Xem mẫu

  1. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 PGS.TS. Nguyễn Khang Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội nói chung cũng như giáo dục đào tạo và giáo dục đại học nói riêng. Trong bối cảnh đó, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần phải đổi mới và phát triển toàn diện định hướng phát triển năng lực, nhằm tận dụng được các thành tựu mới của cuộc Cách mạng Công nghiệp này cũng như đào tạo nguồn nhân lực có năng lực, trình độ và chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Từ khóa: Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; giáo dục đại học Việt Nam; nguồn nhân lực; phát triển năng lực Summary Today on a global scale, the 4th Industrial Revolution is opening up many opportunities, at the same time posing many challenges for each country, organization and individual; has been and is increasingly impacting on all areas of economic life, society in general as well as education and training and higher education in particular. In that context, the Vietnamese higher education system it is necessary to reform and develop comprehensively the orientation of capacity development in order to take advantage of the new achievements of this Industrial Revolution as well as to train qualified human resources with high competencies to meet is the needs of society . Keywords: 4th Industrial Revolution; Vietnam’s higher education, human resources, competence development 501
  2. 1. Đặt vấn đề Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội nói chung cũng như giáo dục đào tạo và giáo dục đại học nói riêng. Trong bối cảnh đó, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần phải đổi mới và phát triển toàn diện nhằm tận dụng được các thành tựu mới của cuộc Cách mạng Công nghiệp này cũng như đào tạo nguồn nhân lực có năng lực, trình độ và chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng cường khả năng hợp tác và hội nhập quốc tế. Giáo dục đại học Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có năng lực và chất lượng cao. Nguồn nhân lực này cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp tốt, đáp ứng được các đòi hỏi mới liên tục thay đổi của công cuộc xây dựng đất nước trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Vì vậy, giáo dục đại học Việt Nam cần định hướng mô hình đào tạo dựa trên việc phát triển năng lực của người học bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ. Năng lực này cần xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của xã hội, từ nhu cầu luôn biến động của doanh nghiệp. Do vậy nhà trường đại học phải có quan hệ tốt với xã hội, với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình và nội dung đào tạo, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đi vào thực tế sản xuất, được thực tập, rèn luyện để phát triển năng lực tại thực tiễn doanh nghiệp. Để thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực nêu trong Nghị quyết số 52/NQ- TW ngày 29/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 [1], giáo dục đại học Việt Nam cần thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có năng lực và chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1 Năng lực và đào tạo định hướng phát triển năng lực 2.1.1 Khái niệm năng lực Về bản chất, năng lực là khả năng thực hiện các công việc, giải quyết các nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong thực tiễn. Năng lực (Competence) là sự tổng thành của ba 502
  3. yếu tố mà mỗi người có thể có được qua các quá trình học tập, rèn luyện hay làm việc là Kiến thức (Knowledge) – Kỹ năng (Skill) – Thái độ (Attitude) [3]. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của quá trình thực hiện công việc. Năng lực vừa là điều kiện cho việc thực hiện công việc đạt kết quả tốt nhưng đồng thời năng lực cũng được phát triển ngay trong chính quá trình thực hiện công việc đó. Năng lực của mỗi người không phải do tự nhiên mà có, mà phần lớn là do học tập, rèn luyện hay lao động mà nên. Khái niệm năng lực được sử dụng phổ biến trong giáo dục đào tạo cũng như trong quản trị nguồn nhân lực nhằm đào tạo, tuyển dụng và sử dụng các cá nhân một cách hiệu quả. Những tiêu chuẩn về năng lực cần có cho người học trong xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên ba yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ được [3] đưa ra cơ bản như sau: - Kiến thức là những tri thức, sự hiểu biết về một vấn đề hay đối tượng cụ thể được tích lũy qua quá trình học tập, đào tạo và làm việc của mỗi cá nhân. - Kỹ năng là khả năng vận dụng các kiến thức để giải quyết, thực hiện hay làm các công việc cụ thể. Kỹ năng sẽ được hình thành sau quá trình học tập, đào tạo, rèn luyện, thực hành và làm việc có thể đến mức thuần thục một công việc cụ thể nhất định. - Thái độ là biểu hiện của tinh thần học tập, rèn luyện hay làm việc, sự tập trung, sự nỗ lực và tận tâm với công việc của mỗi cá nhân. Thái độ có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Mỗi loại thái độ sẽ có các biểu hiện khác nhau dẫn đến các kết quả khác nhau trong quá trình thực hiện công việc. Có thể nói, về cơ bản thái độ sẽ quyết định sự thành công trong công việc của mỗi cá nhân. 2.1.2 Đào tạo định hướng phát triển năng lực Đào tạo định hướng phát triển năng lực là một quá trình gồm toàn bộ các hoạt động có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước hình thành và tích lũy được các năng lực cần thiết bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong công việc và cuộc sống của mỗi người một cách sáng tạo và hiệu quả. Đào tạo định hướng phát triển năng lực là quá trình chuẩn bị, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó phải khẳng định người học cần đạt được các mức năng lực theo chuẩn đầu ra của cơ sở đào tạo ra sao sau khi kết thúc một giai đoạn hay một quá trình học tập. Nhiệm vụ quan trọng của đào tạo định hướng phát triển năng lực là tạo lập, rèn luyện, phát triển và giúp xác định được năng lực đầu ra của người học dựa trên mức độ kiến 503
  4. thức, kỹ năng và thái độ của người học đạt được sau quá trình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra của cơ sở đào tạo. Đào tạo định hướng phát triển năng lực có những đặc điểm chính sau [4] : - Đặc điểm về mục tiêu đào tạo: Chú trọng hình thành năng lực cho người học thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ. Mục tiêu đào tạo xuất phát từ thực tiễn cần được mô tả chi tiết và có thể đo lường đánh giá được nhằm để người học dần biết cách làm việc và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. - Đặc điểm về nội dung đào tạo: Nội dung đào tạo được lựa chọn gắn với thực tế nhằm đạt được các mục tiêu về năng lực theo chuẩn đầu ra. Chú trọng các kỹ năng thực hành, khả năng vận dụng vào thực tiễn cũng như tạo lập thái độ động cơ làm việc tốt. Nội dung chương trình đào tạo có tính mở tạo điều kiện để người dạy và người học dễ cập nhật kiến thức, kỹ năng mới xuất phát từ thực tiễn khách quan. - Đặc điểm về phương pháp tổ chức đào tạo:  Người dạy chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ người học; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề cho người học.  Tăng cường tổ chức đào tạo dưới dạng các hoạt động thực tiễn, theo hướng tích hợp giữa trực tiếp ofline và trực tuyến online, người học chủ động tham gia các hoạt động nhằm tìm tòi khám phá, tiếp nhận kiến thức, kỹ năng, thái độ mới.  Chương trình đào tạo được thiết kế mở, tận dụng được khả năng chuyển đổi số về trang thiết bị, phương pháp dạy học thông minh; có sự phân hóa theo trình độ và năng lực của người học.  Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm và tham gia thảo luận cũng như phản biện trong quá trình đào tạo và đánh giá. - Đặc điểm về không gian đào tạo: Không gian đào tạo có tính linh hoạt, cởi mở, thân thiện, theo hướng tích hợp giữa trực tiếp ofline và trực tuyến online. Chỗ học có thể trong phòng hoặc ở ngoài trời, trong nhà xưởng, nơi làm việc … và dễ dàng có thể tổ chức các hoạt động nhóm - Đặc điểm về đánh giá: Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả theo chuẩn đầu ra, hướng tới sự hình thành và phát triển năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học. Chú trọng khả năng vận dụng năng lực vào thực tiễn. Ngoài ra người học được tham gia vào quá trình đánh giá nhằm nâng cao tính khách quan, chuẩn xác cũng như năng lực phản biện của người học. 504
  5. - Đặc điểm về sản phẩm đào tạo:  Năng lực người học được hình thành và phát triển toàn diện, gắn với khả năng áp dụng vào thực tiễn.  Người học có thái độ, động cơ làm việc tốt cũng như khá năng sáng tạo, tự tin, năng động và phản biện khách quan. 2.2. Tổng quan về các cuộc cách mạng công nghiệp Khái niệm Cách mạng công nghiệp (Industrial Revolution) được hiểu là những sự thay đổi hết sức lớn lao mà nó mang đến trong các lĩnh vực lao động sản xuất, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật trên trên phạm vi toàn cầu. Nhân loại đã và đang trải qua 4 cuộc cách mang công nghiệp (CMCN) mà mỗi cuộc CMCN đều được đặc trưng bới những sự thay đổi to lớn của sản xuất công nghiệp được tạo ra bởi các đột phá sâu sắc của khoa học kỹ thuật trên thế giới. 2.2.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi đầu vào năm 1784 tại nước Anh qua việc ra đời các máy dệt vải chạy bằng động cơ hơi nước. Về bản chất, cuộc CMCN này được đặc trưng bởi sự cơ khí hóa với việc sử dụng động cơ hơi nước thay cho sức người, sức ngựa .. Qua đó nhân loại bước từ nền sản xuất nông nghiệp thủ công lạc hậu sang nền sản xuất công nghiệp bằng máy móc. Cuộc CMCN này đã tạo điều kiện để lực lượng sản xuất nói riêng và kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung phát triển mạnh mẽ, mở ra kỷ nguyên cơ khí hóa trên toàn thế giới. Về mặt chính trị, cuộc CMCN lần thứ 1 đã trực tiếp góp phần chuyển lịch sử nhân loại từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa với việc hình thành giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. 2.2.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào năm 1871 qua việc thực hiện sản xuất công nghiệp lớn hàng loạt theo dây chuyền sản xuất liên tục trong các ngành công nghiệp quan trọng như hóa chất, dầu mỏ, luyện kim, sắt thép, điện lực, đường sắt, đóng tàu biển, máy bay, ôtô ... Đặc biệt với việc thực hiện điện khí hóa đã góp phần nâng cao đáng kể năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, chất lượng cuộc sống cũng như phát triển lực lượng sản xuất trên quy mô lớn toàn cầu. 2.2.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu diễn ra từ năm 1970 với việc sản xuất hàng loạt và sử dụng rộng rãi mạch điều khiển logic kỹ thuật số PLC, bóng bán dẫn MOS và chip mạch tích hợp (IC) và các công nghệ dẫn xuất của chúng, bao gồm máy 505
  6. tính số , bộ vi xử lý, điện thoại di động và mạng Internet. Qua việc sử dụng các công nghệ mới cũng như ứng dụng tự động hóa và công nghệ thông tin và truyền thông ICT trong lao động sản xuất dẫn tới tăng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, chất lượng cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho lực lương sản xuất phát triển hết sức mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. 2.2.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xem là bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 21 và được chính thức nêu lên lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Công nghiệp Hannover/ CHLB Đức. Cách mạng Công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 hay còn gọi là CMCN 4.0 đã tiếp nhận và phát triển vượt bậc thành quả của các cuộc CMCN trước dựa trên nền tảng công nghệ số và sự tích hợp các công nghệ thông minh, đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. Về cơ bản cuộc CMCN này dựa trên các ứng dụng chưa từng có của công nghệ thông tin và truyền thông ICT trên Internet cao tốc như Internet kết nối vạn vật, Internet kết nối các dịch vụ, Internet kết nối các số liệu và Internet kết nối con người một cách hết sức nhanh chóng và thuận tiện trên phạm vi toàn cầu. GS Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF đã nói : “Nhân loại đang ở thời kỳ đầu của một cuộc cách mạng công nghiệp sẽ làm thay đổi một cách cơ bản cuộc sống của chúng ta. Về quy mô, phạm vi và sự phức tạp của nó, cuộc CMCN 4.0 sẽ khác hẳn những gì nhân loại từng được biết” [6]. CMCN 4.0 được đánh dấu bởi sự nhảy vọt trong lao động sản xuất với quá trình thông minh hóa qua việc tích hợp các công nghệ sáng tạo mới như Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn, Người máy thông minh, Vận tải tự động, Thực tế ảo, Tương tác thực tại ảo… nhằm mục tiêu vươn tới mức độ mới của chuỗi giá trị sản xuất có thể bao phủ toàn bộ vòng đời sản phẩm. Các giải pháp công nghệ thông minh tiên tiến được sử dụng để phát triển các sản phẩm thông minh có khả năng tự điều khiển và kết nối với các hệ thống thông minh khác và con người; cũng như làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn. Chiến lược then chốt của CMCN 4.0 là sáng tạo ra các nhân tố đổi mới để tạo nên các hệ thống thông minh như các sản phẩm thông minh, chuỗi cung ứng thông minh, mạng lưới điều khiển thông minh, hệ thống sản xuất thông minh, nhà máy thông minh, nhà trường thông minh, nông nghiệp thông minh, thành phố thông minh, quốc gia thông minh … 506
  7. Để thực hiện các mục đích nêu trên trong quá trình tự động hóa và chuyển đổi số sâu rộng, CMCN lần thứ 4 sẽ loại bỏ nhiều nghề nghiệp cũ lạc hậu và nhanh chóng tạo ra nhiều nghề nghiệp mới tiên tiến. Người lao động cần có các kỹ năng nghề nghiệp mới; các kỹ năng mềm, làm việc nhóm, quản lý; Các kỹ năng số và ICT; Các kỹ năng giải quyết vấn đề; Khả năng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh; Tư duy sáng tạo, nhanh nhẹn và chiến lược; Các kỹ năng nắm bắt kiến thức và tạo động lực trong công việc; Các khả năng sáng tạo và làm chủ; Các khả năng nhận thức, tư duy và thấu hiểu liên ngành; Các khả năng học tập liên tục và nâng cao trình độ, tận tâm với Học tập suốt đời [7]. Để đáp ứng đỏi hỏi ngày càng cao của cuộc CMCN 4.0, người lao động trong kỷ nguyên công nghệ số bên cạnh các năng lực chuyên môn cần có các năng lực tổng hợp sau: 1. Năng lực giải quyết vấn đề phức hợp; 2. Năng lực phê phán; 3. Năng lực sáng tạo; 4. Năng lực quản lý nhân sự; 5. Năng lực hợp tác, làm việc nhóm; 6. Năng lực nhận biết cảm xúc; 7. Năng lực phán xử và đưa ra quyết định; 8. Năng lực định hướng dịch vụ; 9. Năng lực đàm phán; 10. Năng lực nhận thức linh hoạt [8]. 2.3. Giáo dục đại học Việt nam định hướng phát triển năng lực trong bối cảnh Các mạng công nghiệp lần thứ 4 2.3.1. Các cơ sở pháp lý Việt Nam là quốc gia đang phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ cũng như trong nghiên cứu khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn cho phát triển sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội. 507
  8. Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực như: Sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Mặt khác có khả năng xuất hiện khả năng chuyển công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển, trong đó có nước ta. Do những thay đổi mang tính cách mạng về khoa học và công nghệ dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, hệ thống quản lý nhà nước, xã hội cũng như phương thức hoạt động của các doanh nghiệp. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đặt ra những thách thức đối với một số ngành, lĩnh vực cụ thể như: Yêu cầu về đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; đẩy mạnh khoa học phân tích và quản lý và xử lý dữ liệu lớn tạo ra tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh. Yêu cầu về đổi mới mô hình quản lý, sản xuất, tối ưu hóa mô hình kinh doanh, thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần thông minh trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu và mô hình thuế quan mới. Yêu cầu về hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tốt hơn trong thời đại số. Yêu cầu cao hơn về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng. Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam, ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 16/CT-TTg “Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” [2]. Trong đó có ghi rõ nhiệm vụ cho Bộ GD&ĐT là: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.” Để tích cực, tăng cường tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngày 29/9/2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-TW “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” [1] với mục tiêu tổng quát là tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và 508
  9. nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái. Nghị quyết 52/NQ-TW xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá đối với các trung tâm đổi mới sáng tạo. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh. Khuyến khích các trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Về chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nghị quyết nêu rõ: - Rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. - Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số. 2.3.2. Các định hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam Trên các cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn đã nêu, có thể nêu lên các định hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với định hướng phát triển năng lực như sau. - Tăng cường thực hiện tự chủ, đặc biệt là tự chủ học thuật, đổi mới công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng chuyển đổi số sâu rộng về mọi mặt với sự quan tâm đặc biệt tới yếu tố con người bao gồm cán bộ quản lý, người dạy và người học. - Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số nhằm phát triển toàn diện các năng lực cần thiết trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là các năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, năng lực thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi cũng như các năng lực sáng tạo, năng lựcchuyển đổi nghề nghiệp, năng lực tự 509
  10. học và học tập suốt đời nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao và không ngừng biến động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. - Rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực tòan diện nhằm trang bị cho người học các kiến thức hiện đại, kỹ năng tiên tiến và thái độ làm việc chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. - Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, thái độ học tập và làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp; có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ người khác, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. - Đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn sản xuất, phục vụ nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, trong phối hợp xây dựng chuẩn đầu ra và dự báo nhu cầu thị trường lao động. - Tăng cường quan hệ và hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo, đẩy mạnh trao đổi học thuật, giao lưu giữa các trường đại học, giảng viên và sinh viên trong nước và quốc tế nhằm phát triển năng lực thực hiện có khả năng thích nghi nhanh chóng với các điều kiện mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời đại toàn cầu hóa sâu rộng. 3. Kết luận Ngày nay, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra sâu rộng trên phạm vi toàn cầu và mở ra nhiều cơ hội, đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội nói chung cũng như giáo dục đào tạo và giáo dục đại học nói riêng. Trong bối cảnh đó, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có năng lực, trình độ và chất lượng cao, cần phải đổi mới và phát triển toàn diện nhằm tận dụng được các thành tựu mới của cuộc Cách mạng Công nghiệp này cũng như đào tạo định hướng phát triển năng lực cho nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 29/9/2019 của Bộ Chính trị “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. [2] Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. 510
  11. [3] John Erpenbeck / Lutz von Rosenstiel, Handbuch Kompetenzmessung, Schaeffer-Poeschel Verlag, Stuttgart/ Germany, 2007 [4] Volker Heyse, John Erpenbeck, Kompetenztraining Informations- und Trainings-programme, Schaeffer-Poeschel Verlag, Stuttgart/ Germany 2009 [5] K. Sandkuhl and H. Lehmann, "Digital Transformation in Higher Education – The Role of Enterprise Architectures and Portals," in Digital Enterprise Computing, Köllen Druck Verlag GmbH, Bonn/ Germany, 2017 [6] Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum, Geneva/ Swirtzerland, 2016 [7] Klaus Schwab, Nicholas Davis, Shaping the Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum, Geneva/ Swirtzerland, 2018 [8] Vereinigung der hessischen Unternehmerverbaende e.V., Fachkraefte fuer die Industrie 4.0, Fuer eine Neuorientierung im Bildungssystem, Walter Thiele GmbH & Co.KG, Frankfurt am Main/ Germany, 2016 511
nguon tai.lieu . vn