Xem mẫu

  1. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆU QUẢ BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG Lê Công Minh Phòng GD&ĐT Đô Lương Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hànhThông tư số 06/2019/TT-BGDĐT quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.Mục đích xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục nhằm điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục. Bộ quy tắc ứng xử có giá trị đặc biệt quan trọng, bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục. Được sự cho phép của Ban tổ chức Hội thảo, để làm rõ hơn việc Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, tôi xin được trình bày tại Hội thảo với nội dung: Giải pháp xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong trường học trên địa bàn huyện Đô Lương. Đô Lương là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá và cách mạng lâu đời, từng là thủ phủ của Tri châu xứ Nghệ - Uy Minh Vương Lý Nhật Quang từ năm 1036 dưới triều nhà Lý, Đô Lương là cái nôi in dấu của cuộc khởi nghĩa Đô Lương năm 1941 và là nơi dự trữ lương thực, vũ khí đạn dược của Quốc gia là thủ phủ kháng chiến của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà đỉnh cao là chiến công và sự hy sinh anh dũng của 13 chiến sỹ Thanh niên xung phong vào rạng sáng ngày 31/10/1968, đã làm nên một Truông Bồn huyền thoại. Ngày nay, Đô Lương trở thành là một điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An, và cũng là điểm sáng trong giáo dục của tỉnh nhà. Cùng với bề dày truyền thống của Đảng bộ và nhân dân Đô Lương, ngành giáo dục Đô Lương cũng có nhiều thành tích nổi bật, đã phát huy được truyền 159
  2. thống hiếu học của nhân dân Đô Lương. Đến nay, hệ thống giáo dục ổn định, quy mô trường lớp ngày càng phát triển, toàn huyện có 34 trường Mầm non, 35 trường Tiểu học, 20 trường THCS, 5 trường THPT, 1 Trung tâm GDTX. Cơ sở vật chất từng bước được đầu tư, phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia phát triển mạnh mẽ, đã có 70/95 trường đạt chuẩn Quốc gia ở các mức độ, chiếm tỷ lệ 73.7%. Đội ngũ giáo viên Đô Lương nhiệt tình trong giảng dạy, tâm huyết với nghề nghiệp. Chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng cao, sốgiáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 98%. Giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ngày càng nhuần nhuyễn và hiệu quả, có hàng ngàn lượt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia ngày càng tăng. Đô Lương vinh dự có 13 nhà giáo được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú..., Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là việc giữ vững chất lượng liên thông giữa các cấp học. Đô Lương là một trong những huyện có thành tích cao về kết quả thi học sinh giỏi, hằng năm có nhiều em đậu vào các trường THPT chuyên trong toàn tỉnh, điểm đầu vào lớp 10 THPT trong huyện thuộc tốp các trường có điểm đầu vào cao nhất tỉnh, nhiều em đạt Huy chương Vàng, huy chương Bạc trong các cuộc thi khu vực và quốc tế. Rồi tên tuổi của các em đạt kết quả cao trong các kỳ thi đã làm rạng danh đất học Đô Lương. Để đạt được kết quả nêu trên là sự phấn đấu bền bỉ của bao thế hệ thầy và trò có nhiều cách làm sáng tạo... nhưng trong đó chúng tôi đã làm tốt việc xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong trường học trên địa bàn huyện Đô Lương. Cụ thể, 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn xây dựng bộ quy tắc đạo đức trong nhà trường, được Hiệu trưởng phê duyệt và thực hiện nhằm điều chỉnh các đối tượng liên quan là đội ngũ nhà giáo, nhân viên nhà trường, các em học sinh, phụ huynh học sinh..., Bộ quy tắc được xây dựng trên các nguyên tắc: tuân thủ các quy định của pháp luật, của ngành; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của địa phương, dân tộc; quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử, thể hiện được các giá trị cốt lõi là lòng nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực, dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, khách quan, công khai nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. 160
  3. Để thực hiện hiệu quả bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong trường học nêu trên Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt các giải pháp sau: Thứ nhất: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực hiện bộ quy tắc đạo đức trong trường học - Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình người học, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong trường học. - Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc ta; nêu gương cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử. - Tuyên truyền để tự bản thân thầy giáo, cô giáo phải thường xuyên tâm niệm nghề giáo của mình là hết sức quan trọng, có ý nghĩa, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giáo dục một người thầy tốt, được cả một thế hệ”. Cho nên, phải rèn luyện sao cho xứng đáng với cái cao quý của nghề, luôn rèn đức, luyện tài, luôn ý thức mình phải chuẩn mực trong lời ăn, tiếng nói, trang phục, cử chỉ, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Tuyên truyền để các em học sinh thực hiện đúng quyền lợi và trách nhiệm của bản thân, xứng đáng là học sinh chăm ngoan, học giỏi, vừa có tài vừa có đức để các em trở thành người có ích cho xã hội.. - Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền. Thứ hai: Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục bộ quy tắc đạo đức trong trường học - Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục bộ quy tắc đạo đức, văn hóa ứng xử cho học sinh thể hiện được giá trị cốt lõi trong quy tắc đạo đức: Nhân ái, tôn 161
  4. trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực phù hợp với từng cấp học; Giáo dục nội dung về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao phẩm chất, năng lực ứng xử cho nhà giáo, người học. - Nội dung giáo dục: Đối với giáo dục mầm non, bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục bộ quy tắc đạo đức trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, trong các chuyên đề lễ giáo, hoạt động giáo dục... để hình thành và phát triển ở trẻ em ý thức, hành vi ứng xử phù hợp với độ tuổi (lễ phép, kính trọng, yêu thương thầy, cô giáo, ông bà, cha mẹ; yêu quý anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu cái đẹp). Đối với giáo dục phổ thông: Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục bộ quy tắc đạo đức trong các hoạt động giáo dục, trong chương trình giáo dục phổ thông, lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, lối sống văn hóa có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm của học sinh; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung của người học. - Đa dạng hóa hình thức giáo dục quy tắc đạo đức thông qua các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, cuộc thi, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại...; đặc biệt phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội, tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh thông qua hoạt động hát Quốc ca, Lễ chào cờ Tổ quốc và các hoạt động tập thể. Tăng cường giáo dục, định hướng để học sinh sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin, mạng xã hội trong học tập, rèn luyện, hướng nghiệp, giải trí lành mạnh và thể hiện ứng xử văn hóa trong môi trường mạng Internet, các mạng xã hội; thực hiện nghiêm Luật An ninh mạng. Thứ ba: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng bộ quy tắc đạo đức trong trường học - Nhà trường: Chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh và phòng chống bạo lực học đường hiệu quả; Xây dựng kế hoạch và tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho người học thông qua các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa; nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực tổ chức giáo dục ứng xử văn hóa của cán bộ, nhà giáo, nhân viên nhà trường; Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, 162
  5. Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa, quy tắc đạo đức trong nhà trường. - Gia đình: Có trách nhiệm chính giáo dục bộ quy tắc đạo đức, mẫu mực trong văn hóa ứng xử tại gia đình và cộng đồng; Phối hợp với nhà trường cập nhật, trao đổi thông tin, tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; tham gia tích cực trong các buổi họp, gặp gỡ trao đổi, xử lí các tình huống có liên quan; Tôn trọng và tạo điều kiện để học sinh tham gia đầy đủ, hiệu quả, nghiêm túc kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, nhất là các hoạt động liên quan đến xây dựng văn hóa ứng xử. - Chính quyền địa phương: Xác định nhiệm vụ xây dựng bộ quy tắc đạo đức trong trường học là nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương; chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học theo thẩm quyền; Có trách nhiệm chính trong tuyên truyền, vận động, phối hợp các lực lượng trên địa bàn, tạo điều kiện để xây dựng quy tắc đạo đức cho người học tại cộng đồng; hỗ trợ người học gặp khó khăn, xử lí kịp thời các vi phạm, đảm bảo an toàn cho người học. Trên đây là một số ý kiến tham luận tại Hội thảo với nội dung: Giải pháp xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong trường học trên địa bàn huyện Đô Lương, chắc sẽ chưa đáp ứng hết yêu cầu của đại biểu và cũng không tránh khỏi thiếu sót, tôi thật sự mong được chia sẻ của đại biểu./. 163
nguon tai.lieu . vn