Xem mẫu

  1. GIẢI PHÁP VỀ VẤN NẠN KẸT XE GIỜ CAO ĐIỂM TẠI TP.HCM Nguyễn Ngọc Mai Thy, Nguyễn Ý Nhi, Phạm Thị Tuyết Anh, Nguyễn Sơn Hà* Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tr n hương Hải TÓM TẮT Những năm qua, vấn nạn kẹt xe luôn là đề tài gây nhức nhối, khó chịu đối với những ai tham gia giao thông thường xuyên, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc như: tai nạn giao thông; người dân không ý thức lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán; giờ làm, giờ học của nhân viên công sở, học sinh, sinh viên giống nhau;.... Đó mới chỉ là một vài nguyên nhân căn bản, Nhà nước nói riêng và tất cả những người tham gia giao thông nói chung cần nhanh chóng tìm hiểu và đưa ra những giải pháp hợp lý và hiệu quả để giải quyết trình trạng này một cách nhanh chóng và triệt để. Từ khóa: Kẹt xe, giờ cao điểm, giao thông, ùn tắc,... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, đất nước Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ đối với thế giới. Xã hội đang ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu đi lại của người dân trở nên vô cùng thiết yếu. Chính vì thế, vấn đề ùn tắc giao thông đang là một trong những vấn đề thời sự nóng hổi của toàn thế giới. Trong đó Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh – nơi tâm điểm của vấn nạn này. Để giải quyết tình trạng kẹt xe nhất là vào giờ cao điểm là một vấn đề gây nhiều tranh cãi tại nhiều kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy những nguyên nhân gây ra nạn ùn tắc giao thông là do đâu? Hệ thống đường giao thông không đáp ứng đủ, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán, họp chợ; số lượng phương tiện tham gia giao thông vào các giờ cao điểm quá đông; đường xuống cấp… Đó là những nguyên nhân dẫn đến ùn tắt giao thông nhưng chủ yếu và cơ bản nhất vẫn là do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Vấn nạn kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thách thức lớn và cần có giải pháp hữu hiệu. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giúp giảm tình trạng kẹt xe? Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm đã tìm hiểu và nêu lên thực trạng chung của vấn đề này; Đồng thời đề ra những giải pháp thiết thực giúp làm giảm nạn kẹt xe một cách hiệu quả. 2 THỰC TRẠNG Tình trạng ùn tắc giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung đang rất đáng báo động và là hệ quả của các nguyên nhân chính như nhu cầu giao thông lớn, tỷ lệ sử dụng phương tiện cá nhân cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đô thị còn thiếu và chưa hoàn thiện, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng còn thấp… Hiện nay, người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh đang chán ngán bởi cảnh tượng mỗi sáng bước ra đường là kẹt xe, trưa kẹt xe, chiều đi làm về cũng lại kẹt xe. Điệp khúc “kẹt xe” mà mỗi ai đang sinh sống và làm việc tại 1253
  2. thành phố đều cảm thấy ám ảnh. Kẹt xe làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, trễ giờ làm, giờ học,… kéo theo nhiều hệ lụy khác, gây lãng phí, làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Theo thống kê, tổn thất hàng năm do tắc nghẽn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh ước tính lên đến khoảng 23.000 tỉ đồng, tương tương 1,2 tỉ USD, đây là một con số khổng lồ. Nhóm đã tiến hành khảo sát 500 người ngẫu nhiên ở nhiều độ tuổi và thu lại được 420 phiếu khảo sát hợp lệ với bảng kết quả sau: có 371 người tham gia khảo sát ở độ tuổi 18-30 chiếm 88,1%; 25 người ở độ tuổi dưới 18 và 24 người ở độ tuổi trên 30 chiếm 5,7%. Trong đó, có 296 người sử dụng phương tiện đi lại là xe máy chiếm 70,4%; 95 người đi xe buýt chiếm 22,6%; 7% còn lại đi phương tiện khác (đi bộ, xe hơi). Bảng 1: Kết quả việc khảo sát về vấn nạn kẹt xe hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh Mức độ (đơn vị: %) Nội dung đánh giá Thường Thỉnh Hiếm xuyên thoảng khi Nhu cầu đi lại của bạn như thế nào? 82,5 17,5 0 Bạn cảm thấy tình trạng kẹt xe hiện nay tại Thành phố Hồ Chí 83,3 11,7 0 Minh như thế nào? Bạn có bao giờ gặp tình trạng kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí 64,2 31,7 4,1 Minh không? Bạn có cảm thấy khó chịu, bực bội khi tình trạng kẹt xe kéo 51,7 28,3 10 dài không? Kẹt xe có làm trễ nải công việc của bạn hay không? 47,5 32,5 20 Bạn có tham gia giao thông vào các giờ cao điểm không? 65 27,5 7,5 (từ 6h30 – 8h30, từ 14h30 – 18h30) Thông qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy nhu cầu đi lại của con người rất thiết yếu (100% người cần đi lại) và tình trạng kẹt xe xảy ra rất thường xuyên (chiếm đến 83,3%) làm ảnh hưởng đến công việc của con người, làm trì trệ mọi thứ,... những tác động nhỏ đó để lâu dài sẽ gây hậu quả to lớn về sau đối với nền kinh tế đất nước. Ngoài ra, nó còn làm cho mọi người cảm thấy bức bối và khó chịu khi kẹt xe giữa trời nắng gắt hay mưa to mà không thể di chuyển nhanh chóng. 3 GIẢI PHÁP Để giải quyết cho trình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm, nhóm đã nghiên cứu, tìm hiểu và quyết định đưa ra một số giải pháp hữu hiệu sau đây: 3.1 Giải pháp tức thời Đưa xe buýt dài hai tầng sử dụng nhiên liệu sinh học vào sử dụng trong giao thông; vừa giúp tăng số lượng người ngồi trên xe, giảm diện tích lấn chiếm mặt đường, chi phí vận hành rẻ vừa tạo điều kiện cho việc sử dụng nhiên liệu sinh học được biết đến nhiều hơn góp phần chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. 1254
  3. Khuyến khích người dân đi xe buýt: Giá vé phải thật rẻ, nếu được thì những năm đầu tiên nên miễn phí đi xe buýt sau đó hãy bắt đầu thu phí. Nguồn thu cho hoạt động xe buýt có thể được lấy từ hoạt động quảng cáo trên thân xe và trong xe; ngoài ra Nhà nước cũng nên hỗ trợ năm đầu tiên nếu áp dụng hình thức không thu phí năm đầu. Phân làn đường ưu tiên dành riêng cho xe buýt: Xe buýt phải có 1 làn ưu tiên riêng biệt sát lề đường bên phải để tiện cho hành khách lên xuống. Làn xe buýt nên có giải phân cách cứng từng đoạn thấp và riêng biệt với làn giao thông của các phương tiện khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa để xe buýt di chuyển nhanh và an toàn. Phân làn cho vỉa hè: Tùy theo độ rộng của vỉa hè mà thứ tự ưu tiên sẽ được sắp xếp từ ngoài đường vào trong như sau: người đi bộ, đậu xe ô tô, đậu xe máy. Kiên quyết ngăn cấm và loại trừ các trường hợp lấn chiếm vỉa hè để sử dụng vào việc kinh doanh, buôn bán. Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét việc bố trí lại giờ vào học và giờ ra về của học sinh cấp II và III. Học sinh cấp II hoặc cấp III phần lớn đã tự chủ được trong việc đi học mà không cần tới sự đưa đón của phụ huynh, vì vậy các trường học nên chủ động phân chia giờ học của các lớp học sao cho hợp lý. Không để tất cả học sinh cùng tới lớp và cùng ra về một lúc trong ngày, điều đó gây ách tắt khi đến trường cũng như là khi tan trường. Thay đổi giờ vào nội thành đối với các xe tải, xe container. Xe tải hoặc container chủ yếu là chở hàng hóa ra vào nội thành nên thời gian vào nội thành có thể đi từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Hạn chế phương tiện cá nhân trong nội thành. Bước đầu đánh thuế trước bạ thật cao khi sang tên và thu phí lưu thông thật cao đối với các loại ô tô cá nhân, 2 hoặc 3 năm sau tiến hành áp dụng cho xe gắn máy. Thu phí cao đối với các xe từ tỉnh khác vào nội thành. Tất cả các nguồn thu này có thể dùng vào việc hỗ trợ cho xe buýt. Giảm số lượng taxi và sử dụng nhiên liệu sinh học. Ngày nay, nhu cầu đi lại cao nên số lượng xe taxi cũng như xe ôm nhiều đáng kể. Nhà nước nên phụ thu thêm cước taxi để bổ sung nguồn thu cho xe buýt, không phát triển thêm số lượng xe taxi trong thời gian nhất định, khuyến khích chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sinh học để giảm thiểu ô nhiễm. Bắt buộc cán bộ công chức phải gương mẫu đi làm bằng xe buýt. Đây là tiêu chí để đánh giá tư cách đạo đức và xếp bậc lương của cán bộ công chức. Như thế người dân mới không so bì mà làm theo. Ví dụ: ban đầu 1 tuần đi làm bằng xe buýt 1 lần, sau đó cứ 6 tháng lại nâng lên thêm 1 lần trong tuần và cứ như vậy cho đến khi đi làm bằng xe buýt hết tất cả các ngày trong tuần. 3.2 Giải pháp lâu dài Chuyển các bến xe, nhà ga, trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học ra vùng ngoại ô. Vì kẹt xe ở các giờ cao điểm cũng chính là các giờ tan trường, tan làm của học sinh, sinh viên, công nhân viên chức,... tất cả đều tham gia giao thông cùng thời điểm nên gây ra ùn tắc. Nếu chuyển một số cơ sở ra vùng ngoại ô có thể giảm bớt đi rất nhiều phương tiện tham gia giao thông giờ cao điểm giúp giảm ùn tắc giao thông. 1255
  4. Mở rộng đường giao thông và vỉa hè. Đầu tiên do cấp bách và thiếu vốn nên mở rộng đường trước tại các giao lộ khoảng 50 đến 100m về mỗi bên theo quy hoạch. Trong 1 năm phải hoàn thiện khung pháp lý về luật thu hồi và bồi thường thêm phần đất mặt tiền khi mở đường để bán đấu giá tạo điều kiện về vốn cho Nhà nước trong việc nhanh chóng mở rộng diện tích giao thông. Vỉa hè nên được quy hoạch thông thoáng tạo điều kiện cho đầy đủ đối tượng sau: làn đường dành cho người đi bộ đi bộ, đậu ô tô, xe máy. Giãn mật độ dân số: Hạn chế mật độ xây dựng tại các trung tâm nội thành, xây dựng tốt cơ sở hạ tầng ở ngoại thành như: đường xá, bệnh viện, trường học,… để tạo điều kiện cho người dân khi chuyển ra đây sinh sống. 4 KẾT LUẬN Từ những phân tích về thực trạng và nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông như nhóm đã đề cập trước, có thể thấy hệ thống giao thông đô thị tại các thành phố lớn của nước ta đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập và nan giải, xuất phát từ những nguyên nhân nội tại của nó. Vì vậy, để có thể giải quyết được một cách triệt để và thấu đáo bài toán giảm thiểu ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn của Việt Nam cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng và triển khai áp dụng một cách đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông như đã kiến nghị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://vnexpress.net/de-xuat-giai-phap-chong-ket-xe-và-giam-thieu-tai-nan-giao-thong- 2210680.html [2] https://phapluatmoitruong.vn/tp-hcm-ket-xe-van-nan-chua-co-hoi-ket/ [3] https://www.tapchigiaothong.vn/thuc-trang-va-giai-phap-gop-phan-giam-thieu-un-tac- giao-thong-o-cac-do-thi-lon-cua-viet-nam-d17525.html 1256
nguon tai.lieu . vn