Xem mẫu

  1. GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC VỚI VAI TRÒ TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRẦN THỊ HƯƠNG Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học có những đặc điểm đặc trưng và đặt ra yêu cầu về nâng cao chất lượng tự học của sinh viên Nhằm đáp ứng yêu cầu này, cần đổi mới vai trò của giảng viên và sinh viên. Trong đó, giảng viên cần đổi mới việc thiết kế mục tiêu học tập, đổi mới thiết kế và tổ chức nội dung dạy học, tăng cường sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, xây dựng kế hoạch và tổ chức, hướng dẫn thực hiện kế hoạch tự học trong môn học/bài học. Từ khóa: học chế tín chỉ, giảng viên, sinh viên, tự học, biện pháp tổ chức tự học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất nhân cách tốt, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sáng tạo, có đủ năng lực thích nghi và hội nhập với sự phát triển của thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi giáo dục đại học không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới theo triết lý “tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”, cho phép người học chủ động hơn, đánh giá kết quả được sát thực tế, hạn chế tình trạng dạy và học theo lối kinh viện. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 khẳng định: “… xây dựng học chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục đại học ở nước ta và vạch ra lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ thống giáo dục đại học chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ…” [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [2]. Theo đó, từ những năm 90, nhiều trường đại học trong cả nước đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ và đạt được nhiều kết quả khả quan. Như vậy, chuyển đổi hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ là một giải pháp nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, phát triển giáo dục đại học mang tính cạnh tranh, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước. Một trong những đặc điểm cơ bản của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, khác với đào tạo truyền thống, là đào tạo tín chỉ xem tự học như là một thành phần hợp 220
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 pháp trong cơ cấu giờ học của sinh viên. Tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình. Ngoài việc nghe giảng và thực hành trên lớp, sinh viên được giao những nội dung để tự học, tự thực hành, tự nghiên cứu, những nội dung này được đưa vào thời khóa biểu và các nội dung bài kiểm tra thường xuyên và bài thi hết môn học. Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đưa giáo dục đại học về với đúng nghĩa của nó: người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học [6]. Từ đặc điểm cơ bản của hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ nói trên, hoạt động dạy học đại học hiện nay đã có nhiều thay đổi - đó là sự thay đổi mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, phương pháp dạy học và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào dạy học, đặc biệt sự thay đổi trong vai trò của giảng viên và sinh viên. Đổi mới hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của sinh viên là một yêu cầu khách quan có tính cấp thiết trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay. Vì vậy giảng viên có vai trò quan trọng trong tổ chức, hướng dẫn hoạt động dạy học nhằm phát huy năng lực tự học của sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát hoạt động tự học của sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ Thực chất của tự học là học với sự tích cực, chủ động ở mức cao, trong đó người học tự biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng các thao tác trí tuệ hoặc chân tay nhờ cả ý thức, thái độ, ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của cá nhân. Tự học là hoạt động tự giác, có mục đích của cá nhân, là sự huy động ở mức cao nhất tiềm năng trí tuệ, tình cảm và ý chí cá nhân để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Tự học diễn ra cả ở trên lớp và ngoài lớp và có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học. Tự học có những đặc điểm quan trọng như động cơ học tập rất cao, thôi thúc người học thực hiện việc học một cách tự giác; Tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập rất cao; Sự nỗ lực ý chí rất cao để đạt tới mục tiêu học tập; Thường xuyên tự kiểm tra và tự điều chỉnh hoạt động tự học. Để thực hiện hoạt động tự học hiệu quả, sinh viên cần có các phương pháp và kĩ năng tự học hiệu quả. Phương pháp tự học của sinh viên là những cách thức sinh viên tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Đó là phương pháp lập kế hoạch tự học, phương pháp nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp huy động kiến thức, tìm tòi cách thức, con đường, giải pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất, phương pháp vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phương pháp kiểm tra và đánh giá… Việc hình thành và rèn luyện phương pháp tự học của sinh viên là một quá trình lâu dài, bắt đầu ngay từ năm đầu ở đại học và kéo dài trong suốt cả quá trình học tập với nhiều hình thức phong phú từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Có thể khái quát một hệ thống phương pháp tự học cơ bản của sinh viên như sau: 221
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 * Phương pháp lập kế hoạch hoạt động tự học bao gồm: - Xác định mục tiêu tự học đúng đắn: Mục tiêu tự học của sinh viên nằm trong mục tiêu của hoạt động học, đó là những kết quả người học mong muốn đạt được trong học tập. Mục tiêu tự học đúng đắn nhất là sinh viên lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp tương lai. Mục tiêu tự học hình thành khi sinh viên bắt đầu thực hiện hành động học tập, khi đó sinh viên xâm nhập vào đối tượng học (tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới…), nội dung mục tiêu xuất hiện sẽ định hướng cho hành động học, qua đó sinh viên thực hiện tự học để chiếm lĩnh năng lực mới. Xác định mục tiêu tự học là xác định trình độ, năng lực, điều kiện học tập của bản thân (ưu điểm, hạn chế, thuận lợi, khó khăn), xây dựng mục tiêu tự học, yêu cầu cần đạt, xây dựng nội dung tự học, xác định phương pháp, kinh nghiệm tự học, xác định các điều kiện hỗ trợ tự học cụ thể… - Xây dựng kế hoạch tự học theo thời gian: Sinh viên có thể lập các loại kế hoạch tự học theo thời gian bao gồm: kế hoạch dài hạn (năm, học kỳ, tháng); kế hoạch trung hạn (tuần) và kế hoạch ngắn hạn (ngày). Khi lập kế hoạch tự học theo thời gian có thể kết hợp để lập kế hoạch theo công việc bao gồm: Thống kê các công việc cần tiến hành trong thời gian nhất định; Xác định quỹ thời gian tự học, mục tiêu và yêu cầu cần đạt cho từng công việc tự học; Phân phối thời gian cho từng công việc; Lập bảng kế hoạch cụ thể; Kiểm tra lại tính hợp lý của công việc; * Phương pháp nghiên cứu tài liệu học tập: Phương pháp nghiên cứu tài liệu học tập bao gồm các nội dung cơ bản là xác định nội dung tự học; Xác định vấn đề cần giải quyết; Xác định quỹ thời gian tự học; Xác định nguồn tài liệu (sách…; internet…); Lựa chọn, tra cứu nguồn tài liệu; Tiến hành thu thập, lưu trữ thông tin theo nguồn tài liệu; Xử lý, vận dụng thông tin giải quyết vấn đề tự học; Đánh giá kết quả nghiên cứu tài liệu học tập… * Phương pháp tự học trên lớp: Phương pháp và kĩ năng tự học trên lớp thực chất là phương pháp và kĩ năng giải quyết các vấn đề học tập trên lớp của sinh viên như nghe bài giảng, ghi bài giảng và giải quyết vấn đề học tập theo sự định hướng, tổ chức, hướng dẫn của giảng viên, chẳng hạn, trả lời câu hỏi, giải bài tập, tình huống, thảo luận, tranh luận theo nhóm, lớp, trình bày báo cáo, nêu thắc mắc, trao đổi… * Phương pháp tự học ngoài lớp: Các phương pháp và kĩ năng tự học ngoài lớp như chuẩn bị bài học mới; luyện tập (luyện tập củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng; luyện tập vận dụng kiến thức); phương pháp ôn tập (lập dàn ý, đề cương, lập sơ đồ hệ thống hóa, bổ sung, mở rộng thông tin, viết lại bài học, vấn đề ôn…); đọc sách, nghiên cứu tài liệu học tập… * Phương pháp và kĩ năng nghiên cứu khoa học: Phương pháp và kĩ năng nghiên cứu khoa học là những cách thức tự học mức cao nhất của sinh viên - mức độ nghiên cứu. Vì vậy, sinh viên cần nắm vững hệ thống phương pháp và kĩ năng nghiên cứu khoa học đặc thù của từng lĩnh vực khoa học đang học. Giảng viên đại học không chỉ thực 222
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 hiện tốt chức năng giảng dạy mà còn phải làm tốt chức năng nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. * Phương pháp và kĩ năng hợp tác trong tự học: Trong tự học hiện nay, sinh viên không chỉ tự học cá nhân mà còn phải phối hợp với sinh viên khác trong nhóm, lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Vì vậy phương pháp và kĩ năng hợp tác trong tự học của sinh viên có ý nghĩa quan trọng. Phương pháp và kĩ năng hợp tác trong tự học của sinh viên bao gồm các các nội dung như thiết lập những quy tắc làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp gồm lắng nghe, đặt câu hỏi, diễn đạt, trình bày ý kiến, trao đổi, tranh luận, nhận xét, phản biện… và phải thống nhất kết quả chung. * Phương pháp tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học: Phương pháp và kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động tự học bao gồm xem lại mục tiêu, yêu cầu cần đạt để so sánh, đối chiếu kết quả tự học với mục tiêu, yêu cầu đề ra, phân tích ưu điểm, hạn chế, xác định nguyên nhân và rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp tự học mới… Tự học là nội lực của sinh viên, chất lượng của học tập tuỳ thuộc chủ yếu vào nội lực, phương pháp và kĩ năng tự học hiệu quả của sinh viên quyết định chất lượng tự học và tùy thuộc quá trình rèn luyện tích cực, kiên trì của mỗi sinh viên. Hoạt động dạy của giảng viên là ngoại lực, nhưng giảng viên với vai trò định hướng, tổ chức, hướng dẫn tự học của sinh viên sẽ giúp sinh viên hoàn thiện phương pháp và kĩ năng tự học để nâng cao chất lượng tự học. 2.2. Vai trò giảng viên trong tổ chức tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ Tự học ở đây là cốt lõi của hoạt động học, là bộ phận trong hoạt động dạy học nên chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu tố trong cấu trúc hoạt động dạy học gồm yếu tố giảng viên, sinh viên, mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và môi trường dạy học. Yếu tố giảng viên ảnh hưởng đến tự học của sinh viên biểu hiện cụ thể ở trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên bao gồm vốn kiến thức chuyên môn sâu, rộng, năng lực tổ chức nội dung môn học, năng lực lựa chọn và vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học, năng lực thiết kế kế hoạch dạy học môn học/bài học, thành thạo trong triển khai kế hoạch dạy học…; Phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả tự học và hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá; Nhạy cảm, phát hiện khó khăn của sinh viên trong tự học và có biện pháp sư phạm can thiệp hợp lý, có tình yêu nghề, say mê công việc, nhiệt tình, trách nhiệm và kĩ năng giao tiếp ứng xử tốt… Giảng viên tổ chức, hướng dẫn tự học của sinh viên là quá trình giáo viên giúp đỡ người học tự chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành phương pháp, kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, phương pháp nhận thức, tư duy hợp lí, hiệu quả, từ đó sinh viên nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học. 223
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Tổ chức, hướng dẫn tự học của giảng viên thể hiện ở chỗ: giảng viên đề ra các nhiệm vụ, yêu cầu tự học cho sinh viên (dưới dạng bài tập, câu hỏi, tình huống, vấn đề học tập…), hướng dẫn sinh viên cách tổ chức hoạt động tự học, giải quyết nhiệm vụ tự học…, hướng dẫn phương pháp, kĩ năng tự học, tạo ra những điều kiện thuận lợi để kích thích tính tích cực tự học và giúp đỡ sinh viên vượt qua những khó khăn trong quá trình tự học (đặc điểm nhận thức còn hạn chế, vốn kiến thức thiếu hụt, phương pháp học tập chưa đáp ứng được yêu cầu học tập hiện tại, động cơ học tập chưa đủ mạnh, nỗ lực ý chí chưa cao). Giảng viên cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên để thu “thông tin ngược” nhằm điều chỉnh kịp thời hoạt động tự học và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình. Một số biện pháp đổi mới hoạt động dạy học theo hướng giảng viên tổ chức, hướng dẫn tự học của sinh viên như sau: 2.2.1. Đổi mới thiết kế mục tiêu học tập Đổi mới thiết kế mục tiêu học tập là thay đổi cách xác định mục tiêu bài học một cách cụ thể, rõ ràng, tường minh theo hướng chỉ rõ mức độ sinh viên phải đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ, chú ý mục tiêu rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên. Vì vậy, cần đảm bảo các yêu cầu xác định mục tiêu môn học/ bài học cụ thể, công khai hóa mục tiêu học tập cho sinh viên khi bắt đầu môn học/ bài học. 2.2.2. Đổi mới thiết kế và tổ chức nội dung dạy học Đổi mới thiết kế và tổ chức nội dung dạy học theo hướng xây dựng chương trình môn học, giáo trình, tài liệu học tập, nội dung bài học đảm bảo cấu trúc logic, khoa học, tinh giản, giảm bớt khối lượng tri thức lý thuyết hàn lâm, thông tin có sẵn buộc sinh viên phải ghi nhớ máy móc; xác định nội dung cơ bản, trọng tâm, vừa sức, cân đối nội dung lý thuyết và thực hành. Đặc biệt chú trọng xây dựng nội dung tự học của sinh viên trong từng chương/bài học dưới dạng câu hỏi, bài tập thực hành, vấn đề, chủ đề, tình huống, đề tài, dự án… cho sinh viên giải quyết. 2.2.3. Tăng cường sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực được hiểu là hệ thống phương pháp dạy học phát huy cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV. Đặc điểm chung của các phương pháp này gồm: 1) Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của người học; 2) Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; 3) Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; 4) Kết hợp đánh giá của giáo viên và và tự đánh giá của người học [4]. Theo đó, trong hoạt động dạy học đại học hiện nay, giảng viên cần vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học gồm: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp xêmina, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp dạy học theo dự án… với những mức độ, hình thức và kỹ thuật khác nhau tùy theo đặc thù của từng môn học, bài học và đặc điểm, trình độ sinh viên [5]. 224
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 2.2.4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên chú trọng: Kết hợp kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng, tăng cường đánh giá kỹ năng thực hành, vận dụng; Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc môn học (thường xuyên, định kỳ, tổng kết); Kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá: hỏi - đáp, tự luận, trắc nghiệm, bài thực hành, bài báo cáo, tiểu luận…; Kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của nhóm, cá nhân… 2.2.5. Xây dựng kế hoạch hướng dẫn tự học trong môn học/bài học Giảng viên xây dựng kế hoạch dạy học môn học, bài học, trong đó có kế hoạch hướng dẫn SV tự học gồm các nội dung: Xây dựng nội dung tự học; Hướng dẫn PP và hình thức tự học (cá nhân, nhóm, trên lớp, ngoài lớp); Xác định thời gian tự học (trên lớp, ngoài lớp); Hướng dẫn giáo trình, tài liệu tham khảo chính, các nguồn tài liệu…; Quy định sản phẩm, tiêu chí, cách thức kiểm tra đánh giá kết quả tự học. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN HỌC - Tên môn học: - Số tín chỉ: (Lý thuyết: tiết; Thực hành: tiết; Tự học: tiết) - Đối tượng: - Giảng viên: 1. Mục tiêu học tập môn học (Phẩm chất và năng lực) 2. Cấu trúc nội dung chương trình môn học 3. Kế hoạch dạy học môn học 4. Kế hoạch hướng dẫn tự học môn học (có thể lập theo cột) Nội dung Hình thức Phương pháp Thời gian Sản phẩm và Nguồn STT tự học tự học tự học tự học đánh giá tài liệu Chương 1 Chọn hình thức Chọn các PPDH Chọn bài trình - Giáo trình 1. tổ chức trên tích cực (giải - Số tiết, bày cá nhân, - Trang web 2. lớp, ngoài lớp quyết vấn đề, tình - Số tuần… bài báo cáo - Các nguồn 3. hoặc E-earing huống, thảo luận nhóm, bảng khác… … (nếu có) nhóm, xêmina, tóm tắt theo, dự án…) mẫu, trình bày 1 - Nếu hình thức trên lớp… E-learning thì - Đánh giá qua chọn công cụ công cụ đánh nào? (chat, e- giá e- learning? mail, diễn đàn…, e-xemina?...) 2 Chương 2 …. 3 Chương 3 …. 225
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Từ kế hoạch hướng dẫn tự học của sinh viên trong môn học, giảng viên tổ chức, hướng dẫn sinh viên tự học cụ thể bài học/chủ đề theo qui trình chung: - Xây dựng và chuyển giao nhiệm vụ học tập cụ thể (vấn đề, tình huống, bài tập dự án…) cho sinh viên - Hướng dẫn cách làm việc (theo cá nhân hay nhóm) - Tổ chức họat động trên lớp - Tổng kết, nhận xét, đánh giá… 3. KẾT LUẬN Có rất nhiều biện pháp tổ chức, hướng dẫn tự học của sinh viên với những cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số biện pháp định hướng chung. Đổi mới hoạt động dạy học đại học theo hướng phát huy năng lực tự học của sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ đòi hỏi những điều kiện thích hợp về trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của giảng viên, phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Đây là một quá trình lâu dài, phải được thực hiện đồng bộ với việc đổi mới các nhân tố trong hệ thống hoạt động dạy học và cần phải trải qua các mức độ từ thấp đến cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005). Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-GDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội. [3] Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 1830/QĐ-ĐHSP, ngày 30/8/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM). [4] Trần Thị Hương (2012), Dạy học tích cực, Nxb ĐHSP TP. Hồ Chí Minh [5] Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh (2014), Tổ chức hoạt động dạy học đại học, Nxb ĐHSP TP. Hồ Chí Minh [6] Lâm Quang Thiệp (2010), Chương trình và qui trình đào tạo đại học trong học chế tín chỉ. (Tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ). Title: UNIVERSITIES LECTURERS WITH THE ROLE OF ORGANISING, INSTRUCTING SELF-STUDYING FOR STUDENTS IN CREDIT SYSTEM Abstract: Training program in credit system at university has unique features and sets requirements of improving self-study quality of students. To meet this requirement, it is necessary to renovate the role of lecturers and students. Among them, lecturers need to renovate the plan of studying objectives, innovate the plan and organisation of teaching content, enhance positively the combination of teaching methods in teaching, renovate methods of testing, 226
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 assessing study result of students, build scheme and organisation, instruct self-study scheme in subjects/lessons. Keywords: credit system, lecturers, students, self-studying, solutions to organise self-study PGS.TS. TRẦN THỊ HƯƠNG Khoa Khoa học giáo dục - Trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh huongtrankhgd@gmail.com 227
nguon tai.lieu . vn