Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 GIẢI MÃ BIỂU TƢỢNG HÒN NGỌC CỦA GIẢ BẢO NGỌC TRONG HỒNG LÂU MỘNG Trương Thanh Chúc, Lớp K62CLC, Khoa Ngữ văn GVHD: PGS.TS. Trần Lê Bảo Tóm tắt: Báo cáo “Giải mã biểu tượng hòn ngọc của Giả Bảo Ngọc trong Hồng lâu mộng” được triển khai trên hai phương diện: mối quan hệ của hòn ngọc với nhân vật chính và nghệ thuật xây dựng hòn ngọc. Khi giải mã biểu tượng hòn ngọc dựa trên mối quan hệ của hòn ngọc với nhân vật chính, báo cáo chỉ ra được sự tương quan có thể giải thích giữa biểu tượng với sự ra đời, kết thúc, số phận, tính cách của nhân vật, khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa tác giả và văn hóa cộng đồng, đồng thời giải thích những lí do làm nên đặc điểm khác biệt của nhân vật chính trong tác phẩm, khẳng định tư tưởng mới mẻ của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đi sâu vào việc xem xét biểu tượng ở các khía cạnh nghệ thuật như nghệ thuật khắc họa biểu tượng, vai trò của hòn ngọc đối với cốt truyện, xây dựng hòn ngọc trong không gian và thời gian nghệ thuật để từ đó góp tiếng nói đề cao giá trị của bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng cũng như tài sáng tác của tiểu thuyết gia. Từ khóa: biểu tượng, giải mã biểu tượng, Thông linh bảo ngọc, Giả Bảo Ngọc, Hồng lâu mộng, văn hóa – văn học. I. MỞ ĐẦU Hồng lâu mộng là một trong những bộ tiểu thuyết có giá trị lớn nhất của văn học cổ điển Trung Quốc. Một trong những thành công lớn của Hồng lâu mộng là khả năng phản ánh bộ mặt xã hội Trung Hoa đƣơng thời thông qua các biểu tƣợng văn hóa. Nằm trong hệ thống các biểu tƣợng của Hồng lâu mộng, hòn ngọc của Giả Bảo Ngọc là một biểu tƣợng quan trọng, phản ánh thế giới quan của tác giả trong cách xây dựng nhân vật và phản ánh văn hóa cộng đồng vào tác phẩm. Với lí do chủ yếu nhƣ trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu và khai thác hình ảnh hòn ngọc của Giả Bảo Ngọc nhƣ một “mã văn hóa” dƣới đề tài: “Giải mã biểu tƣợng hòn ngọc của Giả Bảo Ngọc trong Hồng lâu mộng”. Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là chỉ ra đƣợc cơ sở dẫn đến việc hình thành biểu tƣợng hòn ngọc trong Hồng lâu mộng, giải thích đƣợc mối tƣơng quan giữa hòn ngọc với nhân vật chính để làm rõ thêm giá trị nội dung và nghệ thuật của Hồng lâu mộng. Từ đó rút ra vai trò của việc giải mã những biểu tƣợng văn hóa từ biểu tƣợng văn học trong mỗi tác phẩm. II. NỘI DUNG Từ việc xác định mục đích nghiên cứu nhƣ trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu các nội dung cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Hòn ngọc – một “mã văn hóa”, một biểu tượng của Hồng lâu mộng Trong chƣơng đầu tiên, báo cáo trình bày khái quát về biểu tƣợng trong đó có khái niệm biểu tƣợng và ý nghĩa văn hóa của biểu tƣợng trong đời sống nhận thức của con ngƣời cũng nhƣ trong việc tìm hiểu một tác phẩm văn học. 200
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Ngoài ra, chúng tôi nhấn mạnh vào vai trò của các biểu tƣợng đối với Hồng lâu mộng mà hòn ngọc của Giả Bảo Ngọc là một biểu tƣợng tiêu biểu. Hồng lâu mộng có cả một hệ thống biểu tƣợng phong phú, song “Thông linh bảo ngọc” là biểu tƣợng quan trọng hơn cả. Để tác giả có sự sáng tạo biểu tƣợng đó trong tác phẩm thì không thể không nhắc tới những yếu tố tiền đề về văn hóa, xã hội và cá nhân tác giả. Việc hình thành biểu tƣợng hòn ngọc trong Hồng lâu mộng là dựa trên tài năng của tiểu thuyết gia song cũng có cơ sở nhất định. Chƣơng 2: Biểu tượng hòn ngọc trong sự tương quan với nhân vật Giả Bảo Ngọc Trong chƣơng 2, chúng tôi tập trung làm rõ sự gắn bó giữa hòn ngọc với các khía cạnh đời sống cũng nhƣ tính cách của nhân vật Giả Bảo Ngọc. Sự ra đời và kết thúc của Bảo Ngọc có liên quan đến hòn ngọc giải thích cho sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Triết học cổ đại phƣơng Đông, của tƣ tƣởng Phật giáo, Đạo giáo tới tác giả. Hòn ngọc còn gắn bó chặt chẽ với cuộc đời, số phận của Giả Bảo Ngọc một cách kì lạ nhƣng có thể giải thích đƣợc trên cơ sở văn hóa. Không những thế, dựa trên những đặc điểm, tính chất của hòn ngọc, chúng tôi cũng đƣa ra đƣợc lí do hình thành những nét tính cách đặc biệt khác thƣờng của nhân vật Giả Bảo Ngọc. Thông qua những khía cạnh đó, chúng tôi rút ra nhận xét hòn ngọc là một biểu tƣợng lớn chi phối rất nhiều tới nhân vật chính. Điều đó khẳng định thái độ tôn trọng của nhà văn đối với việc xây dựng hình tƣợng đồ vật trong tác phẩm. Những giá trị nội hàm về văn hóa của tác phẩm có thể đƣợc chỉ ra thông qua việc giải mã biểu tƣợng. Chƣơng 3: Biểu tượng hòn ngọc của Giả Bảo Ngọc từ điểm nhìn nghệ thuật Xác định đƣợc vai trò của chủ thể sáng tạo trong việc sáng tác một tác phẩm văn học, chúng tôi đi vào việc chỉ ra nghệ thuật khắc họa biểu tƣợng hòn ngọc của tác giả Hồng lâu mộng, vai trò của hòn ngọc đối với sự vận động cốt truyện, vị trí của hòn ngọc trong thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật của Hồng lâu mộng. Hòn ngọc của Giả Bảo Ngọc không chỉ là một sáng tạo về nội dung mà còn là một sáng tạo nghệ thuật mang tính thẩm mĩ cao. III. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: - Biểu tƣợng hòn ngọc trong Hồng lâu mộng (cũng nhƣ nhiều biểu tƣợng khác) nắm giữ nhiều ý nghĩa về văn hóa cần đƣợc khai thác và khẳng định giá trị. - Giải mã biểu tƣợng hòn ngọc dƣới góc độ liên ngành văn hóa – văn học giúp ngƣời nghiên cứu khám phá đƣợc nhiều khía cạnh khác nhau về nhân vật chính trong tác phẩm và thế giới quan của nhà văn khi sáng tác tác phẩm. - Đồng thời, xem xét việc xây dựng hòn ngọc của Giả Bảo Ngọc trên bình diện nghệ thuật cũng cho thấy tài năng sáng tạo của tác giả Tào Tuyết Cần và khẳng định tầm vóc của bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Lê Bảo, Giải mã văn học từ mã văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011. [2] Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, Phạm Vĩnh Cƣ dịch, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, 1997. 201
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 [3] Trần Xuân Đề, Tác giả, tác phẩm văn học phương Đông (Trung Quốc), NXB Giáo dục, 2000. [4] Nguyễn Thị Diệu Linh, Thực – Hư trong Hồng lâu mộng, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học châu Á, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội, 2003. [5] Phạm Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn học Trung Quốc – Quyển III, nhóm dịch Bùi Hữu Hồng, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Thúc Đính, Trƣơng Chính, NXB Văn học, Hà Nội, 1964. [6] Trƣơng Khánh Thiện, Lƣu Vĩnh Lƣơng, Mạn đàm về Hồng lâu mộng, Nguyễn Phố dịch NXB Thuận Hóa, Tp. Hồ Chí Minh, 2002. [7] Lƣơng Duy Thứ, Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000. 202
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 CHU VĂN AN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, TRUYỀN THUYẾT VÀ TÍN NGƢỠNG, PHONG TỤC, LỄ HỘI DÂN GIAN Nguyễn Thế Hưng, Lớp K62CLC, Khoa Ngữ văn GVHD: TS. Nguyễn Việt Hùng I. MỞ ĐẦU Chúng tôi lựa chọn đề tài “Chu Văn An từ lịch sử, truyền thuyết đến tín ngƣỡng nghề dạy học ở Việt Nam” trƣớc hết mong muốn tìm hiểu về cuộc đời ông một cách toàn diện và thống nhất những điểm cốt lõi nhất dựa trên các tài liệu sử sách, truyền thuyết đƣợc truyền miệng về ông, từ đó hiểu thêm về đạo đức và nhân cách vô cùng cao cả của ông. Việc tìm hiểu lại sử sách là việc cần thiết trong xã hội hiện nay. Việc tìm hiểu về thầy giáo Chu Văn An, ngoài nguồn văn liệu, thi liệu, sử liệu để lại, chúng tôi đã tới những nơi thờ tự thầy ở Văn Miếu (Hà Nội), quê ngoại thầy (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), mảnh đất gắn bó với ông vào những năm cuối đời (núi Phƣợng Hoàng, thị xã Chí Linh, Hải Dƣơng) và mảnh đất gắn với truyền thuyết về ngƣời học trò đặc biệt của thầy (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội)… với mong muốn tìm hiểu những phong tục, lễ hội, tín ngƣỡng dân gian, sinh hoạt văn hóa liên quan đến ông. Trong đề tài này, chúng tôi đặt ra những mục đích nghiên cứu nhƣ sau: Sƣu tầm tƣ liệu để tổng hợp một cách toàn diện về con ngƣời Chu Văn An dƣới góc độ lịch sử; nhìn nhận thầy Chu Văn An dƣới góc nhìn truyền thuyết; mô tả tín ngƣỡng, phong tục, lễ hội liên quan đến thầy Chu Văn An và xây dựng mối liên hệ giữa hình tƣợng thầy Chu Văn An giữa lịch sử, truyền thuyết và văn hóa dân gian. II. NỘI DUNG Từ việc xác định mục đích nghiên cứu nhƣ trên, chúng tôi triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Chu Văn An trong lịch sử Trong chƣơng này, chúng tôi đã nhìn nhận Chu Văn An ở hai góc độ sau: Một là, dƣới góc độ lịch sử dân tộc, chúng tôi đã rút ra những nét cốt lõi bản chất nhất về ông, một tấm lòng luôn hƣớng về phát triển sự học, phát triển giáo dục; một tấm lòng cƣơng trực, trong sạch và cứng cỏi trƣớc những gì đặt ra cho đất nƣớc; bên cạnh đó ông còn là một bậc lƣơng y tận tâm cứu ngƣời đẹp đạo, một nhà thơ luôn ƣu thời mẫn thế, đau đáu trƣớc thời đại biến suy. Tất cả đã tạo nên một Chu Văn An muôn đời ngƣỡng vọng. Hai là, dƣới góc độ lịch sử nghề dạy học, trong sự đối sánh với các nhà giáo trƣớc và sau Chu Văn An, chúng tôi rút ra kết luận về tầm ảnh hƣởng vô cùng to lớn của thầy giáo Chu Văn An đến sự phát triển của nền giáo dục nƣớc nhà. Những việc làm của thầy có ảnh hƣởng lớn đến các nhà giáo khác ở giai đoạn sau này. 203
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Chƣơng 2: Chu Văn An trong truyền thuyết Trong chƣơng 2, chúng tôi đề cập đến những vấn đề sau: Một là, dƣới góc độ truyền thuyết, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tổng cộng 14 truyền thuyết về ông đƣợc ghi trong các tài liệu sƣu tầm. Đồng thời, chúng tôi cũng tìm hiểu thực tế những gì còn lại trong nhân dân vùng thờ ông. Bằng cái nhìn đối chiếu với đặc trƣng thể loại truyền thuyết nói chung, chúng tôi đã nhận ra những đặc điểm cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết về Chu Văn An. Hai là, trên cơ sở hình tƣợng Chu Văn An đƣợc nhìn nhận toàn diện trong lịch sử và truyền thuyết ở phần trƣớc, chúng tôi xây dựng mối liên hệ hữu cơ giữa truyền thuyết và lịch sử về Chu Văn An để từ đó nhận thấy sự chuyển biến và tiếp nối trong tâm thức nhân dân về Chu Văn An. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng những nghi vấn chƣa đƣợc giải quyết để mở ra hƣớng nghiên cứu mới. Chƣơng 3: Chu Văn An từ góc độ tín ngƣỡng, phong tục, lễ hội dân gian Trong chƣơng 3, chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề sau: Một là, tổng hợp một cách có hệ thống chi tiết về các phong tục, lễ hội, tín ngƣỡng dân gian về Chu Văn An ở những địa điểm có tổ chức. Đó là các địa điểm mà chúng tôi đi điền dã nhƣ: đền Chu Văn An (Chí Linh, Hải Dƣơng), văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dƣơng), đình Nội (Thanh Liệt, Hà Nội), miếu Thổ Kỳ (Thanh Liệt, Hà Nội), Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Hai là, rút ra mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội, phong tục, tín ngƣỡng dân gian trên cơ sở đối chiếu so sánh những điểm tƣơng đồng và sự phát triển của hai loại hình này. Trên cơ sở kết quả thu đƣợc, chúng tôi nhận thấy một biểu hiện của đặc trƣng nguyên hợp của văn học dân gian đƣợc thể hiện rõ trong thực tế đời sống nhân dân. III. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận sau: - Trên phương diện nghiên cứu lịch sử: Chu Văn An là một trong những nhà giáo mẫu mực nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ông đã có nhiều cống hiến cho nền giáo dục nƣớc nhà. - Trên phương diện nghiên cứu văn hóa – văn học: Chu Văn An lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu trên góc độ truyền thuyết, lễ hội, phong tục, tín ngƣỡng dân gian. Đó là những di sản vô cùng quý báu của dân tộc, cần đƣợc gìn giữ, bảo tồn và phát triển mạnh mẽ. - Trên phương diện địa lí – xã hội: Tên tuổi của thầy giáo Chu Văn An gắn bó với cả hai mảnh đất: quê ngoại Thanh Liệt và vùng đất ông sống những năm cuối đời là Chí Linh. - Trên phương diện chuyên ngành: Bài viết đã đem lại cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm khi thực hiện nghiên cứu về văn học dân gian, nhất là văn học dân gian ở địa phƣơng. - Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài: Chúng tôi đề xuất tiến hành nghiên cứu Chu Văn An dƣới góc độ du lịch tâm linh – hƣớng đi mới của ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay. 204
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Việt Hùng, Cẩm nang kiến thức Văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. [2] Nguyễn Việt Hùng, Bình giảng Truyền thuyết, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013. [3] Ban quản lí di tích Chí Linh, Chu Văn An với di tích Phượng Hoàng, NXB Thanh Hóa, Tp. Thanh Hóa, 2012. [4] Phạm Thị Loan, Nguyễn Thị Duệ - nhân vật lịch sử và truyền thuyết, Luận văn Thạc sĩ, 2012. [5] Lê Thị Thuận, Ngô Tạo Long, Tập san Di sản Văn hóa 3 miền, số 1, 2014. [6] Huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội, Chu Văn An – Người thầy của muôn đời, NXB Chính trị Quốc gia, 2012. [7] Đảng ủy và UBND xã Hoàng Liệt, Thanh Trì, Hà Nội, Hoàng Liệt: Truyền thống và hiện tại, NXB Chính trị Quốc gia, 1999. [8] Vũ Tuấn Sán, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 137, 1971. [9] Trần Lê Sáng, Cuộc đời và thơ văn Chu Văn An (Hoàng Trung Thông đề tựa), NXB Hà Nội, 1981. [10] Trần Lê Sáng, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp: ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, 1990. 205
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 THƠ XƢỚNG HỌA TRONG MẠN HỨNG THI TẬP CỦA PHƢƠNG ĐÌNH NGUYỄN VĂN SIÊU Triệu Thu Duyên, Lớp K60A, Khoa Ngữ văn GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Chung Tóm tắt: Thơ xướng hoạ dần trở thành nét đẹp trong văn học truyền thống. Các giá trị của thơ ca xướng hoạ truyền thống ấy vẫn được gìn giữ và phát huy cho đến nay. Thơ xướng hoạ của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu có nhiều giá trị, biểu hiện ở cả nội dung và nghệ thuật. Với đề tài này, báo cáo tiến hành nghiên cứu thơ xướng hoạ từ mặt văn bản đến giá trị thơ. Xuất phát từ việc nghiên cứu văn bản chữ Hán, kết hợp với những kiến thức về tác giả, thời kì văn học sẽ là nền tảng nghiên cứu, khám phá các giá trị thơ xướng hoạ của Phương Đình. Đồng thời, qua việc nghiên cứu về thơ xướng hoạ cho ta thấy được chân dung tinh thần và tài năng thơ ca của Nguyễn Văn Siêu. Từ khoá: Thơ xướng hoạ, Nguyễn Văn Siêu, Mạn hứng tập. I. MỞ ĐẦU Nguyễn Văn Siêu là ngƣời có nhiều đóng góp lớn, không chỉ trong sự nghiệp văn học, mà những cống hiến của ông cho đất nƣớc còn đƣợc ngƣời đời ghi nhận. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Văn Siêu sáng tác đa dạng, phong phú ở nhiều thể loại, có nhiều công trình lớn, đồ sộ. Việc nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của ông đã có rất nhiều công trình lớn nhỏ. Tuy nhiên, chƣa có công trình nghiên cứu về Mạn hứng tập, nhất là về thơ xƣớng họa trong tập thơ này. Thơ xƣớng họa là một mảng thú vị để nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật thơ. Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Thơ xướng họa trong Mạn hứng tập của Phương Đình Nguyên Văn Siêu”. Trong đề tài này, chúng tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu là: Thơ xƣớng họa trong Mạn hứng tập của Nguyễn Văn Siêu từ văn bản đến giá trị. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: khảo sát, nghiên cứu văn bản thơ xƣớng họa trong Mạn hứng tập, tìm hiểu các giá trị thơ từ nội dung đến nghệ thuật biểu hiện. II. NỘI DUNG Từ việc xác định đối tƣợng và mục đích nghiên cứu nhƣ trên, chúng tôi tiến hành trển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1. Khảo sát và giới thiệu thơ xƣớng họa trong Phƣơng Đình Mạn hứng tập 1. Giới thiệu về thơ xƣớng họa 倡 xướng (đề ra) 和 họa (làm theo), 倡 和 xƣớng họa hiểu đơn giản là cùng nhau ứng đáp. Xƣớng họa là hình thức đối đáp xuất hiện sớm trong thơ ca, ban đầu chỉ là sáng tác theo ngẫu hứng cá nhân, sau phát triển thành một dòng, một hiện tƣợng, một hình thức đối đáp tiêu biểu của Đƣờng thi. 1.1. Các thể thức họa thơ Đường luật a. Họa hạn vận: Là phải họa theo sự hạn định trƣớc. Ngƣời ra đề và cho vần nào thì ngƣời họa lại phải dùng vần ấy. Họa hạn vần không có bài xƣớng để dựa theo, khi họa cần đảm bảo các yêu cầu: Thứ nhất, diễn tả ý thơ theo đầu đề đã ra sẵn. Thứ hai, sử dụng đúng 5 vần hạn định (trong 8 câu) và phải hạ vần đúng theo thứ tự đã hạn định. 206
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 b. Họa phóng vận: Là phỏng theo vần của bài xƣớng để họa lại, các vần trong bài họa phải dựa theo y nhƣ các vần trong bài xƣớng, ý nghĩa có thể phụ theo hoặc cho rộng thêm hoặc trái hẳn đề (phản đề). Họa phóng vận còn đƣợc chia thành: - Họa nguyên vận: Là họa đúng 5 vần của bài xƣớng, hạ vần đúng theo thứ tự cách hạ vần của bài xƣớng. Trong cách họa nguyên vận, thƣờng có bao hàm họa ý (hoặc đối ý) và đối luật với bài xƣớng. Nếu không đối luật đƣợc thì có thể họa luật. - Họa đảo vận: Là họa ngƣợc thứ tự của 5 vần từ dƣới lên trên. - Họa hoán vận: Là thay đổi vị trí các vần của bài xƣớng tuỳ theo ý ngƣời họa, sắp xếp lại sao cho vần điệu cho phù hợp. - Họa tá vận: Tá vận là mƣợn vần, họa tá vận là bài họa chỉ mƣợn 5 vần của bài xƣớng để làm một bài khác mà nội dụng không liên quan đến bài xƣớng. 1.2. Các yếu tố cơ bản trong thơ xướng họa a. Bài xướng: Có thể lựa chọn một bài thơ đã có sẵn từ thời trƣớc, của các bậc tiền nhân, hoặc chọn bài do ngƣời khác làm trƣớc “thách đố” cho ngƣời khác đáp lại. b. Bài họa: Bài đối đáp lại bài xƣớng. Bài họa cần đảm bảo các yếu tố: Thứ nhất, họa vần (họa theo 5 vần, tức 5 tiếng cuối của các câu 1-2-4-6-8 của bài xƣớng, không đƣợc vì bí từ mà sửa đổi, sai một vần trong đó, thì bài họa không thành công: Xuất Vận). Thứ hai, bài xướng nói lên ý gì thì bài họa phải nói lên ý đó hoặc tán rộng thêm ý nghĩa (hoặc đối ý). Thứ ba, bài xướng gieo luật gì thì bài họa phải đối lại luật đó (trong thơ xƣớng họa có hàm nghĩa đối đáp), bài xƣớng gieo luật bằng thì bài họa phải gieo luật trắc và ngƣợc lại. Tóm lại, thơ xƣớng họa thể hiện sự đối đáp ứng phó của ngƣời “xƣớng” thơ và ngƣời “họa” thơ. Họa thơ là “vẽ lại hình ảnh của bài xƣớng, tuỳ vào bài xƣớng ngƣời họa thơ mà chọn “cách vẽ” trung thực hay sáng tạo theo cá tính riêng của mỗi cá nhân. Đây là những nét khái quát cơ bản nhất về thơ xƣớng họa Đƣờng Luật, với các thể thơ khác, cách thức xƣớng họa có thể thay đổi, nhƣng về cơ bản đảm bảo đƣợc những yếu tố trên. 2. Về văn bản Mạn hứng tập là tập thơ lớn của Phƣơng Đình Nguyễn Văn Siêu, hiện có ở bản khắc in và bản chép tay. 2.1. Văn bản khắc in Phƣơng Đình Mạn hứng tập có một quyển khắc in, đƣợc in thành nhiều biệt tập, vựng tập: STT Nhan đề Kí hiệu 1 方 亭 詩 類 (Phương Đình thi loại) A.188/1-2 2 方 亭 詩 類 (Phương Đình thi loại) VHv.838/1- 4 3 方 亭 詩 類 (Phương Đình thi loại) VHv.236/1-4 4 方 亭 詩 類 (Phương Đình thi loại) VHv.837/1-3 5 方 亭 漫 興 集 (Phương Đình Mạn hứng tập) VHv.236/1-4 6 方 亭 漫 興 集 (Phương Đình Mạn hứng tập) VHv.838/1-4 207
  9. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2.2. Văn bản viết tay Ngoài bản khắc in, các bài thơ trong các tập thơ của Phƣơng Đình Nguyễn Văn Siêu còn đƣợc ghi lại ở các bản viết tay: gồm các quyển 璧 垣 藻 鑑 (Bích viên tảo giám), 方 亭 雜 誌 類 (Phương Đình tạp chí loại), 方 亭 詩 集 (Phương Đình thi tập). Tuy nhiên, các bài thơ xƣớng họa trong Mạn hứng tập chỉ đƣợc viết lại trong 璧 垣 藻 鑑 (Bích viên tảo giám). 璧 垣 藻 鑑 (Bích viên tảo giám) một quyển, 79 trang. Đặc điểm chi tiết của văn bản này nhƣ sau: STT Tiêu chí Nội dung 1 Nhan đề sách 璧 垣 藻 鑑 (Bích viên tảo giám) 2 Số quyển 01 3 Thời gian chép Không ghi 4 Số tờ 79 5 Số bài Tựa, Bạt 0 6 Loại giấy Dó 7 Khổ sách 28cm x 16cm 8 Cách trình bày Không có khung trang, không kẻ cột 9 Rốn sách Không rõ 10 Trang đầu Có một dấu (hình elip) của thƣ viện Viễn Đông bác cổ, một số kí hiệu (hình vuông) ghi năm của thƣ viện. Rách hai góc trên và dƣới 11 Thể chữ Hành, hành thảo, thảo 12 Kích cỡ chữ Một trang mƣời cột, số chữ trong mỗi cột khoảng 30 đến 40 chữ 13 Tình trạng sách Cũ nát 14 Số bài thơ 439 bài 15 Tự dẫn, chú giải 0 3. Khảo dị văn bản Chúng tôi tiến hành khảo sát sự dị biệt câu chữ ở các văn bản. Trong tổng số 29 bài thơ xƣớng họa, có 7 bài thơ đƣợc viết lại trong Bích viên tảo giám. Từ việc so sánh giữa bản khắc in và bản chép tay, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa hai văn bản: - Thứ nhất, khác nhau ở nhan đề bài thơ. Cả 7 bài thơ đều có sự khác nhau ở nhan đề. Nhan đề ở bản viết tay có lƣợc bớt một số chữ, có chữ viết giản thể, chữ dị thể. - Thứ hai, trong bài thơ, chúng tôi thống kê đƣợc: số lƣợng chữ khác biệt trong bài thơ: nhiều nhất: 6 chữ khác biệt (1 bài); 5 chữ khác biệt (3 bài); 3 chữ khác biệt (2 bài), 1 chữ khác biệt (1 bài). - Thứ ba, có 2 bài có phụ lục thêm bài thơ xƣớng của ngƣời khác, bản viết tay không có. 208
  10. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Từ đó, chúng tôi đi đến kết luận và chọn thiện bản là bản khắc in. Bên cạnh đó, bản viết tay là văn bản bổ sung cho bản cơ sở cả về chữ viết và nội dung ý nghĩa của các bài thơ. Chƣơng 2: Giá trị thơ xƣớng họa trong Phƣơng Đình Mạn hứng tập 1. Bức tranh thiên nhiên trong thơ xƣớng họa Thiên nhiên vẫn luôn là cảm hứng của thi nhân. Trong Mạn hứng tập, những bài thơ xƣớng họa về thiên nhiên không nhiều, nhƣng qua đó ta cũng thấy đƣợc vẻ đẹp con ngƣời tinh thần của nhà thơ qua một số bài thơ xƣớng họa tiêu biểu. Thiên nhiên trong thơ xƣớng họa vẫn luôn mang tính ƣớc lệ, tƣợng trƣng của thi ca cổ. Song hành với việc miêu tả thiên nhiên, các nhà thơ luôn khéo léo lồng ghép vào đó những nỗi niềm tâm sự của mình. 2. Lời đối đáp tâm tình giữa những ngƣời bạn tâm giao Nguyễn Văn Siêu giành nhiều trang thơ của mình để viết những lời tâm tình với bạn bè. Ông vốn là ngƣời có rất nhiều bạn. Qua thơ xƣớng họa, ngƣời đọc thấy đƣợc sự chân thành của Nguyễn Văn Siêu trong tình bạn. Báo cáo phân tích một số cặp bài thơ xƣớng họa tiêu biểu để thấy đƣợc nét đẹp ấy trong tâm hồn, phẩm chất, nhân cách của một con ngƣời tài năng, đức độ. Cách thức đối đáp thơ xƣớng họa vốn là điều kiện để những ngƣời bạn tri kỉ đối đáp, trò chuyện, luận bàn văn chƣơng, thế sự. Bản thân ngƣời làm thơ thƣờng đối đáp lại những vần thơ mình yêu thích, hay vần thơ của những ngƣời bạn tâm giao, hay thể hiện tài năng, học vấn ở những cuộc thi thơ xƣớng họa. Phƣơng Đình Nguyễn Văn Siêu làm thơ họa tặng bạn bè, làm thơ đối đáp tâm tình của những ngƣời bạn thân thiết, có khi ông lại là ngƣời xƣớng thơ với những cảm xúc, suy tƣ của chính mình. Nguyễn Văn Siêu rất trân trọng tình bạn. Ông làm thơ là để gửi gắm những tâm tƣ của mình với bạn bè, thơ xƣớng có bạn họa đáp lại quả niềm vui. Đây là cách thức trao đổi tâm tình của những ngƣời tri kỉ, vốn “đồng thanh tƣơng ứng, đồng khí tƣơng cầu”. 3. Tâm sự của bậc trí thức yêu nƣớc thể hiện trong thơ xƣớng họa của Mạn hứng thi tập Một khía cạnh cao hơn của của tình bạn, đó chính là tấm lòng yêu nƣớc, thƣơng dân “ái quốc, ƣu dân”. Nguyễn Văn Siêu là bậc chân Nho mẫu mực. Ông không chỉ đƣợc ngƣời đời biết đến bởi tài văn chƣơng thơ phú, mà còn bởi những việc làm góp công, góp sức dựng xây đất nƣớc. Trên chốn quan trƣờng, Nguyễn Văn Siêu luôn quan tâm, chăm lo đến cuộc sống của ngƣời dân, đi sứ học hỏi kinh nghiệm của nƣớc bạn để canh tân đất nƣớc. Khi đã cáo quan về quê, ông chọn cho mình công việc dạy học, đào tạo cho đất nƣớc những con ngƣời tài đức. Là bậc trí thức yêu nƣớc, Nguyễn Văn Siêu luôn trăn trở, lo lắng cho dân, cho nƣớc. Mỗi trăn trở, suy tƣ của mình ông đều gửi gắm vào thơ ca. Qua việc phân tích một số bài thơ tiêu biểu, báo cáo đi đến việc khẳng định tấm lòng yêu nƣớc, thƣơng dân của Nguyễn Văn Siêu. 4. Kết hợp đa dạng các thể thơ Trong sự nghiệp thơ ca của mình, Nguyễn Văn Siêu không chỉ chọn cho mình những đề tài phong phú mà hình thức thể hiện cũng rất đa dạng. Thể thơ trong thơ xƣớng họa của Mạn hứng thi tập cũng rất đa dạng. Theo thống kê, trong tổng số 29 bài thơ xƣớng họa: có 209
  11. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 23 bài viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, 1 bài viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, 4 bài viết theo thể ngũ ngôn bát cú, 1 bài viết theo thể ngũ ngôn trƣờng thiên. Với sự đa dạng về cách thức thể hiện, thơ xƣớng họa nói chung cũng nhƣ thơ xƣớng họa trong Mạn hứng tập nói riêng luôn tạo đƣợc cảm hứng, sự lôi cuốn, hấp dẫn cho bạn đọc. III. KẾT LUẬN Phƣơng Đình Nguyên Văn Siêu là ngƣời tài năng, đức độ. Ông dành cả cuộc đời của mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nƣớc. Sự nghiệp thơ ca phong phú, đồ sộ của Nguyễn Văn Siêu vẫn là cánh cửa mở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu về cuộc đời, về con ngƣời của bậc tài danh “thần Siêu”. Từ việc nghiên cứu về thơ xƣớng họa trong tập thơ Mạn hứng, chúng tôi đƣa ra một số kết luận: - Thứ nhất, thơ xƣớng họa có khả năng biểu hiện nội dung phong phú và cách thức biểu hiện sinh động, lôi cuốn dƣới hình thức thơ đa dạng, ngôn từ sinh động. - Thứ hai, Thơ xƣớng họa trong Mạn hứng tập cho thấy chân dung tinh thần và tài năng thi ca của Phƣơng Đình Nguyễn Văn Siêu. - Thứ ba, đề tài khoa học triển khai ở những cấp độ cao hơn: nghiên cứu về thơ xƣớng họa của một tác gia, nghiên cứu thơ xƣớng họa của một dòng văn học… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Lê Sáng (chủ biên), Tuyển tập thơ văn Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, tập 3+4, NXB Hà Nội, 2010. [2] Trần Lê Sáng, Thơ Nguyễn Văn Siêu, Tạp chí Hán Nôm, số 5(78), 3-9, 2006. [3] Nguyễn Thị Thanh Chung, Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Văn Siêu, Tạp chí Hán Nôm, số 1, 41-47, 2009. [4] Nguyễn Thị Thanh Chung, Vài nét về giá trị thơ ca Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872). [5] Trần Văn Dũng, Thơ xướng họa trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 6 (412), 103-109, 2006. [6] 方 亭 漫 興 集(VHv.236/4; TVVNCHN, Bản gốc). 210
nguon tai.lieu . vn