Xem mẫu

  1. GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH TPP VÀ AEC - CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM JOINING THE TPP AGREEMENT AND AEC, OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR ACCOUNTING – AUDITING SECTOR OF VIETNAM PGS, TS Nguyễn Quang Hùng Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Ngày 05 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Kết quả đàm phán là một hiệp định chất lượng cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống, giảm nghèo tại các nước và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường. Việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP với các tiêu chuẩn mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương được đánh giá là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn khu vực. Hiệp định TPP bao gồm các quy định và cam kết thương mại truyền thống và phi truyền thống, tại đó các nội dung về thương mại truyền thống như mở cửa thị trường hàng hóa, xuất nhập khẩu, thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp tại biên giới vẫn tiếp tục duy trì và thực hiện tự do hóa ở cấp độ sâu rộng hơn; Hiệp định sẽ điều chỉnh các nội dung thương mại phi truyền thống, trực tiếp gắn với hoạt động kinh doanh đầu tư, cũng như hình thành thị trường trao đổi các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, đất đai, môi trường, vốn, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ…Gia nhập hiệp định TPP và AEC kế toán kiểm toán, kiểm toán Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và có những định hướng phát triển. Bài viết đề cập đến những thuận lợi cũng những khó khăn, thách thức của kế toán, kiểm toán Việt Nam, đồng thởi đưa ra mộ số kiến nghị về định hướng phát triển Từ khóa: Kế toán, kiểm toán, TPP, AEC, Việt Nam. Abstract TPP includes traditional and non-traditional trade rules and commitments, in which the contents of the traditional trade as market access of goods, imports and exports, tariff, non-tariff and measures at the border continue to be maintained and implemented at deeper liberalization level; the Agreement will adjust the contents of non-traditional trade that directly relate to the investment business, as well as the exchange market where elements of the process of production are formed such as labor, land, environment , capital, science and technology, intellectual property, etc. Joining the TPP agreement and AEC, accounting – auditing sector of Vietnam is facing opportunities and challenges that requires us to seize and orient for the development. The article mentions the advantages and the difficulties as well as the challenges of accounting – auditing sector of Vietnam. On that basis, some recommendations for the development orientation is provided. Key words: accounting, auditing, TPP, AEC, Vietnam. 245
  2. 1. NHỮNG THUẬN LỢI, CƠ HỘI ĐỐI VỚI KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP VÀ AEC. 1.1 Một số thuận lợi đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam khi gia nhập TPP và AEC Việt Nam đã có thời gian hội nhập tương đối dài, trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt: hệ thống pháp lý, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán được xây dựng và không ngừng hoàn thiện; thị trường dịch vụ về kế toán, kiểm toán được hình thành và phát triển; các tổ chức, hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán ra đời từng bước đáp ứng được các nhu cầu hội nhập quốc tế; các tổ chức nghề nghiệp quốc tế thâm nhập vào Việt Nam góp phần thúc đẩy, cũng như ủng hộ, tài trợ Việt Nam trong phát triển nghề nghiệp, hoàn thiện hệ thống luật pháp. Đồng thời, Việt Nam cũng từng bước thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Có thể nêu một số thuận lợi cơ bản đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam khi gia nhập TPP và AEC: Hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán của Việt Nam trong những năm qua đã liên tục được phát triển và hoàn thiện, tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quannhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, Quốc hội đã ban hành Luật Kế toán năm 2003, sửa đổi năm 2015 góp phần nâng cao tính pháp lý của hệ thống văn bản pháp luật về kế toán và đảm bảo sự quản lý thống nhất về kế toán. Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện căn bản hệ thống khuôn khổ pháp luật về kế toán cho phù hợp với Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán sửa đổi năm 2015 và thông lệ quốc tế. Hàng loạt văn bản hướng dẫn thực thi Luật Kế toán bao gồm các Nghị định, chuẩn mực, chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực kế toán (CMKT) để đảm bảo tính thực thi của Luật Kế toán. Nội dung các văn bản hướng dẫn hiện hành cơ bản đã phù hợp với hoạt động của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, Luật cho cho phép các đơn vị kế toán được quyền thuê các tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm kế toán, làm kế toán trưởng. Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ kế toán phát triển lành mạnh, các văn bản liên quan đến hoạt động nghề nghiệp kế toán đã được ban hành đầy đủ và đồng bộ, bao gồm quy chế thi và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kế toán, quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, quy định về xử phạt vi phạm trong hoạt động kế toán của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Từ năm 2000 Việt Nam bắt đầu nghiên cứu, xây dựng và công bố Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của Việt Nam.Việc ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán đã góp phần quan trọng trong việc hướng các hoạt động kế toán của doanh nghiệp từng bước phù hợp với tiêu 246
  3. chuẩn quốc tế và được quốc tế thừa nhận. Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành được 26 Chuẩn mực kế toán, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp, các thông tư hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực kế toán đã ban hành, một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam trên cơ sở bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC). Việc ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam trong thời gian qua đã đóng góp một phần quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính và tạo dựng môi trường kinh doanh phù hợp với khu vực và quốc tế, duy trì niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành mới và cập nhật, sửa đổi, bổ sung các Chuẩn mực kế toán đã ban hành nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính và đảm bảo hệ thống kế toán Việt Nam luôn phù hợp với thông lệ mới nhất của kế toán quốc tế, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Để Chuẩn mực kế toán đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Trên cơ sở Chế độ kế toán nghiệp, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục hướng dẫn chế độ kế toán cho các lĩnh vực đặc thù và cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp như chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán, các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ngoài công lập, hướng dẫn kế toán bổ sung những nghiệp vụ kinh tế đặc thù cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 22/12/2014, Bộ Trưởng Bộ Tài chính ký Thông tư số 200/2014/TT-BTC thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp và Quyết định 202/2014 về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất. Cùng với công cuộc đổi mới và hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật về kế toán, việc phát triển hoạt động kiểm toán độc lập là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính tuân thủ đối với các quy định về kế toán, tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với các Báo cáo tài chính, làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư. Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 do Quốc hội ban hành, có hiệu lực ngày 01/01/2012, quy định nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán. Đến năm 2015 Việt Nam đã ban hành được 41 chuẩn mực kiểm toán trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA), trong đó có Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam được xây dựng phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của IFAC ban hành. Dịch vụ kế toán kiểm toán hình thành và phát triển nhanh, các công ty Kiểm toán lớn nhất thế giới đã vào Việt Nam bảo trợ cho các hoạt động kiểm toán của Việt Nam, Với chủ trương phát triển hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán, cho đến nay, đã có 147 doanh nghiệp dịch vụ kiểm toán đăng ký hành nghề, trong đó có 4 công ty 247
  4. 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong khuôn khổ cam kết với WTO, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực dịch vụ này. Có thể nói, dịch vụ kế toán, kiểm toán đã trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hoạt động độc lập và được xã hội hoá và chính thức được công nhận trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Hoạt động của tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán được đổi mới, phong phú và đa dạng. Thị trường kế toán, kiểm toán sôi động hơn và hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán trở nên phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã được ký kết giữa các nước ASEAN - Các tổ chức nghề nghiệp hình thành và phát triển các hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức nghề nghiệp góp phần quản lý hoạt động kế toán, kiểm toán và đang thúc đẩy sự phát triển của tổ chức nghề nghiệp theo hướng chuyên nghiệp. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) được thành lập từ năm 1994. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được thành lập năm 2005, là một Hội thành viên tích cực và quan trọng của VAA. Các tổ chức này thể hiện sự kết hợp giữa quản lý nhà nước và với quản lý của các tổ chức nghề nghiệp, tạo môi trường về pháp lý và nghề nghiệp, tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ về kế toán, kiểm toán hoạt động và phát triển. Bên cạnh đó, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán theo uỷ quyền của Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật và chất lượng dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán; khắc phục, sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, đảm bảo sự tin cậy của các thông tin được kiểm toán. Các tổ chức này là chỗ dựa vững chắc cho hệ thống dịch vụ về kế toán, kiểm toán phát triển. Một số công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán do Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện từ trước đến nay đã từng bước được chuyển giao cho hội nghề nghiệp như đăng ký và quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức cho người hành nghề; nghiên cứu, cập nhật, soạn thảo để trình Bộ Tài chính ban hành các chuẩn mực kiểm toán (VSA) (công việc này Bộ Tài chính đã giao cho VACPA triển khai thực hiện). Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. VAA hiện là thành viên chính thức của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), thành viên Liên đoàn Kế toán ASEAN (AFA). Các tổ chức nghề nghiệp quốc tế thâm nhập vào Việt nam sớm, hoạt động mạnh, đã hỗ trợ, phối hợp để truyển bá thông lệ quốc tế vào Việt Nam, hỗ trợ phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán. Các tổ chức nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghề nghiệp kế toán - kiểm toán của Việt Nam: Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants - AICPA) là tổ chức nghề nghiệp quản lý các kế toán viên công chứng tại Hoa Kỳ. Tiền thân của AICPA là Hiệp hội kế toán viên công Hoa kỳ (AAPA) được thành lập năm 1887. Vai trò ban đầu của tổ chức này là đáp ứng nhu cầu đào tạo các kế toán viên công chứng (CPA). Đến nay, tổ chức này là cơ quan có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và thực tiễn kế toán. Nhiệm vụ của AICPA là đào tạo và đem lại cho các thành viên những kiến thức và kỹ năng quản lý để những dịch vụ họ cung cấp mang đến nhiều lợi ích cho xã hội và thể hiện được tính chuyên nghiệp cao. AICPA hiện có gần 370.000 thành viên trên 128 quốc gia. 248
  5. Hội Kiểm toán viên nội bộ (Institute of Internal Auditors –IIA) là tổ chức nghề nghiệp của những người hành nghề kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, kiểm toán hệ thống thông tin kế toán … tại các tổ chức. IIA được thành lập năm 1941 tại Hoa Kỳ và trụ sở chính tại đây. Tuy nhiên, hiện nay IIA hướng đến sự phát triển quốc tế với khoảng 170.000 thành viên (gọi là CIA – Certified Internal Auditor) ở 165 quốc gia trên thế giới, Hội Kế toán viên quản trị (Institute of management Accountants –IMA) là tổ chức nghề nghiệp của những kế toán viên quản trị chuyên nghiệp, được thành lập năm 1919 tại Hoa Kỳ và hiện nay là một tổ chức hoạt động trên toàn cầu với hơn 60.000 thành viên (gọi là CMA – Certified Management Accountant) Hội Kế toán viên công chứng Anh quốc (Association of Chartered Certified Accountants –ACCA) thành lập năm 1904. ACCA là tổ chức nghề nghiệp có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới với khoảng 140.000 thành viên và hơn 400.000 sinh viên đang theo học các chương trình ACCA (trong đó hơn 72% là thành viên ngoài nước Anh). Hội Kế toán viên công chứng Australia (Certified Practising Accountants Australia –CPA Astralia) là một trong ba tổ chức nghề nghiệp lớn nhất châu Úc được thành lập năm 1886. CPA Australia chủ yếu phát triển các loại hình dịch vụ gồm giáo dục, đào tạo, hỗ trợ và giúp đỡ kỹ thuật cho người học giúp phát triển các kỹ năng cần thiết trong nghề nghiệp. CPA Australia hiện có hơn 132.000 thành viên hoạt động trong những lĩnh vực kế toán, tài chính và kiểm toán. CPA Australia đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC) là tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế với thành viên là 157 tổ chức đến từ 123 quốc gia. IFAC được thành lập năm 1977 nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của nghề nghiệp kế toán vì lợi ích xã hội, thông qua việc: Phát triển các chuẩn mực quốc tế chất lượng cao; thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác giữa các thành viên và với các tổ chức quốc tế khác; Đại diện phát ngôn cho nghề nghiệp kế toán trên phạm vi quốc tế. IFAC ban hành các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán về đạo đức nghề nghiệp, về đào tạo kế toán và về kế toán khu vực công. IFAC hiện nay nhận trách nhiệm tổ chức Diễn đàn kế toán quốc tế (World Congress of Accountants –WCOA). WCOA được tổ chức lần đầu năm 1904, từ năm 1977, được tổ chức 5 năm một lần và từ năm 2002, được tổ chức 4 năm một lần bởi IFAC. WCOA là nơi bàn bạc, chia sẻ và tranh luận về những giải pháp toàn cầu của nghề nghiệp vì lợi ích của công chúng, nhà đầu tư và doanh nghiệp trên thế giới. Lực lượng chuyên nghiệp của Việt Nam có sự lớn mạnh không ngừng, theo ông Đặng Thái Hùng tại Hội thảo quốc tế "Gia nhập TPP & AEC- thời cơ và thách thức đối với kế toán kiểm toán Việt Nam" do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) phối hợp với Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) tổ chức ngày 18/12, tại Hà Nội thì hiện nay Việt Nam có khoảng 5000 kế toán, kiểm toán viên được cấp chứng chỉ, trong đó có khoảng 2000 kế toán, kiểm toán viên làm dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trong các công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài thì lực lượng quản lý là người Việt Nam chiếm phần lớn và được quốc tế thừa nhận. 249
  6. 1.2 Cơ hội đối kế toán kiểm toán Việt Nam khi gia nhập TPP và AEC Việc hội nhập AEC tạo điều kiện thuận lợi cho người làm kế toán, kiểm toán ở Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm, cơ hội học tập kinh nghiệm từ những quốc gia có bề dày phát triển trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán thông qua các phương thức cung cấp dịch vụ mang tính thương mại quốc tế. Các công ty hành nghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nước ngoài có thể mở công ty, chi nhánh ở Việt nam để thực hiện việc kinh doanh của mình; các hiệp hội nghề nghiệp như Hội kế toán viên công chứng Anh ACCA, hội kế toán công chứng Australia…đều mở văn phòng đại diện ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khi gia nhập các doanh nghiệp kiểm toán quốc tế, các công ty Việt Nam có thể cử nhân viên trao đổi, học tập, làm việc cũng như tham gia các khóa học các chứng chỉ kiểm toán quốc tế giúp nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên. Kế toán, kiểm toán Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài trong quá trình soạn thảo các chuẩn mực kế toán và kiểm toán. Để việc hội nhập thuận lợi, dễ dàng hơn đòi hỏi hệ thống kế toán, kiểm toán phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Quá trình soạn thảo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán có sự tham gia của các chuyên gia từ các công ty kiểm toán, các trường đại học trên cả nước và cả các chuyên gia nước ngoài sẽ giúp cho việc soạn thảo tiến hành thuận lợi và đạt chất lượng cao. Việc hội nhập TPP và AEC sẽ giúp các nhân viên hành nghề kế toán, kiểm toán nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Bên cạnh đó, khi làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ làm tăng tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa của nhân viên hành nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam. 2. THÁCH THỨC KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VIỆT NAM 2.1.Thách thức, khó khăn đối với nền kinh tế nói chung Bên cạnh những thuận lợi, việc cam kết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định TPP sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập. Các ngành dịch vụ chịu sức ép cạnh tranh lớn là ngân hàng, thương mại bán lẻ, viễn thông, vận tải, bảo hiểm, tài chính với nước ngoài. Tham gia TPP tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam, song nó cũng đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính thị trường, đẩy mạnh công cuộc tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới thể chế. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam còn ở mức độ thấp, tính bảo hộ nhiều hơn các quốc gia TPP. Trên thực tế, ở Việt Nam các thị trường dịch vụ, thị trường lao động, khoa học-công nghệ…vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh hoặc mới chỉ manh nha. Vì vậy, khi TPP chính thức có hiệu lực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với đòi hỏi từ các nước TPP về việc mở rộng cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực mà Việt Nam chưa thị trường hóa, chẳng hạn dịch vụ tài chính, dịch vụ kế toán, kiểm toán. Việc cam kết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ TPP sẽ đòi hỏi Việt Nam trong việc phải nhanh chóng kiện toàn hệ thống luật pháp; các chỉ tiêu về 250
  7. chất lượng sản phẩm, môi trường, xã hội…theo thông lệ quốc tế. Trong khi đó, hệ thống luật pháp của Việt Nam hiện nay kém phát triển hơn những đối tác khác trong TPP. Luật pháp của Việt Nam yếu từ khâu soạn thảo đến ban hành, thực thi. Hiện tại Việt Nam vẫn tồn tại tình trạng phải sử dụng nhiều văn bản dưới luật để triển khai một luật. Các bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm, mức độ phát triển của các ngành và cả nền kinh tế nói chung còn khác biệt lớn so với thông lệ quốc tế cả về chất lượng lẫn phương thức tính toán. Để thực thi cam kết trong Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi nhiều quy định pháp luật cũng như các chỉ tiêu chất lượng về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ… Kinh tế thị trường ở Việt Nam định hướng XHCN đang trong thời kỳ chuyển đổi, các quy luật của thị trường về cung cầu-cạnh tranh-giá cả chưa thực sự được phát huy. Thị trường ở Việt Nam về cơ bản mới có thị trường sản phẩm; thị trường vốn, lao động, khoa học công nghệ…còn ở mức khiêm tốn. Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong công cuộc tự do hoá nền kinh tế và đã trở thành thành viên của WTO. Tuy vậy, Việt Nam vẫ còn nhiều hạn chế các tiêu chuẩn lao động, sở hữu trí tuệ và vấn đề tham nhũng. Về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ chưa được đảm bảo, sản phẩm lậu và nhái vẫn được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, vi phạm bản quyền là vấn đề nhức nhối và chưa có biện pháp triệt để. 2.2.Thách thức, khó khăn đối với kế toán kiểm toán Việt Nam Đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán Việt Nam khi gia nhập TPP và AEC gặp không ít thách thức, trước hết thách thức liên quan đến việc thừa nhận chứng chỉ nghề nghiệp giữa các nước tham gia, vì thế Việt Nam cần phải có sự đánh giá lại về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung tổ chức thi và cấp chứng chỉ kế toán viên hành nghề để đáp ứng được đòi hỏi của quốc tế. Khả năng cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay còn thấp so với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Phần lớn các công ty Việt Nam có quy mô nhỏ, chỉ có 10 -15% doanh nghiệp có quy mô lớn, năng lực tài chính giới hạn, đội ngũ nhân viên thiếu về số lượng và yếu về chất lượng nên chưa đủ tiềm lực để cung cấp dịch vụ sang nước ngoài mà chỉ mới cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong nước. Như vậy, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn nhân lực thì có khả năng kiểm toán viên các nước phát triển hơn như Singapore, Thailand, Malaysia, Philippin có thể sang Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với người lao động nước ta, lao động trong nước có thể khó tìm việc ở các công ty kiểm toán lớn (Big 4) ngay trên sân nhà. Nhân viên có chứng chỉ kế toán còn nhiều hạn chế trong sử dụng ngoại ngữ vì thế khó làm việc trong môi trường hội nhập. Số lượng nhân sự ngành kế toán, kiểm toán được đào tạo hàng năm của các cơ sở đào tạo là rất lớn nhưng trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác của đội ngũ cán bộ kế toán, kiểm toán chưa cao, chưa đạt được đến mặt bằng chung của khu vực. Hiện tại số lượng kiểm toán viên nắm vững các thông lệ và nguyên tắc kế toán quốc tế chưa nhiều Quá trình hội nhập tạo cơ hội cho công dân các nước di chuyển tự do trong khối dẫn đến việc các nước trong khối ASEAN phát triển ngành kiểm toán đi trước chúng ta như Singapore, Thailand, Malaysia, Philippines… với số lượng kiểm toán viên lớn và trình độ 251
  8. ngoại ngữ tốt sẽ chuyển sang Việt Nam làm việc và cạnh tranh trực tiếp với đội ngũ kế toán, kiểm toán trong nước. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Phát biểu tại Hội thảo quốc tế "Gia nhập TPP & AEC- thời cơ và thách thức đối với kế toán kiểm toán Việt Nam", PGS.TS Đặng Văn Thanh khẳng định: Theo cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ mở cửa lĩnh vực kế toán kiểm toán và tài chính, với mục tiêu mở cửa rộng rãi vào năm 2020. Với thực tế AEC là thị trường dịch vụ tự do, cho phép tự do di chuyển thể nhân, lao động chuyên nghiệp và thừa nhận những chứng chỉ hành nghề... đây sẽ là một thách thức lớn cho Việt Nam; đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực để có thể đáp ứng và cạnh tranh được. Để có thể hội nhập tốt, theo chúng tôi, cần giải quyết những vấn đề căn bản sau: Rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp lý, luật pháp, hệ thống chuẩn mực kế toán, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán cho dịch vụ kiểm toán, ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công. Hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán cần hoàn thiện theo hướng phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Để thực hiện được điều này, cơ quan nhà nước cần huy động sự hợp tác của các chuyên gia đến từ các Bộ, ban ngành có liên quan, các trường đại học, các công ty kế toán – kiểm toán, hội nghề nghiệp…Ngoài ra, cần tranh thủ sự hợp tác của các chuyên gia nước ngoài để học tập kinh nghiệm, trao đổi nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Việt Nam. Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các giải pháp chiến lược do Chính phủ đã đề ra, cần phải phân định rõ vai trò của Nhà nước và vai trò của tổ chức nghề nghiệp trên cơ sở củng cố, đề cao vai trò, nâng cao tính tự chủ của các tổ chức nghề nghiệp Việt Nam, dần chuyển giao việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán cho các hội nghề nghiệp. Theo đó, việc ban hành chuẩn mực kế toán, kiểm toán, việc quản lý và kiểm tra hành nghề kế toán, kiểm toán, việc tổ chức ôn thi, thi và cấp chứng chỉ nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán cần sớm giao cho hội nghề nghiệp theo đúng thông lệ quốc tế. Nâng cao vai trò của hội nghề nghiệp như hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA), chi hội kế toán hành nghề Việt Nam (VICA)… giúp tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng hành nghề kế toán, kiểm toán để đảm bảo những người đủ điều kiện mới có thể hành nghề. Có như vậy mới nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của những công ty kiểm toán Việt Nam trên thị trường. Đồng thời khi những chuẩn mực mới ban hành, hội nghề nghiệp nên mời những chuyên gia trao đổi, cập nhật kiến thức mới thông qua các lớp đào tạo để nâng cao trình độ đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. Hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các hội nghề nghiệp trên thế giới để đào tạo đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên đạt trình độ ngang bằng với trình độ của khu vực. Đẩy mạnh việc thỏa thuận, hợp tác giữa các quốc gia trong khối ASEAN để tiến tới công nhận các bằng cấp và chứng chỉ hành nghề lẫn nhau. Thiết lập mối liên kết giữa cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp và doanh nghiệp. Trong đó các cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp đóng vai trò ban hành, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp sẽ đóng góp ý kiến để cơ quan nhà nước điều chỉnh lại hệ thống văn bản pháp luật phù hợp hơn với tình hình thực tế. Tổ chức quản lý tốt thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng cung cấp các công cụ cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và thực hiện các 252
  9. dịch vụ của mình ở trong nước và ngoài nước, các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán trong nước bằng cách tái cơ cấu, sáp nhập đối với các công ty có quy mô nhỏ, tham gia các hãng kiểm toán nước ngoài. Các cơ sở đào tạo kế toán cần đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Đẩy mạnh phối hợp và tăng cường hợp tác với ACCA, CPA Úc, CIMA… để đổi mới nội dung và chương trình đào tạo. Tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành thông qua mô hình đào tạo cử nhân kế toán chất lượng cao để sinh viên có thể chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế (ACCA, CPA Úc, CIMA…) dễ dàng hơn. Đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần thực hiện nghiêm ngặt quy định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành như Bộ Tài chính, Hội nghề nghiệp trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới qua đó giúp nhà trường đẩy nhanh việc đổi mới giáo trình một cách toàn diện và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và tiếp nhận các ý kiến phản hồi để đổi mới chương trình và nội dung đào tạo. Các hội nghề nghiệp tăng cường chất lượng kiểm soát chất lượng hội viên, quản lý đạo đức nghề nghiệp, đổi mới về tổ chức, phương thức hoạt động và nội dung hoạt động để làm trọn chức năng là nơi tập hợp và kiểm soát nghề nghiệp. Đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng các dịch vụ kiểm toán nhằm hỗ trợ hội viên nâng cao chất lượng và lập kế hoạch triển khai quy chế hoạt động hỗ trợ hội viên nâng cao chất lượng dịch vụ và kiểm soát chất lượng hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp hành nghề kế toán, kiểm toán cần thường xuyên huấn luyện các nhân viên kế toán hiểu biết các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới, các quy định về thuế hiện hành và đóng góp các ý kiến về việc áp dụng các văn bản pháp quy về kế toán trong thực tế tại doanh nghiệp thông qua các tổ chức nghề nghiệp, các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ…; khuyến khích và tạo điều kiện để nhân viên học các chứng chỉ kiểm toán quốc tế; phối hợp với các trường đại học trong việc đổi mới nội dung và chương trình đào tạo thông qua việc phản hồi về chất lượng sinh viên ra trường; phối hợp với các trường đại học trong công tác đào tạo thông qua việc tiếp nhận sinh viên thực tập nghề nghiệp, các buổi nói chuyện chuyên đề, định hướng nghề nghiệp; tham gia phản biện các chính sách chế độ kế toán, kiểm toán mới. Đối với các nhân viên hành nghề kế toán, kiểm toán cần thường xuyên cập nhật kiến thức về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế…; tăng cường năng lực ngoại ngữ; học chuyển đổi sang các bằng cấp quốc tế được công nhận tại Việt Nam: ACCA, CPA Úc, CPA Mỹ, CIMA… 253
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ Công thương Việt Nam- Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP 2. http://tpp.moit.gov.vn/ 3. http://www.hoinhap.org.vn/ 4. Tài liệu Hội thảo quốc tế: Gia nhập TPP & AEC- thời cơ và thách thức đối với kế toán kiểm toán Việt Nam ngày 18/12- Hà Nội 5. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019083649/ns11092 3115344 6. baotintuc.vn/van-de-quan-tam/gia-nhap-tpp-aecthoi-co-va-thach-thuc-doi-voi-ke- toan-kiem-toan-viet-nam-20151218123356604.htm 254
nguon tai.lieu . vn