Xem mẫu

  1. 106 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGỮ PHÁP – TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CAO LÃNH SV. Lê Hồng Nhung ThS. Nguyễn Văn Tám Tóm tắt. Ngày nay, tiếng Anh trở nên rất quan trọng trong quá trình đất nước hội nhập, giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.Và dù bất cứ ngôn ngữ nào thì vốn từ và ngữ pháp là hai yếu tố rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giao tiếp ngôn ngữ đó.Tuy nhiên, học sinh (HS) THPT còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng ngữ pháp và từ vựng trong việc học tiếng Anh. Chúng tôi đã khảo sát 100 HS lớp 11 Trường THPT Thành phố Cao Lãnh bằng phương pháp thu thập dữ liệu. Trên cơ sở này, báo cáo dưới đây trình bày thực trạng, nguyên nhân và đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh. 1. Mở đầu Chúng ta có thể thấy rằng ngoại ngữ là công cụ giúp các quốc gia trên thế giới hiểu và gắn kết nhau hơn. Trong đó, tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ phổ biến ở nhiều quốc gia, và theotác giả Lam [6]cho rằng:“Thật thú vị nếu bạn am hiểu về tiếng Anh, nó dường như mở ra rất nhiều cơ hội cho mọi người đến với thế giới quốc tế…”. Tuy không hoàn toàn thay thế các ngôn ngữ khác nhưng tiếng Anh trở nên rất cần thiết cho cuộc sống hiện nay, khi có khoảng 1,5 tỷ người nói tiếng Anh trên thế giới và con số này đang tăng lên. Và tại Việt Nam, tiếng Anh được sự quan tâm đặc biệt khi đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” được Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 30/09/2008. Mục tiêu của đế án nhấn mạnh “…đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”Để đạt được kết quả như vậy, quá trình học tiếng Anh ở phổ thông cần được đổi mới giúp HS xây dựng được nền tảng tiếng Anh vững chắc. Theo nhà ngôn ngữ học nổi Wilkins tiếng trong tài liệuClouston [5]đã nói rằng: “Without grammar, very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed” (Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt cả).Vì thế trong việc học một ngoại ngữ, thì ngữ pháp - từ vựng có thể xem như các tế bào nhỏ hình thành nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học. Tuy nhiên, HS phổ thông cũng như người học tiếng Anh nói chung tại Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế trong việc sử dụng ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh. Trong khi đó, dù giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp thì đòi hỏi người sử dụng tiếng Anh phải biết cách sử dụng ngữ pháp –từ vựng một cách thành thạo bởi hai yếu tố này sẽ giúp người học truyền đạt thành công nội dung giao tiếp. Hơn nữa, ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh cần được chú trọng nếu người học muốn thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh. Và thực tế cho thấy trong các kỳ thi tiếng Anh theochuẩn quốc tế như: FCE, TOEFL, IELTS…đòi hỏi người thi không những nắm rõ về ngữ pháp mà phải có một vốn từ tiếng Anh phong phú đa dạng thì mới đáp ứng được yêu cầu của bài thi đặt ra. Thế nhưng, ngữ pháp – từ vựng tiếng
  2. 107 Anh không đơn giản để học trong thời gian ngắn và không có phương pháp học tập đúng đắn. Và giai đoạn THPT là khoảng thời gian phù hợp để học sinh tiếp thu và chuẩn bị cho bản thân kiến thức ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh tốt nhất. Tuy nhiên, HS đã gặp nhiều bất cập trong quá trình học ngữ pháp – từ vựng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập tiếng Anh. Chính vì những lý do trên, chúng tôi nhận thấy, cần phải nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và tìm ra những giải pháp thích hợp để cải thiện việc học ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh của học sinh lớp 11 Trường THPT Thành phố Cao Lãnh. Từ đó, kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng rộng rãi giúp HS, sinh viên hoàn thiện vốn ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh. Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi (questionnaire) và phát cho 100 HS của các lớp 11A7, 11A8, 11A10 của Trường THPT Thành phố Cao Lãnh (năm học 2015-2016) vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Thời gian thu thập dữ liệu là một tuần, tất cả bảng câu hỏi đều đã được thu lại, là cơ sở phân tích kết quả. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Những khó khăn HS gặp phải khi học ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh Bảng 1: Học ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh là rất quan trọng Nội dung Tỉ lệ % Hoàn toàn đồng ý 59 Đồng ý 37 Không đồng ý 1 Rất không đồng ý 0 Qua thống kê từ những kết quả khảo sát cho thấy 96% HS nhận định học ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh là rất quan trọng, điều này chứng minh rằng các bạn HS hiểu rõ sự cần thiết của việc học ngữ pháp – từ vựng. Thế nhưng,đa số các bạn lại thiếu sự đam mê, không cảm thấy thú vị khi học ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh mà điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anh của các bạn. Thứ nhất về phương diện ngữ pháp, qua kết quả khảo sát, chúng tôi đã tìm ra những điểm lỗi ngữ pháp bao gồm: cấu trúc câu, các thì, từ loại, ngữ nghĩa và quan hệ từ (tính từ bổ nghĩa cho danh từ, trạng từ bổ nghĩa cho động từ …), đây là những lỗi điển hình chiếm tỷ lệ cao.
  3. 108 Lỗi từ loại chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lỗi ngữ pháp các bạn HSkhối lớp 11 Trường THPT Thành phố Cao Lãnh gặp phải.Đây cũng là một vấn đề gây khó khăn cho các bạn học sinh khi học và làm bài ngữ pháp. HS phải nắm rõ các dạng của từ loại bao gồm tính từ,trạng từ, danh từ, động từ,…bởi sự biến hóa của từ loại trong ngữ pháp tiếng Anh là vô cùng đa dạng. Ví dụ: friend + ly= friendly month + ly = monthly (noun) (adj) (noun) (adv/adj) Vì vậy, người học phải biết nhận dạng, và cách sử dụng sao cho thật chính xác.Chính sự phức tạp trong cách phân biệt để áp dụng nên rất nhiều bạn học sinh phổ thông mắc lỗi. Bảng 2: Dạng lỗi ngữ pháp Lỗi ngữ pháp Tỉ lệ % Từ loại (trạng từ, tính từ, liên từ,…) 57 Ngữ nghĩa 42 Quan hệ từ (tính từ bổ nghĩa cho danh từ, 40 trạng từ bổ nghĩa cho động từ,…) Cấu trúc câu 40 Các thì 37 Về lỗi ngữ nghĩa chiếm 42%, đây là một con số khá cao.Để sử dụng được tiếng Anh trong các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết, người học phải thực sự hiểu rõ được ngữ nghĩa của ngôn ngữ.Đối với ngữ pháp tiếng Anh, HS cần phải ứng biến đa dạng trong từng trường hợp để hiểu rõ ý nghĩa, đồng thời tránh trường hợp hiểu sai nghĩa hoặc nhầm nghĩa. Ngoài ra, theo khảo sát còn rất nhiều bạn HS chưa nắm rõ về quan hệ từ trong ngữ pháp chiếm 40%. Tuy chương trình tiếng Anh THPT nội dung này được trang bị trong các đơn vị bài học, nhưng đa số các bạn HS còn rất lúng túng trong cách sử dụng, dẫn đến vướng phải lỗi rất nhiều khi làm bài tập này. Ví dụ: Tính từ chỉ phẩm chất hoặc chất lượng có thể đứng trước danh từ hoặc đứng sau động từ. + arichman adjnoun + Tom becamerich verb adj Không những lỗi quan hệ từ, cấu trúc câu cũng gây khó khăn cho HS khi học ngữ pháp tiếng Anh.Có đến 54% HS cho biết các bạn không biết cách phân tích cấu trúc ngữ pháp trong câu, chính vì lẽ đó mà 40% HS gặp lỗi về cấu trúc câu trong ngữ pháp tiếng Anh. Còn lại lỗi thường gặp là các thì trong ngữ pháp với 37%. Trong ngữ pháp tiếng Anh việc hiểu các thì tiếng Anh là rất quan trọng, có đến 12 thì chính và sự biến hóa của nó thì rất phức tạp. Trên thực tế rất nhiều bạn học rồi nhưng lại quên hay nhầm lẫn do số lượng các thì tương đối nhiều và cách dùng các thì có những ngoại lệ riêng.
  4. 109 Thứ hai, HS vướng phải khó khăn về học từ từ vựng tiếng Anh.Học bất kỳ một ngôn ngữ nào thì từ vựng là một trở ngại rất lớn đối với người học không chỉ riêng tiếng Anh.Với một lượng từ mới rất lớn và khác hẳn với tiếng Việt về ngữ âm, ý nghĩa, cách sử dụng…các bạn HS không thể ghi nhớ và rất băn khoăn bởi vốn từ ít ỏi sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học và giao tiếp. Bảng 3: Những khó khăn khi học từ vựng tiếng Anh Khó khăn Tỉ lệ % 1. Không biết cách phát âm 49 2. Không hứng thú khi học một lượng từ lớn 39 3. Không có phương pháp để học từ vựng 38 4. Không nhớ nghĩa của từ 37 5. Không biết bất đầu học từ vựng từ đâu 36 6. Không phân biệt được từ loại 30 Không ai có thể phủ nhận sự cần thiết của việc học từ vựng tiếng Anh nếu bạn muốn sử dụng ngôn ngữ này. Người học không nên đặt cho mình mục tiêu phải biết tất cả các từ vựng trong tiếng Anh mà nên học theo hướng tích lũy từ ít đến nhiều. Nhưng từ vựng không thể học và nhớ lâu khi người học không biết cách phát âm. Theo Hoge, A. (2013). 7 Rules for Excallent. Retrieved from smobil.vn.[7] –người sang lập ra hệ thống tiếng Anh hiện nhất thế giới với tên gọi “7 Rules for Exellent”, thì phát âm được xem là một kỹ năng rất quan trọng. Tuy nhiên, qua khảo sát 100 HS, chúng tôi thấy rằng có đến 49% HS không biết cách phát âm từ vựng. Đầu tiên, trong tiếng Anh xuất hiện một số âm mà trong tiếng Việt không có, ví dụ như: /∫/,/dz/, /t∫/ [3] và có nhiều bạn không phát âm đúng dẫn đến dễ nản lòng. Tiếp đến là cách phát âm của các bạn học sinh đa số bị “Việt hóa”; có nghĩa là bởi quen với phát âm tiếng Việt như lưỡi, răng, môi rất khó để phát âm như người bản ngữ. Và còn rất nhiều điểm khác như trọng âm, ngữ điệu… phải cần nhiều thời gian và phải kiên trì để luyện tập. Chính vì phải học một ngôn ngữ mới, đòi hỏi lượng từ vựng rất nhiều nên có đến 39% HS không say mê và kiên nhẫn để tiếp thu từ vựng. Và để trang bị lượng từ vựng đủ cho bản thân, học sinh phổ thông cần có phương pháp học từ vựng cho thích hợp, thế nhưng 60% HS vẫn học từ vựng theo cách truyền thống. Đây cũng là khuyết điểm của nhiều người học tiếng Anh khi học từ vựng, học sẽ thường viết từ vựng ra giấy và cố gắng ghi nhớ một cách máy móc. Làm sao bạn có thể ghi nhớ nhiều từ vựng bằng cách này trong khi đó có rất nhiều phương pháp mới giúp học từ vựng nhanh hơn như: sử dụng thẻ bài, hình ảnh, báo, tạp chí, phim ảnh phụ đề tiếng Anh,… nhưng những cách học mới này ít được HS quan tâm và áp dụng, ví dụ như sử dụng thẻ bài trong 100 học sinh chỉ có 7 học sinh biết đến chiếm 7%. Và từ không lựa chọn được phương pháp học từ vựng phù hợp, HS lại gặp khó khăn trong việc nhớ nghĩa của từ vựng, một điều rất quan trọng để sử dụng tiếng Anh. Trên thực tế, đôi khi rơi vào trường hợp HS phát âm đúng từ vựng nhưng lại không hiểu nghĩa từ vựng là gì, hoặc ngược lại. Một khó khăn tiếp theo là không phân biệt được từ loại, do HS không nhớ được từ vựng, không biết các quy tắc và trường hợp ngoại lệ trong phân biệt đâu là danh từ, động từ, tính từ,… và nghĩa của chúng trong từng trường hợp.
  5. 110 Ví dụ: - doubt, love, laugh, walk (both verb and noun) Liên quan đến những khó khăn nêu trên dẫn đến 36% HS không biết bất đầu học từ vựng tiếng Anh từ đâu, học như thế nào, học bằng phương pháp gì để nhanh chóng lấy lại vốn từ vựng…hàng loạt câu hỏi các bạn tự đặt ra cho bản thân và nếu không biết cách giải quyết thích hợp, các bạn từ bỏ việc học từ vựng và không thể học tốt tiếng Anh. Để chứng minh kết quả học ngữ pháp – từ vựng khi HS phổ thông còn gặp nhiều bất cập, từ số liệu thu thập bằng phiếu khảo sát các bạn học sinh lớp 11 Trường THPT Thành phố Cao Lãnhchúng tôi thống kê qua bảng sau: Bảng 4: Mức điểm bài kiểm tra đánh giá ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh 75% Dưới Trọn 50% số STT Nội dung bài kiểm tra số 50% số điểm điểm điểm điểm 1 Multiple choice (chọn câu đúng nhất) 4% 37% 49% 10% 2 Pronunciation (ngữ âm) 8% 20% 42% 30% 3 Gap – fill (điền vào chỗ trống) 5% 12% 53% 30% 4 Error identification (chọn lỗi sai) 8% 26% 51% 15% 5 Rewrite (viết lại lỗi sai) 8% 35% 45% 12% Những dạng bài tập trong bảng thống kê là những dạng bài tập rất phổ biến trong các bài kiểm tra và các kỳ thi và kết quả thống kê bảng trên lấy từ phiếu câu hỏi (questionnaire) mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát các bạn học sinh lớp 11 Trường THPT Thành phố Cao lãnh. Tuy nhiên, qua những con số chúng tôi phân tích từ 100 HS lớp 11, có thể thấy kết quả làm bài của HS vẫn chưa cao từ 50% đến dưới 50% số điểm chiếm tỉ lệ rất cao, đều vượt quá bán (50%). Trong đó, gap – fill (điền vào chỗ trống) có đến 83% HS không vượt qua 50% số điểm của nội dung phần kiểm tra này.Chúng ta thấy rằng, gap – fill là một dạng bài tập rất khó nởi vì nó yêu cầu người học phải nắm vựng ngữ pháp – từ vựng một cách chính xác và cùng với khả năng suy luận mới đạt được mức điểm tối đa. Và trên thực tế học sinh phộ thông còn gặp nhiều vấn đề khi học ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh như phần khó khăn nêu phía trên, vì vậy các bạn không thể nào hoàn thành tốt dạng bài tập này. Một kết quả tiếp theo cũng rất quan trọng để chúng ta thấy rõ vai trò của việc học từ vững tiếng Anh, khi dạng bài tập ngữ âm cũng chiếm khá cao với tỷ lệ 72% HS không vượt mức 50% số điểm. Còn lại, ba dạng bài tập bao gồm: chọn câu đúng nhất, chọn lỗi sai, viết lạiđều liên quan đến ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh. Không những trong kiểm tra mà trong các kỳ thi quốc tế những dạng bài tập này rất phổ biến và chiếm số điểm rất cao, thế nên ngay từ giai đoạn phổthông HS cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức ngữ pháp – từ vựng thật vững vàng để học tốt và thành quả khi lựa chọn tiếng Anh. 2.2. Một số định hướng khắc phục khó khăn học từ vựng - ngữ pháp tiếng Anh Tiếng Anh- một trong những ngôn ngữ phổ biến bậc nhất, việc tiếp cận và sử dụng tiếng Anh trong học tập, lao động, công việc sẽ là điều kiện cần và đủ để có thể đi vào cuộc sống hiện đại ngày nay. Song song đó, việc gặp những khó khăn trong quá trình học tiếng Anh là khó tránh khỏi, đặc biệt, ngữ pháp –từ vựng được xem là 2 vấn đề nổi trội- hai điểm nút khó khăn quan trọng nhất của người học thường vấp phải. Sau
  6. 111 khi tìm ra những nguyên nhân và những trở ngại điển hình cũng như từ kết quả khảo sát được thu thập từ bảng câu hỏi dành cho HS khối lớp 11Trường THPT TP Cao Lãnh, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp khá hữu ích trong việc nâng cao hiệu quả học ngữ pháp - từ vựng cho HS khối 11 nói chung và HS khối 11 Trường THPT Cao Lãnh nói riêng. Trước hết –từ vựng kết hợp câu. Trong việc dạy ngữ pháp- từ vựng, để có thể kết hợp ngữ pháp- từ vựng đạt hiệu quả cao, chúng tôi xin đề ra một giải pháp có thể áp dụng đó là sau khi mỗi từ vựng được dạy, giáo viên kết hợp cho HS đặt câu để phân tích ngữ pháp- mối quan hệ ngữ pháp, từ vựng cũng như vị trí ngữ pháp và ngữ nghĩa của câu vừa đặt. Ví dụ: khi giáo viên dạy tính từ “creative”, sau khi trải qua các bước dạy từ, để có thể làm cho các em nhớ từ lâu hơn và đồng thời có một phản ứng nhanh khi có từ xuất hiện thì giáo viên cho các em tự đặt cho mình một câu có từ “creative”. Từ một hoặc hai câu điển hình của HS, giáo viên có thể phân tích mối quan hệ của từ trong câu như thế nào, cấu trúc đã đúng hay chưa và mối quan hệ ngữ nghĩa có phù hợp hay không, từ đó giúp HS có thể cẩn trọng hơn trong cách dung từ đặt câu. Với từ “creative” có thể đặt 2 câu như sau: 1. She iscreative. (1) to be adj 2. Lan is a creativeperson. (2) adj noun (1) Vì “creative” là tính từ nên “creative” sẽ đứng sau động từ tobe (2) Vì tính từ sẽ bổ nghĩa cho danh từ nên tính từ “creative” sẽ đứng trước danh từ “person” để bổ nghĩa. Và tùy theo từng trường hợp cụ thể giáo viên có thể phân tích cho HS theo những phương cách khác nhau. Phương pháp dạy từ vựng kết hợp đặt câu có thể sẽ gặp một số khó khăn ở bước đầu về mặt thời gian.Tuy nhiên, hiệu quả của chính phương pháp này sẽ rất khả quan, giúp ích cho HS rất nhiều trong quá trình học tiếng Anh. Vì những câu do các em đặt ra nên các em sẽ nhớ rất lâu, chính xác. Khi bắt gặp lại những từ vựng đó thì trong đầu các em sẽ hiện lên những câu các em đã đặt, và tỉ lệ sai về mặt ngữ pháp rất thấp. Thứ hai – tìm ra mối quan hệ từ.Phương pháp này cũng khá phổ biến và được áp dụng khá rộng rãi.Khi một từ được đưa ra, giáo viên cũng như học sinh cố gắng tìm ra những từ loại khác nhau của từ đó.Việc làm như vậy giúp các em có thể làm quen và nhận dạng được từ loại cũng như từ một từ vựng các em đồng thời nhớ được nhiều từ hơn thông qua từ loại của chúng. Ví dụ: “create” là động từ, ta có thể suy ra danh từ của nó là “creation” hay “creativity”; tính từ là “creative”. Tương tự với những từ có thể suy ra từ loại, các em có thể áp dụng cách này để rút ngắn được quĩ thời gian học từ vựng của mình hơn. Thứ ba – sử dụng từ vựng tạo câu chuyện. Với những từ vựng được HS tình cờ lựa chọn hoặc những từ vựng mới trong bài hoặc là những từ bắt đầu bằng một kí tự bất kì trong bảng chữ cái, dựa vào đó, các em xây dựng nên một câu chuyện, trong đó
  7. 112 những câu các em đặt ra trong câu chuyện của mình có sử dụng những từ vựng vừa nêu. Câu chuyện được đặt ra không cần thiết các em phải có một nội dung hoàn chỉnh, nhưng quan trọng hơn hết là cách các em đưa từ vựng vào câu chuyện của mình và quan hệ ngữ pháp trong câu đã đúng hay chưa.Từ đó giúp các em vừa ghi nhớ từ vựng vừa nắm vững được ngữ pháp.Với những câu chuyện các em đặt ra càng vui nhộn thì mức độ ghi nhớ từ của các em sẽ lâu hơn, kỹ hơn và tạo hứng thú cho các em hơn. Trên đây là ba giải pháp chúng tôi đề xuất với mong muốn việc dạy và học ngữ pháp-từ vựng không còn là nỗi ám ảnh cho HS, đặc biệt là HS khối 11 nói chung và HS khối 11 trường THPT Cao Lãnh nói riêng. Thông qua đó, giúp HS có cái nhìn nhận thoáng hơn về vấn đề làm thế nào để học ngữ pháp- từ vựng từ chỗ là nỗi ám ảnh trở thành kỹ năng, kỹ xảo và học với tinh thần thoải mái, hứng thú, say mê. Từ đó công tác dạy và học ngữ tiếng Anh trở nên nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn. 3. Kết luận Tóm lại, những khó khăn dẫn đến HS khối lớp 11 Trường THPT Thành phố Cao Lãnh chưa đạt hiệu quả cao trong việc học ngữ pháp – từ vựng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Và khi đã nắm rõ được những nguyên nhân dẫn đến khó khăn mà HS gặp phải, thì những giải pháp thích hợp được đề ra để khắc phục sẽ thuyết phục hơn. Cuối cùng, sự nỗ lực và kiên trì từ phía các bạn HS sẽ nâng cao được kết quả học ngữ pháp – từ vựng tiếng Anh, để tích lũy cho mình nền tảng kiến thức phục vụ cho quá trình học tập cao hơn về ngôn ngữ này. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Huy Trường, M.A, Editor (1999). A Grammar of the English Language.Nhà Xuất Bản Giáo Dục. [2]. Betty Schrampfer Azar (2008). Understanding and using English Grammar. Nhà Xuất Bản Hải Phòng. [3]. Jack C.Richards and Richard Schmidt (2002).Longman Dictionary of Language Teaching and Apllied Linguistics. [4]. A.J Thomson & A.V Martinet (2011).A Practical English Grammar Exercise 1. Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin [5]. Michael Lessard-Clouston (2012). Vocabulary Learning and Teaching: Pedagogy, Research, and Resources. Chinese University of Hong Kong, Hong Kong, China. M. L. (2012). Vocabulary Learning Teaching: Pedagogy, Research, and Resources. [6]. Lam, N. P. (2015). Tieng Anh dam thoai.Retrieved from english24h club. Hoge, A. (2013). 7 Rules for Excallent.Retrieved from smobil.vn.
nguon tai.lieu . vn