Xem mẫu

  1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM Nguyễn Phú Thủy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tóm tắt Trong xu hướng của toàn cầu về thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng một chiến lược tổng thể quốc gia về tài chính toàn diện để xác định các yếu tố thúc đẩy phù hợp. Thực tế cho thấy, một trong các yếu tố để đánh giá tài chính toàn diện của một quốc gia chính là khả năng tiếp cận tín dụng của người dân. Trước bối cảnh tín dụng tiêu dùng của Việt Nam mới bắt đầu và đang được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa, thu nhập tăng cao, đồng thời các tổ chức tín dụng đang đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng; trên cơ sở phân tích tình hình tài chính toàn diện ở Việt Nam, bài viết khuyến nghị các giải pháp cho phát triển tín dụng tiêu dùng, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng tiêu dùng của người dân, tạo nền tảng tiếp cận các dịch vụ tài chính khác của tổ chức tín dụng. Nhóm giải pháp tập trung vào các khía cạnh về (i) truyền thông thông tin, (ii) mở rộng mạng lưới, (iii) giảm chi phí giao dịch, (iv) minh bạch và chủ động, và (v) phát triển các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, phát triển cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng, nhằm góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện của Việt Nam trong thời gian tới. Giới thiệu Đến năm 2018, trên thế giới đã có hơn 55 quốc gia cam kết thực hiện tài chính toàn diện, và hơn 60 quốc gia đã ban hành hoặc đang triển khai chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện1. Việt Nam cũng đang trong quá trình xây dựng một chiến lược tổng thể quốc gia về tài chính toàn diện hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giảm bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Tài chính toàn diện đề cập đến khả năng, mức độ mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính như thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm một cách thuận tiện, trong đó có chú trọng đến nhóm người nghèo, người có thu nhập thấp. Do đó, một trong các kênh để thúc đẩy tài chính toàn diện chính là thúc đẩy hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Trước bối cảnh về sự bùng nổ tín dụng tiêu dùng của Việt Nam mới bắt đầu và đang được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa, thu nhập tăng cao2, trong khi các tổ chức tín dụng cũng đang thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm góp phần hạn chế tình trạng người dân vay vốn từ các kênh không chính thống, bài viết này nhằm hướng đến các giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam. Bài viết được cấu trúc thành 5 phần: Phần 1 trình bày các nội dung cơ bản về tài chính toàn diện; Phần 2 về Thực trạng tài chính toàn diện tại Việt Nam; Phần 3 về Thực trạng cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng; Phần 4 khuyến nghị các giải pháp; Phần 5 kết luận. 1. Nội dung cơ bản về tài chính toàn diện Theo Ngân hàng Thế giới3, tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính có ích và hợp lý, đáp ứng các nhu cầu về giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và 1 http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview 2 Báo cáo Financial Times về tín dụng tiêu dùng của Việt Nam 3 http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview 402
  2. bảo hiểm của cá nhân và doanh nghiệp. Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tài chính toàn diện bao gồm quá trình thúc đẩy việc tiếp cận đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính đầy đủ, phù hợp về chi phí và thời gian, và quá trình tăng cường việc sử dụng các dịch vụ này đến toàn tầng lớp xã hội thông qua thực hiện các biện pháp hiện có và đổi mới bao gồm tăng cường nhận thức và giáo dục về tài chính nhằm thúc đẩy sự lành mạnh của hệ thống tài chính cũng như sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội4. Các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của tài chính toàn diện ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở góc độ vĩ mô, tài chính toàn diện góp phần ổn định tài chính (Hannig & Jansen 2010, Morgan và Pontines 2014), giảm bất bình đẳng thu nhập (Beck and others 2008), tăng trưởng kinh tế (Giné và Townsend 2004), và giảm đói nghèo khu vực nông thôn (Pande và Burgess 2005). Bùi Duy Hưng (2017) tìm ra chỉ số tài chính toàn diện tăng lên sẽ giảm tỷ lệ lạm phát, và quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và lãi suất là cơ sở để các nhà tạo lập chính sách thúc đẩy tài chính toàn diện hiệu quả thông qua công cụ lãi suất. Ở góc độ vi mô, tài chính toàn diện tăng cường tiết kiệm, chi tiêu của người dân nhờ tiếp cận được tín dụng, tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp nhờ tiếp cận vốn để hoạt động5; người dân quản lý tài chính tốt hơn thông qua tài khoản ngân hàng, cho phép người dân sử dụng các dịch vụ đi kèm, mà dịch vụ đầu tiên là tiền gửi tiết kiệm, vay vốn, giúp người dân quản lý dòng tiền, và cân đối trong chi tiêu. Hơn nữa, có tài khoản tiết kiệm sẽ hình thành quan điểm chi tiêu có kế hoạch, đảm bảo dòng tiền cho chi tiêu đột xuất, hoặc đầu tư trong tương lai. Các chỉ số đánh giá tài chính toàn diện bao gồm khả năng tiếp cận ngân hàng thông qua sở hữu tài khoản ngân hàng của cá nhân, mức độ sử dụng tài khoản ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, vay vốn và khả năng kiểm soát rủi ro tài chính6. Do đó, một trong các kênh để góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận dịch vụ cho vay vốn của tổ chức tài chính. 2. Thực trạng tài chính toàn diện tại Việt Nam Theo số liệu từ Nhóm Ngân hàng Thế giới7, các chỉ số về khả năng tiếp cận ngân hàng, việc sử dụng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, và hoạt động tiết kiệm, tín dụng của Việt Nam đang ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực8. Thứ nhất, về khả năng tiếp cận ngân hàng, 30% người Việt Nam (từ 15 tuổi trở lên) có tài khoản tại các tổ chức tài chính, trong đó chỉ 3% người có tài khoản ngân hàng liên kết sử dụng với điện thoại di động. Mặc dù với sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng thời gian qua trong việc mở rộng mạng lưới, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính đến khách hàng, nhưng con số này là rất thấp so với mức trung bình của các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương (73% người có tài khoản tại tổ chức tài chính). Các sản phẩm dịch vụ tài chính cơ bản khác được triển khai vẫn khá khiêm tốn ở Việt Nam và thấp hơn nhiều so với bình quân các quốc gia trong khu vực. Tỷ lệ người nhận lương qua tài khoản chỉ 10% (do việc cấp thẻ tín dụng thường đối với đối tượng là người nhận lương qua tài khoản), trong khi các con số này bình quân của khu vực lần lượt là 22% và 23%. Với con số 73% người được hỏi sử dụng máy ATM để rút tiền, cao hơn mức bình quân của các quốc gia trong khu vực là 54%, cho thấy người Việt Nam sử dụng máy ATM chủ yếu để rút 4 Atkinson A, Messy F, 2013, Promoting Financial Inclusion through Financial Education- OECD.INFE evidence, policies and practice. 5 Cull R, et al. 2014, Financial Inclusion and Development: Recent Impact Evidence 6 Klapper L, et al., 2017, the Global Findex database 2017 7 The Global Findex Database 2017 8 Bao gồm Indonesia, Campuchia, Lào, Mongolia, Philipines, Myanmar, và Việt Nam 403
  3. tiền và sử dụng tiền mặt. Các khoản nhận hỗ trợ từ Chính phủ và thanh toán các hóa đơn chi phí sinh hoạt qua tài khoản cũng ở mức thấp lần lượt là 1% và 3% (Các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương là 10% và 25%). Bảng 1: Tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản Đơn vị: % người được hỏi Các quốc gia Đông Á Tiêu chí Việt Nam Thái Bình Dương Tài khoản 30% 73% Tài khoản sử dụng điện thoại di động 3% NA Rút tiền thông qua máy ATM (2014) 73% 54% Nhận lương qua tài khoản 10% 23% Nhận các khoản hỗ trợ từ Chính phủ qua tài khoản 1% 10% Thanh toán các hóa đơn sinh hoạt qua tài khoản 3% 25% Nguồn: Nhóm Ngân hàng Thế giới, Global Findex Database 2017 Thứ hai, việc sử dụng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền của Việt Nam cũng ở mức rất thấp. Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng để thanh toán lần lượt là 5% và 2%, thấp hơn so với mức bình quân của các quốc gia trong khu vực là 34% và 5%. Mặc dù 19% người được phỏng vấn có thực hiện chuyển tiền trong nước và 17% người được nhận tiền trong nước, nhưng hình thức chuyển tiền và nhận tiền qua tài khoản ngân hàng và bằng điện thoại di động lại có tỷ lệ rất thấp, chuyển tiền qua tài khoản là 8%, bằng điện thoại di động là 2%; nhận tiền qua tài khoản là 5%, và bằng điện thoại di động chỉ 1%. Bảng 2: Sử dụng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền Đơn vị: % người được hỏi Các quốc gia Đông Á Tiêu chí Việt Nam Thái Bình Dương Sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán 5% 34% Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán (2014) 2% 5% Thực hiện chuyển tiền trong nước 19% NA Thực hiện chuyển tiền qua tài khoản 8% NA Thực hiện chuyển tiền bằng điện thoại di động 2% NA Nhận tiền trong nước 17% NA Nhận tiền thông qua tài khoản 5% NA Nhận tiền bằng điện thoại di động 1% NA Nguồn: Nhóm Ngân hàng Thế giới, Global Findex Database 2017 Thứ ba, về tiết kiệm và tín dụng: Tỷ lệ người Việt Nam có tiết kiệm ở mức khá cao so với các quốc gia trong khu vực, năm 2014 là 63% (khu vực là 71%), năm 2017 là 57% (khu vực là 56%), giảm so với năm 2014. Tuy nhiên, hình thức tiết kiệm tại các tổ chức tài chính chỉ chiếm 14%, tương đương với hình thức tiết kiệm tại các tổ, nhóm năm 2017. Mặc dù số lượng người có tài khoản chiếm đếm 30% (Bảng 1), nhưng chỉ có khoảng 50% số người này thực hiện tiết kiệm tại tổ chức tài chính. 404
  4. Bảng 3: Tiết kiệm và tín dụng Đơn vị: % người được hỏi Các quốc gia Đông Á Thái Tiêu chí Việt Nam Bình Dương Có tiết kiệm (2014) 63% 71% Có tiết kiệm (2017) 57% 56% Tiết kiệm tại tổ chức tài chính (2014) 15% 39% Tiết kiệm tại tổ chức tài chính (2017) 14% 34% Tiết kiệm tại các tổ, nhóm tiết kiệm 14% NA Vay tổ chức tài chính (2014) 18% 11% Vay tổ chức tài chính (2017) 21% 11% Sở hữu thẻ ghi nợ (debit card) 27% 60% Sở hữu thẻ tín dụng (credit card) 4% 22% Vay gia đình, bạn bè 30% 27% Vay các tổ, nhóm 5% NA Nguồn: Nhóm Ngân hàng Thế giới, Global Findex Database 2017 Số liệu nêu trên cho thấy, cho vay tiêu dùng đang là một kênh tiềm năng cho các tổ chức tín dụng có thể khai thác và phát triển. Cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của người Việt Nam hiện đang ở mức thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Số lượng người sở hữu thẻ ghi nợ chiếm 27% (bình quân các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương là 60%), trong khi sở hữu thẻ tín dụng chỉ 4%. Trong hoạt động vay vốn, số lượng người vay tổ chức tài chính chỉ chiếm 21%, thấp hơn lượng người vay của gia đình, bạn bè (30%). Theo đánh giá của Financial Times9, trong giai đoạn 2016-2018, chỉ số cho vay tiêu dùng của Việt Nam thấp nhất trong khu vực10 (chỉ số cho vay tiêu dùng của Việt Nam trong giai đoạn này giảm từ 63-58, so với mức bình quân chỉ số này của các nước trong khu vực từ 68-64), mặc dù chỉ số về thu nhập và tiêu dùng lại cao nhất so với nhóm các quốc gia này. Với thực tế này, phát triển cho vay tiêu dùng là tiềm năng cho các tổ chức tín dụng khai thác, phát triển cho mục tiêu tài chính toàn diện tại Việt Nam. 3. Thực trạng cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn cho chi tiêu phục vụ đời sống người dân, tạo nền tảng để khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng. Từ năm 2018, các ngân hàng cũng đã bắt đầu cuộc đua phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng11. Nhiều ngân hàng có ý định bán phần vốn tại công ty cho thuê tài chính trực thuộc để thành lập công ty tài chính tiêu dùng, hoặc mua lại công ty tài chính, hoặc thành lập mới công ty tài chính tiêu dùng để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Nhiều ngân hàng khác tìm đối tác chiến lược nước ngoài để hợp tác trong việc xin thành lập mới hay mua lại các công ty tài chính. Trong khi đó, các công ty tài chính cũng đang tích cực mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ cho vay tại các cơ sở, điểm kinh doanh hàng hóa để hỗ trợ nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân. Đến cuối năm 201812, dư nợ cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng chiếm 19,65% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tăng 29,38% so với thời điểm cuối năm 2017, trong đó dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn 78%. 9 https://vietnambiz.vn/cho-vay-tieu-dung-o-viet-nam-moi-chi-la-bat-dau-83468.html 10 So với các quốc gia Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipines 11 https://news.zing.vn/lai-cat-co-85-vung-tay-vay-tien-an-tieu-roi-oan-lung-tra-no-post843946.html 12 Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước 405
  5. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng tập trung nhiều vào hoạt động cho vay với mục đích liên quan đến tiêu dùng về nhà ở, trong khi cho vay qua thẻ tín dụng, thẻ thấu chi, hay cho vay đáp ứng nhu cầu về học tập, chữa bệnh chiếm tỷ lệ rất thấp. Dư nợ cho vay tiêu dùng cho mục đích nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất 56,76% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng; mục đích mua đồ dùng trang thiết bị gia đình chiếm 30%; mua, thuê, thuê mua phương tiện đi lại chiếm 8,31%; dư nợ cho vay qua thẻ tín dụng chiếm 2,93%; dư nợ cho vay theo phương thức thấu chi trên tài khoản chiếm 1,54%; chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao là 0,42%. So với cuối năm 2017, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 29%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành (14%). Về cơ cấu tín dụng, cho vay với mục đích mua nhà ở, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng sửa chữa nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở tăng 36%, cho vay mục đích mua đồ dùng trang thiết bị gia đình tăng 20%, mua, thuê, thuê mua phương tiện đi lại tăng 32%, dư nợ tín dụng qua thẻ tín dụng tăng 41%, dư nợ cho vay theo phương thức thấu chi trên tài khoản tăng 11%, cho vay trang trải chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao giảm 51%. Kết quả trên cho thấy, hệ thống tổ chức tín dụng cũng đã đang tập trung phát triển hoạt động cho vay lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân; đồng thời, giúp cá nhân, hộ gia đình tiếp cận nguồn vay hợp lý, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình/thấp, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng công bằng xã hội. Đây cũng là một trong các mục tiêu mà tài chính toàn diện hướng tới. Bên cạnh đó, việc mở rộng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng cho người dân cũng góp phần hạn chế hoạt động vay vốn của người dân từ những kênh không chính thức, ngoài hệ thống ngân hàng; đồng thời, tăng sự hiểu biết về kiến thức tài chính cũng như kinh nghiệm vay vốn của những khách hàng mới (đặc biệt trên địa bàn vùng sâu, xa), tạo nền tảng để khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng đang gặp những rào cản về đối tượng khách hàng, mạng lưới ngân hàng, hồ sơ, thủ tục vay vốn và việc quản lý thu hồi nợ. Về đối tượng khách hàng: Mặc dù nhu cầu vay vốn tiêu dùng còn rất tiềm năng, đặc biệt trên các địa bàn khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn thấp, truyền thông, thông tin về tín dụng ngân hàng, mạng lưới ngân hàng còn ít hoặc chưa có, dẫn đến khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân trên địa bàn bị hạn chế. Về mạng lưới ngân hàng: Mạng lưới hoạt động của các đơn vị và chi nhánh ngân hàng thương mại đều tập trung ở thành phố, thị trấn trung tâm các huyện nên việc đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống ở địa bàn vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Về hồ sơ, thủ tục vay vốn: Hồ sơ, thủ tục vay vốn của ngân hàng chưa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng của người dân để đáp ứng nhu cầu vay vốn trong những trường hợp cấp bách. Thực tế cho thấy, khách hàng ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa không quan tâm đến mức lãi suất của khoản vay, mà chỉ cần biết đến số tiền họ phải trả hàng tháng. Do đó, sự đơn giản trong hồ sơ, thủ tục vay vốn là yếu tố xem xét chính đối với đa số khách hàng trên những địa bàn này. Hơn nữa, khách hàng trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa chủ yếu là hộ nghèo, hộ chính sách có nguồn trả nợ thấp hoặc không chứng minh được khả năng trả nợ, do đó, chưa thể đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng; đối tượng người lao động (cán bộ, công nhân viên chức, công nhân,...) vay vốn tín chấp không tài sản bảo đảm lại không nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị chủ quản trong việc xác nhận làm thủ tục vay vốn qua lương xử lý khi khách hàng vay vốn nghỉ việc, bị kỷ luật, bỏ trốn, ảnh hưởng đến khả năng cho vay/thu hồi nợ của ngân hàng. 406
  6. Tài sản bảo đảm trên địa bàn nông thôn cũng là một hạn chế trong điều kiện tính thanh khoản thấp. Mặc dù người dân có đất nhưng chưa lại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó, hạn chế việc cho vay theo những tài sản sản bảo đảm này của ngân hàng. Đối với khoản vay có tài sản bảo đảm là đất và tài sản trên đất, thời gian đăng ký giao dịch còn mất nhiều ngày, do đó, cũng làm chậm thời gian được vay vốn của khách hàng. Về quản lý sau cho vay, thu hồi nợ: Thực tế cho thấy, hoạt động cho vay qua tổ, hội bằng nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội có kết quả rất tốt, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng của người dân, chất lượng tín dụng bảo đảm nhờ có sự phối hợp rất tốt giữa ngân hàng và chính quyền địa phương, tổ, hội trên địa bàn. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng khác lại chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn (các tổ, hội) trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng và quản lý, thu hồi nợ, đặc biệt trên địa bàn khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 4. Khuyến nghị giải pháp Phát triển được cho vay tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống của người dân sẽ góp phần giúp người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, giải quyết được nhu cầu vốn cấp bách, tăng cường sự tham gia và tạo niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, là một trong những mục tiêu của tài chính toàn diện bền vững. Từ thực tế nêu trên, bài viết tập trung khuyến nghị vào các giải pháp nhằm tập trung mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, thu hút sự tham gia hệ thống tài chính của người dân, trên cơ sở đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay cho phát triển tài chính toàn diện bền vững. Thứ nhất, tổ chức tín dụng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội cần tăng cường truyền thông thông tin về cho vay tiêu dùng. Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn, phối hợp với các cơ sở đào tạo đại học xây dựng các chương trình tập sự cho sinh viên ngân hàng chuẩn bị tốt nghiệp đại học tham gia công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cụ thể các chủ trương, chính sách, văn bản, chương trình, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến người dân, đặc biệt người dân trên các địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo người dân nắm được các thông tin, hiểu rõ được lợi ích về các sản phẩm, dịch vụ cơ bản của ngân hàng (như tài khoản, vay vốn, lãi suất), quyền lợi được pháp luật bảo vệ của người dân khi vay vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới, đảm bảo hiệu quả hoạt động. Ngân hàng Nhà nước có cơ chế khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới ngân hàng đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đặc biệt dưới hình thức điểm giao dịch lưu động, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng của người dân trên các địa bàn này. Thứ ba, tổ chức tín dụng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cần giảm các chi phí giao dịch ở mức hợp lý. Đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục mở tài khoản, vay vốn là một trong các kênh giúp giảm chi phí giao dịch. Ngân hàng tích cực đổi mới quy trình cho vay, ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục mở tài khoản, thực hiện các giao dịch, vay vốn nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, an toàn vốn vay, rút ngắn thời gian giải quyết các giao dịch, đáp ứng nhu cầu của người dân; Đồng thời, xây dựng các sản phẩm, gói, chương trình tiết kiệm, giao dịch, tín dụng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu với từng loại đối tượng khách hàng. Mặt khác, trong hoạt động vay vốn có tài sản bảo đảm, các cơ quan đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm nghiên cứu đơn giản hóa trình tự xử lý, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, góp phần rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của ngân hàng. 407
  7. Thứ tư, tổ chức tín dụng cần minh bạch hóa thông tin, chủ động tiếp cận khách hàng. Các tổ chức tín dụng phải chủ động tiếp cận khách hàng, đặc biệt khách hàng khu vực vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tư vấn, giới thiệu các sản phẩm cho vay phục vụ đời sống đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân; Tích cực thực hiện minh bạch hóa, niêm yết thông tin về lãi suất cho vay phục vụ đời sống, đảm bảo người dân hiểu được các thông tin liên quan đến khoản vay trước khi quyết định vay vốn ngân hàng. Thứ năm, tổ chức tín dụng tích cực phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân, tiếp cận khách hàng, thúc đẩy tài chính toàn diện. Kết quả dư nợ tín dụng và tăng trưởng tín dụng theo cơ cấu cho vay tiêu dùng cho thấy dư địa phát triển cho vay phục vụ nhu cầu thiết yếu và cấp bách còn rất nhiều như mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình (tăng trưởng dư nợ 20%, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân cho vay tiêu dùng), trang trải chi phí học tập, chữa bệnh (tỷ trọng dư nợ chỉ chiếm 0,42%, giảm 51% năm 2018). Do đó, ngân hàng cần ưu tiên tích cực khai thác, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng cho các mục đích này đáp ứng nhu cầu của người dân. 5. Kết luận Tài chính toàn diện bền vững đã và đang là xu hướng và con đường của các quốc gia hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn diện, tạo sự bình đẳng trong một quốc gia cũng như giữa các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đang nỗ lực xây dựng cho mình một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Mặc dù đạt được những kết quả kinh tế ấn tượng thời gian qua, các chỉ báo về tài chính toàn diện cho thấy, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trên con đường thúc đẩy tài chính toàn diện. Song song với hoạt động tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng là một kênh cần thiết trên con đường thúc đẩy tài chính toàn diện của Việt Nam. Phát triển cho vay tiêu dùng trước hết đáp ứng được nhu cầu vốn tiêu dùng của người dân, thứ đến khuyến khích người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính đi kèm, giúp người dân tăng kiến thức, hiểu biết về tài chính, tạo nền tảng sử dụng các dịch vụ tài chính mới hơn. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất năm nhóm giải pháp về (i) truyền thông thông tin, (ii) mở rộng mạng lưới, (iii) giảm chi phí giao dịch, (iv) minh bạch và chủ động, và (v) phát triển các sản phẩm cho tiêu dùng thiết yếu, cho phát triển cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện của Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atkinson A, Messy F, 2013, Promoting Financial Inclusion through Financial Education- OECD.INFE evidence, policies and practice. 2. Camara, N & Tuesta, D, 2014, Measuring financial inclusion: A muldimensional index. BBVA Research Paper, (14/26). 3. Cull, R, Ehrbeck, T, & Holle, N 2014, Financial inclusion and development: Recent impact evidence. Focus Note, 92. 4. Hannig, A., and S. Jansen. 2010. Financial Inclusion and Financial Stability: Current Policy Issues. ADBI Working Paper 259. Tokyo: Asian Development Bank Institute. 5. Hinz, M 2014, The fundamentals of Financial Inclusion: an Overview. 6. Hung, Bui Duy 2017, "Financial inclusion and the effectiveness of monetary policy in Vietnam: An empirical analysis." 408
  8. 7. Indonesia, B 2014, Booklet financial inclusion. Jakarta: Bank Indonesia. 8. Kessler, K, et al. 2017, how to create and sustain financial inclusion. 9. Klapper, L, et al. 2017, the Global Findex database 2017. 10. Lewis, S & Lewis, DR 2017, Financial Inclusion in Thailand: Innovations and Challenges. 11. Maxima, P 2015, Financial inclusion indicators. Irving Fisher Committee on Central Bank Statistics Proceedings of the Kuala Lumpur Workshop 5-6 November, 2012. IFC Bulletin, 38. 12. Morgan, P & Pontines, V 2014, Financial stability and financial inclusion. 13. Navajas, S 2013, Consumer lending and financial inclusion in Latin America: Rewards and risks of expanding access. 14. OECD, 2018, Financial inclusion and consumer empowerment in Southeast Asia. 15. Park, CY, & Mercado Jr, R 2018, Financial inclusion: New measurement and cross- country impact assessment. 16. Ray, S, Miglani, S & Paul, S 2018, effect of consumer finance on financial inclusion in India. Websites: http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview https://vietnambiz.vn/cho-vay-tieu-dung-o-viet-nam-moi-chi-la-bat-dau-83468.html. https://news.zing.vn/lai-cat-co-85-vung-tay-vay-tien-an-tieu-roi-oan-lung-tra-no- post843946.html. http://www.sbv.gov.vn. 409
nguon tai.lieu . vn