Xem mẫu

  1. GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN THỊ SANG Khoa Giáo dục Chính trị Tóm tắt: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là một hệ thống quan điểm toàn diện về phong trào thi đua trong kháng chiến kiến quốc. Đối với sinh viên Trường Đại học Sư phạm Huế, học tập, nghiên cứu những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là động lực quan trọng, thôi thúc, động viên sinh viên trong xây dựng và phát triển đất nước. Từ khóa: thi đua, thi đua yêu nước, tư tưởng Hồ Chí Minh 1. MỞ ĐẦU Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, người chiến sĩ tiên phong của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Người đã cống hiến hết sức mình cho độc lập dân tộc, cho chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng của Người là một quan điểm có giá trị to lớn, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước chiếm một phần rất quan trọng là nền tảng, động lực thôi thúc bao thế hệ đấu tranh vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt nó có giá trị vô cùng to lớn đối với công tác giáo dục và phát triển nhân cách của thanh niên, sinh viên hiện nay. 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC 2.1. Nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước Trong Lời kêu gọi thi đua tổng phản công Hồ Chí Minh viết “công việc hằng ngày chính là nền tảng của thi đua” [1, tr. 473]. Theo Hồ Chí Minh nền tảng thi đua, không giới hạn ở bất cứ lĩnh vực nào, bất cứ công việc nào ích nước lợi dân đều có thể thi đua. Thi đua diễn ra trong mọi công việc, mọi ngành nghề, trong đời sống riêng tư của từng người. Thi đua còn là bản tính của con người, vì con người luôn luôn có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo, tốt đẹp của ngày hôm nay so với ngày hôm qua do đó hoạt động phấn đấu vươn lên để có cái tốt đẹp hơn chính là bản chất của thi đua. Theo Hồ Chí Minh, công việc hằng ngày là nền tảng của thi đua, thi đua không phải của riêng ai, tất cả mọi người từ già đến trẻ đều có thể tham gia. Việc thi đua phấn đấu vì ngày mai tươi sáng không phải việc làm tức thì mà công việc đó phải được tiến hành hằng ngày không ngừng nghỉ. Hồ Chí Minh đi đến kết luận “Người người thi đua; Ngành ngành thi đua; Ta nhất định thắng; Địch nhất định thua” [1, tr. 476]. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 337-342
  2. 338 NGUYỄN THỊ SANG 2.2. Thi đua chống tham ô, lảng phí, quan liêu Trong các bài viết, bài nói riêng về phong trào Thi đua yêu nước, Hồ Chí Minh phê phán nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí, bệnh quan liêu. Người chỉ ra rằng “tham ô” về phía cán bộ đó chính là việc ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều; đứng về phía nhân dân mà nói “tham ô” là ăn cắp của nhân dân, khai man tập thể. “Lãng phí” theo Hồ Chí Minh là lãng phí sức lao động, lãng phí thì giờ, lãng phí của công. Lãng phí và tham ô thì tất dẫn đến bệnh “quan liêu”. “Quan liêu” là những người, những cơ quan cấp trên, đến cấp dưới, chỉ đạo mà không bám sát vào công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi với quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không đào sâu vấn đề. Bên cạnh đó Hồ Chí Minh còn nghiêm khắc lên án bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu, coi đó là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, của bộ đội, của chính phủ. Người yêu cầu “thấm nhuần tinh thần làm chủ, cần kiệm xây dựng quân đội, phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để tự cải thiện mức sống của mình và giảm nhẹ sự đóng góp của đồng bào. Đồng thời, phải nghiêm khắc chống tham ô, lãng phí” [3, tr. 375]. Vì vậy, chống đầu cơ tích trữ, tham ô, tham nhũng, quan liêu là nhiệm vụ chung của cán bộ và nhân dân. 2.3. Thi đua tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ chăm lo giáo dục chúng ta về lý tưởng cách mạng, bên cạnh đó, Người còn quan tâm giáo dục những điều cụ thể trong mọi mặt đời sống hằng ngày. Thực hành tiết kiệm là một quan điểm tư tưởng lớn của Người. Cả cuộc đời của Người là một tấm gương sáng mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Có thể nói phong trào thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm là trung tâm của phong trào “Thi đua yêu nước”, Hồ Chí Minh luôn gắn hai phong trào này với nhau. Người đề cao thực hành tiết kiệm, nếu tăng gia sản xuất là một bộ phận trong chính sách tự lực cánh sinh, thì thực hành tiết kiệm là một chính sách của Đảng và Nhà nước ta.Người vạch ra kế hoạch công tác “Cấy lúa chiêm và trồng ngô, khoai; trồng cây công nghiệp, nhất là trồng bông; phát triển chăn nuôi nhiều lợn gà trâu, bò; hết sức tiết kiệm trong công việc làm ăn và trong dịp tết; phải tránh lãng phí sức người, tránh lãng phí thời giờ và tiền của, chớ vì được mùa mà ăn tiêu phí phạm” [2, tr. 294]. 2.4. Thi đua giết giặc lập công Ngay từ khi phát động phong trào Thi đua yêu nước, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiệm vụ của phong trào là dân tộc độc lập, dân quyền tụ do, dân sinh hạnh phúc. Để hoàn thành nhiệm vụ đó cần có sự kết hợp góp công, góp của của tất cả nhân dân dù là sĩ, nông, công, thương hay binh đều phải cố gắng giết giặc lập công. Với công việc nhà binh, Người chỉ ra “bộ đội phải thi đua giết giặc lập công. Phong trào du kích phải được đẩy mạnh lên khắp nơi. Hễ lúc nào giặc hở là ta đánh. Giặc mò ra đâu ta đánh đó. Ta làm cho chúng hao mòn, sứt mẻ, ta cộng thắng lợi nhỏ thành thắng lợi to. Ta đánh cho chúng không kịp thở, cho đến lúc ta hoàn toàn tiêu diệt chúng” [4, tr. 394]. Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng bước qua giai đoạn lịch sử mới, Hồ Chí Minh căn dặn “quân
  3. GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC… 339 đội ta phải tiến đến chính quy và hiện đại hóa để bảo vệ công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà trên nền tảng độc lập dân chủ bằng phương pháp hòa bình…” [2, tr. 163]. 2.5. Thi đua phát huy, phổ biến và áp dụng sáng kiến tiên tiến Thi đua là sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, tạo ra cái mới, tạo ra cái hay, cái tốt đẹp, tiện dụng hơn, giá hạ hơn cái đã có. Muốn vậy, phải suy nghĩ tìm tòi cách làm mới hơn, tốt hơn. Phát huy sáng kiến là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm ý thức tự lực, tự cường, nổ lực phấn đấu vươn lên đổi mới thay đổi cái cũ, lạc hậu. Đồng thời rút ra nhiều kinh nghiệm hay, sáng tạo và lao động cần cù của mỗi cá nhân và tập thể trên các mặt. Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác thi đua sáng kiến kinh nghiệm, để phục vụ kháng chiến kiến quốc. Người ví “sáng kiến và kinh nghiệm như những dòng suối chảy nhỏ vào sông to, những sông to chảy vào biển cả. Không biết quý trọng và phổ biến sáng kiến là lảng phí của dân tộc” [1, tr. 471]. Phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, phong trào thi đua phổ biến và áp dụng rông rãi sáng kiến kinh nghiệm tiên tiến vào đời sống của nhân dân diễn ra rất sôi nổi làm cho đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. 2.6. Thi đua cải thiện đời sống mang lại hạnh phúc cho nhân dân Hồ Chí Minh rất coi trọng việc cải thiện đời sống, lấy lợi ích vật chất để đẩy mạnh kháng chiến, đẩy mạnh thi đua, nhưng không đơn thuần chỉ có lợi ích vật chất mà kết hợp ích lợi về vật chất và quyền lợi tinh thần, danh dự trong cuộc sống, lấy đó làm động lực. Sau khi giành được chính quyền tháng 10 năm 1945 trong Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, huyện,tỉnh và các làng, Người viết: “Chính phủ ta đã hứa với dân sẽ gắng làm cho ai nấy đều hạnh phúc. Trong việc kiến thiết nhà nước, sửa sang mọi việc phải làm dần dần. Không thể một tháng, một năm mà làm hết được. Song ngay từ bước đầu chúng ta phải theo đúng phương châm” [4, tr. 35]. Trong việc cải thiện đời sống của nhân dân theo quan điểm của Hồ Chí Minh cần có sự công bằng, không thể san bằng sự hưởng thụ mà bất kể sự đóng góp khác nhau trong lao động sản xuất, trong khi nền kinh tế chậm phát triển, nên chưa có điều kiện để cải thiện đời sống vật chất. Hồ Chí Minh khuyến khích thi đua bằng việc biểu dương, động viên lòng yêu nước. Nội dung về cải thiện đời sống mang lại hạnh phúc cho nhân dân của Hồ Chí Minh làm cho mọi người phấn khởi hăng hái thi đua lập nhiều thành tích trong cuộc sống. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đang ra sức học tập và noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh để nâng cao đời sống đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần,từ đó đưa đất nước đi lên tiến kịp với sự phát triển của thế giới. 2.7. Thi đua xây dựng con người mới Con người là chủ thể làm ra lịch sử, xây dựng nên xã hội. Do đó, muốn có chủ nghĩa xã hội cần có những con người có đức tính phẩm chất tốt, trình độ văn hóa, hiểu biết chuyên môn, đạo đức cách mạng. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
  4. 340 NGUYỄN THỊ SANG được nhân dân” [5, tr. 252]. Phong trào thi đua hướng vào những con người mới với nội dung phong phú, có tác dụng lớn về cả tư tưởng, tinh thần và vật chất,xây dựng con người gắn liền với xây dựng kinh tế văn hóa xã hội. 3. GIÁ TRỊ, Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÊ THI ĐUA YÊU NƯỚC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ 3.1. Giá trị lý luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam, là nền tảng lý luận, và là kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Đồng thời tư tưởng ấy của Người cũng phản ánh khát vọng thời đại, tìm ra giải pháp đấu tranh giải phóng loài người. Tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, giúp sinh viên hiểu thêm về vai trò, vị trí của tư tưởng thi đua yêu nước, làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam. Thông qua công tác học tập, và nghiên cứu tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí minh, củng cố cho sinh viên lập trường quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tích cực chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chính sách của Đảng, nhà nước ta. Biết vận dụng Tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí minh vào trong đời sống hằng ngày. Tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu, nâng cao lòng tự hào đối với Bác Hồ kính yêu, về dân tộc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự nguyện sống, chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại, tự giác và tích cực thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở kiến thức đã được học về tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Đối với sinh viên, học tập tư tưởng thi đua yêu nước Hồ Chí Minh là học tập lý luận, đạo làm người, hoàn thiện nhân cách cá nhân, trang bị nền tảng tri thức để trở thành những chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ một nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong muốn khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí minh. 3.2. Giá trị thực tiễn Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức sâu sắc đối với cuộc đấu tranh cách mạng để giành thắng lợi của quân và dân ta qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những nhân tố điển hình trong phong trào thi đua yêu nước qua hai cuộc kháng chiến đã góp phần cổ
  5. GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC… 341 vũ và tạo nên sức mạnh to lớn vượt qua khó khăn để chiến thắng kẻ thù, giành độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước nhà. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh càng có vai trò quan trọng hơn nữa, đã và đang được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, quan tâm và coi là mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một nước Việt Nam phát triển. Tư tưởng ấy định hướng mục tiêu để cho người người thi đua lập thành tích, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hồ Chí Minh khảng định rằng dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn. Đó là truyền thống vô cùng quý báu. Mỗi khi có kẻ thù xâm lược thì truyền thống ấy lại trổi lên như làn sóng quét sạch kẻ thù ra bờ cỏi của Tổ quốc. Chúng ta thấy ở thời bình, truyền thống yêu nước lại được phát huy cao độ trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Yêu nước phải được thể hiện bằng các hành động thông qua các phong trào thi đua, việc làm cụ thể. Thế hệ trẻ cả nước nói chúng và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Huế nói riêng đã và đang thi đua yêu nước theo tư tưởng của Hồ Chí Minh và gặt hái được rất nhiều thành tựu, kết quả đáng ghi nhận. Đó là các phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, hoạt động tốt như: Sao tháng Giêng, Sinh viên 5 tốt, thi đua có những hành động đẹp, nghĩa cử cao đẹp tinh thần lá lành đùm lá rách, chia sẻ ngọt bùi, thương người như thể thương thân bằng việc tổ chức các chương trình từ thiện: Thu yêu thương, Áo ấm mùa đông, Hiến máu nhân đạo… Với tinh thần “Dấn thân chia sẻ và góp sức”, sinh viên trường Đại học Sư phạm Huế đã để lại những dấu ấn tốt đẹp, nghĩa cử cao đẹp. Qua các phong trào đã làm xuất hiện nhiều gương mặt sinh viên tiêu biểu, để mọi người học tập noi gương, phấn đấu, cùng nhau xây dựng môi trường sư phạm thi đua cùng tiến. Có thể khảng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc và phong trào thi đua yêu nước ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội và có giá trị thực tiễn to lớn. Từ những ngày đầu phong trào phát động, được kiểm nghiệm từ thực tiễn của hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc đổi mới hiện nay, phong trào thi đua yêu nước đã được sự hưởng ứng và cổ vũ của đông đảo của quần chúng nhân dân tạo ra đông lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ vượt qua những thời điểm khó khăn của đất nước, thúc đẩy sự phát triển bền vững, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. 3.3. Giá trị định hướng Xã hội ngày càng phát triễn, bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại, thì những vấn đề tiêu cực cũng không hề nhỏ. Đặc biệt trong lúc đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng trên toàn cầu thì những ảnh hưởng từ bên ngoài tới sự phát triển của con người là rất lớn, nhất là đối với thế hệ trẻ. Hơn bao giờ hết tư tưởng của Hồ Chí Minh lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Học tập tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh đã định hướng cho sinh viên những giá trị về cuộc sống đó là sống phải biết yêu thương mọi người, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, biết chi tiêu tiết kiệm, sống phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” biết đem hết tài năng và công sức của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Trong vấn đề học tập giúp sinh viên xác định được mục tiêu học tập cụ thể cho mình, để không ngừng học hỏi, tìm
  6. 342 NGUYỄN THỊ SANG tòi, rèn luyện phấn đấu, học không chỉ để biết và làm việc mà học còn để biết làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Qua việc tham gia các phong trào thi đua, mang lại cho sinh viên những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, bài học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh đã định hình nhân cách, mục tiêu, lý tưởng sống cho sinh viên, để trở thành những con người có tính và phẩm chất tốt, có trình độ văn hóa, hiểu biết chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, những con người xã hội chủ nghĩa có ích cho đất nước. Học tập và làm theo tư tưởng Hồ chí Minh về thi đua yêu nước giúp sinh viên nhìn nhận đúng đắn về rèn luyện lý tưởng cách mạng, bồi dưỡng lý tưởng và niềm tin. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong trường luôn được tiến hành thường xuyên và liên tục. 4. KẾT LUẬN Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước đối với thế hệ trẻ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa hết sức to lớn. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hơn lúc nào hết, thế hệ trẻ nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng lối sống văn minh, có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có trình độ học vấn, giỏi về chuyên môn nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có năng lực tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới, có ý chí chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào thi đua yêu nước không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước mà còn là hành động thiết thực học tập và làm theo gương Hồ Chí Minh. Vì vậy, cần tiếp tục quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng”, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm thường xuyên của các cấp, các ngành và mỗi người dân tạo thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn thể nhân dân. NGUYỄN THỊ SANG SV lớp GDCT 3, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0163 341 7082, Email: muileka.ty@gmail.com
nguon tai.lieu . vn