Xem mẫu

  1. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHẤT LƯỢNG CAO PHƯỢNG HOÀNG Trường THPT CLC Phượng Hoàng “Giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng ngừa bạo lực học đường” là chủ đề nóng hổi, quan trọng và cần thiết khi năm học mới được bắt đầu.Đây là vấn đề mà nhà trường, phụ huynh và xã hội rất quan tâm. “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn” là một yêu cầu, đòi hỏi quá trình phấn đấu liên tục, thường xuyên, sự kết hợp nhiều bộ phận liên quan nhà trường, gia đình, xã hội và nhiều biện pháp, giải pháp đồng bộ. I. Mở đầu 1. Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng là Trường Phổ thông có cấp học từ Tiểu học đến Trung học phổ thông, nơi mà mỗi học sinh đều được yêu thương, truyền cảm hứng để có thể hình thành, phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của bản thân, để học sinh Phượng Hoàng sẽ là những công dân tốt cho xã hội và những công dân hội nhập toàn cầu. Trường Phượng Hoàng hướng tớihệ giá trị cốt lõi: Yêu thương; Trách nhiệm; Tôn trọng; Hợp lực; Sáng tạo và Tự chủ 2. Trường học an toàn là gì? Là một môi trường giáo dục mà các điều kiện về vật chất, tinh thần an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, các em được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và được tạo điều kiện để phát huy phẩm chất, năng lực. 3. Sự cần thiết phải xây dựng môi giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng ngừa bạo lực học đường tại Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng: Là loại hình trường mới đi vào hoạt động, nhà trường chọn việc xây dựng đội ngũ, chương trình giáo dục, điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, tài chính,...) và môi trường giáo dục an toàn làm nhiệm vụ trọng tâm. II. Các giải pháp Giải pháp 1: Đổi mới công tác quản lý, quản trị trong nhà trường 235
  2. Xây dựng kế hoạch cụ thể về đảm bảo an toàn trường học, bao gồm: Thành lập ban quản lý an toàn trường học bao gồm kế hoạch ứng phó sự cố, kế hoạch phòng ngừa tai nạn thương tích, kế hoạch về phòng, chống lụt, bão; PC&GNTT, đánh giá và kiểm soát rủi ro để có biện pháp cụ thể đảm bảo an toàn trường học, tư vấn học đường. Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về môi giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng ngừa bạo lực học đường từ bậc học Tiểu học đến PTTH, tuyên truyền triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú: Lồng ghép giáo dục kiến thức về bạo lực học đường, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học chính khóa, các tiết dạy kỹ năng sống, các giờ ngoại khóa, các giờ sinh hoạt, trải nghiệm thực tế… Dạy học sinh thay thế bạo lực bao gồm giải quyết xung đột hòa bình và kỹ năng quan hệ giữa các cá nhân tích cực. Giáo dục cho học sinh tình thương yêu, trách nhiệm, lòng bao dung, sự kiềm chế trong các chương trình kỹ năng sống. Khuyến khích học sinh chịu trách nhiệm về việc duy trì môi trường trường học an toàn, bao gồm cả sự tham gia của học sinh trong kế hoạch an toàn. Yêu cầu học sinh báo cáo các vấn đề tiềm ẩn cho các cán bộ công nhân viên, giáo viên nhà trường và có hành động khắc phục, kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn đó. Tất cả chúng ta đều đóng một vai trò trong sự an toàn của trường học. Hãy cho người lớn biết nếu bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy điều gì đó khiến bạn cảm thấy khó chịu, lo lắng hoặc sợ hãi. Đối với học sinh Tiểu học cần thông tin ngắn gọn, đơn giản, cân bằng với sự tin tưởng rằng trường học như là ngôi nhà của các con, và người lớn ở đó để bảo vệ các con. Điều quan trọng là phải kiên nhẫn vì trẻ em không phải lúc nào cũng nói về cảm xúc của mình một cách dễ dàng. Trẻ nhỏ có thể cần các hoạt động cụ thể (như vẽ, nhìn vào sách tranh hoặc chơi tưởng tượng) để giúp chúng xác định và thể hiện cảm xúc của mình. Đối với học sinh Trung học cơ sở đặt câu hỏi về việc các con có thực sự an toàn không khi những gì đang được thực hiện tại trường. Học sinh có thể thảo luận với các thầy cô giáo, nhà lãnh đạo trường học. Học sinh Trung học phổ thông sẽ có những buổi thảo luận về nguyên nhân của bạo lực trong trường học và xã hội. Học sinh nên đề xuất, góp ý cách làm cho trường học an toàn hơn và cách ngăn chặn những bạo lực học đường. 236
  3. Giải pháp 3: Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trong nhà trường: Lồng ghép nội dung về giáo dục giá trị sống; kỹ năng sống vào chương trình, nội dung và các hoạt động giáo dục khác, hòm thư "chia sẻ để được sẻ chia" hoặc kênh thông tin tin cậy để các em chia sẻ, thông báo về hành vi BLHĐ. Thực hiện nội dung dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân trong chương trình sách giáo khoa hiện hành trên cơ sở rà soát, tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh theo quy định. Lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh, của xã hội và thời đại; giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp. Đẩy mạnh và đa dạng các hoạt động trọng tâm tại Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng: Xây dựng văn hóa 3C Cười - Chào - Cảm ơn, Các câu lạc bộ thiện nguyện, trải nghiệm thực tế trong và ngoài nước. Xây dựng chương trình Kĩ năng sống và tổ chức các chuyên đề giáo dục: Phòng chống xâm hại, rủi ro và tự bảo vệ bản thân; tổ chức hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh; tổ chức cho học sinh tìm hiểu các khu di tích, lịch sử văn hóa tại Nghệ An. Giải pháp 4: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về nhận thức, kiến thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng làm công tác chủ nhiệm trong bối cảnh mới; áp dụng công nghệ thông tin giảm việc hành chính, họp hành, làm hồ sơ, sổ sách… để GVCN có nhiều thời gian gần gũi, giám sát, hỗ trợ học sinh; chế độ đãi ngộ tạo động lực cho GV; có quy định khen thưởng, xử phạt phù hợp. Chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em, phân tích lí giải những ý kiến của các em, tạo cơ hội cho các em chia sẻ những thắc mắc, tâm sự, tạo ra sự gần gũi của các em đối với thầy cô giáo để kịp thời hỗ trợ học sinh xử lý các vấn đề. Giải pháp 5: An ninh trường học được đảm bảo, môi trường học đường an toàn, phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những vấn đề tiêu cực trong việc sử dụng Internet, trò chơi điện tử có nội dung bạo lực, không lành mạnh; trong giờ học và sinh hoạt tại trường học sinh tuyệt đối không tự ý ra ngoài, người không có trách nhiệm không được vào trường. Phòng ngủ và khu vệ sinh được bố trí theo giới tính và độc lập theo từng khối, các hành lang, sân chơi được trang bị Camera an ninh. Bảo vệ làm việc 24/24h. Phối hợp chặt chẽ với Công an, chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trong và xung quanh khu vực trường. tăng cường các điều kiện về CSVC, trang thiết bị 237
  4. dạy học, môi trường xanh, sạch, đẹp, cùng các điều kiện đảm bảo. Đảm bảo ATVSTP, nâng cao chất lượng bữa ăn, chất lượng bán trú... Kiểm soát truy cập vào tòa nhà của trường. Khách của trường học. Các bãi đậu xe của trường và khu vực chung, như hành lang, sân chơi. sự hiện diện của nhân viên bảo vệ,phối hợp với công an địa phương. Sử dụng hệ thống an ninh,… Giải pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội Ký cam kết với phụ huynh hàng năm để làm rõ trách nhiệm của mỗi bên trong công tác phối hợp giáo dục trong đó có đảm bảo an toàn môi trường giáo dục, phụ huynh đảm bảo an toàn cho con ở nhà, đi đến trường và về nhà an toàn. Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh hàng ngày qua điện thoại, Zalo, Facebook, Mail; hàng tháng nhà trường có sự đánh giá, 3 tháng/lần phụ huynh sẽ nhận được bảng kết quả các môn học, mức độ cố gắng của từng học sinh và nhận xét của giáo viên chủ nhiệm thông qua E-mail và trao đổi trực tiếp trong trường hợp cần thiết. III. Các kết quả - Học sinh khỏe mạnh, tự tin, biết tự bảo vệ mình và giúp đỡ, bảo vệ bạn bè. - Môi trường giáo dục: phụ huynh tin tưởng, yên tâm. - Một số ví dụ điển hình. IV. Một số hình ảnh/tài liệu minh họa 238
  5. 239
  6. 240
  7. 241
  8. V. Kiến nghị: 1. Cần rà soát, điều chỉnh chính sách có liên quan đến xây dựng và đảm bảo các điều kiện để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. 2. Cần xác định: để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường không phải chỉ nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục vì vậy cần xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp, phản ứng nhanh và hiệu quả giữa Bộ GD&ĐT với UBND các tỉnh/thành phố và các Bộ, Ban, Ngành ở trung ương, giữa các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, giữa các Sở, Ban, Ngành ở phương( Cán bộ chính quyền địa phương, trạm y tế, bệnh viện, cơ quan Phòng cháy - chữa cháy) đặc biệt là các ngành công an, phụ nữ, Bảo vệ trẻ em và cộng đồng./. 242
nguon tai.lieu . vn