thức về tư vấn tâm lý học đường 203
  17. 16. Nguyễn Thị Hiền (2016), Công tác phối hợp các lực lượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động tư vấn học đường ở trường phổ thông, Kỉ yếu Hội thảo cấp Viện: “Phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên phổ thông” do Trung tâm NC TLH – GDH tổ chức tháng 10/2016 17. Nguyễn Thị Hiền B (2016), Kinh nghiệm giáo dục môi trường cho trẻ mầm non ở Hoa Kì, Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Sinh viên và cán bộ trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc năm 2016” do Trường ĐH SP TP HCM tổ chức. Số xuất bản 583/QĐ-NXBĐHSP. ISBN: 978-604-947-640-2 18. Đặng Thị Minh Hiền (2014), Mô hình hội đồng tư vấn trong nhà trường phổ thông ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 111. 19. Đặng Thị Minh Hiền, Phạm Minh Mục (2015), Mô hình hội đồng tư vấn trong trường phổ thông: giải pháp tăng cường sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay, Hội thảo KH “Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa và tư vấn tâm lý trong nhà trường”, Vụ Công tác HSSV, Bộ GD&ĐT. 20. Đặng Thị Minh Hiền (2016), Hiệu quả tài chính của đầu tư cá nhân cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo quốc tế Việt Nam học 21. Đặng Thị Minh Hiền (2016), Hiệu quả đầu tư của cá nhân cho GDĐH công lập ở Việt Nam hiện nay, HTQG: “Đầu tư tư nhân cho giáo dục sau phổ thông ở khu vực đồng bằng sông Hồng” do ĐH KTQD và Viện KHGDVN tổ chức. 22. Đặng Thị Minh Hiền (2016), Quản trị tài chính trường đại học công lập trong bối cảnh tự chủ GDĐH – tiếp cận từ góc độ vĩ mô và vi mô, Hội thảo khoa học trường Đại học Ngoại Thương “Mô hình quản trị cho các trường đại học công lập Việt Nam”. 23. Đặng Thị Minh Hiền (2017), Định hướng giải pháp quản lí nhà nước về tài chính đối với các trường đại học công lập trong bối cảnh tự chủ, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 138. 24. Đặng Thị Minh Hiền (2017), Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ trong quản lý tài chính ở các trường ĐH địa phương (đồng tác giả), Tạp chí Giáo dục, số 398 kì II. 25. Phan Văn Kha (2017), Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Hội thảo do Học viện QLGD phối hợp với Chương trình ETEP (Bộ GD&ĐT) và Ngân hàng Thế giới WB tổ chức 204
  18. 26. Đỗ Thị Kim Liên (2011), Đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh THCS hiện nay, Đề tài cấp Viện V2011-04 Viện KHGD Việt Nam 27. Hồ Viết Lương (2016), Nội dung căn bản bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên trung học phổ thông, Hội thảo cấp Viện: “Phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên phổ thông” do Trung tâm Nghiên cứu TLH – GDH tổ chức, 04/10/2016 28. Hồ Viết Lương (2016), Sứ mệnh và nhiệm vụ của Tham vấn học đường ngày nay, Kỉ yếu Hội thảo cấp Viện: “Phát triển năng lực tư vấn học đường cho giáo viên phổ thông” do Trung tâm NC TLH – GDH tổ chức tháng 10/2016 29. Hồ Viết Lương (2016), Quan niệm về động cơ người học và ứng dụng trong dạy học phổ thông hiện nay, Hội nghị Toàn quốc Hội Tâm lý GD VN 30. Mai Thị Mai (2019), Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em, Tạp chí Giáo dục, số tháng 12 31. Mai Thị Mai (2016), Phòng, chống bạo lực học đường trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học, số 6B (61) 32. Mai Thị Mai (đồng tác giả) (2020), Phòng tránh xâm hại, bạo lực cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục 33. Mai Thị Mai (2018), Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24 – 36 tháng, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số tháng 12 34. Mai Thị Mai (2020), Giáo dục năng lực tự học toán cho học sinh Tiểu học, Tạp chí Giáo dục số tháng 9 35. Mai Thị Mai (2021) “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng trường học hạnh phúc”, Nhiệm vụ TXTCN 2021 36. Phạm Minh Mục (2013), Chương trình giáo dục cho học sinh khiếm thị trong môi trường giáo dục hòa nhập, Tạp chí Khoa học giáo dục. 37. Phạm Minh Mục (2013), Xây dựng kế hoạch hành động triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trẻ khuyết tật, Tạp chí Khoa học giáo dục. 38. Phạm Minh Mục (2014), Đào tạo giáo viên trong công cuộc đổi mới hiện nay – một phương án tính tới hiệu quả tổng hợp của kinh tế giáo dục, Tạp chí Khoa học giáo dục. 39. Lê Thị Quỳnh Nga (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm”, Đề tài cấp Viện (MS: V2012-03) 205
  19. 40. Lê Thị Quỳnh Nga (2013), Phát triển nghề nghiệp giáo viên trong cải cách giáo dục ở Phần Lan, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 48. 41. Lê Thị Quỳnh Nga (2013), Công não – Phương pháp dạy học phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên, Tạp chí Giáo dục và xã hội, Số 28 (89) 42. Lê Thị Quỳnh Nga (2014), Nhận thức về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT, Tạp chí Khoa học giáo dục Số 106 43. Lê Thị Quỳnh Nga (2015), “Professional value education – Basic orientation in Teacher Training Curriculum in The United States”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Teacher Training Curriculum development – Opportunities and Challenges”, NXB Đại học Sư phạm Thái Nguyên 44. Lê Thị Quỳnh Nga (2015), Tư vấn hay tham vấn – Vai trò nào cho người giáo viên THPT, Tạp chí Tâm lí học, số tháng 12 45. Lê Thị Quỳnh Nga (2016), Phát triển chương trình và nội dung giáo dục phổ thông ở Hàn Quốc, Tạp chí Khoa học giáo dục, Số 131 46. Lê Thị Quỳnh Nga (2017), Định hướng đào tạo – bồi dưỡng giáo viên ở Malaysia trong bối cảnh hiện nay, HTKH quốc tế “Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo – bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT, CBQL các cơ sở GDPT và giảng viên sư phạm”, Trường ĐHSP Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 47. Lê Thị Quỳnh Nga (2018), Nhà trường phổ thông trong giai đoạn mới và những yêu cầu đặt ra với người giáo viên, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số tháng 10. 48. Lê Thị Quỳnh Nga (2018), Những yêu cầu đặt ra với người giáo viên trong bối cảnh cách mạng KHCN 4.0, Kỷ yếu HTKHQG “Áp lực lao động nghề nghiệp giáo viên phổ thông”, Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam. 49. Lê Thị Quỳnh Nga (2017), Những yêu cầu về năng lực tư vấn của người giáo viên THPT, Tạp chí Khoa học giáo dục – Số 141 50. Lê Thị Quỳnh Nga (2017), Một số vấn đề về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở Phần Lan, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Enhancing the quality of teacher development to meet the requirements of innovation in education” – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, NXB Giáo dục 51. Lê Thị Quỳnh Nga (2017), Some issues in the pedagogical system and the teacher training model in Finland, HTKH quốc tế “Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo – bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT, cán bộ 206
  20. quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm”, Trường ĐHSP Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia. 52. Lê Thị Quỳnh Nga (2016), Chính sách phát triển nghề nghiệp giáo viên trong cải cách giáo dục ở Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Kỉ yếu hội thảo KH quốc tế: “Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Trường ĐHSP Hà Nội. 53. Lê Thị Quỳnh Nga (2020), Kinh nghiệm Phần Lan trong việc tạo động lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tạo động lực cho người dạy và người học trong bối cảnh đổi mới giáo dục”, Học viện QLGD. 54. Lê Thị Quỳnh Nga (2020), Needs for Consultancy of Vietnam high school students, Archives of Business Research, Services for Science and Education, United Kingdom, Vol. 8, Issue 3 55. Lê Thị Quỳnh Nga (2021), Kỉ luật học đường ở Hoa Kì, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số tháng 2 56. Lê Thị Quỳnh Nga (2019), Bạo lực học đường – từ góc nhìn tâm lí học và giáo dục học, Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay – vấn đề và giải pháp” 57. Lê Thị Quỳnh Nga (2019), Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục giá trị cho học sinh trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số tháng 7 58. Le Thi Quynh Nga (2020), Industrial Revolution 4.0 and Global Citizenship Education in Vietnam today, Advances in Social Sciences Research Journal, United Kingdom; Vol 7, N0 3, ISSN: 2055-0286; DOI: 0.14738/assrj.73.2020 59. Lê Thị Quỳnh Nga (2020), Kinh nghiệm quốc tế về công tác khen thưởng, kỉ luật học sinh trong nhà trường phổ thông, Nhiệm vụ TXTCN năm 2020. 60. Lê Thị Quỳnh Nga (2021), “Xây dựng mô hình truyền thông giáo dục phòng chống ô nhiễm không khí và bụi mịn cho học sinh trung học khu vực đô thị”, Nhiệm vụ Môi trường, MS: B2021-VKG-02MT. 61. Hoàng Lê Mai Phương (2017), Đội ngũ giáo viên – Nhân tố quan trọng trong sự chuyển đổi mạnh mẽ của hệ thông giáo dục ở Phần Lan, Hội thảo “Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” của Đại học Huế - NXB Thông tin và truyền thông. 207
nguon tai.lieu . vn