Xem mẫu

  1. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM (HUTECH) Trần Phƣơng Anh, Đoàn Ngọc Tuấn Anh, Đặng Ngọc Viên, Nguyễn Nhật Trƣờng, Nguyễn Minh Thi Khoa Kế Toán - Tài Chính - Ngân Hàng, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, HUTECH TÓM TẮT Trên tiến trình hội nhập quốc tế, Tiếng Anh được xem là chìa khóa hữu hiệu để tiếp cận kho tàng tri thức và bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Việc trang bị ngôn ngữ toàn cầu này trở thành đòi hỏi bức thiết giúp đội ngũ nhân sự Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, không phải sinh viên nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, đồng thời, những yếu tố tác động từ môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học tập và rèn luyện Tiếng Anh của mỗi bạn. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài này để thực hiện bài tham luận nhằm chỉ ra những nguyên nhân và tìm ra những giải pháp thiết thực giúp các bạn sinh viên có phương pháp và cách thức đúng đắn hơn để học Tiếng Anh hiệu quả. Từ khóa: Hội nhập, ngôn ngữ toàn cầu, nỗ lực, hiệu quả, thành công. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh, ngày càng được nhắc tới như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo tiền đề hội nhập quốc tế. Đối với Việt Nam trong những năm gần đây, khi đất nước đang ngày càng vươn ra thế giới thì Tiếng Anh trở thành một đòi hỏi cơ bản. Thành thạo Tiếng Anh đồng nghĩa với việc có một công việc với thu nhập cao và những cơ hội thành đạt khác. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà từ lâu môn Tiếng Anh được Bộ giáo dục đưa vào giảng dạy từ cấp tiểu học, các trung tâm mở ra ngày càng nhiều, và sinh viên ngày nay trước khi ra trường đều cố gắng rèn luyện vốn ngoại ngữ với mong muốn tìm được công việc tốt. Sinh viên khoa Kế Toán-Tài chính-Ngân hàng trường Đại học Công Nghê TP.HCM cũng không ngoại lệ. Trong quá trình học đại học các bạn được đào tạo xuyên suốt Tiếng Anh không chuyên và chuyên ngành. Nhưng để đạt được sự tiến bộ và một trình độ nhất định, đòi hỏi mỗi bạn phải tự trau dồi thật nỗ lực. Tuy nhiên ngày nay, khi được hỏi đến phần lớn các bạn sinh viên đều trả lời ấp úng và không tự tin với Tiếng Anh của mình mặc dù đã được tiếp xúc từ bé. Câu hỏi đặt ra là liệu việc đào tạo Tiếng Anh cho sinh viên trên giảng đường đã thực sự hiệu quả chưa, so với những trường đào tạo chuyên ngành kinh tế khác thì như thế nào. Để làm rõ vấn đề này, nhóm đã tìm hiểu và nêu lên thực trạng chung của các bạn sinh viên, đồng thời đề ra những giải pháp, chương trình thiết thực giúp sinh viên nâng cao kĩ năng ngoại ngữ hiệu quả nhất. 2. THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA KT-TC-NH (HUTECH) Thực trạng với sinh viên khoa KT – TC - NH trường Đại học Công nghệ TP. HCM hiện nay cũng khá giống với thực trạng chung điều đó được chứng minh qua việc khảo sát ngẫu nhiên 350 sinh viên trong trường bằng câu hỏi: “Bạn hãy cho biết kĩ năng trong Tiếng Anh mà bạn cảm thấy yếu nhất hiện tại là gì?” Kết quả cho thấy số bạn trả lời kĩ năng nghe là 135 bạn chiếm tỷ lệ 38,6%; kỹ năng nói là 151 bạn chiếm tỷ lệ 43,1%, kỹ năng đọc là 18 bạn chiếm tỷ lệ 5,1% và kỹ năng viết là 46 bạn chiếm tỷ lệ 13,1%. Như vậy có thể thấy kĩ năng nghe và nói là hai kĩ năng yếu nhất của sinh viên. 293
  2. Ngoài ra nhóm cũng đã thực hiện khảo sát về ý thức học tập và rèn luyện Tiếng Anh 100 sinh viên trong khoa KT – TC – NH thông qua các buổi học trên lớp và ngoài giờ học bằng bảng khảo sát câu hỏi với kết quả thu về như sau: Nhìn trên bảng thông kê, ta có thể thấy, thói quen học tập cũ – tức chỉ đến lớp ngồi nghe giảng và ghi chép toàn bộ kiến thức mà không cần chọn lọc vẫn còn tồn tại ở sinh viên. Rất nhiều sinh viên chăm chú chép bài nhưng không tiếp thu được kiến thức thể hiện qua tỷ lệ tiếp thu bài của các bạn ngay trên lớp thường xuyên chỉ là 28%, điều này chứng tỏ phần lớn các bạn đến lớp, nghe giảng, chép bài chỉ để có tài liệu để ôn tập cho những kỳ thi. Có đến 24% sinh viên không bao giờ tham gia tương tác với giảng viên trên lớp và 76% sinh viên không bao giờ chủ động đưa ý kiến cá nhân trong khi đó tỷ lệ những sinh viên chủ động thắc mắc trao đổi với giảng viên thường xuyên chỉ vỏn vẹn 5%. Từ các số liệu trên cho thấy nhiều sinh viên vẫn chưa thật sự có thái độ học tập đúng đắn, chưa dám mạnh dạn để đưa ra những ý kiến hay thắc mắc của cá nhân mình dẫn đến hiệu quả tiếp thu bài chưa cao. Bảng 2.1: Kết quả đánh giá thái độ học tập trong các giờ lên lớp môn Tiếng Anh của sinh viên khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng Mức độ thực hiện (Đơn vị: %) Nội dung khảo sát Thƣờng Thỉnh Không xuyên thoảng bao giờ Đi học đúng giờ 56 42 2 Có mặt đầy đủ trong các buổi học 40 58 2 Nghe giảng và ghi chép toàn bộ đầy đủ 48 45 7 Trả lời câu hỏi của giáo viên 22 54 24 Cảm thấy hứng thú với các tiết học 23 36 41 và cách giảng dạy của giảng viên Cảm thấy tiếp thu tốt bài học ngay tại lớp 28 56 16 Chủ động nêu ý kiến, vấn đề và trao đổi 5 19 76 những khúc mắc với giảng viên ngay tại lớp Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát, tổng hợp 2019 Nhìn trên bảng thông kê, ta có thể thấy, thói quen học tập cũ – tức chỉ đến lớp ngồi nghe giảng và ghi chép toàn bộ kiến thức mà không cần chọn lọc vẫn còn tồn tại ở sinh viên. Rất nhiều sinh viên chăm chú chép bài nhưng không tiếp thu được kiến thức thể hiện qua tỷ lệ tiếp thu bài của các bạn ngay trên lớp thường xuyên chỉ là 28%, điều này chứng tỏ phần lớn các bạn đến lớp, nghe giảng, chép bài chỉ để có tài liệu để ôn tập cho những kỳ thi. Có đến 24% sinh viên không bao giờ tham gia tương tác với giảng viên trên lớp và 76% sinh viên không bao giờ chủ động đưa ý kiến cá nhân trong khi đó tỷ lệ những sinh viên chủ động thắc mắc trao đổi với giảng viên thường xuyên chỉ vỏn vẹn 5%. Từ các số liệu trên cho thấy nhiều sinh viên vẫn chưa thật sự có thái độ học tập đúng đắn, chưa dám mạnh dạn để đưa ra những ý kiến hay thắc mắc của cá nhân mình dẫn đến hiệu quả tiếp thu bài chưa cao. Kết quả khảo sát ở trên cho thấy có đến một nửa số sinh viên tham gia khảo sát không có thói quen chuẩn bị bài và làm bài tập về nhà trước khi đến lớp. Có 46% sinh viên không bao giờ xem lại và tổng hợp những kiến thức đã học trên lớp điều này dẫn đến hệ quả là sinh viên dễ bỏ quên những kiến thức trọng tâm vì thế mà họ phải tốn khá nhiều thời gian để có thể ôn tập lại và ghi nhớ mỗi khi kỳ thi cận kề. Nhưng cũng có một số điểm khả quan mà chúng ta có thể nhận thấy là hầu hết toàn bộ 100% sinh viên được khào sát đều có sử dụng thư viện, sách hướng dẫn và các phương tiện truyền thông để bổ sung kiến thức và trên 50% các bạn có tham gia các khóa học bên ngoài và các câu lạc bộ Tiếng Anh nhằm 294
  3. nâng cao trình độ của mình. Điều này chứng tỏ phần lớn các bạn đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh và đang cố gắng để rèn luyện và cải thiện Tiếng Anh của mình. Bảng 2.2: Kết quả đánh giá thái độ học tập ngoài giờ lên lớp môn Tiếng Anh của sinh viên khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng Mức độ thực hiện (Đơn vị: %) Nội dung đánh giá Thƣờng Thỉnh Không bao xuyên thoảng giờ Đọc tài liệu tham khảo và làm bài tập 12 38 50 về nhà trước khi đến lớp Tham gia những khóa học ở các trung tâm bên ngoài để 36 58 6 cải thiện trình độ Tiếng Anh Tham gia các câu lạc bộ Tiếng Anh 26 35 39 Sử dụng thư viện, sách hướng dẫn và phương tiện truyền 42 58 0 thông khác để bổ sung thêm kiến thức Hệ thống hóa, tóm tắt nội dung đã học 24 30 46 Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát, tổng hợp 2019 3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN 3.1. Thuận lợi Ngày nay việc học Tiếng Anh đối với các bạn sinh viên là rất cần thiết và có nhiều thuận lợi khi học Tiếng Anh trong môi trường Đại học. Lợi thế thứ nhất có thể kể đến là thời gian. Khi là sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, các bạn có nhiều thời gian hơn những người đã đi làm, và chủ động trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình để theo các khoá học hữu ích hoặc tự học Tiếng Anh. Tiếp theo, các phương tiện công nghệ hiện đại như Internet giúp các bạn có nhiều lựa chọn hình thức học. Trước đây chúng ta chỉ có hình thức học offline, sử dụng tài liệu giấy. Hiện nay, các khoá học online, tài liệu điện tử đang phát huy tác dụng giúp các bạn học mọi lúc, mọi nơi. Thời đại bùng nổ thông tin cũng làm nguồn tài liệu học tập trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Các bạn có thể tìm thấy nhiều giáo trình phù hợp với trình độ, kĩ năng mình muốn học ở khắp nơi, dưới dạng sách đĩa truyền thống hay công cụ trực tuyến như từ điển online. 3.2. Khó khăn Hiện nay việc học ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh là điều hiển nhiên của các bạn trẻ, nhiều trường đại học cũng đã đặt chuẩn đầu ra về Tiếng Anh cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên làm sao để học tốt bộ môn này vẫn là đề tài được nhiều giảng viên, học sinh, sinh viên quan tâm. Khi trao đổi cùng các bạn sinh viên chúng tôi nhận thấy các bạn thường vấp phải các khó khăn sau: học ngoại ngữ không có mục đích rõ ràng; không thành công vì thiếu kiên trì; phương pháp học chưa đúng đắn; không có môi trường, thiếu sự giao tiếp. Học ngoại ngữ hay làm bất cứ việc gì cũng phải có mục đích rõ ràng. Tuy nhiên các bạn thường không xác định rõ mục đích học tập của mình. Khi được hỏi nhiều bạn chỉ cười, hoặc trả lời vì trong chương trình học có môn đó, hay trường mình áp chuẩn đầu ra. Học để qua các kỳ thi, học để lấy chứng chỉ vì vậy việc học tập sẽ chỉ ở mức đối phó và khi đã đối phó xong thì việc học sẽ dừng lại rồi rơi rớt ở đâu đó. Một sự thực là nhiều bạn học Tiếng Anh từ năm lớp 1 và hiện tại trình độ vẫn đang dừng lại ở thì quá khứ. 295
  4. Việc thiếu kiên trì hiện nay đang là vấn đề khá phổ biến của nhiều bạn trẻ. Đây cũng chính là một hệ quả của việc không có mục đích rõ ràng khi bắt đầu học. Những ngày đầu nội dung còn đơn giản, thuận lợi, hứng thú, nên học tập tiến bộ nhanh. Nhưng những ngày sau đó số lượng từ nhiều lên, ngữ pháp khó hơn, yêu cầu phức tạp hơn dẫn đến không hiểu bài, nhiều bài không làm được và hệ quả là chánnản từ đó tạo thành những mắt xích lỏng léo dẫn đến việc bỏ cuộc. Để học tốt cần có phương pháp hiệu quả, đây cũng là điều nhiều bạn quan tâm. Từ khóa “cách học ngoại ngữ” cho ra hơn 10 triệu kết quả trong vòng 0,61 giây. Tuy nhiên ở Việt Nam việc nghiên cứu phương pháp học hiệu quả chỉ dừng lại ở các kinh nghiệm học tập, hay bí kíp học tập chứ chưa có những phương pháp cụ thể được nghiên cứu bài bản. 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN 4.1. Đối với sinh viên Xác định rõ mục tiêu học Tiếng Anh Mỗi người đều có những động cơ, mục tiêu học Tiếng Anh riêng nhưng tất cả đều hướng tới sự hoàn thiện và phát triển bản thân trong thời kỳ hội nhập. Chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu học tập của mình để lấy đó làm động lực cho ta phấn đấu, kiên trì học tập Tiếng Anh, vững vàng khi cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong Tiếng Anh – Trước tiên là phải luyện nghe, luyện nghe tốt thì nói mới đúng được. Học Tiếng Anh qua phim là một trong những cách luyện kĩ năng nghe hữu hiệu nhất. Nên nghe đi nghe lại cho thật sự thuần thục rồi chuyển sang xem có phụ đề Tiếng Anh và Tiếng Việt để hiểu nghĩa. Học Tiếng Anh qua bài hát cũng rất thú vị, tạo cho bạn cảm hứng học nghe Tiếng Anh hơn. Ban đầu bạn nên chọn những bài hát đơn giản, nghe không có phụ đề để tập trung lắng nghe thật kĩ ca sĩ hát, hát theo ca sĩ. Lúc nào cảm thấy hát theo ổn rồi thì có thể xem lời và hát lại cho chuẩn. – Hãy đọc hầu hết mọi thứ bằng Tiếng Anh, mọi lúc mọi nơi như báo, tạp chí Tiếng Anh hay sách Tiếng Anh. Mới bắt đầu thì nên đọc sách song ngữ để tiếp thu dễ dàng hơn. Đầu tiên đọc sẽ chậm và nản nhưng kiên trì đọc hằng ngày bạn sẽ cải thiện được tốc độ. Đọc tốt chính là nền tảng để viết tốt, giúp cho cách dùng từ linh hoạt hơn, văn phong thoải mái và trơn tru hơn. Không chỉ thế đọc nhiều bạn cũng học được nhiều từ vựng Tiếng Anh hơn. Khi đọc bạn sẽ thấy các từ mới thông dụng thì ghi lại theo chủ đề, tra từ điển để biết nghĩa và cách dùng từ. Mỗi ngày tranh thủ xem lại, học thuộc, đặt câu với các từ đó và thường xuyên ôn lại biến những từ mới thành từ của mình. 4.2 Đối với giảng viên Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học của sinh viên; giúp sinh viên đánh giá đúng đắn sự cần thiết của Tiếng Anh cho tương lai của mình để từ đó sinh viên có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực, chiến lược học có hiệu quả. Ngoài ra 1 yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh là đánh giá lại chất lượng đề kiểm tra, đề thi (về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chủ điểm, chủ đề có trong chương trình hay không, đúng trọng tâm không, đưa nó vào bài tập trắc nghiệm, tự luận có phù hợp không?), chúng ta cũng cần đúc rút kinh nghiệm lại. 4.3 Đối với Nhà trƣờng – Quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. – Thực hiện quy mô lớp nhỏ (30-35 Sinh viên/lớp) để sinh viên có nhiều cơ hội thực hành giao tiếp hơn nữa. – Thực hiện chia lớp theo trình độ để sinh viên không có tâm lý e ngại khi nói trước công chúng. 296
  5. – Tổ chức các buổi giao lưu với đại diện các doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội tìm hiểu yêu cầu của Nhà tuyển dụng từ đó giúp sinh viên định hướng được việc học của mình. 5. KẾT LUẬN Việc cải thiện kỹ năng Tiếng Anh của sinh viên là một công việc không hề đơn giản chút nào. Khó ở chỗ là phải có thời gian để thay đổi một thói quen học ngoại ngữ đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp trong tình hình mới. Hơn nữa, để có được một kỹ năng hoàn hảo còn đòi hỏi phải có đủ lượng thời gian thực hành, phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa người dạy và người học. Điều quan trọng hơn nữa chính là phương pháp học Tiếng Anh của bản thân người học. Một phương pháp học tốt sẽ là chìa khóa thành công cho chính bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://sme.vimaru.edu.vn/doan-tn/phuong-phap-hoc-tieng-anh-cho-sinh-vien-dai-hoc [2] https://wallstreetenglish.edu.vn/vi/blog/5-cach-hoc-thuoc-tieng-anh-611.html [3] https://kenhtuyensinh.vn/bay-nguyen-tac-giup-ban-giao-tiep-tieng-anh-nhu-nguoi-ban-ngu-nhanh- va-hieu-qua [4] https://vnexpress.net/giao-duc/sinh-vien-chi-ra-thuc-trang-buon-ve-hoc-tieng-anh-3852974.html [5] https://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Huong-nghiep/748362/sinh-vien-viet-nam-duoi-vi-kem-giao-tiep- tieng-anh 297
nguon tai.lieu . vn