Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ THE SOLUTION TO ATTRACT INVESTMENT TO DEVELOP PHU THO’S TOURISM Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Hồng Lam, Đỗ Trung Kiên GVHD: Nguyễn Mạnh Tuân Trường Đại học Hùng Vương thangphinvt95@gmail.com TÓM TẮT Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ bởi nó cho phép tỉnh Phú Thọ có thể khai thác được hết những điều kiện tự nhiên vốn có của tỉnh. Trong những năm qua, du lịch tỉnh Phú Thọ đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho sự phát triển vào nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, sự đóng góp đó còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Và để du lịch tỉnh Phú Thọ có thể khởi sắc và vươn lên chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa đòi hỏi tỉnh Phú Thọ phải đưa ra những giải pháp cụ thể, và một trong số đó không thể không nhắc đến việc thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch của tỉnh. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu nguyên nhân đồng thời đánh giá những hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu từ để phát triển ngành du lịch tỉnh, qua đó đưa ra định hướng và góp phần xây dựng những giải pháp để hoàn thiện công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ. Từ khóa: Giải pháp thu hút vốn đầu tư; phát triển; du lịch; Phú Thọ. ABSTRACT Tourism is one of the most important branches of Phu Tho’s economist because it allows Phu Tho province to exploit all of the natural conditions. Some years ago, tourism of Phu Tho province contributed importantly to development of Phu Tho’s economist. However, this contribution is still modest to potential development of province. And to prosper and promote this branch, it asks Phu Tho must give more detail solutions and one of them is “attracting investment to develop tourism of Phu Tho province”. Basing on the basic analysis about the real situation of attracting investment to develop tourism, we not only studied but also evaluated the limit of attracting investment to develop province’s tourism. Whereby, we give direction and contribute to build some solutions to perfect the mission “Attracting investment to develop tourism of Phu Tho”. Keywords: The solution to attract investment; Develop; Tourism; Phu Tho. 1. Giới thiệu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng phía Đông Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, Phú Thọ còn nằm ở nơi hợp lưu dòng chảy của ba con sông lớn (sông Đà, sông Hồng, sông Lô), vì vậy đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu và phát triển kinh tế trong và ngoài nước trong đó không thể không kể đến ngành du lịch. Phú Thọ được biết đến là cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh sống của người Việt Cổ, thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Phú Thọ là vùng đất cội nguồn của quốc gia dân tộc có hình thế sơn chầu thuỷ tụ, có tài nguyên, nguồn sống dồi dào làm tiền đề cho kinh tế xã hội phát triển, trong đó ngành du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng khai thác tốt các tiềm năng để góp phần kiến thiết quê hương thêm giàu đẹp, đồng thời bảo vệ cảnh quan môi trường, danh lam thắng cảnh và di tích để phát triển du lịch một cách bền vững. . Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nơi đây vẫn giữ được dấu 447
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ấn của những buổi đầu bình minh dựng nước của dân tộc với hệ thống các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú. Đến năm 2015, tỉnh Phú Thọ có 1.372 di tích lịch sử văn hóa (trong đó Khu di tích Đền Hùng là Di tích quốc gia đặc biệt), 260 lễ hội dân gian, loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Tổ (trong đó hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới). Phú Thọ cũng là tỉnh giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: Vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ thống hang động, hệ động, thực vật và cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng; mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy với trữ lượng lớn và khả năng dưỡng bệnh tuyệt vời; đầm Ao Châu cổ kính với thảm thực vật và sinh vật phong phú,… Trong những năm qua, ngành du lịch của tỉnh Phú Thọ đã có bước phát triển khởi sắc cả về quy mô lẫn chất lượng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Cụ thể lượng khách du lịch trong giai đoạn 2013-2015 đạt trên 7 triệu người mỗi năm. Doanh thu ngành du lịch dịch vụ có bước tăng trưởng vượt bậc, đạt trên 2000 tỉ đồng. Việc thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng ngành du lịch – thương mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tăng gấp 3,3 lần so với 5 năm trước đã góp phần làm cho kết cấu hạ tầng du lịch của tỉnh được cải thiện và cơ bản đã hình thành các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Phát triển ngành du lịch đã có nhiều thành công đáng ghi nhận: Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỉ trọng GDP ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ, đồng thời cũng phát huy và giữ gìn được bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc, đồng thời tạo ra việc làm cho người lao động giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế, sự phát triển ngành du lịch của tỉnh Phú Thọ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Điều này thể hiện ở chỗ, nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch tuy đã tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng để phát triển ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp của ngành du lịch trong phát triển kinh tế của tỉnh còn khá là khiêm tốn, phát triển ngành du lịch ở tỉnh Phú Thọ còn chưa chú trọng về chất, hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Vì vậy, câu hỏi chưa có lời giải đáp được đưa ra ở đây là: Cần có những giải pháp gì để thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch ở tỉnh Phú Thọ? Quả thực, đây là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra. Nắm bắt được vấn đề đó, nhóm nghiên cứu xin chọn đề tài: “Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch ở tỉnh Phú Thọ’’ làm đề tài nghiên cứu của nhóm mình. 1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu một số vấn đề về đánh giá thực trạng công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch. Từ đó đề xuất một số giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu về cơ sở lý luận thu hút vốn, khả năng thu hút vốn đầu tư của ngành du lịch. Phân tích và đánh giá thực trạng, đưa ra những nguyên nhân và hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Phú Thọ. Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục và thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch của Tỉnh Phú Thọ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 1.2.3. Đối tượng nghiên cứu Vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch 448
  3. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về đầu tư Đầu tư là một khái niệm rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau. Tùy theo các khía cạnh nhìn nhận và góc độ nghiên cứu khác nhau mà các nhà kinh tế học đã đưa ra được nhiều khái niệm về đầu tư cũng khác nhau. Theo nhà kinh tế học P.A Samuelson (15/5/1915 – 13/12/2009) thì cho rằng: “Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị và nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát minh,...”. Trên góc độ làm tăng thu nhập cho tương lai, đầu tư được hiểu là việc từ bỏ tiêu dùng hôm nay để tăng sản lượng cho tương lai, với niềm tin, kỳ vọng thu nhập do đầu tư đem lại sẽ cao hơn các chi phí đầu tư. Nhà kinh tế học John M.Keynes (5/6/1883 – 21/4/1946) cho rằng: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi nhuận”. Do đó, đầu tư theo cách dùng thông thường là việc cá nhân hoặc công ty mua sắm một tài sản nói chung hay mua một tài sản tài chính nói riêng. Tuy nhiên, khái niệm này tập trung chủ yếu vào đầu tư tạo thêm tài sản vật chất mới (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng.) và để thu về một khoản lợi nhuận trong tương lai. “Khi một người mua hay đầu tư một tài sản, người đó mua quyền để được hưởng các khoản lợi ích trong tương lai mà người đó hy vọng có được qua việc bán sản phẩm mà tài sản đó tạo ra”. Quan niệm của ông đã nói lên kết quả của đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị, kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra. Còn theo Luật đầu tư (2005), “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”. Khái niệm này cho thấy đầu tư chỉ là việc bỏ vốn để hình thành tài sản mà không cho thấy được kết quả đầu tư sẽ thu được lợi ích kinh tế như thế nào nhằm thu hút đầu tư. Tóm lại có thể hiểu đầu tư là việc sử dụng một lượng giá trị vào việc tạo ra hoặc tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế nhằm thu được các kết quả trong tương lai lớn hơn lượng giá trị đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Khái niệm này về cơ bản đã thể hiện được bản chất của hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, có thể áp dụng cho đầu tư của cá nhân, tổ chức và đầu tư của một quốc gia, vùng, miền. Đồng thời dựa vào khái niệm này để nhận diện hoạt động đầu tư, tức là căn cứ vào đó để thấy hoạt động nào là đầu tư, hoạt động nào không phải đầu tư theo những phạm vi xem xét cụ thể. 2.1.2. Lý thuyết về vốn đầu tư Theo TS. Từ Quang Phương, PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2007), cho rằng: “Vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội”. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội. 2.1.3. Khái niệm về đầu tư phát triển Theo PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và TS. Từ Quang Phương (2013), Kinh Tế Đầu Tư, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội thì: “Đầu tư phát triển là hoạt động đầu tư nhằm duy trì và tạo ra 449
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội”. 2.1.4. Khái niệm về du lịch Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về du lịch, đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về nó. Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara-Edmod đưa ra định nghĩa “Du lịch là việc tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”. Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization - UNWTO) đã đưa ra định nghĩa “Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”. Tuy nhiên, các định nghĩa trên chưa thực sự đầy đủ, khó hiểu, đôi khi mang tính trìu tượng và không bao quát được về tính chất hai mặt của du lịch (một mặt mang ý nghĩa giải trí, thư giãn. Một mặt mang ý nghĩa được gắn liền với những kết quả kinh tế do chính nó tạo ra.), vì vậy dễ dàng có thể dẫn tới sự nhầm lẫn về khái niệm du lịch. Do đó, các nhà nghiên cứu về khoa học đã đã đưa ra định nghĩa khái quát chung về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật - văn hóa - xã hội, phát sinh do sự tác động hỗ tương giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ, chính quyền và dân cư bản địa trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du khách”. Như vậy du lịch được coi là sự kết hợp của ba đối tượng cơ bản là du lịch (du khách), khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) và môi giới du lịch (ngành du lịch). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Đây là phương pháp tiếp cận với những thông tin nhằm xây dựng những luận cứ để chúng minh những vấn đề ta cần nghiên cứu: Tài liệu thứ cấp: + Nguồn tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập và tổng hợp từ Niên giám thống kê, quy hoạch phát triển du lịch, quyết định của UBND tỉnh và một số văn kiện của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ. + Ngoài ra, đề tài nghiên cứu khoa học còn thu thập và sử dụng từ một vài tài liệu liên có liên quan trong quá trình học tập làm cơ sở cho phương pháp luận như: Giáo trình Lập Dự Án Đầu Tư, Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư, Giáo Trình Kinh Tế Phát Triển,… + Một phần số liệu được tìm kiếm và cung cấp thông qua một số trang mạng uy tín về du lịch của Phú Thọ: www.PhuTho.gov.vn (Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ), www.dulichphutho.com.vn (Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch tỉnh Phú Thọ), www.svhttdl.phutho.gov.vn (Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ),… 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được sử dụng trong bài như: Số liệu về số khách du lịch, doanh thu du lịch, số vốn đầu tư vào ngành du lịch, số dự án đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Phú Thọ, số cơ sở kinh doanh ăn uống, lưu trú và du lịch lữ hành,… đều được thu thập từ niên giám thống kê, báo cáo của sở kế hoạch 450
  5. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD đầu tư, sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ sau đó dùng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán đưa ra số tuyệt đối tương đối. Dựa vào các số liệu đã được xử lý, từ đó làm cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng chung của du lịch tỉnh và quy mô đầu tư vào du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2015 2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả Đề tài tổng hợp các kết quả đạt được trong nghiên cứu và đưa ra nhận định về tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, để mô tả thực trạng về hoạt động thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ qua các năm và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ làm cơ sở tiền đề để đề xuất một số giải pháp khắc phục, như là: Sự không minh bạch trong sử dụng vốn, số dự án đầu tư vào du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2015 2.2.4. Phương pháp so sánh Đề tài so sánh các chỉ tiêu số lượng và chất lượng về du lịch, số vốn đầu tư vào du lịch ở các năm, điều kiện sử dụng cơ sở hạ tầng du lịch,…v.v… để nhận xét xu hướng biến động (tăng hoặc giảm) của tổng quan du lịch và tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2013 – 2015. Thông qua việc so sánh, rút ra kết luận, đánh giá nguyên nhân và tác động của hoạt động thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Thực trạng số dự án đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015 Trong giai đoạn 2013 – 2015, tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh đã có chút khởi sắc, tuy nhiên vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, điều đó được thể hiện qua số dự án đầu tư vào du lịch của tỉnh. Cụ thể: Bảng 1. Số dự án đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: Số dự án Năm Mức độ so sánh các năm 2014/2013 2015/2014 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số Số (%) (%) lượng lượng Số dự án đầu tư của nhà nước 16 13 18 -3 81,25 5 138,46 Số dự án đầu tư của doanh nghiệp và cá nhân 6 8 8 2 133,33 0 100,00 Tổng 22 21 26 -1 95,50 5 123,81 Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ: www.phutho.gov.vn 451
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3.1.2. Vốn đầu tư trong nước cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015 Số vốn sử dụng cho đầu tư phát triển du lịch từ các khu vực nguồn vốn đều tăng lên qua các năm. Cơ cấu vốn từ các khu vực cũng có sự thay đổi tăng lên nhưng không đáng kể bởi quy mô của số vốn tăng lên ít Bảng 2. Vốn đầu tư trong nước cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2014 So sánh 2015 với ST Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tên nguồn vốn với 2013 2014 T Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số vốn (%) Số vốn (%) Khu vực kinh tế I 863751 56,13 941136 56,03 1042852 56,93 77385 8,96 101716 10,81 Nhà nước Ngân sách nhà 1 632002 41,07 674872 40,18 748962 40,89 42870 6,78 74090 10,98 nước 2 Vốn tự có DNNN 47337 3,08 64766 3,86 64765 3,54 17429 36,82 -1 -0,00154 3 Vốn vay 176698 11,48 185418 11,03 201615 11 8720 4,93 16197 8,74 4 Vốn khác 7714 0,5 16080 0,96 27510 1,5 8366 108,45 11430 71,08 II Ngoài nhà nước 548989 35,68 611591 36,41 659722 36,02 62602 11,4 48131 7,87 Doanh nghiệp 1 324438 21,09 302130 17,99 344104 18,79 -22308 -6,88 41974 13,89 ngoài NN 2 Vốn dân cư 224551 14,59 309461 18,42 315618 17,23 84910 37,81 6157 1,99 Vốn đầu tư Nhà III 125990 8,19 126848 7,56 129123 7,05 858 0,68 2275 1,79 nước Tổng vốn đầu tư 1538730 100 1679575 100 1831697 100 140845 9,15 152122 9,06 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ (2015) 3.1.3. Vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015 Trong những năm gần đầy, vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch của tỉnh Phú Thọ cũng được cải thiện một cách rõ rệt, tuy nhiên số vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào một số ngành như trọng điểm như kỹ thuật điện tử, linh kiện máy móc với tổng vốn đầu tư lớn, còn về du lịch, nguồn vốn này vẫn số còn khá khiêm tốn. Chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch của tỉnh là của Trung Quốc. Và chủ yếu là các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, khu nghỉ dưỡng vui chơi. Bảng 3 thể hiện hai trong số những dự án tiêu biểu mà trong thời gian gần tỉnh Phú Thọ nhận được vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc: 452
  7. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Bảng 3. Dự án tiêu biểu vốn nước ngoài đầu tư vào du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: Tỷ USD Số Vốn thực Diện STT Tên dự án Quốc gia đầu tư Địa điểm vốn hiện tích (ha) Nghỉ dưỡng 1 Hoàng Gia Trung Quốc 4 0,8 1664 Vân Hội, Phú Thọ Trung Quốc, Tam Nông, Phú 2 Dream City Việt Nam 1,5 0,2 2069 Thọ 3.2. Đánh giá Kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học được kế thừa và bổ sung hoàn thiện hơn so với một số đề tài cùng lĩnh vực. Điều đó được thể hiện qua việc sau khi phân tích dữ liệu đã thu thập được ở các mục, đề tài đều đưa ra những nguyên nhân mà mình tìm hiểu được nhằm chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn để từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác thu hút vốn cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng ma trận SWOT để đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2015, một trong những cách đánh giá cho thấy sự khác biệt so với các đề tài cùng lĩnh vực. Ngoài ra, đề tài cũng xây dựng và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đồng thời kế thừa và phát huy những giải pháp mà một số tỉnh bạn đã thực hiện và đạt được những kết quả tốt ở thời điểm hiện tại. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều biện pháp nhằm cố gắng trong việc thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành du lịch, điều đó được thể hiện rõ qua việc số dự án và số vốn đầu tư phát triển vào du lịch Phú Thọ trong giai đoạn 2013 – 2015 đã tăng lên một cách đáng kể, tuy nhiên đa số vốn đầu tư và số dự án đều xuất phát từ khu vực kinh tế Nhà nước, còn khu vực dân doanh chỉ chiếm một phần khiêm tốn do các doanh nghiệp và tư nhân trên địa bàn tỉnh chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, vốn tích trữ còn ít. Ngoài ra, du lịch tỉnh Phú Thọ còn chưa chú trọng và quan tâm đến việc xúc tiến đầu tư, thủ tục hành chính còn rườm rà, tạo ra nhiều khó khăn cho các dự án đầu tư có vốn nước ngoài. 4.2. Kiến nghị - Tăng cường sử dụng ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư phát triển đồng đều cơ sở hạ tầng du lịch, giao thong vận tại, thong tin liên lạc ở các địa phương trong tỉnh Phú Thọ. - Kiểm soát chặt chẽ và lên kế hoạch sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch một cách hiệu quả - Cải thiện các thủ tục hành chính - Tiếp tục thu hút và xúc tiến đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau. 453
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2012), Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. [2] TS. Nguyễn Hồng Giáp (2010), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [3] TS. Phạm Văn Năng, TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Sử Đình Thành (2006), Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống Kê, Hà Nội. [4] PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và TS. Từ Quang Phương (2013), Kinh Tế Đầu Tư, NXB Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. [5] Tổng cụ thống kê tỉnh Phú Thọ (2015), Niên giám thống kê 2015, NXB Thống Kê, Phú Thọ. [6] UBND tỉnh Phú Thọ (2012), Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ [7] TS. Lê Thị Thanh Thủy (2013), Phát triển du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học, Phú Thọ [8] Th.S. Ngô Thị Thanh Tú (2013), Phương pháp nghiên cứu kinh tế, Trường Đại Học Hùng Vương, Phú Thọ. [9] CN. Nguyễn Mạnh Tuân (2014), Thực trạng thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch huyện Thanh Thủy, đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Phú Thọ. 454
nguon tai.lieu . vn