Xem mẫu

  1. Giá trị văn hóa đá Phú Yên và phát triển du lịch bền vững ThS. KTS. Nguyễn Thị Khánh Trang Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Di sản văn hóa đá Phú Yên rất hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đa dạng, phong phú. Mỗi một di sản văn tại địa phương, và cần được bảo tồn, hóa đá đều hàm chứa những dấu ấn của phát huy các giá trị di sản văn hóa đá chủ thể sáng tạo trong từng giai đoạn phục vụ phát triển du lịch, đặc trưng văn lịch sử. Các yếu tố về địa lý, khí hậu, điều hóa, và tồn tại song hàng với đời sống xã kiện kinh tế, xã hội đã tạo nên những nét hội hiện hữu. văn hóa độc đáo và cũng để lại những di sản văn hóa, kiến trúc đá có giá trị cho Từ khóa: Văn hóa đá, kiến trúc đá, đa vùng đất này. Di sản văn hóa đá là tiềm dạng loại hình văn hóa. năng cho phát triển kinh tế du lịch văn 1. Đặt vấn đề Từ xưa, con người đã biết sử dụng các hang đá làm nơi trú ẩn, biết tác tạo đá thành công cụ lao động để sử dụng trong sản xuất, tìm kiếm thức ăn và duy trì sự sống. Trải qua năm tháng, những sản phẩm đá do con người tác tạo đã trở thành những di sản văn hóa đá của loài người. Phú Yên có nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc được kế thừa và không ngừng phát triển làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của 31 dân tộc anh em trong Tỉnh. Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa và hòa hợp của nền văn hóa Việt - Chăm như Tháp Nhạn, Thành Hồ và đặc biệt là nền Văn hóa Đá. Đá đã trở thành biểu tượng của văn hóa, của thiên nhiên Phú Yên. Thông qua sự sáng tạo của con người, đá tác động vào văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng, tâm linh để tạo nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong đời sống của cộng đồng dân cư trên miền đất Phú Yên. 2. i sản đ tự nhi n tại Phú Y n Phú Yên có núi đồi, sông suối, biển đảo với nhiều đầm vịnh; là nơi quần tụ sinh sống của nhiều loài động thực vật, thủy hải sản nên con người chọn làm nơi sinh sống từ rất sớm. Mặt khác, phần lớn đất đai ở Phú Yên có khoáng sản đá, là điều kiện rất quan trọng để con người tác tạo ra các di vật chất liệu đá. Nhiều di sản đá tự nhiên là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Một trong số di sản đá tự nhiên được tôn vinh biểu tượng của xứ Đàng Trong là: núi Đá Bia (Thiên nam đệ nhất trụ - Trụ số một trời Nam) (Hình 01). Núi Đá Bia không chỉ có vị trí quan trọng về địa l{ và hấp dẫn bởi vẻ đẹp hùng tráng, kz thú của núi non, mà có địa vị độc tôn trong 95
  2. đời sống tâm linh của người Chăm xưa và một số tộc người được xem là cư dân tại chỗ có quá trình cư trú ở vùng đất Phú Yên từ rất sớm. Hình 01:Núi Đá Bia, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên Gành Đá Đĩa là di tích quốc gia đặc biệt có giá trị rất lớn về cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là cấu tạo địa chất…(Hình 02). Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Gành Đá Đĩa. Nhìn từ xa, Ghềnh Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kz vĩ. Hình 02: Gành Đá Dĩa - xã An Ninh Đông, Huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên Ngoài ra còn có những thắng cảnh nổi tiếng khác như: Nhất Tự Sơn, hòn Yến, vực Phun, suối Đá Bàn… chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và các loại hình du lịch. Các di sản đá tự nhiên gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng là nét độc đáo, mang giá trị lịch sử to lớn, là những địa chỉ đỏ cho các hoạt động về nguồn. 3. Sự đa dạng về oại hình văn hóa đ 3.1. Di sản phi vật thể 96
  3. Kết quả khai quật khảo cổ học đã xác định ở Phú Yên dấu ấn văn hóa đá có rất sớm. Những di vật đá thời kz đồ đá, lớp văn hóa của cư dân bản địa có niên đại khoảng 20.000-6.000 năm cách ngày nay được tìm thấy ở di tích Eo Bồng (xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa) thuộc nhiều nền văn hóa khảo cổ khác nhau. Phú Yên còn phát hiện những di vật đá thuộc hậu kz thời đại đá mới - sơ kz thời đại kim khí, khu vực các cồn cát ven biển, nhiều hiện vật chất liệu đá là các công cụ ghè đẽo, mũi khoan, hòn kê, hòn ghè, bàn mài… Đỉnh cao về sự sáng tạo của người xưa với đá chính là cặp đàn đá và kèn đá có niên đại khoảng 2.500 năm (Hình 03). Khi nhìn lại một loại hình di sản văn hóa đá như các công cụ, nhạc cụ đá, các tác phẩm Hình 03:Đàn, Kèn đá điêu khắc chất liệu đá, các bi k{, các công trình kiến trúc chất liệu đá…, ta nhận biết được quá trình phát triển của con người trong từng thời kz lịch sử và trên nhiều lĩnh vực: mưu sinh, chiến đấu và sinh hoạt tinh thần của các cộng đồng người đã từng sinh sống trên vùng đất Phú Yên. 3.2. Di sản kiến trúc đá Di sản Kiến trúc đá Phú Yên thể hiện ở tính sáng tạo của cộng đồng cư dân đã sinh sống trên miền đất Phú Yên trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển. Họ là chủ thể văn hóa trong việc tạo ra những di sản kiến trúc đá với nhiều loại hình đa dạng, phong phú và mang sắc thái văn hóa riêng. Kiến trúc bằng đá xuất hiện sớm thông qua những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc chất liệu đá, các di vật đá phục vụ thờ tự, các bi k{ thuộc nền văn hóa Chăm như: tượng Nam thần, tượng Nữ thần, tượng Phật lồi, tượng Gannesa, tượng Voi, tượng Bò Nanđin, tượng Ngựa, tượng Rắn, tượng Sư Tử, các phù điêu trang trí và các bi k{, là những di sản văn hóa đá có giá trị lịch sử và văn hóa to lớn. Khảo sát thực tiễn cho thấy cảnh quan, kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc của các công trình gắn liền với đời sống sản xuất và tín ngưỡng của người dân Phú Yên. - Thành Long Bình là nơi đặt bộ máy nhà nước Phong kiến tỉnh Phú Yên từ năm 1899 đến năm 1945. “Vòng tường bao hành cung có hình gần vuông, tường bên trái có kích thước bằng 97
  4. tường bên phải và bằng 57m; tường mặt trước có kích thước bằng tường mặt sau (tính cả cổng tiền và cổng hậu) bằng 54m. Tường bao các mặt trước, sau và bên trái hiện còn phần đế, có độ cao từ 0,9-1,1m, dày 0,65m, được xây bằng đá, gạch, sử dụng chất kết dính là vôi, cát. Tường bên trái có chừa một cửa rộng 1,5m, tường sau chừa một cửa rộng 5m. Cổng chính ở mặt tiền Hành cung rộng 12m, có dựng 4 trụ cổng để chia cổng này thành 3 lối đi, lối giữa dành cho vua đi rộng 3,8m, lối bên tả và bên hữu là lối đi của các quan văn võ rộng 2,4m. 4 trụ cổng hiện còn khá nguyên vẹn, có hình trụ tròn, độ cao và đường kính bằng nhau (cao 5m, đường kính thân trụ 0,6m), được trang trí kính cẩn, uy nghi với đề tài trang trí giống nhau trên cả 4 trụ. Đặc điểm trang trí trên mỗi trụ cổng có thể chia thành 3 phần chính: Phần gốc trụ, cao 1,8m, gồm nhiều bậc nấc, dán mảnh gốm (men trắng vẽ lam) để trang trí, dưới cùng (tiếp giáp với móng gạch đá) là đế hình bát giác (cao 0,8m, điểm phình ra rộng nhất có đường kính 0,9m), tiếp đến là gờ thắt rãnh rồi đến những nấc hình bát giác kích thước không đều nhau có dán mảnh gốm và nối tiếp nhau một cách hài hoà bởi những khoảng uốn cong không dán mảnh gốm. Phần thân trụ có đường kính 0,6m, cao 2,6m, trang trí rồng đắp nổi (bằng mảnh gốm và vôi cát) quấn quanh thân trụ, điểm đầu của thân trụ có đắp một gờ nổi. Phần đỉnh trụ trang trí hình búp sen, cao 0,6m. Trên đỉnh các trụ cổng, các góc tường bao, trước kia đều có đặt đèn lồng để thắp sáng vào ban đêm". Vết tích của di sản hiện naycòn lại là hàng Trụ đá (Hình 04). Lăng Hòa Lợi là công trình tín ngưỡng đặc trưng của người dân vùng biển Phú Yên được xây dựng ở thế kỷ XI. Vật liệu xây dựng chủ yếu là đá ong, đá hộc, đá cuội. Chất kết dính khá đặc biệt giống như chất kết dính trong hầu hết các công trình cổ tại địa phương và một số kiến trúc Chăm còn sót lại: Vôi + Cát + nhựa cây bời lời hoặc Vôi + Cát + Mật mía + Mủ cây bàn chải được ủ với nhau trong khoảng thời gian nhất định rồi mới đưa vào xây dựng tạo độ bền vững rất cao. (Hình 05) 98
  5. Hình 05: Cổng, Thành Lăng Hòa Lợi Chùa Từ Quang (Đá Trắng): Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, cũng thuộc không gian văn hóa đá của vùng đất Phú Yên. Sở dĩ chùa Từ Quang còn có tên tục chùa Đá Trắng là bởi ngôi chùa tọa lạc trên ngọn núi có nhiều đá trắng (Bạch Thạch Sơn). Ngoài kiến trúc đẹp, cổ kính, tôn nghiêm, xung quanh chùa có bờ thành xếp bằng những khối đá trắng phau, tạo một khuôn viên khép kín, tôn thêm vẻ lung linh, kz bí của ngôi chùa. Con đường từ quốc lộ 1 dài gần 500m dẫn lên chùa cũng là con đường lát bằng những phiến đá lớn và đây là con đường đá cổ còn nguyên vẹn nhất ở Phú Yên hiện nay.Đường đá cổ này vừa có giá trị thẩm mỹ, góp phần tạo nên nét đặc sắc của một ngôi cổ tự, vừa là di sản văn hóa kết tinh bằng công sức của các tăng ni, phật tử gần xa. (Hình 06) Hình 06 - Đường lát đá - Chùa Từ Quang Khuôn viên chùa được bao bọc bởi những bức tường đá cổ xưa, nhiều đoạn có tuổi đời đã trên dưới 2 thế kỷ. Các phiến đá được cắt xẻ thô và xếp đặt khéo léo để tạo nên những bức tường cao khoảng 1 mét, kết cấu rất vững chắc. (Hình 07) 99
  6. Hình 07: Tường đá, lối đi Chùa Từ Quang Kiến trúc đá cũng gắn liền với cuộc sống của người dân Phú Yên trong hầu hết mọi sinh hoạt thường ngày. Đá dùng để làm nhà, làm đường, làm vật dụng gia đình, rồi đá xây hệ thống mương nước, gờ ruộng, giếng đào… Thói quen xếp đá làm công trình kiến trúc của người dân nơi đây đã có từ rất lâu, truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay, ở nhiều địa phương ở Phú Yên như An Thọ, An Lĩnh, An Ninh Đông, An Hiệp, An Thạch… vẫn còn nhiều con đường đá, giếng đá, hàng rào đá, mộ đá, nhà kho bằng đá (Hình 08 - 09). Không chỉ bền về thời gian, kỹ thuật xếp đá cũng rất nghệ thuật, Chỉ là viên đá từ trong tự nhiên (đá ong, đá bazan), không một vật liệu liên kết nào khác, những công trình bằng đá xếp tại đây đã làm thành những bức tường cao hơn đầu người, qua nhiều đời vẫn không hề đổ ngã. Hình 08: Tường rào và bậc cấp, đường đi bằng đá (xã AnNinh Đông, Tuy An, Phú Yên) 100
  7. Hình 09: Chuồng bò - Giếng nước xếp bằng đá Tuy An, Phú Yên 4. Gi trị của di sản văn hóa đ Giá trị của di sản văn hóa đá không chỉ là một danh thắng, công trình mà nó còn bao hàm cả một cộng đồng dân cư tồn tại song hành với nó. - Giá trị lịch sử của di sản văn hóa đá Phú Yên giúp phân biệt di sản văn hóa đá như sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho di sản văn hóa đá Phú Yên một bề dày, tầm cao và chiều sâu. Tính lịch sử buộc văn hóa phải tiến hành phân loại và phân bổ lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. - Giá trị nghệ thuật là công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc có tính sáng tạo, giàu tính thẩm mỹ. - Giá trị xã hội là vị trí dễ tiếp cận, không gian có tính cộng đồng cao. - Giá trị khoa học là kỹ thuật và vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, cấu trúc linh hoạt, dễ sữa chữa. 5. Đề xuất ph t triển d ịch tr n nền tảng văn hóa đ Phú Y n Những di sản văn hóa đá không chỉ làm nên vẻ đẹp mà còn tạo nên sức mạnh tinh thần rất đặc trưng của vùng đất Phú Yên. Vì vậy, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa đá đã đang được tỉnh Phú Yên chú trọng đầu tư. Để di sản văn hóa đá trở thành sản phẩm du lịch, cần chú trọng bảo tồn, tôn vinh và đầu tư phát triển. Những di sản văn hóa đá như gành Đá Đĩa, chùa Đá Trắng, kèn đá, đàn đá Tuy An… cần có sự đầu tư tương xứng cho công tác tôn tạo, giữ gìn và quảng bá. - Đối với các hoạt động lễ hội diễn ra tại di tích, cần nghiên cứu tái dựng lại một số nghi thức đã bị mai một như hò bá trạo, múa siêu, hát bội... - Kết nối công trình kiến trúc với các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh ở Phú Yên phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, để có được các tour du lịch văn hóa đá, với các điểm dừng chân, dịch vụ du lịch đi kèm, cùng với đó là sự hòa mình của du khách với văn hóa đá như tự tay được xếp, dỡ, 101
  8. dựng nhà từ đá. Sâu xa hơn là những lộ trình, đề án có tính dài hơi để phát huy tốt nhất giá trị văn hóa đá, vốn chỉ có ở Phú Yên. - Đề xuất các tuyến du lịch địa phương kết hợp với khám phá văn hóa đá Phú Yên (Hình 10): + Tuyến 1- Du lịch tâm linh: Đình, Lẫm Phú Lâm - Đình Phú Câu (T.p Tuy Hoà) - Chùa Thanh Lương - Chùa Đá Trắng (Huyện Tuy An) - Lăng Ông Hoà Lợi (Thị xã Sông Cầu). + Tuyến 2: Du lịch văn hoá - lịch sử: Khu di tích tàu không số Vũng Rô - Tháp Nhạn - Mộ và đền thời Lương Văn Chánh - Đình Phú Câu - Thành An Thổ - Hành Cung Long Bình. + Tuyến 3: Du lịch Kiến trúc - cảnh quan: Đình, Lẫm Phú Lâm - Tháp Nhạn - Bãi Xép - Ghềnh Đá Dĩa - Nhà thờ Mằng Lăng - Đình, Lẫm xã Xuân Bình - Lăng Ông Hoà Lợi - Đầm Cù Mông. Ghi chú: 1 Vịnh Xuân Đài - Sông Cầu 8 Cao nguyên Vân Hòa - Sơn Hòa 2 Đầm Cù Mông - Sông Cầu 9 Tháp Nhạn - TP Tuy Hòa 3 Gềnh Đá Dĩa - Tuy An 10 Đền thờ Lương Văn Chánh - Phú Hòa 4 Đầm Ô Loan - Tuy An 11 Đập Đồng Cam - Sơn Hòa 5 Nhà thờ Mằng Lăng - Tuy An 12 Vực Phun - Tây Hòa 6 Cầu sắt Đồng Xuân 13 Núi Đá Bia - Đông Hòa 7 Nhà thờ bác Hồ - Sơn Hòa 14 Ngọn Hải đăng, Mũi điện - Đông Hòa 102
  9. Hình 10: Di sản Kiến trúc và Danh thắng Phú Yên TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lịch sử Phú Yên từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, Nguyễn Quốc Lộc chủ biên, NXB KHXH, Hà Nội, 2009; [2]. Lịch sử Phú Yên thế kỷ XIX, Đỗ Bang chủ biên, NXB KHXH, Hà Nội, 2009; [3]. Lịch sử Phú Yên từ năm 1900 đến 1930, Nguyễn Văn Nhật chủ biên, NXB KHXH, Hà Nội, 2010 *4+. Ngô Đức Thịnh. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Nxb Trẻ, 2004. [5]. Ths Nguyễn Hoài Sơn. Di sản văn hóa đá. Tri thức Tuy Hòa.2019. 103
nguon tai.lieu . vn