Xem mẫu

  1. Giải pháp 10% Viết tin cho báo điện tử, ngắn là một trong những tiêu chí quan trọng. Trừ các bài viết chuyên sâu, bình luận, tư liệu, chứ còn tin tức mà viết dài thì… ứ có ai đọc. Tất nhiên là chẳng có tiêu chuẩn nào cả, nhưng nói chung tin tức chỉ khoảng 300-350 chữ là tối đa. Đọc nhiều nhức mắt (quan niệm chung khi nhìn vào màn hình là như vậy), vả lại độc giả không có nhiều thời giờ. Nhưng đã chót viết dài, hoặc chưa dài lắm nhưng muốn chỉnh sửa lại cho gọn thì làm thế nào? Trong một cuốn sách của mình với tựa đề “On Writing”, Stephen King (ai không biết về nhà văn này thì nên xem lại… bản thân,
  2. chớ hỏi!!) kể lại chuyện xảy ra vào năm 1966 khi ông còn là học sinh trung học. Truyện của ông bị biên tập viên từ chối với mấy dòng chữ đính kèm: “Viết không tồi nhưng hơi dài, cần sửa lại.” Và biên tập viên này đưa ra công thức sau đây: “Bản thảo thứ 2 = Bản thảo thứ nhất – 10%” King là một trong những người cổ vũ cho cái gọi là “Giải pháp 10%”. Một người khác cũng tích cực tham gia “câu lạc bộ” này là Tom Hallman của tờ The Orgonian’s. Ông từng kể lại trong cuốn “Những bài báo hay nhất năm 1997”: “Sau mỗi bài báo, tôi đều cắt từ 10 đến 15% trở lên. Chẳng hạn bài viết dài 100 dòng thì thể nào tôi cũng cắt 10, 15 dòng. Sau đó mới chuyển cho biên tập viên.” Để cắt gọt được 10%, có thể cắt cả một vài câu nhưng có khi chỉ
  3. là những từ đơn lẻ mà lúc phóng tay quá đã thêm vào. Dưới đây là một số “thứ thừa” có thể xén thoải mái mà không sợ bài báo bị kém hay: Chuyển những câu quá dài thành các câu ngắn và… vứt bớt  1 số câu ngắn vừa tách ra; Chuyển những động từ bị động (không cần thiết) thành chủ  động; Bỏ bớt các loại thì, là, mà, rằng, sự, cuộc, một cách, ngoài  ra, bên cạnh đó… (cũng đỡ khối đấy!!) Giảm tối đa các mạo từ “này”, đặc biệt tránh 1 câu có đến  mấy lần “này”; Giảm bớt các từ có chung nghĩa trong 1 câu: “đang” thì thôi  “hiện”, “đã” thì thôi “từng”;
  4. Chớ nhét quá nhiều động từ vào cùng một chỗ, kiểu như “cố  gắng xúc tiến đẩy mạnh thi công dự án để sớm đưa vào hoạt động”; Lưu ý khi sử dụng các phó từ, các cụm từ bổ nghĩa – đây  chính là một trong những thủ phạm làm cho câu dài dòng. Cố gắng để động từ gần với chủ ngữ khi viết câu.  Cắt ngắn những câu trích dẫn… quá đà. Giáo sư Stephen  Klaw đã khuyên các sinh viên của ông ở Khoa Báo chí, trường Đại học Columbia: Hầu hết các bài phát biểu đều khoa trương. Cứ vứt hết những phần rườm rà và lấy phần thông điệp chính yếu. Và đã trích dẫn thì phải trích dẫn những câu hay. Nếu thấy người ta nói không hay bằng mình thì đừng trích dẫn.
  5. Hy vọng tất cả chúng ta đều là thành viên của Câu lạc bộ Giải pháp 10% này. Nên tâm niệm một câu: “Mất vài chữ, thêm nhiều người đọc”
nguon tai.lieu . vn