Xem mẫu

  1. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH THANH HÓA Hồ Sỹ Hùng Trường Đại học Hồng Đức hosyhung@hdu.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ ở các trường mầm non. Kết quả nghiên cứu trên 60 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tại tỉnh Thanh Hóa đã làm rõ các nội dung như: khả năng của trẻ khuyết tật trí tuệ, ý nghĩa và sự cần thiết của giáo dục hòa nhập, các hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, những khó khăn và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập. Đây là cơ sở để đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ tại các trường mầm non. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật trí tuệ, trường mầm non hòa nhập. 1. MỞ ĐẦU Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em đã nêu: Tất cả trẻ em sinh ra đều có quyền được đi học (Liên Hợp Quốc, 1989). Tuyên bố Salamanca về giáo dục cho tất cả mọi người đã khẳng định: Mọi người, mọi trẻ em, không phân biệt khuyết tật hay không khuyết tật, đều có quyền được hưởng nền giáo dục tốt nhất (UNESCO, 1998). Điều đó cho thấy giáo dục hòa nhập (GDHN) là một tất yếu trong giai đoạn hiện nay. GDHN là sự hỗ trợ mọi trẻ em, trong đó có trẻ em khuyết tật, có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học, phù hợp tại trường học nơi trẻ sinh sống, nhằm chuẩn bị để các em trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội (Lã và cs., 2015). GDHN trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT), đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội như một lĩnh vực khoa học chứ không chỉ mang tính chất nhân đạo, từ thiện, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa trẻ khuyết tật với trẻ bình thường, đảm bảo cho trẻ được tham gia đầy đủ vào các hoạt động giáo dục, phát triển khả năng tiềm ẩn và có những đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. KTTT (rối loạn phát triển trí tuệ) là rối loạn khởi phát trong thời kỳ phát triển bao gồm suy giảm cả chức năng trí tuệ và chức năng thích ứng trong lĩnh vực nhận thức, xã hội và thực hành (APA, 2013). Nghiên cứu về GDHN trẻ KTTT đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục, xã hội (Lã, Bùi, & Hoàng, 2015; Nguyễn, 2018; Nguyễn, 2010; Hickman & Jones, 2009). Những thành tựu nghiên cứu trong giáo dục, can thiệp, trị liệu và chính sách cho trẻ KTTT được công bố đã giúp cho các nhà khoa học, nhà giáo dục, cha mẹ trẻ và xã hội có hiểu biết hơn về trẻ. Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp cũng như chương trình can thiệp, trị liệu cho trẻ KTTT học hòa nhập cũng đã được đề xuất (Schmidt & Brown, 2015), trò chơi là một trong những phương tiện giáo dục hiệu quả trong giáo dục hòa nhập trẻ KTTT “Education of Children with Intellectual Disabilities in Slovenia; “Effect of Role Play on Developing Communication Skills of Children with moderate Mental retardation” (Sunish, 2013). Ở Việt Nam, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phát triển các kỹ năng cho trẻ KTTT học hòa nhập như phát triển tính sáng tạo, phát triển kỹ năng giao tiếp trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non và tiểu học cũng đã được quan tâm “Tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ KTTT 5-6 tuổi”(Trần, 2013), Thiết kế môi trường học tập nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ trong lớp học hòa nhập”; (Đinh, 2015), “Giáo dục kỹ năng giao 82
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 tiếp cho học sinh KTTT học hòa nhập ở tiểu học (Đinh, 2017), đã cho thấy được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Trong giai đoạn hiện nay GDHN trẻ KTTT đã được triển khai rộng rãi khắp các tỉnh thành trên cả nước tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng GDHN trẻ KTTT ở các trường mầm non (MN), từ đó đề xuất những biện pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục này là một việc làm cần thiết. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Để đánh giá thực trạng GDHN trẻ KTTT ở các trường mầm non, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu khảo sát 60 giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL) ở các trường MN: Thực Hành, An Hoạch, Đông Sơn, Tân Sơn, thị trấn Tĩnh Gia, thị trấn Quảng Xương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có trẻ KTTT tham gia học hòa nhập. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng phiếu hỏi. Công cụ khảo sát là phiếu hỏi nhằm tìm hiểu ý kiến, sự đánh giá của GV MN và CBQL về khả năng của trẻ KTTT, sự cần thiết tổ chức GDHN cho trẻ KTTT, ý nghĩa GDHN đối với sự phát triển các kỹ năng ở trẻ, các biện pháp nâng cao chất lượng GDHN cho trẻ KTTT, mức độ tổ chức các hoạt động cho trẻ KTTT và những khó khăn khi tổ chức GDHN trẻ KTTT của GVMN. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bổ trợ như quan sát và phỏng vấn. Số liệu khảo sát được tính toán và xử lý bằng thống kê toán học 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1. Khả năng của trẻ khuyết tật trí tuệ Kết quả khảo sát GV và CBQL về khả năng của trẻ KTTT thu được kết quả như sau: Bảng 1. Kết quả đánh giá khả năng của trẻ KTTT Ý kiến Số lượng Tỷ lệ (%) Trẻ có nhiều hạn chế về mặt nhận thức và các kỹ năng nhưng có thể 55 91,7 học cùng với trẻ không khuyết tật Ít có sự khác biệt so với trẻ không khuyết tật 4 6,7 Chỉ học được ở trường chuyên biệt 1 1,6 Không có khả năng học hòa nhập ở trường mầm non 0 0 Tổng 60 100 Kết quả bảng 1 cho thấy, hầu hết khách thể khảo sát đều cho rằng trẻ tuy học và hiểu chậm hơn so với trẻ không khuyết tật. Song, vẫn có thể học chung với trẻ bình thường trong môi trường giáo dục hòa nhập, số giáo viên có quan niệm khác về trẻ KTTT chiếm tỷ lệ không đáng kể, trong đó 6,7% số ý kiến đánh giá trẻ KTTT không có sự khác biệt so với trẻ bình thường và 1,6% ý kiến cho rằng trẻ KTTT chỉ học được ở trường chuyên biệt. Như vậy, có thể nói, đa số CBQL và GV MN đều có nhận thức, đánh giá tích cực về trẻ KTTT, đây được coi là dấu hiệu tốt trong công tác GDHN trẻ KTTT học hòa nhập ở các trường MN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật trí tuệ Khảo sát sự cần thiết của GDHN với trẻ KTTT cho kết quả như sau: 83
  3. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 2. Sự cần thiết tổ chức GDHN cho trẻ KTTT Kết quả điều tra (N=60) Mức độ Số lượng Tỷ lệ % Rất cần thiết 54 90 Cần thiết 6 10 Ít cần thiết 0 0 Kết quả bảng 2 cho thấy, phần lớn CBQL và GV đều cho rằng GDHN trẻ KTTT ở trường MN là việc làm rất cần thiết. Phỏng vấn hầu hết GV đều cho rằng, trẻ KTTT gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là việc hòa nhập với mọi người xung quanh. Vì vậy, giúp trẻ hạn chế được ảnh hưởng của tật và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác thông qua các hoạt động giáo dục là việc làm rất có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ và gia đình có trẻ KTTT, có ý nghĩa xã hội và cũng đảm bảo về quyền của trẻ em như trong công ước Liên Hợp Quốc đã nêu. Khảo sát ý nghĩa của GDHN với trẻ KTTT cho kết quả như sau: Bảng 3. Ý nghĩa GDHN đối với sự phát triển của trẻ KTTT Kết quả (N = 60) Ý nghĩa Số lượng Tỷ lệ (%) Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp 47 78.3 Phát triển kỹ năng xã hội 49 81.6 Phát triển kỹ năng tự phục vụ 47 78.3 Phát triển nhận thức 40 66.7 Phát triển thẩm mỹ 34 56.7 Kết quả từ bảng khảo sát trên cho thấy, việc tổ chức GDHN trẻ KTTT ở trường MN sẽ phát triển các kỹ năng cần thiết đối với trẻ, đặc biệt là các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ chiếm tỷ lệ cao. Hầu hết những nhóm kỹ năng này sẽ làm nền tảng để trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường MN, hòa nhập với mọi người xung quanh và thích nghi với cuộc sống sau này. Kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tự phục vụ được cho là có thể phát triển tốt nhất khi trẻ được học hòa nhập. Trong môi trường hòa nhập, trẻ KTTT biết chào hỏi, sử dụng ngôn ngữ, và một số quy tắc trong giao tiếp,… bên cạnh đó có thể điều chỉnh một số hành vi không phù hợp. Như vậy, việc tổ chức GDHN cho trẻ KTTT có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển một số kỹ năng ở trẻ, đây được xem là cơ sở để các cấp, các ngành và nhà nghiên cứu tiếp tục quan tâm và có những tác động phù hợp để phát huy được khả năng của trẻ và hạn chế những ảnh hưởng của tật. 3.3. Các hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ trong trường mầm non Thông qua sử dụng phiếu hỏi, quan sát và phỏng vấn, chúng tôi thu được kết quả đánh giá mức độ thường xuyên của các hoạt động giáo viên thường tổ chức cho trẻ tham gia ở bảng 4. Bảng 4. Mức độ tổ chức các hoạt động GDHN cho trẻ KTTT Mức độ (N = 60) Thỉnh Không Các hoạt động Thường xuyên Hiếm khi thoảng bao giờ SL % SL % SL % SL % Hoạt động vui chơi 55 91,7 05 9,3 0 0 0 0 Hoạt động học tập 55 91,7 05 9,3 0 0 0 0 Chế độ sinh hoạt hàng ngày 47 78,3 13 21,7 0 0 0 0 Hoạt động tham quan 40 66,7 20 23,3 0 0 0 0 Hoạt động ngoài trời 42 70 18 30 0 0 0 0 84
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Kết quả từ bảng khảo sát trên cho thấy, tất cả các hoạt động giáo dục đều được GV tổ chức cho trẻ KTTT trong lớp mầm non hòa nhập. Tuy nhiên, việc lựa chọn các hoạt động cho trẻ tham gia lại phụ thuộc nhiều vào khả năng của trẻ cũng như kinh nghiệm tổ chức của GV. Trong số các hoạt động chính trong trường mầm non, hoạt động vui chơi và hoạt động học là những hoạt động sẽ giúp trẻ phát triển tốt nhất, trẻ có nhiều cơ hội để tương tác với bạn, quan sát, bắt chước cũng như có được sự giúp đỡ của GV và bạn trong nhóm chơi. Những hoạt động này có ý nghĩa lớn trong việc phát triển các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội, đây là hai nhóm kỹ năng mà còn thiếu hụt ở trẻ KTTT. Đối với hoạt động dạo chơi tham quan và hoạt động ngoài trời, trẻ vẫn tham gia. Tuy nhiên, kết quả giáo dục chưa thực sự như mong đợi, một phần do khả năng của trẻ, một phần là do kinh nghiệm tổ chức của GV. Chính vì vậy, để phát huy được thế mạnh của các hoạt động trong trường MN đối với sự phát triển của trẻ cần có những biện pháp tổ chức đa dạng và phù hợp với khả năng, nhu cầu và đặc điểm của lớp mẫu giáo hòa nhập. 3.4. Những khó khăn khi tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ Kết quả thu được từ phiếu hỏi, quan sát và phỏng vấn GV và CBQL như sau: Bảng 5. Những khó khăn khi tổ chức GDHN trẻ KTTT Rất Không Khó khăn Bình thường Ý kiến khó khăn đáng kể SL % SL % SL % SL % Giáo viên phải đầu tư nhiều thời 24 40 25 41,7 6 10 5 8,3 gian hơn Khả năng tiếp thu của trẻ KTTT 37 61,7 21 35 2 3,3 0 0 Thiếu sự hướng dẫn (tài liệu, biện 23 38,3 22 36,7 13 21,7 2 3,3 pháp hỗ trợ) Thiếu kiến thức về lĩnh vực giáo 31 51,7 20 33,3 7 11,7 2 3,3 dục trẻ KTTT Chia sẻ giúp đỡ của phụ huynh 22 36,7 24 40 10 16,7 4 6,6 trong lớp Kết quả từ bảng khảo sát trên cho thấy việc tổ chức GDHN trẻ KTTT trong trường mầm non hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất đó chính là khả năng tiếp thu của trẻ; thiếu kiến thức về giáo dục trẻ KTTT. Việc phải đầu tư thời gian nhiều hơn; thiếu sự hướng dẫn, chia sẻ giúp đỡ của phụ huynh trong lớp cũng là những vấn đề mà giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức GDHN trẻ KTTT. Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của khuyết tật nên trẻ rất hạn chế trong việc tiếp thu và phát triển kỹ năng. Bên cạnh đó, GVMN lại thiếu kiến thức chuyên sâu về trẻ KTTT, đặc biệt là ở những trẻ có KTTT kèm theo một số rối loạn và hành vi bất thường như tăng động, giảm chú ý (AD/HD), rối loạn phổ tự kỷ (ASD)… Do đó, để giúp cho GV khắc phục được những khó khăn này, ngoài những chính sách hỗ trợ thì cần có những khóa đào tào tạo chuyên sâu về trẻ KTTT cho giáo viên. 3.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ ở trường mầm non Để đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả GDHN cho trẻ KTTT trong trường MN, chúng tôi thiết kế phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đối với từng biện pháp theo thang đo 3 mức độ. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 6. Kết quả từ bảng khảo sát trên cho thấy ở mức độ rất cần thiết các biện pháp lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ KTTT, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về trẻ KTTT cho GV và biện 85
  5. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cho trẻ KTTT chiếm tỷ lệ rất cao. Các biện pháp tổ chức các buổi học riêng: rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, kỹ năng thực tế hàng ngày cho trẻ và có chế độ ưu đãi cho giáo viên dạy lớp hòa nhập có trẻ KTTT cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này cho thấy các biện pháp này là rất cần thiết trong công tác GDHN trẻ KTTT, có ảnh hưởng rất tích cực đến hiệu quả tổ chức GDHN cho trẻ KTTT. Để trẻ phát triển tốt hơn trong môi trường GDHN, ngoài việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, thì cần tăng cường giáo dục cá nhân hỗ trợ trẻ trong việc lĩnh hội kiến thức và rèn kỹ năng. Mặt khác, theo ý kiến của GVMN, một trong những biện pháp rất quan trọng giai đoạn hiện nay đó là việc thay đổi phương pháp giảng dạy, trong đó tăng cường sử dụng công nghệ thông tin khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Bảng 6. Các biện pháp nâng cao chất lượng GDHN cho trẻ KTTT Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Biện pháp SL % SL % SL % Giáo viên được bồi dưỡng kiến thức chuyên 53 88,3 7 11,7 0 0 sâu về trẻ KTTT Có chế độ ưu đãi cho giáo viên dạy lớp hòa 40 66,6 20 33,4 0 0 nhập có trẻ KTTT Lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ 55 91,6 5 8,4 0 0 KTTT Có những buổi học riêng: rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, kỹ năng thực tế hàng 42 70 18 30 0 0 ngày cho trẻ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 52 86,7 8 13,3 0 0 trong giáo dục cho trẻ KTTT Từ toàn bộ kết quả nghiên cứu trên cho thấy đa số GVMN đều có những phẩm chất đáng qúy của người giáo viên dạy trẻ MN nói chung và dạy trẻ khuyết tật nói riêng như: nhiệt tình, chịu khó, yêu nghề, yêu trẻ, tận tụy với công việc, giáo viên đã nhận thức một cách sâu sắc ý nghĩa của việc tổ chức GDHN cho trẻ KTTT. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các hoạt động GV cũng đã chú ý phát triển những kỹ năng quan trọng ở trẻ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội và kỹ năng thực tế hàng ngày qua các hoạt động khác nhau ở trường MN như hoạt động giáo dục... Đồng thời, qua tìm hiểu chúng tôi thấy được những khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình GDHN cho trẻ KTTT ở trường MN. Bên cạnh đó, GVMN còn tỏ ra lúng túng khi chăm sóc, giáo dục trẻ KTTT học hòa nhập do còn thiếu kiến thức chuyên sâu về nhóm trẻ này. Công tác bồi dưỡng chuyên môn về GDHN trẻ khuyết tật cho các GVMN còn hạn chế. Hầu hết giáo viên chỉ mới học một học phần trong chương trình đào tạo GVMN. Nội dung kiến thức của chương trình chỉ tập trung về các nội dung, phương pháp dạy cho trẻ khuyết tật nói chung chưa đi sâu cụ thể vào đối tượng trẻ KTTT. Thiếu những tài liệu hướng dẫn để dạy kỹ năng cho trẻ KTTT trong lớp học hòa nhập cũng gây những khó khăn cho GV. Các biện pháp nâng cao hiệu quả GDHN cho trẻ KTTT ở trường MN còn hạn chế, chưa có được những hướng dẫn cụ thể, có hệ thống, chủ yếu thực hiện công việc theo kinh nghiệm của bản thân. 4. KẾT LUẬN GDHN trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng ở các trường MN đã và đang nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức, điều đó cho thấy đây là một hoạt động rất ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Qua khảo sát thực trạng có thể thấy, trẻ KTTT đã có cơ hội được tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non để phát triển khả năng và làm giảm những hạn chế do khuyết tật, hiệu quả GDHN cho trẻ KTTT trong trường mầm non phụ 86
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 thuộc nhiều vào các yếu tố có cả yếu tổ chủ quan và yếu tố khách quan. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những mặt thuận lợi và khó khăn của công tác GDHN. Từ đó, giúp cho các cấp, các ngành tiếp tục có những định hướng, chính sách hỗ trợ trẻ, các nhà giáo dục tiếp tục nghiên cứu đề xuất những biện pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao chất lượng GDHN cho trẻ KTTT trong lớp MGHN ở các trường mầm non trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] American Psychiatric Association (APA). (2013). Desk Reference to the Diagnostic Criteria from DSM - 5: American Psychiatric Publishing. [2] Liên hợp quốc (1989). Công ước quốc tế về quyền trẻ em. [3] Hickman, C., & Jones, K. (2009). Inclusive Practice for Children with Special Education Needs An Introduction to Early Childhood: A Multidisciplinary Approach (pp. 126-151). London: Paul Chapman Publishing. [4] Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Nho (2015). Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trẻ mầm non: NXB Đại học sư phạm Hà Nội. [5] Schmidt, M., & Brown, I. (2015). Education of Children with Intellectual Disabilities in Slovenia. ournal of Policy and Practice in Intellectual Disabilities, 12(2), 90-99. [6] Sunish, D. T. V. (2013). Effect of Role Play on Developing Communication Skills of Children with Moderate Mental Retardation, Cognitive. Cognitive Discourses International Multidisicplinary Journal, 41-46. [7] Nguyễn Qúy Sửu (2018). Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật thời gian qua và định hướng phát triển giai đoạn tới. Hội thảo quốc gia chính sách về giáo dục hòa nhập: Thực tiễn và sự thúc đẩy cho Việt Nam, Hà Nội. [8] Trần Thị Minh Thành (2013). Tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5-6 tuổi. (Luận án tiến sĩ). Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [9] Đinh Nguyễn Trang Thu (2015). Thiết kế môi trường học tập nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ trong lớp học hòa nhập, Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội, 8, 186-193. [10] Đinh Nguyễn Trang Thu (2017). Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học. (Luận án tiến sĩ). Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [11] UNESCO (1998). Tuyên bố Salamana và cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu đặc biệt. [12] Nguyễn Thị Hoàng Yến (2010). Đại cương giáo dục trẻ KTTT, NXB Đại học Sư phạm. Title: INCLUSIVE EDUCATION FOR CHILDREN WITH INTELLECTUAL DISABILITIES IN KINDERGARTENS AT THANH HOA PROVINCE Ho Sy Hung Hong Duc University hosyhung@hdu.edu.vn Abstract: This study aimed to explore the reality of inclusive education for children with intellectual disability in kindergarten. The research result on 60 preschool managers and teachers at Thanh Hoa province showed that the ability of children with intellectual disabilities, the significance, and necessity of inclusive education, the difficulties and solutions to improve the quality of inclusive education. This will be the basis for proposing solutions to develop inclusive education for children with intellectual disability in kindergarten Keywords: Inclusive education, children with intellectual disabilities, inclusive kindergarten. 87
nguon tai.lieu . vn