Xem mẫu

  1. GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG PTDTNT THCS QUỲ CHÂU Trường PT DTNT THCS Quỳ Châu Trường PTDTNT THCS Quỳ Châu hiện nay có 293 em học sinh chia đều cho 4 khối lớp 6,7,8,9; trong đó học sinh dân tộc thiểu số Thái, Thanh, Thổ chiếm 97% được tuyển sinh từ 11 xã trong huyện. Trên 50% học sinh thuộc diện hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn cách trở. Phần lớn các em có lối sinh hoạt hằng ngày đa văn hóa, theo truyền thống bản địa. Tỷ lệ học sinh nữ toàn trường chiếm 60%. Chất lượng nguồn tuyển sinh lớp đầu cấp về văn hóa và hạnh kiểm đạt loại khá trở lên. Đại đa số học sinh tiếp cận tốt với môi trường giáo dục mới, sống hòa nhập nhanh. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: Tâm lí còn e dè, chưa mạnh dạn bày tỏ chính kiến của bản thân trước đám đông, thường xuyên thụ động trong các hoạt động sinh hoạt và học tập. Khả năng trao đổi, giao lưu, tư duy nhạy bén còn nhiều bất cập. Thiếu và yếu các kỹ năng sống để giao lưu hòa nhập tốt với môi trường xã hội bên ngoài. Hơn nữa, ở giai đoạn dậy thì, các em phải trải qua những biến đổi to lớn về cơ thể cũng như về tâm lí. Do đó để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh trường PTDTNT THCS Quỳ Châu bên cạnh giảng dạy chuyên môn thì Giáo dục giới tính và kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh hết sức quan trọng. Trường PTDTNT THCS Quỳ Châu có những đặc thù khác biệt so với các trường trong huyện, đó là tổ chức nuôi dạy học sinh trong suốt năm học, các em ở nội trú 24h/ngày. Do vậy thầy cô giáo phải thay bố mẹ giúp các em chuẩn bị tâm lý trước những phát triển về tâm sinh lý ở tuổi mới lớn. Giúp các em nhận thức để định hình nhân cách, tạo sức mạnh nội tâm đề kháng trước những bùng nổ giới tính của bản năng có thể gây hại cho bản thân và những người xung quanh. Giáo dục cho các em những hiểu biết về tâm lý, sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái ở tuổi vị thành niên. 1. Về giáo dục giới tính, xin được chia sẻ một số giải pháp như sau: - Trường thành lập một tổ tư vấn được trang bị những kiến thức về giáo dục giới tính. Thành phần là những giáo viên có kinh nghiệm, khả năng truyền đạt và tư vấn cho học sinh; là cán bộ y tế, giáo vụ và các giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó cần sự đồng hành của BGH nhà trường. 181
  2. - Tổ chức thường xuyên các buổi tuyên truyền, tư vấn về giới tính cho các em học sinh. Hình thức tổ chức có thể linh hoạt. Có khi tổ chức tuyên truyền tập trung, cũng có khi cần thiết thì tư vấn riêng cho từng cá nhân học sinh. Điều này yêu cầu cần phải có riêng một phòng để làm việc. - Giáo dục giới tính nên phát triển thành nội dung, chủ đề chính của một số tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt ngoại khóa. Do các em thường có tâm lí e ngại nên giờ giáo dục giới tính cần được tổ chức như tiết sinh hoạt ngoại khóa để các em mạnh dạn nói lên suy nghĩ, thắc mắc của mình. Khi tổ chức, cần xen kẽ các trò chơi, phối hợp nhiều hoạt động linh hoạt tạo cảm giác thoải mái, hứng thú cho học sinh. Giáo viên cần tìm tòi một số hình ảnh, phim, kịch tình huống minh họa để giờ học sinh động hơn. Việc giảng dạy về nội dung giáo dục giới tính đòi hỏi người giảng dạy phải nắm rõ thực tiễn và các kiến thức giới tính chính xác. - Giáo viên có thể thực hiện từng bước: Một buổi truyền đạt kiến thức, thông tin về giới tính rồi sau đó cho các em tạo nhóm, tìm hiểu một số tình huống trong đời sống và tạo dựng các vở kịch trình diễn ở những tiết sau, cho các nhóm khác đặt các câu hỏi tình huống để nhóm trình diễn trả lời, kết thúc các tiết mục thì giáo viên sẽ nhận xét và tư vấn những thiếu sót cho các em rút kinh nghiệm. - Khi học sinh đưa ra câu hỏi về tình dục, giáo viên đừng che giấu những sự thật thông thường. Giáo viên càng che giấu, học sinh càng muốn biết thêm và muốn thử. Trò chuyện với học sinh một cách nghiêm túc. Giáo viên nên trò chuyện một cách tự nhiên như thể tình dục là một chủ đề thông thường. Nên dùng những thuật ngữ đơn giản và dễ hiểu với đại đa số người. Nếu giáo viên không ngần ngại khi nói về tình dục, học sinh cũng sẽ mạnh dạn khi hỏi giáo viên về chủ đề này. - Giáo viên cũng có thể để học sinh thảo luận với nhau, còn giáo viên đóng vai trò là người cố vấn. Thu thập nhiều kiến thức để tự tin khi giảng về giới tính kiến thức là điều chủ chốt để giáo viên thành công trong giảng dạy. - Tạo ra một môi trường thân thiện để giáo viên và học sinh nói chuyện và thảo luận thoải mái. Cần có một không khí cởi mở và không căng thẳng để khuyến khích học sinh nói lên ý kiến của mình, bọc lộ những ý nghĩ riêng và trao đổi quan điểm với người khác. - Không chỉ giáo dục giới tính tại lớp học. Giáo dục giới tính có thể diễn ra bất cứ thời gian nào, địa điểm nào chứ không chỉ giới hạn ở phạm vi lớp học. 182
  3. Nếu bất cứ học sinh nào tìm giáo viên để xin tư vấn về chuyện khó nói, giáo viên cần vui lòng, cởi mở trò chuyện và cho học sinh đó lời khuyên. 2. Đối với học sinh Trường PTDTNT THCS Quỳ Châu bên cạnh giáo dục giới tính thì giáo dục và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh dân tộc thiểu số cũng hết sức quan trọng. Đây là kỹ năng mà học sinh có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết. Kỹ năng giao tiếp còn giúp các em học sinh biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kỹ năng này giúp con người có mối quan hệ tích cực với người khác. Khi học tập và sinh hoạt trong trường nội trú, các em cần được giáo dục những kỹ năng tối thiểu nhất từ các thầy cô, giáo viên chủ nhiệm trong các giờ sinh hoạt như: Cách chào hỏi các thầy cô, cán bộ công nhân viên trong nhà trường, cách xưng hô, cách giao tiếp không nói trống không…, sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở khoa học, sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cách hòa mình trong cuộc sống tập thể, cách tự học tập thể và đặc biệt cách tôn trọng bản sắc của mỗi dân tộc trong cuộc sống cộng đồng đa sắc màu dân tộc. Để làm tốt điều này, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: Thứ nhất: Giáo dục kĩ năng giao tiếp ứng xử qua các tiết học Thông qua các tiết học, giáo viên có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh. Ở tất cả các môn học đều có thể tổ chức cho các em học theo nhóm. Tổ chức học nhóm tạo cơ hội cho mọi đối tượng học sinh được nói, được trình bày miệng trước tổ, được mạnh dạn trình bày và biết cách trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể. Từ đó, học sinh rèn được kỹ năng giao tiếp ứng xử, biểu hiện thái độ cử chỉ khi trình bày để tăng thêm sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục của vấn đề mà mình trình bày, cũng nhờ đó, các em tự tin hơn trong giao tiếp ứng xử, mạnh dạn hơn khi nói trước nơi đông người. Thứ hai: Giáo dục kĩ năng giao tiếp ứng xử trong sinh hoạt Đội Hoạt động Đội là hoạt động tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh. Chính hoạt động Đội giúp các em thấy mình dường như lớn lên, trưởng thành hơn. Với các hoạt động do Đội tổ chức các em được giao lưu, học hỏi với 183
  4. các bạn đội viên khác trong trường, được hoạt động chung, được tham gia các phong trào, các cuộc thi. Qua hoạt động Đội rèn cho các em nhiều kĩ năng giao tiếp ứng xử mới, đó là giao tiếp với các anh chị phụ trách chi đội, các Đội viên, các Sao, giao tiếp với các bạn trong Ban chỉ huy liên đội, tạo cho các em giao tiếp và ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng hơn. Từ đó, các em biết giao tiếp ứng xử phù hợp trong các tình huống của môi trường mới mà người đội viên tham gia. Thứ ba: Giáo dục kĩ năng giao tiếp ứng xử thông qua các hoạt động tập thể khác Giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh không chỉ trong học tập, trong sinh hoạt Đội mà cả trong các hoạt động tập thể, bao gồm: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu giờ. Để rèn được kĩ năng giao tiếp ứng xử, giáo viên phải cùng sinh hoạt với các em, lắng nghe đồng thời hướng học sinh giao tiếp một cách lịch sự, không chỉ trích nhau trong tiết sinh hoạt mà chỉ khuyên các bạn cố gắng khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm để thực hiện một cách tốt hơn trong tuần tiếp theo… Thứ tư: Giáo dục kĩ năng giao tiếp ứng xử trong các hoạt động vui chơi Hoạt động vui chơi, đặc biệt là trong giờ ra chơi, học sinh thường có những biểu hiện không tốt bằng trong giờ học. Phần lớn học sinh mắc lỗi vào giờ ra chơi. Vì thế trong giờ ra chơi mỗi giáo viên cần có trách nhiệm theo dõi, quán xuyến đến mọi học sinh trong trường, trong lớp, chú ý xem các em chơi trò chơi gì, nói năng với nhau ra sao, nhắc nhở những học sinh còn nói năng chưa phù hợp. Có như vậy học sinh mới chú ý rèn cách nói của mình cho đúng cho phù hợp. Giáo viên cũng cần hướng học sinh tham gia các trò chơi lành mạnh, có ý nghĩa, có tinh thần tập thể. Những trò chơi đó góp phần giáo dục học sinh kĩ năng giao tiếp ứng xử với nhau và tạo ra tinh thần đồng đội. Thứ năm: Giáo dục kĩ năng giao tiếp trong sinh hoạt nội trú Ngoài giờ học trên lớp, số thời gian còn lại của các em hầu hết dành cho việc sinh hoạt cá nhân như tắm giặt, ăn uống và vui chơi thể thao, đây là khoảng thời gian các em giao tiếp ứng xử với nhau khá nhiều mà không có sự giám sát của giáo viên, vì thế sẽ có những cách giao tiếp không đúng chuẩn mực thậm chí là những lời lẽ xúc phạm nhau, vậy làm cách nào để các em vừa thực hiện tốt các nề nếp sinh hoạt mà vừa có mối quan hệ giao tiêp ứng xử với nhau một cách tế nhị, mô phạm. Trước hết nội trú cần có một quy định chặt chẽ trong sinh hoạt về giờ giấc, phân công đội tự quản thay nhau giám sát các hoạt động của các bạn 184
  5. khi tắm giặt đồng thời tuyên dương những bạn nào có những hành động và cử chỉ văn minh trong sinh hoạt nội trú. Ngoài ra nhà trường nên nhờ sự giúp đỡ của tất cả các giáo viên ở kí túc xá, sự có mặt của các thầy cô sẽ khiến các em giao tiếp ứng xử với nhau tốt hơn, văn minh hơn kể cả khi không học trên lớp, muốn được như vậy thì các thầy cô phải xem các em như con mình khi ở nhà, từ đó uốn nắn, nhắc nhở và chỉ bảo kịp thời cách giao tiếp ứng xử một cách có chuẩn mực. Thứ sáu: Giáo dục kĩ năng giao tiêp ứng xử khi ở nhà và ở cộng đồng Thực tế cho thấy nhiều học sinh ở trường rất ngoan nhưng khi về nhà lại ngược lại. Lí do là vì ở trường có các thầy cô và các bạn theo dõi và đánh giá xếp loại hạnh kiểm, còn ở nhà thì không. Để các em vừa giao tiếp ứng xử tốt ở trường, vừa giao tiếp ứng xử tốt ở nhà và ở mọi nơi, mọi lúc. Vào cuối tuần khi học sinh về nhà giáo viên có thể giao các bài tập nhóm ở nhà để từ đó các em theo dõi, giúp nhau trong cả học tập lẫn ứng xử. Đồng thời việc thông tin hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh học sinh rất quan trọng, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh nên thường xuyên trao đổi về tình hình của con em khi ở trường cũng như khi các em về nhà. Giáo viên nên trao đổi với phụ huynh khi các em mắc lỗi hay cư xử chưa đúng mực khi ở nhà, bố mẹ nên nhẹ nhàng hỏi rõ nguyên nhân, phải đặt mình ở vị trí là một người bạn để để nói chuyện, tâm sự và hiểu các em hơn sau đó mới đưa ra lời nhắc nhở và khuyên bảo, tuyệt đối bố mẹ không nên dùng những lời lẽ chì chiết gây tổn thương đến tâm lí của các em. 3. Đề xuất, kiến nghị: Để thực hiện tốt và đạt kết quả trong giáo dục giới tính và giao tiếp ứng xử cho học sinh trường nội trú, tôi có một số kiến nghị sau: - Về phía Ban lãnh đạo nhà trường: + Quan tâm và tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và bố trí thời gian cho các buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt nội trú và các hoạt động tập thể khác. + Có cơ chế động viên khuyến khích đối với giáo viên tham gia công các giáo dục giới tính và giao tiếp ứng xử cho học sinh có hiệu quả. Đồng thời tuyên dương những học sinh có nhiều tiến bộ. - Về phía giáo vụ: + Tổ chức được các buổi giáo dục rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh, đặc biệt là vào đầu năm học. 185
  6. + Xây dựng được quy chế hoạt động nội trú phù hợp, mang tính chất khích lệ đối với học sinh. + Theo dõi sát sao và nắm bắt được tình hình ăn ở sinh hoạt nội trú của học sinh. Quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời kịp thời đối với học sinh có những khúc mắc, khó khăn hoặc vi phạm nội quy, tránh tình trạng phê bình nặng lời hoặc không nắm chính xác tình hình nhưng trừ điểm thi đua học sinh sẽ dẫn đến học sinh chống đối. + Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Đội TNTPHCM tổ chức các buổi giao lưu âm, sinh hoạt tập thể vào cuối tuần mà các em ở lại. - Về phía giáo viên chủ nhiệm: + Quan tâm sát sao từng học sinh, phối hợp với phụ huynh , các giáo viên bộ môn, giáo vụ để nắm được hoàn cảnh, tâm sinh lý của các em để có được biện pháp giáo dục phù hợp. + Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức cho lớp tham gia vào các buổi sinh hoạt tập thể. + Luôn lắng nghe, thấu hiểu và khuyến khích học sinh bằng những lời nói nhẹ nhàng tình cảmđể có sự động viên,khuyến khích học sinh tiến bộ. Tránh chỉ trích, đổ lỗi, nóng giận trong xử lý học sinh mắc lỗi. - Về phía học sinh: + Thực hiện tốt nội quy quy định của nhà trường, của nội trú, của Liên Đội. + Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể do nhà trường, Liên đội, nội trú và lớp tổ chức. Tóm lại để rèn luyện cho học sinh nội trú là người dân tộc thiểu số có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt hơn cần huy động sự chung tay, chung sức của tất cả cộng đồng như gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội... Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi với mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”, thực hiện tốt nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho học sinh góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường./. 186
nguon tai.lieu . vn