Xem mẫu

  1. GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Tiểu Mi, Trần Phương Anh, Nguyễn Huỳnh Kim Thoa, Lê Thị Hà Phương, Cao Thị Ánh Huyền Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Cúc Hồng TÓM TẮT Trên tiến trình hội nhập quốc tế, tiếng Anh được xem là chìa khóa hữu hiệu để tiếp cận kho tàng tri thức và bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Việc trang bị ngôn ngữ toàn cầu này trở thành đòi hỏi bức thiết giúp đội ngũ nhân sự Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, không phải sinh viên nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, đồng thời, những yếu tố tác động từ môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học tập và rèn luyện tiếng Anh của mỗi bạn. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài này để thực hiện bài tham luận nhằm chỉ ra những nguyên nhân và tìm ra những giải pháp thiết thực giúp các bạn sinh viên có phương pháp và cách thức học tiếng anh thành công. Từ khóa: hội nhập, ngôn ngữ, toàn cầu, nỗ lực, hiệu quả, thành công. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay đất nước ta đã và đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập với cộng đồng quốc tế về kinh tế - chính trị, văn hoá. Trong xu thế hội nhập đó Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ngày càng được nhắc tới như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo tiền đề hội nhập quốc tế. Đối với Việt Nam trong những năm gần đây, khi đất nước đang ngày càng vươn ra thế giới thì tiếng Anh càng trở nên quan trọng trong nhiều lĩnh vực từ đó trở thành một đòi hỏi cơ bản. Và là một nhu cầu rất cần thiết đối với bất kỳ ai, đối với các sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các bạn sinh viên trường dân lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thành thạo tiếng Anh đồng nghĩa với việc có một công việc với thu nhập cao và những cơ hội thành đạt khác. Nắm được tầm quan trọng của tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay, việc dạy tiếng Anh trở thành một môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh từ cấp tiểu học cho đến bậc đại học. Trong đó, nhiều trường đại học đã và đang yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh quốc tế như TOEIC với các mức điểm khác nhau: TOEIC 450, TOEIC 500... Nhưng việc học tiếng Anh của các bạn sinh viên, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên khối ngành kinh tế vẫn đang thật sự không hiểu quả đúng không? Khi hỏi đến phần lớn các bạn sinh viên đều trả lời ấp úng và không tự tin với tiếng Anh của mình, với thời gian học khá lâu liệu các sinh viên nói chung và sinh viên ở các trường dân lập ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau khi tốt 1689
  2. nghiệp có đủ tự tin để tiếp xúc và giao tiếp lưu loát bằng tiếng anh không? Câu hỏi đặt ra là liệu việc đào tạo tiếng Anh cho sinh viên trên giảng đường đã thực sự hiệu quả chưa, so với những trường đào tạo chuyên ngành kinh tế khác thì như thế nào. Để làm rõ vấn đề này, nhóm đã tìm hiểu và nêu lên thực trạng chung của các bạn sinh viên, đồng thời đề ra những giải pháp, chương trình thiết thực giúp sinh viên nâng cao kỹ năng ngoại ngữ hiệu quả nhất. 2 THỰC TRẠNG Theo khảo sát của vụ giáo dục Đại học về việc sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu kỹ năng tiếng Anh, có khoảng 49,3% sinh viên đáp ứng yêu cầu của người sử dụng; 18,9% sinh viên không đáp ứng được 31,8% sinh viên cần đào tạo thêm. Điều này cho thấy, nửa số phần trăm sinh viên ra trường không đáp ứng đủ yêu cầu kỹ năng tiếng Anh. Đây là một thực trạng đáng lo ngại khi nhiều sinh viên ra trường nhưng vẫn không trang bị kỹ càng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp càng cao. Trên thực tế, đặc thù của sinh viên nước ta là khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn được đào tạo về ngữ pháp rất tốt, tuy nhiên vì không có nhiều cơ hội thực hành với người bản ngữ hạn chế này đã khiến sinh viên khi áp dụng ngoài đời thường, khi gặp tình huống giao tiếp không thể thực hiện trôi chảy. Thực trạng trên xuất hiện ở hầu hết các ngành nghề đáng quan tâm hơn là các bạn sinh viên ngành kinh tế trường dân lập trên địa bàn TP.HCM. Điều đó được chứng minh qua việc khảo sát 474 sinh viên về những kỹ năng trong tiếng Anh mà bạn yếu nhất. Kết quả cho thấy, kỹ năng nghe chiếm 38,6%; nói chiếm 43,1%, đọc chiếm 5,1% và viết 13,1%. Như vậy có thể thấy kỹ năng nghe và nói là hai kỹ năng yếu nhất của sinh viên. 3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.1 Thuận lợi Ngày nay mỗi người đều có những động cơ, mục tiêu học tiếng Anh riêng nhưng tất cả đều hướng tới sự hoàn thiện và phát triển bản thân trong thời kỳ hội nhập. Việc học tiếng Anh đối với các bạn sinh viên là rất cần thiết và có nhiều thuận lợi khi học tiếng Anh trong môi trường đại học. Lợi thế thứ nhất có thể kể đến là thời gian. Khi là sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, các bạn có nhiều thời gian hơn những người đã đi làm, và chủ động trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình để theo các khoá học hữu ích, tự học tiếng Anh hoặc tham gia các câu lạc bộ cùng người bản ngữ. Tiếp theo, các phương tiện công nghệ hiện đại như internet giúp các bạn có nhiều lựa chọn hình thức học. Trước đây chúng ta chỉ có hình thức học offline, sử dụng tài liệu giấy. Hiện nay, các khoá học online, tài liệu điện tử đang phát huy tác dụng giúp các bạn học mọi lúc, mọi nơi. Thời đại bùng nổ thông tin cũng làm nguồn tài liệu học tập trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Các bạn có thể tìm thấy nhiều giáo trình phù hợp với trình độ, kỹ năng mình muốn học ở khắp nơi, dưới dạng sách đĩa truyền thống hay công cụ trực tuyến như từ điển online. Các bạn sinh viên cũng có lợi thế trong phương tiện di chuyển so với trước đây. Ví dụ, với việc chọn hình thức xe bus, các bạn tận dụng được thời gian rỗi trong quá trình di chuyển để luyện các bài nghe được lưu trong podcast hay điện thoại di động, hoặc giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. 1690
  3. Cuối cùng, nhiều bạn sinh viên trẻ rất năng động và ham học hỏi. Chính tinh thần ham học của giới trẻ là sức mạnh lớn nhất giúp các bạn nâng cao được khả năng tiếng Anh trong thời đại mới. Với những lợi thế kể trên, nếu có quyết tâm, các bạn sinh viên chắc chắn có thể nâng cao được trình độ ngoại ngữ của mình để nắm bắt những cơ hội trong cuộc sống. 3.2 Khó khăn Hiện nay việc học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh là điều hiển nhiên của các bạn trẻ, nhiều trường đại học dân lập cũng đã đặt chuẩn đầu ra về tiếng Anh cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên, làm sao để học tốt bộ môn này vẫn là đề tài được nhiều giảng viên, học sinh, sinh viên quan tâm. Khi trao đổi cùng các bạn sinh viên chúng tôi nhận thấy các bạn thường vấp phải các khó khăn sau: + Học ngoại ngữ không có mục đích rõ ràng. Học ngoại ngữ hay làm bất cứ việc gì cũng phải có mục đích rõ ràng. Tuy nhiên, các bạn thường không xác định rõ mục đích học tập của mình. Khi được hỏi nhiều bạn chỉ cười, hoặc trả lời vì trong chương trình học có môn đó, hay trường mình áp chuẩn đầu ra. Học để qua các kỳ thi, học để lấy chứng chỉ vì vậy việc học tập sẽ chỉ ở mức đối phó và khi đã đối phó xong thì việc học sẽ dừng lại rồi rơi rớt ở đâu đó. Một sự thực là nhiều bạn học tiếng Anh từ năm lớp 1 và hiện tại trình độ vẫn đang dừng lại ở thì quá khứ. + Không thành công vì thiếu kiên trì. Việc thiếu kiên trì hiện nay đang là vấn đề khá phổ biến của nhiều bạn trẻ. Đây cũng chính là một hệ quả của việc không có mục đích rõ ràng khi bắt đầu học. Những ngày đầu nội dung còn đơn giản, thuận lợi, hứng thú, nên học tập tiến bộ nhanh. Nhưng những ngày sau đó số lượng từ nhiều lên, ngữ pháp khó hơn, yêu cầu phức tạp hơn dẫn đến không hiểu bài, nhiều bài không làm được và hệ quả là chánnản từ đó tạo thành những mắt xích lỏng léo dẫn đến việc bỏ cuộc. + Phương pháp học chư đúng đắn. Để học tốt cần có phương pháp hiệu quả, đây cũng là điều nhiều bạn quan tâm. Từ khóa “cách học ngoại ngữ” cho ra hơn 10 triệu kết quả trong vòng 0,61 giây. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu phương pháp học hiệu quả chỉ dừng lại ở các kinh nghiệm học tập, hay bí kíp học tập chứ chưa có những phương pháp cụ thể được nghiên cứu bài bản. + Không có môi ường, thiếu sự giao tiếp. Hãy thử hình dung một em bé khi bắt đầu học ngôn ngữ m đẻ. Các bé không hề biết ngữ pháp là gì, cũng không hề biết chữ viết là gì. Thứ duy nhất các bé được tiếp xúc là ngôn ngữ: ngôn ngữ nói – âm thanh, ngôn ngữ hình thể - hình ảnh. Ngày ngày được tiếp xúc với môi trường đó, nghe, bắt chước và bật ra, đó là bài học đầu tiên với các bé. Nhưng khi các bạn lớn hơn một chút học ngoại ngữ, các bạn lại quên đi bài học sơ sinh đó. Với bất kỳ ngôn ngữ nào, khi học các bạn cần phải tiếp xúc với ngôn ngữ đó hàng ngày, thường xuyên, khi đó bạn sẽ tự tạo ra phản xạ giao tiếp. Thực trạng học tiếng Anh của Việt Nam là nhiều bạn học ngữ pháp tốt, từ mới ghi nhớ nhiều nhưng lại không có môi trường giao 1691
  4. tiếp, ngại giao tiếp, không tự tin khi giao tiếp, đó cũng là một trong những lý do khiến các bạn không thành công. + Về hương diện thời gian. Cho thấy việc tự học hoàn toàn dựa trên tinh thần tự giác của sinh viên chủ động sắp xếp thời khóa biểu tự rèn luyện các kỹ năng và ôn tập kiến thức môn tiếng Anh hàng ngày. Hơn 90% sinh viên chỉ học cầm chừng, đối phó – không ghi chép bài đầy đủ, không làm bài tập tại lớp hay hoàn thành các bài tập trong Workbook. Ngoài ra các giáo viên, các bạn cứ miệt mài chạy theo các bài học mới mà quên mất một phần rất quan trọng là ghi nhớ, ôn tập những điều đã học, chỉ đến khi chuẩn bị vào kỳ thi các bạn mới cuống cuồng ôn tập và sự thực là kiến thức nền tảng lúc này đã bị đánh rơi đến 80% ở đâu đó. Trên đây là một số nhận định của nhóm chúng tôi về những thuận lợi và khó khăn trong việc học tiếng Anh của các bạn sinh viên hiện nay. Để nói chi tiết từng vấn đề trong phạm vi một bài viết như thế này là rất khó. Tuy nhiên, các bạn sinh viên hãy cứ tham khảo và tìm hiểu thêm biết đâu chính bạn lại đang gặp một trong những khó khăn mà nhóm đã đề cập đến và bài tham luận này cũng có thể giúp các bạn phần nào trong việc giải quyết những vấn đề đó một cách dễ dàng hơn. 4 GIẢI PHÁP 4.1 Đối với sinh viên 4.1.1 Xác định rõ mục tiêu học tiếng Anh Mỗi người đều có những động cơ, mục tiêu học tiếng Anh riêng nhưng tất cả đều hướng tới sự hoàn thiện và phát triển bản thân trong thời kỳ hội nhập. Chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu học tập của mình để lấy đó làm động lực cho ta phấn đấu, kiên trì học tập tiếng Anh, vững vàng khi cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. 4.1.2 Rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh - Trước tiên là phải luyện nghe, luyện nghe tốt thì nói mới đúng được. Học tiếng Anh qua phim là một trong những cách luyện kỹ năng nghe hữu hiệu nhất. Kết hợp một số bài Audio trong các Forum tiếng Anh, các bài phát tiếng Anh và hát theo việc học qua bài hát rất thú vị, tạo cho bạn cảm hứng học nghe tiếng Anh hơn. Ban đầu bạn nên chọn những bài hát đơn giản, nghe không có phụ đề để tập trung lắng nghe thật kỹ ca sỹ hát, hát theo ca sỹ. Lúc nào cảm thấy hát theo ổn rồi thì có thể xem lời và hát lại cho chuẩn. - Nghe vững thì nói mới chuẩn, nhưng nói chuẩn thôi chưa đủ mà phải nói lưu loát nữa. Để nói chuẩn và lưu loát thì phải luyện phản xạ khi nói. Do đó bạn phải thực hành nhiều để rèn luyện phản xạ. Hiện nay, có rất nhiều trang web giúp bạn luyện nói trực tuyến với người nước ngoài, Các trang này chủ yếu là những người nước ngoài cùng mục đích nâng cao trình độ tiếng Anh tham gia giúp nhau học nói tự nhiên và thành thạo hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến một số câu lạc bộ tiếng Anh, trung tâm tiếng Anh hay những điểm thu hút nhiều người nước ngoài để thực hành nói. - Hãy đọc hầu hết mọi thứ bằng tiếng Anh, mọi lúc mọi nơi như báo, tạp chí tiếng Anh hay sách tiếng Anh. Mới bắt đầu thì nên đọc sách song ngữ để tiếp thu dễ dàng hơn. Đầu tiên đọc sẽ chậm và nản nhưng kiên trì đọc hàng ngày bạn sẽ cải thiện được tốc độ. Đọc tốt chính là nền tảng để viết tốt, giúp cho cách dùng từ linh hoạt hơn, văn phong thoải mái và 1692
  5. trơn tru hơn. Không chỉ thế đọc nhiều bạn cũng học được nhiều từ vựng tiếng Anh hơn. Khi đọc bạn sẽ thấy các từ mới thông dụng thì ghi lại theo chủ đề, tra từ điển để biết nghĩa và cách dùng từ. Mỗi ngày tranh thủ xem lại, học thuộc, đặt câu với các từ đó và thường xuyên ôn lại biến những từ mới thành từ của mình. - Một cách luyện viết đơn giản mà đã nhắc ở mục đầu đó là qua học nghe. Khi nghe và ghi chép lại, rồi tóm tắt những ý chính. Sau đó so sánh bản chép của mình với bản dịch xem có thiếu hay viết sai từ nào không. Cứ như thế bạn sẽ quen cách viết tiếng Anh. Viết blog tiếng Anh đang là một phương pháp luyện viết thú vị, tăng cường khả năng diễn đạt và làm phong phú đời sống tinh thần của mình. Bạn có thể viết bất kỳ gì mình thích bằng tiếng Anh, thường là mô tả việc tự học và dặn dò rèn luyện bản thân. Khi viết hãy tận dụng những từ vựng mình đã học từ quá trình nghe và đọc. 4.2 Đối với giảng viên Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học của sinh viên; giúp sinh viên đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai của mình để từ đó sinh viên có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực, chiến lược học có hiệu quả. Ngoài ra, giảng viên tư vấn cho sinh viên nhiều chương trình học tiếng Anh hay trò chơi trên nền tảng công nghệ 4.0 giúp việc tự trở nên phong phú, đa dạng và thú vị hơn dạng bài tập in trên giấy truyền thống. Việc sinh viên sở hữu thiết bị thông minh phổ biến (trên 90%) cùng với wifi phủ khắp khuôn viên trường chính là điều kiện để thực hiện hóa quá trình tự học tiếng Anh trên nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, việc tự học này cần có sự hướng dẫn và quản lý của giảng viên hay cố vấn để kết quả tốt hơn và đúng hướng. Ngoài ra 1 yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh là đánh giá lại chất lượng đề kiểm tra, đề thi (về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chủ điểm, chủ đề có trong chương trình hay không, đúng trọng tâm không, đưa nó vào bài tập trắc nghiệm, tự luận có phù hợp không?), chúng ta cũng cần đúc rút kinh nghiệm lại. 4.3 Đối với Nhà ường - Quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. - Thực hiện quy mô lớp nhỏ (30-35 Sinh viên/lớp) để sinh viên có nhiều cơ hội thực hành giao tiếp hơn nữa. - Thực hiện chia lớp theo trình độ để sinh viên không có tâm lý e ngại khi nói trước công chúng. - Tổ chức các buổi giao lưu với đại diện các doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội tìm hiểu yêu cầu của Nhà tuyển dụng từ đó giúp sinh viên định hướng được việc học của mình. 5 KẾT LUẬN Việc cải thiện kỹ năng tiếng Anh của sinh viên là một công việc không hề đơn giản chút nào. Học ngoại ngữ đòi hỏi một quá trình rèn luyện, trau dồi không ngừng nghỉ, và là sự kết hợp của nhiều yếu tố.Nó không chỉ cho phép chúng ta có nhiều cơ hội việc là mà còn giúp ta bổ sung thêm kiến thức văn hóa nhân loại, đóng góp quan trọng vào nhu cầu hội nhập giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần có sự thay 1693
  6. đổi cả về nhận thức và cách thức ngoại ngữ, để có thể biến nó trở thành công cụ hữu ích cho công việc sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Brown, G.T.L, (2008). Conceptions of assessment: Understanding what assessment means to teacher and students. Psychological Report,99,166-170. [2] Cao Xuân Hạo (2001). Bàn về chuyện tự học, Kiến thức Ngày nay số 396. [3] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2003). Lý luận dạy học đại học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. [4] Phan Bích Ngọc (01/2014). Tự học của SV- yếu tố cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH theo học chế tín chỉ, Tạp chí Giáo dục số 325/ kỳ 1. [5] Retxke R. (1994), Học tập hợp lý, Nxb. Đại học Công nghệ, Hà Nội. [6] Rubankin N.A. (2002), Tự học như thế nào, Nxb. Trẻ, TP. HCM. 1694
nguon tai.lieu . vn